Nghệ thuật xây dựng nhân vật “người đàn bà” thể hiện trong việc lựa chọn ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Hình tượng người đàn bà trong những người khốn khổ của v huygô (Trang 48 - 59)

“NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”

2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật “người đàn bà” thể hiện trong việc lựa chọn ngôn ngữ

chọn ngôn ngữ

Goorki nhận định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - là chất liệu văn học” (Goorki - Bàn về văn học tập 2, NXB Văn học, H.1965, trang

Khóa luận tốt nghiệp

206). Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp nhà văn khái quát hiện thực và xây dựng nên tác phẩm. Đi vào trong tác phẩm, ngôn ngữ chia thành: ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Người viết văn phải có nhiệm vụ sử dụng khéo léo, tài tình hai ngôn ngữ này để miêu tả các sự kiện cũng như để xây dựng thành công nhân vật trong tác phẩm.

Ở phương diện người kể chuyện, đối với tác phẩm tự sự, ngôn ngữ của người kể chuyện giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc của tác phẩm. Người kể chuyện là người dẫn ra câu chuyện, người xem xét, đánh giá các nhân vật và các sự kiện được phản ánh trong tác phẩm. Trong thực tế không có người kể chuyện nào hoàn toàn vô tư trước câu chuyện xảy ra trong tác phẩm. Thái độ của người kể chuyện thường nghiêng về ủng hộ một hoặc một số nhân vật nào đó. Khi miêu tả các nhân vật trong tác phẩm ngôn ngữ người kể chuyện thường được biểu hiện chủ yếu dưới dạng lời trần thuật trực tiếp đóng vai trò kể lại, thuật lại. Trong “Những người khốn khổ” khi miêu tả các nhân vật đặc biệt là nhân vật nữ Huygô sử dụng đa số lời trần thuật trực tiếp. Nó thể hiện ở lời dẫn dắt, lời miêu tả trực tiếp của tác giả trong tác phẩm. Điều này khá dễ để nhận thấy. Qua lời trần thuật ấy, nhân vật đều hiện lên rõ ràng ở ngoại hình, cử chỉ, hành động, hoàn cảnh sống của. Tuy nhiên ở một số chỗ Huygô có thêm vào đó một vài lời bàn luận hoặc một vài lời châm biếm kín đáo nhằm thể hiện thái độ của ông với nhân vật. Lời thêm vào đó không làm mất đi tính khách quan của lời đánh giá. Có thể thấy loại ngôn ngữ này được sử dụng rất nhiều khi Huygô miêu tả ngoại hình của nhân vật.

Bên cạnh đó ngôn ngữ nhân vật cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp Huygô xây dựng hệ thống những nhân vật “người đàn bà” trong tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật là lời nói được phát ngôn trực tiếp từ các nhân vật trong tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật là phương tiện để phản ánh những đặc điểm về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp đặc biệt là giúp nhân vật tự bộc lộ thế giới

Khóa luận tốt nghiệp

nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật chia thành hai loại: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.

Đối thoại trong tác phẩm văn học là hình thức mà nhà văn để cho các nhân vật trò chuyện, trao đổi, tranh luận với nhau. Theo Bakhtin: “Bản chất của đời sống là đối thoại. Sống có nghĩa là tham gia vào đối thoại: đặt câu hỏi, lắng nghe, trả lời, đồng ý…”. Mối quan hệ giữa các nhân vật càng đa dạng, các nhân vật càng đối thoại nhiều thì càng bộc lộ những đặc điểm về tính cách của mình. Sự bộc lộ đó thể hiện qua lời đối thoại và cách đối thoại của nhân vật. Biên pháp này giúp bạn đọc như nghe thấy nhân vật nói năng với lối tư duy và ứng xử riêng trong những tình huống cụ thể. Đôi khi lời đối thoại còn được tác giả giới thiệu kèm theo giọng nói, cách nói. So với hệ thống nhân vật những người đàn ông thì hệ thống nhân vật những “người đàn bà” được đặt trong các cuộc đối thoại ít hơn. Huygô chỉ tập trung miêu tả chân dung, tính cách của một vài nhân vật còn lại chỉ được giới thiệu bằng lời trần thuật về hoàn cảnh sống, tính cách của nhân vật. Nhân vật nữ chính trong tác phẩm cũng phần lớn là những nhân vật hành động hơn là đối thoại. Với dung lượng của một tác phẩm lớn, một số lượng nhân vật đông đảo như vậy tất nhiên không thẻ khảo sát được tất cả các cuộc đối thoại. Ở đây chỉ xin đi vào một vài cuộc đối thoại tiêu biểu, đáng chú ý mà ở đó nhân vật bộc lộ về mình khá nhiều.

