1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng người đàn bà trong những người khốn khổ của v huygô

74 733 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 604 KB

Nội dung

Lưu Đức Trung trong “Tác gia và tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường”, Nxb ĐHSP 2006: “Thế giới nhân vật trong Những người khốn khổ đó là các nhân vật tỳ vết, các nhân vật mồ

Trang 1

KHOA NGỮ VĂN

PHẠM XUÂN HƯƠNG

HÌNH TƯỢNG “NGƯỜI ĐÀN BÀ” TRONG “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”

CỦA V HUYGÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Trang 2

“Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng lên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh, và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh, khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vi đói khát,

sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tăm tối chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất dốt nát và đói khổ còn tồn tại thì những cuốn sách như loại này vẫn còn có thể có ích”

NGÀY 1 - 1 - 1862

(Trích lời đề từ tiểu thuyết “Những người

khốn khổ” của V.Huygô)

Trang 3

“Huygô xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời thế kỉ” Sinh ra trong một gia đình bất hạnh,lớn lên trong gần trọn một thế kỉ đầy bão táp cách mạng,“mãnh liệt” và “cường tráng” Huygô vượt qua tất cả những trở ngại ấy bước vào văn đàn ở tuổi 17 để rồi qua hơn 60 năm cầm bút Huygô đã trở thành “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, “tiếng vọng âm vang của thời đại”, “nhà tiên tri của nền hòa bình trên toàn thế giới” Sự nghiệp sáng tác của Huygô bao trùm lên cả ba thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết, ở thể loại nào Huygô cũng có những thành công đáng kể “Nếu lịch sử văn học Pháp thiếu thơ Huygô sẽ mất đi chẳng những đỉnh cao nhất mà còn thiếu đi một dải trường sơn đồ sộ nhất”, với những cách tân táo bạo Huygô đã đem đến cho kịch nhân loại một trang sử mới Nhưng tiểu thuyết mới thực sự là một tựa đề soi sáng toàn bộ sáng tạo của Huygô Tiểu thuyết như một sự bổ sung, thể hiện những dự định sáng tạo, mới mẻ, thầm kín nhất của Huygô

Trong những tiểu thuyết của Huygô “Những người khốn khổ” được

xem là kiệt tác, chính Huygô cũng tự nhận thấy: “Quyển truyện này là một

trái núi” “Những người khốn khổ” thực sự là một trái núi trên nhiều phương

diện “Trái núi” ấy đã thôi thúc biết bao thế hệ bạn đọc Biết bao công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã ra đời dựa trên sự tìm tòi, khám phá “trái núi” ấy Nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu vào cả nội dung, hình thức nghệ thuật của tiểu thuyêt này, gần đây nhiều công trình đã chú ý vào

Trang 4

nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết - một phương diện thuộc hình

thức của tác phẩm Bằng những hiểu biết riêng của mình tôi chọn đề tài Hình

tượng “người đàn bà” trong “Những người khốn khổ” của V Huygô với

hi vọng sẽ góp phần làm hoàn chỉnh sự nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng

nhân vật trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, góp phần vào công cuộc

nghiên cứu sự nghiệp của nhà văn vĩ đại Huygô

1.2 Lí do sư phạm

Là sinh viên khoa Ngữ văn việc tìm hiểu những đóng góp nghệ thuật của một nhà văn là việc làm thiết thực và có ý nghĩa để qua đó đánh giá đúng

vị trí của nhà văn ấy trên văn đàn Tên tuổi của Huygô cũng như bộ tiểu

thuyết “Những người khốn khổ” vẫn luôn là thanh nam châm thu hút mọi thế

hệ những người nghiên cứu văn học Hơn nữa tiểu thuyết còn được đưa vào giảng dạy ở trường THPT với trích đoạn “Người cầm quyền và người khôi phục uy quyền” Vì thế việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này sẽ hỗ trợ cho tôi trong việc giảng dạy về sau

2 Lịch sử vấn đề

Thế kỉ XIX là thế kỉ mà trên thế giới diễn ra nhiều những sự kiện lịch

sử vĩ đại đặc biệt là ở nước Pháp Hoàn cảnh lịch sử ấy đã sản sinh ra nhiều tài năng trên mọi lĩnh vực V Huygô là một trong những tài năng đó Ông xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời thế kỉ Mãnh liệt và cường tráng, ngay từ đầu Huygô đã tự khẳng định được mình như chủ soái của phong trào lãng mạn, hiện thân của nền văn học nghệ thuật Pháp thế

kỉ XIX, hiện thân của khát vọng hòa bình và lí tưởng bác ái của toàn nhân loại Huygô được nhân dân Pháp, các nhà phê bình, giới nghiên cứu Pháp gọi là: “Huygô cây sồi”, “Huygô khổng lồ”, “Huygô trái núi”, “Huygô đại dương”… Những di sản nghệ thuật mà Huygô để lại đã chứng minh cho một tài năng vô tận và sức sáng tạo mạnh mẽ, đa dạng, kì diệu Huygô đã thử sức

Trang 5

mình ở mọi thể loại và ở thể loại nào ông cũng đạt được nhiều thành công: thơ, kịch, tiểu thuyết…

Từ khi công chúng biết đến tác phẩm của Huygô cho dến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về ông và sự nghiêp sáng tác cũng như các tác phẩm của ông Các công trình đó không chỉ giới hạn ở nước Pháp mà còn

mở rộng ra toàn thế giới trong đó có Việt Nam

Trước hết là đánh giá chung về tác giả Huygô và sự nghiệp sáng tác của ông

Đặng Anh Đào trong cuốn “Văn học phương Tây”, Nxb Giáo dục,

2004 đã nhận xét:

“V.Huygô đã trở tành hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn, là tiếng vọng

âm vang của thời đại Chẳng những thế, cho tới nay ông vẫn được coi là nhà văn đã kết hợp được qua một sự nghiệp đồ sộ gồm thơ và văn xuôi những tình cảm phổ biến nhất, những khát vọng bình dị và sâu xa nhất của con người và được coi là nhà tiên tri của thời đại”

Giáo sư Hoàng Nhân trong cuốn “Văn học Pháp thế kỉ XIX, XX”, Nxb

Trẻ TP Hồ Chí Minh, 1997 đánh giá:

“Huygô là nhà văn lớn nhất của thế kỉ XIX, là một nghệ sĩ toàn diện, ông đã sáng tác một khối lượng các tác phẩm đủ mọi thể loại Huygô là nhà văn lãng mạn tiến bộ, là một nhà chính trị dân chủ đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho những lý tưởng nhân đạo cao cả…Huygô là một thiên tài sáng tạo huyền thoại”

Bằng Việt trong bài viết “Huygô – chân dung một thời đại” đã viết:

“Huygô đã sinh đúng thời điểm cần có Huygô lại sinh ra trong một cái nôi văn học bậc nhất châu Âu Và Huygô là tính cách Pháp đến tận cùng với tất cả ưu điểm và nhược điểm trong tính cách Pháp, đến mức chúng ta có thể nói: không thể hình dung nước Pháp mà không có Huygô”

Trang 6

Lê Hồng Sâm trong cuốn “Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX”, Nxb

Ngoại văn Hà Nội, 1990, đã đưa ra ý kiến:

“Về mặt văn học Huygô là nguyên lão nước Pháp đồng thời là một nghệ sĩ quốc hội, là người mang đàn, ông gầm thét trên đỉnh đầu thế giới như một cơn giông tố kêu gọi quyền được sống cho tất cả những gì là cao đẹp nhất Trong con người ông đã biết dạy cho tất cả mọi người biết yêu cuộc đời, yêu cái đẹp, yêu sự thật và yêu nước Pháp”

Đây là những ý kiến đánh giá rất xác đáng về thiên tài Huygô và sự nghiệp sáng tác của ông mà chúng tôi chỉ chọn lọc và đưa ra làm ví dụ tiêu biểu Có thể nói, còn vô số những ý kiến đánh giá khác về Huygô mà tất cả số

