tiểu thuyết “Những người khốn khổ” và trong văn học Pháp thế kỉ XIX
1.4.1 Trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ”
Trong lời đề tựa tác phẩm Huygô viết: “Khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì nghèo đói, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn
Khóa luận tốt nghiệp
cỗi của trẻ nhỏ vì tăm tối chưa được giải quyết, khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở, nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất dốt nát và đói khổ còn tồn tại thì những cuốn sách như loại này vẫn còn có thể có ích”.
Như vậy cùng với hệ thống nhân vật người đàn ông, hệ thống nhân vật trẻ thơ thì hệ thống nhân vật “người đàn bà” phong phú đa dạng trước hết góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Khi xây dựng hầu hêt các nhân vật trong tác phẩm Huygô đều sử dụng bút pháp thuần túy lãng mạn. Những nhân vật này được lí tưởng hóa cao độ theo ý muốn chủ quan của nhà văn: ông Mirien là biểu tượng của sự cứu rỗi linh hồn, Giăng Vangiăng là biểu tượng sáng ngời của sự tu thiện cá nhân, lãnh đạo nhóm ACB là biểu tượng của người anh hùng lãng mạn cách mạng. Ngay cả những nhân vật phản diện cũng được lí tưởng hóa cao độ: Giave là biểu tượng của luật pháp hà khắc trong xã hội tư sản đương thời. Thế nhưng những nhân vật “người đàn bà” lại mang màu sắc lãng mạn rất ít. Họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của ngoại cảnh và có sự phát triển phù hợp với lôgic hiện thực đời sống. Vì thế những nhân vật nữ này có một vẻ sinh động và hấp dẫn riêng. Phăngtin thuộc kiểu nhân vật “nhất phiến” như nhiều nhân vật khác nhưng nàng cũng chịu tác động không nhỏ của ngoại cảnh. Khi còn hạnh phúc, sung sướng, nàng xinh đẹp với “vàng xếp trên mái tóc, ngọc dấu ở sau môi” nhưng khi lâm vào bước đường cùng thì vẻ đẹp ấy không còn nữa. Lúc đó nàng là một cô gái điếm, đầu trọc lốc với “tiếng chửi rủa khàn khàn vì rượu văng ra từ một cái mồm đen ngòm thiếu hai cái răng”. Và như một tất yếu nàng chết vì đau khổ đè nặng cuộc đời mình, vì sự vất vả kiếm sống và bệnh tật liên miên. Cái chết của Phăngtin đã tuân theo lôgic hiện thực đời sống. Điều này càng thể hiện rõ qua Êpônin - “bông hồng trong nghèo đói”. Thủa nhỏ cô bé xinh đẹp là thế, lớn lên trong nghèo khó cô trỏ nên hoàn toàn khác. Hoàn cảnh sống tác động vào cả dáng vẻ bề ngoài lẫn tính cách bên
Khóa luận tốt nghiệp
trong. Êpônin là nhân vật mang nhiều nét hiện thực nhất và cũng đa dạng nhất trong tác phẩm. Như vậy đối với hệ thống nhân vật “người đàn bà” trong tác phẩm Huygô không miêu tả họ bằng bút pháp thuần túy lãng mạn, chất hiện thực đã được nhà văn đưa vào xuyên thấm trong từng hình tượng nhân vật. Sự kết hợp tài tình giữa hiện thực và lãng mạn đã giúp Huygô xây dựng nên những hình tượng nhân vật “người đàn bà” chính sinh động, chân thực.