Phăngtin là nhân vật nữ chính nhất trong tác phẩm cũng là nhân vật được đặt trong nhiều cuộc đối thoại nhất. Cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa Phăngtin và mụ Tênacđiê đã nói lên những nét sơ qua về cả hai nhân vật. Ngôn ngữ của Phăngtin thì dài dòng, khẩn thiết còn ngôn ngữ của mụ Tênacđiê thì ngắn gọn, cộc lốc:

Khóa luận tốt nghiệp

Phăngtin: “Bà hiểu cho, tôi không thể mang cháu về quê được. Công việc làm ăn của tôi buộc phải thế. Có con mọn kè kè thì còn ai người ta dám mướn nữa”.

Mụ Tênacđiê: “Để còn xem thế nào đã”.

Phăngtin: “Mỗi tháng tôi sẽ trả cho bà sáu phơrăng”. Mụ Tênacđiê: - “Sáu bảy bốn hai”.

- “Cộng tất cả là năm bảy phơrăng”.

Phăngtin khẩn thiết nhờ cậy một cách chân thành còn mụ Tênacđiê thì ngắn gọn, không biểu cảm một chút xúc động. Tất cả những gì mà mụ quan tâm chỉ là tiền. Đây là đoạn đối thoại mở đầu cho nhiều cuộc đối thoại sau đó giữa Phăngtin và vợ chồng Tênacđiê chỉ khác những cuộc đối thoại sau đó diễn ra dưới hình thức thư từ. Một lần vợ chồng Tênacđiê gửi thư nói trời rét thế này mà Côdet phải trần truồng, ăn mặc rách rưới. Và khi người thợ cắt tóc trầm trồ khen tóc nàng thì Phăngtin hỏi ngay:

- Ông trả tôi bao nhiêu? - Mười phơ răng.

- Ông cắt đi.

Phăngtin trả lời người thợ cạo không một chút đắn đo, suy nghĩ, người đàn bà ấy sãng sàng cắt đi mái tóc vàng óng của mình để gửi về cho con một chiếc váy len như một lời đáp với vợ chồng mụ Tênacđiê. Ngay sau đó chị lại nhận được thư của vợ chồng Tênacđiê: “Côdet mắc một chứng bệnh đang phát triển ở địa phương, người ta gọi đó là bệnh sốt phát ban…Trong vòng tám ngày nếu chị không gửi bốn mươi phơ răng thì cứ coi như con bé đi đứt”. Đọc thư xong chị cười rộ lên như điên và nói với bà láng giềng: “A, họ quý hóa thật! Bốn mươi phơ răng, có thế thôi! Nghĩa là hai đồng vàng! Đào đâu ra? Họ thật ngớ ngẩn”. Ngôn ngữ của chị chứa đầy sự phẫn nộ của một con người gần như tuyệt vọng bởi chị đào đâu ra số tiền đó. Nhưng sau khi bán

Khóa luận tốt nghiệp

hai cái răng chị trả lời bà cụ láng giềng mà nụ cười rớm máu: “Có gì đâu, tôi vui thì có. Con tôi sẽ không chết vì cái bệnh ác nghiệt ấy vì có thuốc rồi. Tôi rất hài lòng”. Đây lại là ngôn ngữ chứa đầy niềm vui, bởi Phăngtin đã giải quyết được vấn đề. Người mẹ này không chỉ trong mọi suy nghĩ và hành động đều bị chi phối bởi tình thương con mà trong cả ngôn ngữ đối thoại cũng bị chi phối bởi tình thương ấy.