đó đều thán phục và ngợi ca

Thứ hai, những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết “Những người khốn khổ”

của Huygô

Trong sự nghiệp sáng tác của Huygô, “Những người khốn khổ” xứng

đáng là “Tiểu thuyết của những cuốn tiểu thuyết” Đây cũng là một thành công rực rỡ nhất của Huygô trong hơn 80 năm cầm bút Tác phẩm được thai nghén khá lâu, trong khoảng 30 năm và chính thức hoàn thành vào năm 1961 Ngay từ khi ra đời nó đã được chính tác giả thừa nhận “tác phẩm này là một trái núi” và được nhân dân Pháp và nhân dân thế giới đón nhận nhiệt tình, bởi

“Những người khốn khổ” là một bản anh hùng ca của thời đại

Đặng Anh Đào, “Văn học phương Tây”, Nxb Giáo dục, 2004 nhận xét:

“Những người khốn khổ là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết luận đề, sử thi

triết lid, văn xuôi – thơ tiểu thuyết hiện thực, tiểu thuyết lãng mạn…Hòa lẫn mọi loại anh hùng ca lại thành một thứ anh hùng ca ưu việt”

Đỗ Đức Hiếu trong bài viết: Một thien tài sáng tạo - V.Huygô với chúng ta”, Nxb Hà Nội mới - Hội nhà văn Việt Nam, 1985:

Trang 7

“Những người khốn khổ là bức tranh của một xã hội Nó đề cập đến

những vấn đề lớn lao của xã hội nước Pháp thế kỉ XIX, mà cũng là của tất cả các xã hội tư sản Đó là một bản anh hùng ca của thời đại”

Đặng Thị Hạnh “Tiểu thuyết của Huygô”, Nxb ĐH & THCN, 1987 cho

rằng:

“Những người khốn khổ đã xây dựng bài ca của lương tâm con người

dù chỉ là một con người nhỏ nhoi nhất, thì cũng là hòa tan các bản anh hùng

ca trong một bản anh hùng ca cao nhất và trọn vẹn nhất”

Hoàng Nhân trong “Văn học Pháp thế kỉ XIX, XX”, Nxb Trẻ TP Hồ Chí

Minh:

“Bộ tiểu thuyết không thiếu những phần phê phán xã hội, song phần chủ yếu vẫn là khẳng định thế giới lí tưởng của nhà văn Bạo lực và ôn hòa, cách mạng và tình thương, qua các nhân vật của Huygô thể hiện ảo tưởng lãng mạn cải biến thế giới bằng tình thương”

Lưu Đức Trung trong “Tác gia và tác phẩm văn học nước ngoài trong

nhà trường”, Nxb ĐHSP 2006:

“Thế giới nhân vật trong Những người khốn khổ đó là các nhân vật tỳ vết,

các nhân vật mồ côi cô độc: Giăng Vangiăng không biết cha mẹ là ai, Mariuyt

mồ côi cha mẹ từ bé, Phăngtin cũng mồ côi cha mẹ và cả Giave cũng thế”

Như vậy ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất nhiều các công

trình nghiên cứu về Huygô và tiểu thuyết “Những người khốn khổ” Những

bài nghiên cứu này nếu tính về số lượng có thể lớn hơn rất nhiều lần so với số lượng sáng tác của Huygô Đặc biệt ở Việt Nam hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề về nội dung của tác phẩm như: chủ đề, đề tài, tư tưởng của nhà văn…hoặc đi vào một số vấn đề về hình thức tác phẩm như: kết cấu, tổ chức cốt truyện… và đặc biệt là vấn đề về nhân vật, gần đây được rất nhiều các công trình nghiên cứu quan tâm Nhiều

Trang 8

công trình đã đi vào khai thác thế giới nhân vật, hệ thống nhân vật nam, hệ thống nhân vật trẻ thơ, hệ thống nhân vật đàn bà trong tiểu thuyết này Riêng với hệ thống nhân vật nữ, mặc dù đã có một số bài nghiên cứu về vấn đề này,

như bài viết của Lại Mai Hương “Hệ thống nhân vật nữ trong Những người

khốn khổ”, tạp chí văn học số 2 Tuy nhiên mức độ nghiên cứu mới chỉ dừng

lại ở những bài viết đăng báo, hoặc tham luận nhỏ mà chưa có sự đầu tư, tìm tòi ở quy mô rộng và sâu

Vì thế, bằng kinh nghiệm còn hạn chế cũng như hiểu biết còn hạn hẹp của

mình chúng tôi xin được tiếp cận đề tài: Hình tượng “người đàn bà” trong

“Những người khốn khổ” của V Huygô nhằm thấy được sự đa dạng trong hệ

thống nhân vật này đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật

3 Mục đích nghiên cứu

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, người viết hướng tới hai mục đích sau: Một là mục đích khoa học: Thấy được Huygô không chỉ tập trung xây dựng hệ thống nhân vật đàn ông, nhân vật những đứa trẻ mà ông còn xây

dựng nên một hệ thống nhân vật “người đàn bà” hết sức phong phú, đa dạng

và sinh động Đặc biệt là phân loại được hệ thống nhân vật này theo các tầng lớp trong xã hội và tìm hiểu nghệ thuật xây dựng các nhân vật này để thấy được tài năng của Huygô

Hai là mục đích sư phạm: Qua đề tài này giúp chúng ta có thêm những hiểu biết để phục vụ cho người giáo viên ở trường THPT khi dạy bài trích đoạn “Người cầm quyền và người khôi phục uy quyền”

4 Giới hạn đề tài

Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” chứa đựng nhiều vấn đề về nội

dung,hình thức, nhân vật cần được khám phá Nhưng ở đây khóa luận chỉ đi

vào nghiên cứu, tìm hiểu Hình tượng “người đàn bà” trong “Những người

khốn khổ” của V.Huygô” Ở phạm vi rộng phải nghiên cứu các vấn đề xoay

Trang 9

quanh hình tượng nhân vật này cũng như tất cả các biện pháp nghệ thuật khi xây dựng nhân vật này, nhưng với khả năng còn hạn chế của người bước đầu làm nghiên cứu chúng tôi chỉ xin dừng lại ở phạm vi hẹp là thống kê, phân

loại những nhân vật “người đàn bà” theo các tầng lớp trong xã hội, thấy được

ý nghĩa của hệ thống nhân vật này và những nét tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật này

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong khóa luận:

- Phương pháp thống kê, phân loại: Tìm kiếm, thống kê và phân loại hệ

thống nhân vật “người đàn bà” để thấy sự đa dạng phong phú của hệ thống nhân

vật này

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên những số liệu và dẫn chứng về các nhân vật tiến hành phân tích tổng hợp để thấy được những đặc điểm ngoại hình, tính cách, số phận của từng nhân vật

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: để thấy được cái riêng, cái độc đáo của từng nhân vật

6 Cấu trúc khóa luận

Đề tài khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Phân loại hệ thống nhân vật “người đàn bà” trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ”của V Huygô

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật “người đàn bà” trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ”của V Huygô

Trang 10

1.1.1 Khái niệm về nhân vật

Nhân vật trong tiếng Latinh là: “Perona” nghĩa là cái mặt nạ, về sau được dùng để chỉ con người trong tác phẩm văn học Hiện nay đã tồn tại nhiều khái niệm về nhân vật:

Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học “Nhân vật là hình tượng nghệ thuật

về con người, một trong những dấu hiệu tồn tại toàn vẹn về con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người”

Theo từ điển văn học (1984) “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa Nhân vật do đó

là nơi tập trung giá trị tư tưởng của tác phẩm văn học”

Theo từ điển thuật ngữ văn học “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học…Khái niệm nhân vật văn học có khi còn được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ là một hình tượng nổi bật trong tác phẩm…Nhân vật văn học là một đơn

vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống”

Giáo trinh Lí luận văn học của Hà Minh Đức đưa ra khái niệm “Nhân vật văn học là một đối tượng trong tác phẩm văn học được miêu tả một cách

Trang 11

tập trung đến mức nó có một sức sống riêng nào đó ở bên trong theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó”

Khái niệm này được coi là hợp lí hơn cả bởi nó không thu hẹp ở phạm

vi con người mà mở rộng ra thành đối tượng bao gồm cả những nhân vật không phải là người như loài vật, thiên nhiên, thần linh…nhưng đều đặt trong mối quan hệ với con người