Bên cạnh đó tiểu thuyết đồ sộ này còn có nhiều nhân vật “người đàn bà” phụ được xây dựng sinh động từ nguồn gốc, hoàn cảnh và có vai trò tác động không nhỏ tới nội dung tác phẩm. Những nhân vật này được giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau. Có khi họ xuất hiện với tư cách là thành viên của một nhóm người nhưng mỗi người lại có nét riêng, sức sống riêng như: Đalila, Dêphin, Phavurit, Phăngtin. Có khi sự tồn tại của họ phụ thuộc vào một tập thể, bản thân họ không tách riêng một mình như các nữ tu trong nhà thờ Picpuyt. Có nhiều nhân vật tồn tại thành từng cặp mà ở đó nhân vật này làm cho nhân vật kia nổi rõ: mụ Vituyêcniêng xấu xa hãm hại Phăngtin còn bà cụ nhân hậu Macgơrit lại giúp đỡ nàng. Có lẽ trong các nhân vật nữ ngoài mụ Tênacđiê thì mụ Vituyêcniêng có tác động lớn nhất đến tình tiết tác phẩm.
Ngoài ra còn có rất nhiều nhân vật khác góp phần bổ trợ tạo tình uống cho cốt truyện tiếp tục phát triển. Tuy thế ta vẫn có thể biết rõ về từng nhân vật vì họ thường được Huygô dừng lại giới thiệu khá kĩ.
Có thể nói Huygô đã tiếp cận các nhân vật “người đàn bà” ở ngay trong hoàn cảnh khốn khổ mà họ đang phải vật lộn với cuộc đời, số phận. Huygô không gọt giũa, không màu mè mà đi sâu vào số phận của từng nhân vật, khai thác tận cùng sự nghèo khổ cả về vật chất lẫn tinh thần. Từ đó bóc trần thực tại xã hội nước Pháp đương thời - một xã hội đen tối đầy những áp bức, bất công dồn đẩy số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ vào một cảnh sống khốn cùng.
Khóa luận tốt nghiệp
Hệ thống nhân vật “người đàn bà” đã góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, đồng thời tạo tình tiết, tạo tình huống thúc đẩy cốt truyện phát triển. Quan trọng hơn một hệ thống các nhân vật “người đàn bà” đã góp phần tạo nên một thế giới nhân vật sinh động cho tác phẩm, đa dạng và hết sức chân thực trong tác phẩm. Mỗi nhân vật đều để lại trong lòng người đọc những dư vị xót xa về số phận, thân phận người phụ nữ.
1.4.2 Trong văn học Pháp thế kỉ XIX
Huygô được coi là người có nhiều sáng tạo độc đáo trên lĩnh vực văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết. Bộ phận này còn như một sự bổ sung, thể hiện được những dự định sáng tạo táo bạo mới mẻ, và thầm kín nhất mà Huygô chưa đưa vào các thể loại khác.“Những người khốn khổ” là tiểu thuyết tựa đề soi sáng toàn bộ sáng tạo của Huygô.
Những nhân vật “người đàn bà” như: Phăngtin, mụ Tênacđiê, Êpônin, Côdet, ít nhiều mang sắc thái của “đám bụi người” trong cái đám mênh mông những kiếp người của thiên tiểu thuyết “vừa là chính kịch, vừa là sử thi”. Là người phụ nữ, họ không được Huygô xây dựng như những người anh hùng, song gương mặt của họ ám ảnh độc giả xâu xa hơn và nhân loại hơn. Những cuộc chính biến vẫn đi bên lề cuộc đời họ nhưng không vì thế mà nó không ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của họ. Riêng Êpônin, theo giáo sư Đặng Thị Hạnh: “Êpônin là nhân vật nữ duy nhất được đưa lên chiến lũy, cũng là gương mặt nữ đa dạng nhất của “Những người khốn khổ” và có lẽ của tiểu thuyết Huygô”, “từ quyển