Đáng chú ý nhất là đoạn đối thoại giữa Phăngtin và Giave. Khi biết phải lĩnh án sáu tháng tù, trước sau nàng chỉ kêu van: “Sáu tháng ở tù! Sáu tháng mỗi ngày chỉ được có bảy xu! Thế thì Côdet rồi ra làm sao? Con ơi! Con!”. Những lời nói ấy cho thấy Phăngtin không hề nghĩ đến hoàn cảnh tù đày của mình mà chỉ nghĩ đến tình cảnh của Côdet nếu như nàng vào tù. Trong cuộc đối thoại giữa Phăngtin, Giave, ông Mađơlen ở đồn cảnh sát, Huygô đã giành tới bốn trang sách chỉ để cho Phăngtin nói những lời van xin: “Ông Giave ơi, ông xin phúc cho. Tôi cam đoan với ông rằng không phải lỗi của tôi. Nếu ông được chứng kiến ngay từ lúc đầu thì ông đã rõ…Khi lũ tôi đi dường không động chạm gì đến ai, thì người ta có quyền gì lấy tuyết nhét vào lưng chúng tôi như thế? Tôi lại đang ốm dở…Quanh đấy lại không có ai làm chứng cho tôi…Có lẽ tôi cũng trái vì đã nóng giận. Nhưng ông minh xét cho trong lúc bất thần như thế, ai mà bình tĩnh được…Tôi cũng biết, làm bẹp cái mũ dạ của ông ất là trái rồi…Trời ơi, xin lỗi ông ấy thì xin chứ sao. Ông Giave ơi, xin ông tha cho tôi lần này, lần hôm nay thôi…Đừng bỏ tù tôi ông ơi! Ông biết cho, nếu tôi ở tù thì con bé sẽ bị đuổi ngay ra đường muốn sao thì ra, giữa mùa đông tháng giá thế này. Ông thương cháu bé bỏng với…Tôi vốn không phải là người hư thân mất nết …Sở dĩ tôi phải uống rượu là vì khốn khổ quá”. Trước những lời nói đó dẫu sắt đá cũng phải chuyển nhưng Giave thì không: “Thôi ta đã nghe đủ rồi. Mày đã nói hết chưa? Bây giờ thì đi. Đi tù sáu tháng. Dẫu chúa cứu thế xuống đây cũng không làm gì được”.

Khóa luận tốt nghiệp

Trong lời đối thoại ấy tính cách của hai nhân vật bộc lộ khá rõ. Những lời kêu van của Phăngtin vừa là lời thanh minh, vừa là lời giãi bày, lại vừa là lời cầu xin. Phăngtin bắt đầu bằng lời thanh minh cho hành động của mình, rồi tự nhận lỗi về mình và cầu xin. Tiếp đến nàng giãi bày hoàn cảnh của mình và tình cảnh của Côdet nếu nàng phải vào tù. Cuối cùng nàng thanh minh cho phẩm chất của mình và cầu xin, van nài. Những lời đối thoại với Giave của Phăngtin vô cùng lôgic, thuyết phục thể hiện phần nào sự thông minh khéo léo của nàng. Trong một đoạn văn dài Huygô sử dụng rất nhiều dấu chấm than, một mặt thể hiện sự dồn nén cảm xúc trong lòng Phăngtin, một mặt thể hiện lòng thương cảm của nhà văn đối với nhân vật. Ngôn ngữ của Phăngtin không phải là ngôn ngữ của một người đàn bà không hiểu biết. Mỗi lời nàng nói ra là những nỗi niềm sâu sắc ẩn chứa trong đó biết bao niềm xót xa ngậm ngùi: “Tôi vốn không phải là người hư thân mất nết… Sở dĩ tôi phải uống rượu là vì tôi khốn khổ quá”. Trong lời nói ấy Phăngtin đã ý thức được phẩm giá của mình. Cách xưng hô của Phăngtin với Giave đầy kính trọng: ông - tôi, nhưng cách xưng hô của Giave ngược lại đầy sự khinh bỉ. Ngôn ngữ của Giave cho thấy bản chất của con người nghiêm khắc, với hắn chỉ có những luật lệ.