Số lượng nhân vật trong tác phẩm không giới hạn có thể chỉ vài nhân vật nhưng cũng có thể là vài trăm nhân vật Sự phân loại nhân vật cũng hết sức phức tạp dựa trên các tiêu chí khác nhau: tính cách, vai trò của nhân vật trong tác phẩm, cấu trúc hình tượng…người ta chia nhân vật thành nhiều loại khác nhau

Nhân vật văn học là vấn đề phức tạp nhưng lại rất thú vị bởi nó là những sáng độc đáo không lặp lại

1.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật được coi là linh hồn của tác phẩm văn học

Trước hết nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực Nhân vật là phương tiện tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm Nhân vật được miêu tả bao giờ cũng gắn với một môi trường, hoàn cánh sống, thời gian, không gian nhất định Chính từ môi trường ấy từng mảng hiện thực đời sống,

số phận nhân vật được hiện ra Nhân vật còn là phương tiện để tái hiện con người với những đặc điểm về tính cách, số phận từ đó khái quát các quy luật mang tính tất yếu của đời sống

Tư tưởng của một tác phẩm không đơn giản nằm trong lời phát biểu của tác giả mà chuyển hóa vào hình tượng Vì thế nhân vật là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng của tác phẩm

Trang 12

Nhân vật còn là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của tác phẩm, quyết định phần lớn đến cốt truyện, sự lựa chọn các chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu

1.2 Hệ thống nhân vật “người đàn bà” trong thế giới nhân vật “Những

người khốn khổ”

Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan nệm của nhà văn và chịu sự chi phối tư tưởng của tác giả Thế giới nhân vật mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong sáng tác nghệ thuật Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, quy luật riêng thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí không gian, thời gian…gắn với một quan niệm nhất định của tác giả Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện, sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật trong xã hội, trong tác phẩm, mối quan hệ môi trường, hoạt động, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế…Thế giới nhân vật vì thế

bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật

Trong thế giới nhân vật có thể chia thành nhiều kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa trên những tiêu chí nhất định Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa mở cánh cửa bước vào khám phá thế giới nhân vật Trong văn học mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng Mỗi tác phẩm văn học lớn cũng có thể có thế giới nhân vật riêng

Lời đề từ cuốn tiểu thuyết Huygô viết: “Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng lên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh,

và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh, khi ba vấn

đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vi đói khát, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tăm tối chưa được giải quyết thì những cuốn sách như loại này vẫn còn có thể có ích”

Dựa vào lời đề tựa ấy ta có thể thấy nhân vật người phụ nữ là một trong những đối tượng được Huygô tập trung thể hiện Vì thế cùng với một hệ

Trang 13

thống các nhân vật đàn ông, nhân vật trẻ thơ Huygô đã xây dựng được một hệ

thống các nhân vật “người đàn bà” nhằm thể hiên chủ đề, tư tưởng của tác

thể thấy nhân vật “người đàn bà” có tên chiếm số lượng nhiều hơn nhưng

trên thực tế có rất nhiều nhân vật trong đó chỉ được Huygô nhắc đến như một cái tên đóng vai trò điểm xuyết trong tác phẩm Một số nhân vật mặc dù có tên nhưng ngay cả tên của họ cũng mang tính chất vô danh như: Phăngtin, Côdet…Một số nhân vật thuộc tầng lớp quý phái, tên riêng của họ luôn đi kèm với tước hiệu: nữ hoàng Catơrin đệ nhị, nữ bá tước Đuybary, bà công tước Xêrăng…Nhân vật trong các tiểu thuyết của Huygô phần lớn là những

nhân vật thuộc lớp người khốn khổ.Vì thế hầu hết các nhân vật “người đàn

bà” trong “Những người khốn khổ” được Huygô tập trung miêu tả từ chân

dung, tính cách đến cuộc đời, số phận đều là những con người nghèo khổ thuộc tầng lớp bần cùng trong xã hội

Trong khóa luận này chúng tôi phân chia hệ thống nhân vật “người đàn

bà” theo các tầng lớp trong xã hội dựa vào địa vị xã hội của nhân vật Đó là

nhân vật thuộc tầng lớp quý phái, nhân vật thuộc tầng lớp trung lưu và nhân vật thuộc tầng lớp bần cùng trong xã hội Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương

đối bởi số lượng các nhân vật “người đàn bà” xuất hiện khá đông (khoảng hơn

150 nhân vật), số phận, địa vị xã hội của nhân vật luôn có sự đổi thay

Trang 14

1.3.1 Nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp quý phái

Sau đây là bảng thống kê các nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp

quý phái:

trang

Có tên

Không tên Không gian xuất

hiện

1 Bà bá tước Lô I/ 34 x 0 Thành Đinhơ

2 Bà tử tước Boasơvông I/ 63 x 0 Thành Đinhơ

3 Cô Mari Luido( con gái

6 Mari Ăngtoannét- đại

công tước hoàng hậu I/ 80 x 0

Pari

7 Bà quả phụ quý tộc I/ 84 0 x Thành Đinhơ

8 Bà công tước Đuyra I/ 181 x 0 Pari

9 Bà hầu tước Xátxơnê I/ 181 x 0 Pari

10 Quận chúa Xinin I/ 182 x 0 Pari

Trang 15

19 Cô gái lưu trú giờ là bà

công tước II/ 27 0 x

Tu viện Pơti Pichpuýt

20 Tiểu thư Busa II/ 27 x 0 Tu viện Pơti

Trang 16

32 Mẹ nhì Xinêredơ II/ 35 x 0 Tu viện Pơti

Trang 18

55 Nữ hoàng Catơrin đệ nhị II/ 175 x 0 Pari

56 Tiểu thư Vôboa đần độn II/ 184 x 0 Phố Xanhtông - Pari

57 Bà nam tước T II/ 186 0 x Phố Phêru – Pari

58 Nữ hầu tước Pôngpadua II/ 188 x 0 Phố Phêru – Pari

59 Nữ bá tước Đuybary II/ 188 x 0 Phố Phêru – Pari

60 Bà già quý tộc Matăng II/ 199 x 0 Phố Phêru – Pari

61 Bà già quý tộc Nôê II/ 199 x 0 Phố Phêru – Pari

62 Bà già quý tộc Lêvixơ II/ 199 x 0 Phố Phêru – Pari

63 Bà già quý tộc Căngbidơ II/ 199 x 0 Phố Phêru – Pari

64 Vợ hoàng thân

Bôphôrơmông II/ 199 0 x

Phố Phêru – Pari

65 Bà hầu tước già II/ 204 0 x Pari

66 Bà bộ trưởng III/ 99 0 x Auxteclít

Các nhân vật thuộc tâng lớp quý phái chiếm một số lượng tương đối

trong hệ thống các nhân vật “người đàn bà” Những nhân vật này đều là

những người có địa vị, có tước hiệu trong xã hội hoặc là những nhân vật giàu

có Địa vị, tước hiệu của nhân vật luôn đi kèm với tên gọi của nhân vật: nữ bá tước, bà công tước, bà quả phụ quý tộc…Các nhân vật này nếu không xuất hiện trong những không gian phồn hoa, đô hội như Pari thì cũng là chốn tu

Trang 19

viện tôn nghiêm, cao quý Huygô không miêu tả nhiều về ngoại hình, tính cách, đặc biệt là những thăng trầm trong cuộc đời nhân vật Hầu hết các nhân vật thuộc tầng lớp này đều được Huygô kể lại một cách sơ lược, phần lớn họ chỉ được nhắc đến như một cái tên, xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm

Có một bộ phận quý tộc thời đó sống an nhàn, hưởng thụ hoàn toàn đối lập với cuộc sống nghèo khổ, bần cùng của những người phụ nữ sống dưới đáy xã hội Đó là bà bá tước Lô, một con người thích khoe khoang không bao giờ bỏ lỡ một dịp nào để khoe cái gia tài thừa kế của ba cậu con trai mà bà ta luôn ngưỡng vọng Bà công tước Đuyra luôn có tới ba, bốn người bạn trai ở trong khuê phòng của mình Bà hầu tước Xatxơnê vui thích với những buổi hòa nhạc, khiêu vũ tại tư gia