nọ qua quyển kia Huygô khắc họa rồi lại hủy hoại, ngợi ca rồi lại hành hạ thiếu nữ này”. Êpônin chết trên chiến lũy, nàng là biểu tượng cao nhất của Huygô về yêu và bị ruồng bỏ cũng giống như nàng tiên cá của Andecxen hi sinh giọng hát si mê để yêu và đã tan thành bọt biển. Trong con người của Êpônin có rất nhiều hành động tưởng như mâu thuẫn: biết Mariuyt yêu Côdet, nhưng để chàng vui, nàng cố tìm cho ra địa chỉ của Côdet, muốn cùng Mariuyt chết trên chiến lũy nhưng cuối cùng lại lấy thân mình đỡ
Khóa luận tốt nghiệp
đạn cho chàng.Về phương diện này Êpônin giống với Quadimôđô, dù không được đáp lại nhưng sẵn sàng hi sinh cho tình yêu. Êpônin là nhân vật “người đàn bà” duy nhất được miêu tả qua nhiều điểm nhìn. Bởi thế tính cách của nhân vật này cũng hết sức phức tạp. Đây không còn là nhân vật “nhất phiến” nữa mà là nhân vật “đa phiến” khó có thể xác định cô là nhân vật chính diện hay phản diện. Êpônin đã khác xa rất nhiều so với những nhân vật của Huygô cũng như của văn học Pháp đương thời và trước đó. Êpônin gần với nhân vật của tiểu thuyết hiện đại hơn. Đây là một bước tiến vượi bậc của Huygô trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
Phăngtin là biểu tượng của sự sa đọa, nhục nhằn, bị lạm dụng, bị ruồng bỏ của mọi người phụ nữ không may xưa nay. Cả Phăngtin cả Côdet đều không có tên họ bởi “đừng hỏi tên họ của một kẻ đi xin chỗ trú thân” - họ là cái “vô danh” trong cái “vô biên” của cuộc đời. Những nhân vật này của Huygô không thể gọi là điển hình song vẫn có một ý nghĩa xã hội, họ là những “mẫu gốc” của tiểu thuyết hiện đại, vừa gần gũi với những nhân vật đánh mất cả cái tên trong tiểu thuyết của Kapka sau này nhưng cũng gần gũi với những điển hình kiểu A.Q của Lỗ Tấn.
Mụ Tênacđiê là biểu tượng của phù thủy hiện đại đan xen giữa ánh sáng và bóng tối, vừa là người mẹ, vừa là ác nhân. Giáo sư Đặng Anh Đào đã nhận định “nhân vật của Huygô không còn hoàn toàn rạch ròi giữa ba tuyến: nạn nhân - kẻ hung bạo - vị cứu tinh”. Giáo sư đã nhắc đến sơ đồ của YvơGôanh về mối liên hệ của bốn hình tượng: A - kẻ bị loại bỏ, B - đối tượng của tình yêu, C - kẻ nắm quyền lực, D - kẻ hung đồ. Trong “Những người khốn khổ”, khi giữ lại cốt truyện thì tính chất sơ đồ của nhân vật đã bị phá vỡ: trong Phăngtin, mụ Tênacđiê có cả A và D, trong Côdet có cả A (thủa nhỏ) và cả B, Êpônin vừa là A, B vừa là C, D.
Khóa luận tốt nghiệp
Mỗi nhân vật ấy, xét đến cùng là biểu tượng của những giới hạn mà bản thân Huygô đã thể nghiệm về cá nhân mình và về con người nói chung. Bởi thế trong văn học Pháp nhân vật của Huygô không hoàn toàn chết cứng, trừu tượng mà đã có sự sống, sinh động và phức tạp trong đó. Hệ thống các nhân vật “người đàn bà” đã góp phần vào bước phát triển của văn học Pháp nói chung và trong văn xuôi Pháp nói riêng.
Chính vì thế mà cho tới nay dù trào lưu lãng mạn đã qua, văn học Pháp thế kỉ XIX, thời đại xã hội tư sản Pháp thế kỉ XIX đã qua nhưng câu chuyện về những nhân vật “người đàn bà” trong “Những người khốn khổ” vẫn còn xúc động và thức tỉnh con người trong thời đại ngày nay.