Vì Phăngtin hiểu lầm cho rằng ông Mađơlen là người đuổi việc chị, đẩy chị vào tình cảnh khốn cùng nên trong lời đối thoại với ông Mađơlen, Phăngtin luôn thốt ra những lời miệt thị, khinh bỉ, căm ghét với ông. “Ông Mađơlen hỏi Phăngtin:

- Chị còn nợ bao nhiêu nữa? - Tao nói với mày đấy à?

- Này các bác, các bác có thấy tôi nhổ vào mặt nó thế nào đấy không? À! Tên thị trưởng già khốn nạn kia”

Khóa luận tốt nghiệp

Ngôn ngữ của Phăngtin cho thấy sự cứng cỏi trong con người chị, mặc dù biết người đó là thị trưởng nhưng chị không hề sợ sệt, ngược lại thẳng thắn bày tỏ thái độ căm ghét của mình.

Đến khi nằm trên giường bệnh Phăngtin luôn khắc khoải với câu hỏi: “Ông thị trưởng đã đến chưa?”, “Côdet đã về chưa?”. Câu nói cuối cùng của Phăngtin: “Con tôi! Đi tìm con tôi! Thế ra nó chưa đến đây sao?” chứa đầy nỗi khắc khoải lẫn tuyệt vọng. Đến lúc chết trong trí nhớ của người đàn bà đáng thương ấy cũng chỉ có hình ảnh của đứa con.

Có thể nói Huygô đã xây dựng ngôn ngữ đối thoại của Phăngtin hết sức đa dạng và tinh tế, phần nào thể hiện được tính cách lẫn con người bên trong của nhân vật này.

Những cuộc đối thoại của Êpônin thường hết sức ngắn gọn. Đối tượng đối thoại của cô chủ yếu là Mariuyt. Lần đầu tiên nói chuyện với Mariuyt, Êpônin đã tỏ ra hết sức tự nhiên như thân quen từ lâu: “Ấy em cũng biết đọc đấy nhé”, “Em biết viết nữa kia”. Cuộc đối thoại giữa Mariuyt và Êpônin có khi thể hiện sự kính trọng ngưỡng mộ của cô đối với chàng: “Ông Mariuyt, ông có biết ông xinh trai lắm không?”. Có khi lại là lời giãi bày chia sẻ rất thành thực của cô: “Lắm tối em cứ phải đi mò. Đêm chẳng về nhà nữa. Mùa rét năm ngoái…chúng em ở gầm cầu. Cứ ôm lấy nhau cho đỡ buốt…em định nhảy xuống tự tử là em lại nghĩ thầm: Rét chết cha!”. Có khi lại là những lời xuồng xã, tự nhiên: “Nếu được ăn bữa sáng nay thì ông có biết là thế nào không? Thì tức là được ăn cả bữa sáng hôm kia, bữa chiều hôm kia, bữa sáng hôm qua, bữa chiều hôm qua, ăn dồn cả năm bữa vào sáng hôm nay mà lị. Mẹ kiếp”, “Hay quá! Mà rắn bỏ cha! Gãy mẹ nó cả răng”. Cuộc đối thoại lần đầu tiên ấy đã cho thấy vẻ tự nhiên, táo bạo của Êpônin. Điều khiến người đọc chú ý nhất qua lời đối thoại trên là tình cảnh, sự bần cùng đến đáng thương hại của Êpônin.