Trong tu viện Pơti Pichpuyt hầu hết các nữ tu có nguồn gốc xuất thân

từ tầng lớp quý tộc hoặc từ nhũng gia đình có chức tước lâu đời nhưng cuộc đời của những người phụ nữ này lại không bình thường, không lành lặn, một

số người trong số đó đã hóa điên như mẹ Xanhtơ Xêlinhơ, mẹ Xanhtơ Săngtan, bà Xanhtơ Mactơ Bà Anbecti xuất thân từ tầng lớp cao sang nhưng vào tu viện bà đã hóa điên “bà còn sống nhưng ở ngoài đời người ta coi bà như đã chết” Cuộc đời của bà Anbecti còn ẩn chứa nhiều điều bí mật Tiểu thư Vôboa trẻ trung nhưng lại là sự ngu đần toàn vẹn, không mảy may có dấu vết của sự thông minh nào Bà công tước Soadơn và Xêrăng lại luôn làm các

cô gái lưu trú run lên vì sợ mỗi lần các bà tới tu viện

Bên cạnh đó cũng có những nhân vật đáng kính như mẹ nhất - tiểu thư Đơbơlơmơ Mẹ rất tốt và rất vui tính, uyên thâm bác học và hiểu biết nhiều, giỏi văn chương, mẹ được mọi người kính mến Bà nam tước T là con người đứng đắn, đáng kính Bà giữ phẩm giá, xa lánh triều đình, sống trong một khung cảnh ẩn dật, cao quý thanh bạch Đặc biệt người đọc còn ấn tượng với tiểu thư Busa tươi trẻ, rất dũng cảm và táo bạo

Trang 20

Có thể thấy ngay cả những nhân vật thuộc tầng lớp quý phái trong xã hội tưởng chừng như cuộc sống của họ chỉ là sự an nhàn, hưởng thụ nhưng không phải vậy Cuộc sống tinh thần của họ cũng ẩn chứa nhiều những đau khổ, bất hạnh Họ nếu không phải là những con người không bình thường: ngu đần, tâm thần thì cũng là những gái già, quả phụ Đặc biệt cuộc sống khổ hạnh của các nữ tu là sự đày ải cả về thể xác lẫn tinh thần Trước kia họ cũng

là những tiểu thư quý tộc nhưng những bức tường nhà thờ đã trói buộc họ trong những luật lệ nghiêm khắc, trong những giới hạn tối đa Cuộc sống ấy

đã biến họ thành những bóng ma, những tù nhân của tôn giáo

Tất cả các nhân vật thuộc tầng lớp quý phái đều có cuộc sống vật chất khá đầy đủ, họ không phải đối mặt với đói khổ nhưng trong một số lượng rất nhiều nhân vật ấy ta không tìm thấy một nhân vật nào sống hạnh phúc, êm đềm Đến cả những nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội cũng không thoát khỏi số phận khốn khổ thì rõ ràng nói nhân vật của Huygô hầu hết là những con người khốn khổ hẳn là có căn cứ xác đáng

1.3.2 Nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp trung lưu

Sau đây là bảng thống kê các nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp

trung lưu:

/ trang

Có tên

Không tên Không gian

xuất hiện

1 Vợ ông Mirien I/ 22 0 x Thành Đinhơ

2 Cô Baptistin I/ 24 x 0 Thành Đinhơ

3 Chị tá điền Maricơlôt I/ 137 x 0 Phavơrôn

4 Nhà văn Côtlanh I/ 181 x 0 Pari

5 Một bà có tuổi I/ 423 0 x Môngtơrơi

6 Thiếu nữ cuốc cỏ I/ 432 0 x Bơren Lalơ

Trang 21

7 Bà Cuốcdanh II/ 43 x 0 Phố Tăngpơlơ

8 Bà xơ Pecpơtuy I/ 313 x 0 Môngtơrơi

9 Bà xơ Xempơlut I/ 313 x 0 Môngtơrơi

10 Con gái lão Gilonormăng II/ 171 0 x Phố Xanhtông

13 Nữ nghệ sĩ Macxơ II/ 141 x 0 Pari

Nhân vật thuộc tầng lớp trung lưu chiếm số lượng khá ít trong hệ thống

các nhân vật “người đàn bà” Nhưng cần phải nói sự phân chia này chỉ mang

tính chất tương đối bởi có nhiều nhân vật nằm ở ranh giới giữa các tầng lớp Hai bà xơ Pecpêtuy và Xempơlit vốn là những người nhà quê, xuất thân từ tầng lớp dưới nên cũng có thể xếp vào tầng lớp bần cùng trong xã hội Hay vợ

và con gái lão Gilonormăng mặc dù không có tước hiệu nhưng đây là một gia đình khá giả nên cũng có thể xếp vào tầng lớp quý phái Nhưng ở đây dựa vào điều kiện, hoàn cảnh sống của nhân vật chúng tôi xếp các nhân vật này vào tầng lớp trung lưu

Trong số rất ít các nhân vật này Huygô tập trung miêu tả khá chi tiết chân dung, cuộc đời của cô Batistin, bà xơ Xempơlit, hai cô con gái lão Gilơnormăng còn các nhân vật khác chỉ được nhắc đến thoáng qua trong tác phẩm Cô Batistin không có chồng sống cùng anh trai là ông Mirien Cô luôn phục tùng ông Mirien và làm việc thiện, hết ngày này qua ngày khác cô không

đi đâu ra khỏi nhà Cuộc sống của cô âm thầm đến nỗi “người cô như một cái bóng, chỉ một chút thể xác để biết là phụ nữ thôi” Hai bà xơ Pecpêtuy và Xempơlit vốn xuất thân bình dân nên vẫn giữ nhiều thói quen nhà quê Cả hai

Trang 22

bà đều là những nhà tu hành từ thiện, rất ngay thẳng và trung thực Bà Pecpêtuy thô vụng, rất táo tợn, còn bà xơ Xempơlit thì điềm đạm, khắc khổ, bà chưa bao giờ nói điều gì sai sự thật Hai cô con gái của lão Gilonormăng là hai tính cách trái ngược nhau Cô em là một tâm hồn đáng yêu, đầy nhiệt tình nhưng sau khi lấy được người chồng như mơ ước thì lại chết sớm Cô chị chưa chồng, là điển hình của những cô gái già mô phạm với bộ óc tối tăm, thô thiển

Các nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp này đều giống nhau ở

cuộc sống bình lặng Cuộc sống của họ không có những thăng trầm, biến động Huygô tập trung vào năm nhân vật thuộc tầng lớp này thì có tới bốn nhân vật không chồng, ở vậy, trở thành gái già, riêng con gái thứ hai của lão Gilonormăng có một người chồng nhưng quãng đời lại hết sức ngắn ngủi Mặc dù không phải đối mặt với sự nghèo khổ nhưng cuộc sống của những người phụ nữ này vô cùng bình lặng, tăm tối, không có chút ánh sáng của niềm vui, hạnh phúc Những người phụ nữ này đều già nua, cằn cỗi, cuộc sống tinh thần của họ cũng chật hẹp, khắc khổ Bộ phận nhỏ những người phụ

nữ này cũng đã góp phần làm nên chủ đề tư tưởng của tác phẩm

1.3.3 Nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp bần cùng

Sau đây là bảng thống kê các nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp

bần cùng:

trang

Có tên

Không tên Không gian

Trang 23

6 Chị Giăng Vangiăng I/ 137 0 x Xứ Bri

20 Bà già cho thuê ngựa I/ 358 0 x Môngtơrơi

21 Vợ người chủ quán I/ 359 0 x Hetđanh

22 Người ở gái trong quán

23 Mụ chủ quán I/ 373 0 x Arat

24 Mụ Limôđanh I/ 375 x 0 Arat

25 Người đàn bà quê mùa I/ 432 0 x Bơren Lalơ

26 Đám đàn bà nghèo trên tàu I/ 533 0 x

Trên tàu Ôriông

27 Đám các chị dân nghèo I/ 558 0 x Pari

28 Bà già cho thuê nhà I/ 617 0 x

Phố Vinhơ Xanh Macxen - Pari

29 Bà già thuê chung phòng I/ 620 0 x Phố Vinhơ

Trang 24

với ông Mađơlen Xanh Macxen -

Pari

30 Một người đàn bà II/ 7 0 x Ngõ Pichpuyt

31 Một người đàn bà II/ 121 0 x Phố Vôgira -

Pari

32 Người đàn bà hàng hoa

Phố Sơmanhve - Pari

33 Mụ Buyêcgông II/ 168 x 0 Pari

34 Nàng Camacgô II/ 174 x 0 Rạp Ôpêra

35 Nàng Xalê II/ 174 x 0 Rạp Ôpêra

36 Cô vũ nữ Naăngri II/ 174 x 0 Rạp Ôpêra

37 Người ở gái Nicôlet II/ 178 x 0 Phố Phidơ đuy

Canven - Pari

38 Mụ Nanhông II/ 179 x 0 Pari

39 Người hầu nhà ông

Pôngmecxicha II/ 211 0 x Vecnông

40 Chị rửa bát Luidông II/ 266 x 0 Tiệm cafê

43 Người giúp việc cho

Mariuyt II/ 306 0 x

Phố Xanh Giăc - Pari

45 Mụ Bugông II/ 325 x 0 Pari

46 Cô thợ may II/ 325 0 x Pari

47 Một cô gái lẳng lơ II/ 349 0 x Pari

49 Một mụ già II/ 471 0 x Phố Pơti

Trang 25

54 Một cô gái điếm II/ 648 0 x Pari

55 Bà gác cổng có râu II/ 649 0 x Pari

56 Mụ hàng xén III/ 132 0 x

Phố Mêninmôngtăng

61 Matơlôt III/ 156 x 0

Quán Côranh - Phố Côranhtơ -Pari

62 Gi bơ lôt III/ 156 x 0 Quán Côranh -

Phố Côranhtơ

Trang 26

Đây mới thực sự là những nhân vật được Huygô tập trung khắc họa

nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm Nếu như những nhân vật “người

đàn bà” thuộc hai tầng lớp trên chỉ được Huygô tập trung miêu tả ở một vài

nhân vật thì những nhân vật “người đàn bà” này được Huygô miêu tả một

cách tỉ mỉ, chi tiết chân dung, tính cách, biến cố thăng trầm trong cuộc đời của rất nhiều nhân vật Dù nhân vật có tên hay không tên thì sự khốn khổ luôn bao trùm lên toàn bộ cuộc đời của những người phụ nữ thuộc tầng lớp này Ngay đầu quyển I, ta đã thấy cuộc đời khốn khổ của người đàn bà tiêu bạc giả Chị

ta nghèo khổ, có một đứa con với nhân tình, vừa tiêu đồng bạc giả đầu tiên thì

bị bắt Khốn khổ hơn, chị bị người ta lừa gạt tưởng người yêu đã phụ tình nên

đã khai ra anh ta Chị gái Giăng Vangiăng góa chồng nuôi bảy đứa con dại Câu chuyện thương tâm về đứa con gái của người bị lầm tưởng là Giăng Vangiăng: chị làm nghề thợ giặt ở bến sông, trời mưa, trời tuyết, gió bấc vun vút, nước đóng băng vẫn phải giặt Đã vậy lại luôn bị chồng đánh đập Cuộc sống của họ không bình lặng như những người phụ nữ trung lưu, càng không

an nhàn, hưởng lạc như những phụ nữ quý tộc Họ hàng ngày đều phải vật lộn với sự đói rách, khốn khổ Trong những nhân vật này Huygô tập trung nhiều bút lực nhất vào bốn nhân vật: Phăngtin, mụ Tênacđiê, Côdet và Êpônin

Trang 27

Nói đến nhân vật trong “Những người khốn khổ” người ta sẽ nghĩ ngay

đến Phăngtin Nàng là “bông hoa mọc lên từ quần chúng” Phăngtin xuất hiện trong gần 70 trang sách thì Huygô đã dùng gần 12 trang để nói về sắc đẹp, sự thanh khiết, đoan trang và trong trắng của nàng Nhưng hầu hết số trang còn lại là tái hiện quãng đời bất hạnh của nàng Từ một cô gái ngây thơ, trong trắng nàng bị phụ tình, một mình nuôi con, rồi cuộc sống bức bách lại dồn đẩy nàng phải bán tóc, bán răng, và cuối cùng trở thành một cô gái điếm Nhưng Phăngtin vẫn đẹp bởi tấm lòng của một người mẹ Mụ Tênacđiê là một người đàn bà có sự hòa lẫn thói hư của những người lớp dưới và hầu hết những thói xấu của tầng lớp trung gian trong xã hội Mụ có bản chất thô bạo, phũ phàng

“có triển vọng tiến không cùng trong tội ác” Tình thương con của mụ cũng thật kì quái, mụ yêu tha thiết những đứa con gái, nhưng lại căm ghét những đứa con trai nên đứa thì mụ vứt ngoài phố, đứa thì mụ cho người khác nuôi Nói đến Côdet người ta nghĩ nhiều đến tuổi thơ của em hơn là khi đã trở thành thiếu nữ Dời vòng tay mẹ lúc gần ba tuổi em đẹp như một tiên đồng Sống với vợ chồng Tênacđiê không chỉ thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần mà còn luôn bị hành hạ nên em trở nên xấu xí, rách rưới, như con sơn ca nhưng không bao giờ hót cả Bước vào tác phẩm từ phần một khi mới chỉ là một cô

bé ba tuổi sang phần ba khi đã là thiếu nữ, Êpônin mới trở thành hình tượng nghệ thuật thật sự Thủa nhỏ sống sung sướng, được nuông chiều Êpônin là

cô gái xinh đẹp, nhưng cũng độc ác giống mẹ Lớn lên cảnh nhà sa sút Êpônin

có vẻ táo tợn và liều lĩnh của những cô gái đường phố Một điều đặc biệt là Êpônin được miêu tả ở khá nhiều điểm nhìn nên khó có thể xác định nhân vật này là chính diện hay phản diện, tốt hay xấu Có một điều chắc chắn cô cũng

là nạn nhân của xã hội đương thời Có thể nói Êpônin là nhân vật đa diện và phức tạp nhất trong tác phẩm

Trang 28

Tất cả các nhân vật này đều có chung tình cảnh khốn khổ cả về vật chất lẫn tinh thần Có những nhân vật dù khốn khổ đến bước đường cùng nhưng

họ vẫn là những con người nhân hậu, có tấm lòng, có trái tim cao thượng Giữa cảnh bùn nhơ mà Phăngtin bị đẩy vào nàng sáng ngời lên như một biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng, biểu tượng về tấm lòng của người mẹ Nhưng cũng có nhân vật sự khốn khổ đã biến họ trở thành những kẻ “khốn nạn” Chính sự khốn khổ đã biến dạng nhân cách của nhiều nhân vật như mụ Tênacđiê, mụ Vituyêcniêng, mụ Nanhông Mụ Vituyêcniêng và người đàn bà thuê chung phòng với Giăng Vangiăng lúc nào cũng ghen tị, dò xét người khác Thói bép xép của họ đã khiến Phăngtin bị đuổi việc và lâm vào tình cảnh khốn khổ Mụ Tênacđiê làm tất cả vì tiền, bất chấp tất cả để thỏa mãn lòng tham của mình Sự nghèo khổ và sức mạnh của đồng tiền đã biến họ trở thành những kẻ vô lương tâm, những con người xấu xa

Dù ngợi ca phẩm chất đẹp đẽ cao thượng của những con người khốn khổ hay gióng lên tiếng chuông về sự tha hóa, bần cùng hóa do nghèo khổ ở con người thì trước sau Huygô đều nhìn họ bằng con mắt hiện thực, bằng trái tim nhân đạo và sự cảm thông sâu sắc

Có thể nói Huygô đã xây dựng nên một hệ thống các nhân vật “người

đàn bà” vô cùng sinh động, đa dạng Phân loại các nhân vật “người đàn bà”

theo địa vị xã hội chỉ mang tính chất tương đối Rõ ràng không phải có địa vị cao sang, giàu có thì sẽ sung sướng, hạnh phúc Không phải hàng ngày cầu nguyện, xám hối thì có thể thoát khỏi nỗi khổ ở đời Địa vị xã hội khác nhau, nỗi khốn khổ của con người cũng khác nhau Mỗi nhân vật có một cuộc đời,

số phận khác nhau Có người sống lặng thầm như cái bóng, cả đời không có lấy niềm vui hay nỗi buồn Người sống xa hoa, hưởng thu Người sống với quá khứ, ngây ngây, nửa điên nửa dại Người sống chà đạp lên kẻ khác nhưng cũng có người sống là vật lộn, là vươn lên để giành lấy sự sống