Khóa luận tốt nghiệp

Trong lần đối thoại thứ hai với Mariuyt, Êpônin nói: “Ông đã cho tôi ăn, bây giờ ông có việc gì, cứ nói cho tôi biết…Làm thế nào để ông hết buồn. Tôi có thể giúp được ông việc gì không? Ông cứ sai tôi”. Lời nói ấy không chỉ thể hi sự quan tâm, giúp đỡ của Êpônin với chàng mà Êpônin còn tỏ ra là người hiểu Mariuyt, biết chàng buồn vì điều gì, biết chàng muốn điều gì. Lời nói của Êpônin đã nói trúng những tâm tư tình cảm trong lòng Mariuyt.

Lần đối thoại thứ ba với Mariuyt, Êpônin trở nên khác hẳn. “- Sao ông biết em là Êpônin?”

“- Thôi mặc kệ, cũng chẳng sao. Ông đang buồn rầu, mà em thì lại muốn ông được vui lên. Ông hứa với em là ông sẽ cười đi”.

“- Em không muốn lấy tiền của ông”.

Không còn thấy một Êpônin táo bạo, thô tục trong cách ăn nói như lần đầu tiên mà là một Êpônin dịu dàng, lễ phép hơn.

Vẻ đẹp tâm hồn Êpônin được soi sáng từ cuộc đối thoại lần cuối cùng với Mariuy. Kề cận với cái chết, giọng nói của cô vẫn bình thản, lạ lùng:

“- Làm sao cô lại ở đây? Cô ở đây làm gì? - Em chờ chết”.

Những lời nói của Êpônin là lời giãi bày thầm kín nhất mà trước đó cô chưa bao giời nói ra:

“- Ông thấy em xấu xí phải không?”

“- Chính em đã đưa ông đến đây, đấy nhé! Rồi đây ông sẽ chết. Em cũng mong như thế lắm. Thế mà khi thấy có người chĩa súng bắn ông em đã đặt bàn tay em lên miệng súng”.

“- Với lại, ông Mairiuyt này, hình như em cũng có đem lòng yêu ông”. Lời nói ấy là lời giải thích thỏa đáng cho tất cả những gì mà Êpônin đã làm vì Mariuyt. Trong những cuộc đối thoại giữa Êpônin và Mariuyt, phần lời của Êpônin là chủ yếu và Êpônin luôn là người chủ động trong cuộc giao tiếp.

Khóa luận tốt nghiệp

Qua mỗi lần đối thoại với Mariuyt, tính cách của Êpônin không chỉ có sự bổ sung mà còn có sự phát triển. Ngôn ngữ đối thoại đã góp phần soi rọi tâm hồn của nhân vật, đặc biệt là lời nói cuối cùng đã làm bừng sáng vẻ đẹp tâm hồn của Êpônin đồng thời tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Khi ngăn cản cha mình để bảo vệ căn nhà của Côdet có lúc Êpônin đã dùng những lời lẽ ngọt ngào: “Con không đi đâu! Bốn tháng trời nay chẳng thấy mặt cha thế mà cha lại đuổi đi ngay chưa kip hôn cha nữa”. Có lúc cô lại dùng những lời lẽ van nài: “Nhưng nhà họ nghèo lắm, trong nhà không có tiền nong gì hết”. Có lúc Êpônin lại tỏ ra cứng cỏi, có phần bất cần thách thức: “Đây thì chẳng cần gì, ngày mai có ai nhặt được xác đây, bị dao của cha đây đâm chết…có ai thấy đây ngồi trong trại giam ở Xanhculơ hay trôi dạt ở cù lao Thiên Nga cùng với nút chai thối và thây chó chết trôi đây cũng cóc cần”. Những lời đối thoại ấy đã cho thấy sự táo tợn và liều lĩnh của Êpônin.

Một phần của tài liệu Hình tượng người đàn bà trong những người khốn khổ của v huygô (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)