Trang 29

Có một điều khá đặc biệt là phần lớn những nhân vật “người đàn bà”

trong tác phẩm là những người góa chồng, quá lứa nhỡ thì trở thành những cô gái già, hay những người đàn bà cả tin bị phụ tình Họ sống không nơi nương tựa, mất đi chỗ dựa trong cuộc đời Bị phụ bạc, lừa dối, niềm tin đổ vỡ còn đó

là sự nhục nhã, trăm nghìn cay đắng Những người con gái không chồng sống trong sự cô độc, lầm lũi, họ trở nên cằn cỗi, già nua theo thời gian Những cảnh ngộ ấy khiến mỗi người đọc đều thương tâm, xót xa Nhân vật có xấu xa độc ác thì cũng không khiến người đọc căm ghét, lên án bởi lẽ sự bất công trong xã hội là nguyên nhân dẫn đến sự khốn khổ, xấu xa của họ

Trong hơn 150 nhân vật, nếu nhân vật không chết thì cũng phải sống tiếp trong sự nghèo khổ, cô độc như một lôgic của hiện thực Hầu như không

có một nhân vật nào tìm thấy sự giải thoát, tìm thấy hạnh phúc, chỉ có duy nhất Côdet là nhân vật nữ duy nhất được Huygô ưu ái giành cho một kết thúc

có hậu như cổ tích: sau này nàng sống đầy đủ bên người chồng mà nàng yêu thương

Cả một thế giới nhân vật nữ sống động, đông đúc mà bao quanh họ là một bầu khí quyển của sự khốn khổ Huygô viết tác phẩm bằng bút pháp lãng mạn nhưng hiện thực về cuộc đời, số phận từ đời sống của những người phụ nữ trong xã hội Pháp thế kỉ XIX tràn vào từng trang sách là điều không tránh khỏi Để rồi những nhân vật như: Phăngtin, mụ Tênacđiê, Êpônin… cứ như những người phụ nữ từ ngoài đời thực bước vào tác phẩm mà không bị ngăn cản bởi hàng rào chữ nghĩa

1.4 Ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống nhân vật “người đàn bà” trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” và trong văn học Pháp thế kỉ XIX

1.4.1 Trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ”

Trong lời đề tựa tác phẩm Huygô viết: “Khi ba vấn đề lớn của thời đại là

sự sa đọa của đàn ông vì nghèo đói, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn

Trang 30

cỗi của trẻ nhỏ vì tăm tối chưa được giải quyết, khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở, nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất dốt nát và đói khổ còn tồn tại thì những cuốn sách như loại này vẫn còn có thể có ích”

Như vậy cùng với hệ thống nhân vật người đàn ông, hệ thống nhân vật

trẻ thơ thì hệ thống nhân vật “người đàn bà” phong phú đa dạng trước hết

góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Khi xây dựng hầu hêt các nhân vật trong tác phẩm Huygô đều sử dụng bút pháp thuần túy lãng mạn Những nhân vật này được lí tưởng hóa cao độ theo ý muốn chủ quan của nhà văn: ông Mirien là biểu tượng của sự cứu rỗi linh hồn, Giăng Vangiăng là biểu tượng sáng ngời của sự tu thiện cá nhân, lãnh đạo nhóm ACB là biểu tượng của người anh hùng lãng mạn cách mạng Ngay cả những nhân vật phản diện cũng được lí tưởng hóa cao độ: Giave là biểu tượng của luật pháp hà khắc trong xã hội tư sản đương thời Thế nhưng

những nhân vật “người đàn bà” lại mang màu sắc lãng mạn rất ít Họ chịu

ảnh hưởng sâu sắc của ngoại cảnh và có sự phát triển phù hợp với lôgic hiện thực đời sống Vì thế những nhân vật nữ này có một vẻ sinh động và hấp dẫn riêng Phăngtin thuộc kiểu nhân vật “nhất phiến” như nhiều nhân vật khác nhưng nàng cũng chịu tác động không nhỏ của ngoại cảnh Khi còn hạnh phúc, sung sướng, nàng xinh đẹp với “vàng xếp trên mái tóc, ngọc dấu ở sau môi” nhưng khi lâm vào bước đường cùng thì vẻ đẹp ấy không còn nữa Lúc

đó nàng là một cô gái điếm, đầu trọc lốc với “tiếng chửi rủa khàn khàn vì rượu văng ra từ một cái mồm đen ngòm thiếu hai cái răng” Và như một tất yếu nàng chết vì đau khổ đè nặng cuộc đời mình, vì sự vất vả kiếm sống và bệnh tật liên miên Cái chết của Phăngtin đã tuân theo lôgic hiện thực đời sống Điều này càng thể hiện rõ qua Êpônin - “bông hồng trong nghèo đói” Thủa nhỏ cô bé xinh đẹp là thế, lớn lên trong nghèo khó cô trỏ nên hoàn toàn khác Hoàn cảnh sống tác động vào cả dáng vẻ bề ngoài lẫn tính cách bên

Trang 31

trong Êpônin là nhân vật mang nhiều nét hiện thực nhất và cũng đa dạng nhất

trong tác phẩm Như vậy đối với hệ thống nhân vật “người đàn bà” trong tác

phẩm Huygô không miêu tả họ bằng bút pháp thuần túy lãng mạn, chất hiện thực đã được nhà văn đưa vào xuyên thấm trong từng hình tượng nhân vật Sự kết hợp tài tình giữa hiện thực và lãng mạn đã giúp Huygô xây dựng nên

những hình tượng nhân vật “người đàn bà” chính sinh động, chân thực

Bên cạnh đó tiểu thuyết đồ sộ này còn có nhiều nhân vật “người đàn

bà” phụ được xây dựng sinh động từ nguồn gốc, hoàn cảnh và có vai trò tác

động không nhỏ tới nội dung tác phẩm Những nhân vật này được giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau Có khi họ xuất hiện với tư cách là thành viên của một nhóm người nhưng mỗi người lại có nét riêng, sức sống riêng như: Đalila, Dêphin, Phavurit, Phăngtin Có khi sự tồn tại của họ phụ thuộc vào một tập thể, bản thân họ không tách riêng một mình như các nữ tu trong nhà thờ Picpuyt Có nhiều nhân vật tồn tại thành từng cặp mà ở đó nhân vật này làm cho nhân vật kia nổi rõ: mụ Vituyêcniêng xấu xa hãm hại Phăngtin còn

bà cụ nhân hậu Macgơrit lại giúp đỡ nàng Có lẽ trong các nhân vật nữ ngoài

mụ Tênacđiê thì mụ Vituyêcniêng có tác động lớn nhất đến tình tiết tác phẩm Ngoài ra còn có rất nhiều nhân vật khác góp phần bổ trợ tạo tình uống cho cốt truyện tiếp tục phát triển Tuy thế ta vẫn có thể biết rõ về từng nhân vật vì họ thường được Huygô dừng lại giới thiệu khá kĩ

Có thể nói Huygô đã tiếp cận các nhân vật “người đàn bà” ở ngay

trong hoàn cảnh khốn khổ mà họ đang phải vật lộn với cuộc đời, số phận Huygô không gọt giũa, không màu mè mà đi sâu vào số phận của từng nhân vật, khai thác tận cùng sự nghèo khổ cả về vật chất lẫn tinh thần Từ đó bóc trần thực tại xã hội nước Pháp đương thời - một xã hội đen tối đầy những áp bức, bất công dồn đẩy số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ vào một cảnh sống khốn cùng

Trang 32

Hệ thống nhân vật “người đàn bà” đã góp phần thể hiện sâu sắc chủ

đề, tư tưởng của tác phẩm, đồng thời tạo tình tiết, tạo tình huống thúc đẩy cốt

truyện phát triển Quan trọng hơn một hệ thống các nhân vật “người đàn bà”

đã góp phần tạo nên một thế giới nhân vật sinh động cho tác phẩm, đa dạng

và hết sức chân thực trong tác phẩm Mỗi nhân vật đều để lại trong lòng người đọc những dư vị xót xa về số phận, thân phận người phụ nữ

1.4.2 Trong văn học Pháp thế kỉ XIX

Huygô được coi là người có nhiều sáng tạo độc đáo trên lĩnh vực văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết Bộ phận này còn như một sự bổ sung, thể hiện được những dự định sáng tạo táo bạo mới mẻ, và thầm kín nhất mà Huygô

chưa đưa vào các thể loại khác.“Những người khốn khổ” là tiểu thuyết tựa đề

soi sáng toàn bộ sáng tạo của Huygô

Những nhân vật “người đàn bà” như: Phăngtin, mụ Tênacđiê, Êpônin,

Côdet, ít nhiều mang sắc thái của “đám bụi người” trong cái đám mênh mông những kiếp người của thiên tiểu thuyết “vừa là chính kịch, vừa là sử thi” Là người phụ nữ, họ không được Huygô xây dựng như những người anh hùng, song gương mặt của họ ám ảnh độc giả xâu xa hơn và nhân loại hơn Những cuộc chính biến vẫn đi bên lề cuộc đời họ nhưng không vì thế mà nó không ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của họ Riêng Êpônin, theo giáo sư Đặng Thị Hạnh: “Êpônin là nhân vật nữ duy nhất được đưa lên chiến lũy, cũng là

gương mặt nữ đa dạng nhất của “Những người khốn khổ” và có lẽ của tiểu

thuyết Huygô”, “từ quyển nọ qua quyển kia Huygô khắc họa rồi lại hủy hoại, ngợi ca rồi lại hành hạ thiếu nữ này” Êpônin chết trên chiến lũy, nàng là biểu tượng cao nhất của Huygô về yêu và bị ruồng bỏ cũng giống như nàng tiên cá của Andecxen hi sinh giọng hát si mê để yêu và đã tan thành bọt biển Trong con người của Êpônin có rất nhiều hành động tưởng như mâu thuẫn: biết Mariuyt yêu Côdet, nhưng để chàng vui, nàng cố tìm cho ra địa chỉ của Côdet, muốn cùng Mariuyt chết trên chiến lũy nhưng cuối cùng lại lấy thân mình đỡ

Trang 33

đạn cho chàng.Về phương diện này Êpônin giống với Quadimôđô, dù không

được đáp lại nhưng sẵn sàng hi sinh cho tình yêu Êpônin là nhân vật “người

đàn bà” duy nhất được miêu tả qua nhiều điểm nhìn Bởi thế tính cách của

nhân vật này cũng hết sức phức tạp Đây không còn là nhân vật “nhất phiến” nữa mà là nhân vật “đa phiến” khó có thể xác định cô là nhân vật chính diện hay phản diện Êpônin đã khác xa rất nhiều so với những nhân vật của Huygô cũng như của văn học Pháp đương thời và trước đó Êpônin gần với nhân vật của tiểu thuyết hiện đại hơn Đây là một bước tiến vượi bậc của Huygô trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

Phăngtin là biểu tượng của sự sa đọa, nhục nhằn, bị lạm dụng, bị ruồng

bỏ của mọi người phụ nữ không may xưa nay Cả Phăngtin cả Côdet đều không có tên họ bởi “đừng hỏi tên họ của một kẻ đi xin chỗ trú thân” - họ là cái “vô danh” trong cái “vô biên” của cuộc đời Những nhân vật này của Huygô không thể gọi là điển hình song vẫn có một ý nghĩa xã hội, họ là những “mẫu gốc” của tiểu thuyết hiện đại, vừa gần gũi với những nhân vật đánh mất cả cái tên trong tiểu thuyết của Kapka sau này nhưng cũng gần gũi với những điển hình kiểu A.Q của Lỗ Tấn

Mụ Tênacđiê là biểu tượng của phù thủy hiện đại đan xen giữa ánh sáng và bóng tối, vừa là người mẹ, vừa là ác nhân Giáo sư Đặng Anh Đào đã nhận định “nhân vật của Huygô không còn hoàn toàn rạch ròi giữa ba tuyến: nạn nhân - kẻ hung bạo - vị cứu tinh” Giáo sư đã nhắc đến sơ đồ của YvơGôanh về mối liên hệ của bốn hình tượng: A - kẻ bị loại bỏ, B - đối tượng

của tình yêu, C - kẻ nắm quyền lực, D - kẻ hung đồ Trong “Những người

khốn khổ”, khi giữ lại cốt truyện thì tính chất sơ đồ của nhân vật đã bị phá vỡ:

trong Phăngtin, mụ Tênacđiê có cả A và D, trong Côdet có cả A (thủa nhỏ) và

cả B, Êpônin vừa là A, B vừa là C, D

Trang 34

Mỗi nhân vật ấy, xét đến cùng là biểu tượng của những giới hạn mà bản thân Huygô đã thể nghiệm về cá nhân mình và về con người nói chung Bởi thế trong văn học Pháp nhân vật của Huygô không hoàn toàn chết cứng, trừu tượng mà đã có sự sống, sinh động và phức tạp trong đó Hệ thống các nhân

vật “người đàn bà” đã góp phần vào bước phát triển của văn học Pháp nói

chung và trong văn xuôi Pháp nói riêng

Chính vì thế mà cho tới nay dù trào lưu lãng mạn đã qua, văn học Pháp thế kỉ XIX, thời đại xã hội tư sản Pháp thế kỉ XIX đã qua nhưng câu chuyện

về những nhân vật “người đàn bà” trong “Những người khốn khổ” vẫn còn

xúc động và thức tỉnh con người trong thời đại ngày nay

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Có thể nói với số lượng hơn 150 nhân vật “người đàn bà”, Huygô đã tạo nên một thế giới nhân vật “người đàn bà” vô cùng phong phú, đa dạng và

sinh động góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng thế giới nhân vật của

“Những người khốn khổ” Thông qua hệ thống nhân vật này Huygô đã nhân

danh tiếng nói của thời đại, nhân danh con người phản ánh một cách tương đối chân thực và cất cao tiếng nói tố cáo xã hội tư sản Pháp thế kỉ XIX đã dồn

đẩy “người đàn bà” vào những tình cảnh khốn khổ Đồng thời nó thể hiện sự

đồng cảm, xót thương chân thành của Huygô giành cho người phụ nữ

Trang 35

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

“NGƯỜI ĐÀN BÀ” TRONG TIỂU THUYẾT

“NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”

Khi nói đến nhân vật của Huygô, người ta ít nói đến điển hình mà thường nói đến những “trừu tượng hóa sinh động”, những “điển hình lí

tưởng” Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” có một số lượng nhân vật “đàn

bà” rất đông đảo, nhưng mỗi nhân vật mang một sức sống riêng, một sinh lực riêng bởi nghệ thuật xây dựng các nhân vật này không hoàn toàn giống nhau

2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật “người đàn bà” thể hiện qua việc miêu

tả ngoại hình

Ngoại hình là yếu tố bên ngoài tác động một cách trực tiếp và đầu tiên tới đối phương trong cuộc giao tiếp Thấy được vai trò đó, người nghệ sĩ khi sáng tác những tác phẩm văn học luôn chú trọng tới việc khắc họa ngoại hình của nhân vật Việc nhà văn mô tả ngoại hình sẽ giúp nhân vật hiện lên vừa cụ thể, vừa sinh động, có thể mang những dấu ấn riêng của cá nhân hoặc có những đặc điểm chung của một lớp người trong xã hội

Ngoại hình có thể hiểu là diện mạo, vẻ bề ngoài của nhân vật Khi xây dựng nhân vật, các nhà văn đều chú ý xây dựng ngoại hình cho nhân vật để góp phần thể hiện tính cách, cá tính Ngoại hình như tấm gương phản chiếu tâm hồn, tính cách, cuộc sống hiện tại của nhân vật Trong văn học, ngoại hình của nhân vật được khắc họa qua lời miêu tả trực tiếp của tác giả hoặc qua

lời miêu tả của nhân vật khác Trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” phần lớn ngoại hình của các nhân vật “người đàn bà” được khắc họa qua lời miêu tả trực tiếp của tác giả Những nhân vật “người đàn bà” chính được

khắc họa đậm nét về ngoại hình nhưng không phải vì thế mà những nhân vật

Trang 36

“người đàn bà” phụ khác bị lu mờ Rất nhiều nhân vật nữ phụ, mặc dù chỉ

được miêu tả sơ sài, chấm phá nhưng bức chân dung về ngoại hình của họ vẫn hiện lên khá rõ nét Trong số hơn 150 nhân vật Huygô tập trung miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết 4 nhân vật chính: Phăngtin, mụ Tênacđiê, Êpônin, Côdet Ngoài ra có khoảng gần 20 nhân vật khác cũng được Huygô phác họa qua Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình Huygô đã làm hiện lên một thế giới nhân vật đa dạng với nhiều ngoại hình, nhiều dáng vẻ khác nhau Dù được miêu tả chi tiết hay chỉ được phác họa qua nhưng Huygô luôn miêu tả ngoại hình sao cho phù hợp với tính cánh của nhân vật Vì thế ngay từ ngoại hình, người đọc đã có thể hình dung ra phần nào tính cánh của nhân vật Điều

đó được thể hiện rõ nhất ở những nhân vật chính diện

Huygô tả mụ Tênacđiê “mụ là một con đàn bà tóc hung, to béo, vóc người thô lỗ…lúc nào mụ cũng ra dáng ẻo lả… Trông mụ tưởng là một người đàn ông làm duyên õng ẹo” [Quyển 1, trang 229] Với ngoại hình như vậy hẳn ngay từ đầu đã không thể gây thiện cảm trong lòng người đọc Ngay cả Huygô cũng không ngần ngại đưa ra những lời bàn luận về ngoại hình ấy: “giả sử mụ đứng thẳng dậy thì có lẽ vóc người cao lớn, cái thân hình hộ pháp đáng làm diễn viên cho rạp xiếc lưu động ấy đã làm cho khách phải giật mình, ngần ngại

mà không dám bày tỏ ý định” [Quyển 1, trang 229] “Lúc còn xuân xanh, cả khi đứng tuổi, khi người thiếu phụ đú đởn đã trở thành một người đàn bà tai nghiệt, một con nặc nô rồi, thì mụ chỉ còn là một con mụ béo xị, nanh ác với một mớ những tiểu thuyết lảm nhảm trong đầu” [Quyển 1, trang 235] Chưa giới thiệu, chưa có lời nào nói về tính cách nhân vật thì ngoại hình của nhân vật

đã lên tiếng Chỉ cần vài nét phác họa qua về ngoại hình ta có thể phần nào dự cảm được sự thô lỗ, độc ác ở người đàn bà này Cứ thế qua mỗi trang sách Huygô lại bổ sung thêm vào bức chân dung ấy một nét vẽ mới, một nét tính cách mới Sau nhiều năm, đến khi gặp lại mụ ngoại hình ấy vẫn không có gì

Trang 37

thay đổi Vẫn là con người xấu xí thô lỗ như ngày nào: “mụ cũng chỉ mặc một cái áo trong và một cái váy bằng vải vá chằng vá đụp những mụn dạ cũ Mụ đeo một cái tạp dề vải thô che lưng chừng váy Tuy mụ cúi gập người xuống và

co ro lại nhưng cũng thấy mụ rất cao lớn” [Quyển 2, trang 378]

Nếu bức chân dung về ngoại hình của mụ Tênacđiê càng xấu xa, kinh tởm bao nhiêu thì bức chân dung về ngoại hình của Phăngtin càng đẹp, càng lộng lẫy bấy nhiêu Với Phăngtin, Huygô giành tới 12 trang sách chỉ để miêu

tả ngoại hình của nàng Đây cũng là nhân vật nữ duy nhất trong tác phẩm được Huygô miêu tả ngoại hình một cách tỉ mỉ, chi tiết đến vậy Vẻ đẹp ngoại hình của nàng gần như hoàn hảo “Hàm răng tuyệt mĩ… Mớ tóc dày vàng óng rất dễ sổ… cái mớ tóc thường xuyên như muốn bồng bồng, tung bay ấy hình như đặt trên đầu nàng tiên Galatê…Đôi môi hồng thỏ thẻ như giọng oanh…Khóe miệng xếch lên, dáng say sưa…hàng mi dài đen thẫm lại rủ bóng

e ấp thùy mị… Cách ăn mặc của nàng có cái gì bừng bừng và thánh thót Nàng mặc cái áo dài len màu hoa cà, chân đi đôi giày đế cao màu nâu đậm có ánh vàng, mấy dây buộc đan thành những chữ X trên mặt bít tất trắng” [Quyển 1, trang 195,196] Mọi chi tiết về ngoại hình của nàng đều được Huygô miêu tả, không hề bỏ sót Sau khi miêu tả ngoại hình, Huygô bao giờ cũng thêm vào đó những lời bình luận Không dưới ba lần, Huygô phải thán phục về vẻ đẹp của nàng: “Phăngtin rất đẹp Nàng cố giữ cho mình trong trắng mãi” [Quyển 1, trang 190] “Nhìn Phăngtin đằng trước thì lộng lẫy, nhìn một bên thì thanh tao”, “nhìn chung mọi vẻ đẹp đều như tạc và vô cùng ý nhị” [Quyển 1, trang 196] Khi xây dựng hầu hết các nhân vật, Huygô đều sử dụng bút pháp thuần túy lãng mạn Những nhân vật này được lí tưởng hóa cao độ theo ý muốn chủ quan của nhà văn Bút pháp lãng mạn ấy chi phối đến cả nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật Với Huygô, nhân vật đẹp phải là những con người đẹp từ ngoại hình đến tính cách, nhân vật xấu thì từ ngoại

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 2004
2. Lê Văn Chín (1992), Văn học phương Tây giản yếu, ĐHSP, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây giản yếu
Tác giả: Lê Văn Chín
Năm: 1992
3. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân…(2003), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây
Tác giả: Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân…
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
4. Hà Minh Đức (2008), Cơ sở lí luận văn học, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2008
5. Lê Bá Hán (chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
6. Đặng Thị Hạnh (1987), Tiểu thuyết V.Huygô(Chuyên luận), Nxb Đại học và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết V.Huygô
Tác giả: Đặng Thị Hạnh
Nhà XB: Nxb Đại học và THCN
Năm: 1987
7. Đỗ Đức Hiểu (1985), “V. Huygô một thiên tài sáng tạo”, Tạp chí văn học (5,6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: V. Huygô một thiên tài sáng tạo”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Năm: 1985
8. V. Huygô (2004), Những người khốn khổ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những người khốn khổ
Tác giả: V. Huygô
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2004
9. Lại Mai Hương (2002), “Hệ thống nhân vật nữ trong “Những người khốn khổ”, Tạp chí văn học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống nhân vật nữ trong “Những người khốn khổ”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Lại Mai Hương
Năm: 2002
10. La Thị Lê (2010), Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Pari, Khóa luận tốt nghiệp đại học, ĐHSPHN2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Pari
Tác giả: La Thị Lê
Năm: 2010
11. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
12. Hoàng Thị Mai (2009), Nghệ thuật xây dựng nhân vật những đứa trẻ trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của V. Huygô, Khóa luận tốt nghiệp đại học, ĐHSPHN2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghệ thuật xây dựng nhân vật những đứa trẻ trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của V. Huygô
Tác giả: Hoàng Thị Mai
Năm: 2009
13. Hoàng Nhân, Nguyễn Đức Nam, Đỗ Đức Hiểu (1979), Lịch sử văn học phương Tây, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Lịch sử văn học phương Tây
Tác giả: Hoàng Nhân, Nguyễn Đức Nam, Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1979
14. Hoàng Nhân (1997), Văn học Pháp thế kỉ XIX, XX, Nxb Trẻ TP Hồ CHí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Pháp thế kỉ XIX, XX
Tác giả: Hoàng Nhân
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ CHí Minh
Năm: 1997
15. Lê Hồng Sâm (Chủ biên), (1990), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX, Nxb Ngoại văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX
Tác giả: Lê Hồng Sâm (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Ngoại văn
Năm: 1990
16. Lưu Đức Trung (2006), Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb ĐHSP. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường
Tác giả: Lưu Đức Trung
Nhà XB: Nxb ĐHSP. Hà Nội
Năm: 2006
17. Phùng Văn Tửu (1978), Victo Huygô, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Victo Huygô
Tác giả: Phùng Văn Tửu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1978

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w