Biện pháp tương phản trong xây dựng nhân vật “người đàn bà”

Một phần của tài liệu Hình tượng người đàn bà trong những người khốn khổ của v huygô (Trang 62 - 74)

“NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”

2.5. Biện pháp tương phản trong xây dựng nhân vật “người đàn bà”

Nghệ thật tương phản là một biện pháp nghệ thuật quen thuộc mà ta thường gặp. Mục đích của biện pháp này nhằm làm nổi bật các phẩm chất hoặc nhấn mạnh các đặc tính của người, sự vật…

Nói tới nghệ thuật tương phản tức là nói đến bút pháp xây dựng nhân vật về mặt hình thức, qua hình thức làm nổi bật nội dung mà nhà văn cần nhấn mạnh. Tương phản tuy là trái ngược, là đối lập nhưng cùng nằm trên một bình diện, cùng thống nhất với nhau để nhấn mạnh một ý nào đó nhằm khái quát bản chất của cái mà người viết có dụng ý.

Biện pháp này được nói đến từ lâu trong văn học nhất là được các tác giả lãng mạn ưu dùng. Nhưng đến Huygô, ông đã sử dụng biện pháp này một cách triệt để và phổ biến. Trong quá trình xây dựng hình tượng “người đàn bà”, sự tương phản được thể hiện ở từng nhân vật giữa hình dáng bên ngoài với phẩm chất bên trong, giữa nhân vật với nhân vật.

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu biện pháp tương phản được sử dụng ở từng nhân vật.

Biện pháp này được thể hiện khá rõ ở Phăngtin. Trước hết ở ngoại hình của Phăngtin khi còn hạnh phúc, sung sướng với ngoại hình của nàng khi bị phụ bạc đi lang thang kiếm sống, đặc biệt khi đã trở thành gái điếm. Trước

Khóa luận tốt nghiệp

kia, Phăngtin xinh đẹp rực rỡ, nổi bật ở nàng là sự trong trắng, thuần khiết. Nhưng từ khi bị phụ bạc, nỗi khốn khổ của cuộc đời đã dần xóa đi vẻ đẹp ấy và khi trở nên trụy lạc, thì vẻ đẹp ấy mất hẳn, lúc đó Phăngtin chỉ là một cô gái điếm xấu xí, ghê tởm. Sự thay đổi về ngoại hình này của Phăngtin đã được chúng tôi nói chi tiết khi tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình. Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra làm ví dụ cho biện pháp tương phản trong ngoại hình của nhân vật Phăngtin. Sự tương phản đáng nói ở Phăngtin đó là sự đối lập giữa ngoại hình, lời nói và cử chỉ bên ngoài với phẩm chất bên trong của nàng khi đã trở thành cô gái điếm. Cuộc sống đã đã dồn đẩy Phăngtin đến bước đường bi đát, đến cảnh bùn nhơ. Hoàn cảnh đã kiến người con gái trong trắng, thuần khiết như Phăngtin trở thành một người đàn bà gớm ghiếc với những tiếng chửi rủa. Không còn là cô gái đẹp lộng lẫy, Phăngtin trở thành người đàn bà như “con ma dại, xấu xí, ghê gớm”. Ngoại hình thay đổi, Phăngtin trở nên liều lĩnh, trơ trẽn, như “con thú hoang”. Nhưng đối lập với bề ngoài, tính cách bề ngoài ấy lại là một vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng. Mục đích, động cơ của việc Phăng tin đi làm gái điếm là vì đứa con thân yêu của nàng. Người mẹ ấy sẵn sàng bán đi cả danh dự, phẩm giá của mình vì con. Đến khi nằm trên giường bệnh vẫn tha thiết tiếng gọi con. Tình thương con đã soi sáng tâm hồn Phăngtin. Đức hi sinh của Phăngtin là biểu tượng sáng ngời cho tình mẫu tử thiêng liêng. Có thể nói, Phăngtin bị dồn đẩy vào cảnh bùn nhơ, sống cuộc sống bùn nhơ, nhưng tâm hồn nàng vẫn ngát hương thơm.

Êpônin được coi là một điển hình của nghệ thuật tương phản được thể hiện trong một nhân vật. Về ngoại hình, khi còn nhỏ Êpônin cùng với Adenma được sống trong điều kiện vật chất đầy đủ, được cha mẹ chăm sóc chu đáo nên chúng có ngoại hình đẹp đẽ, đáng yêu: “Hai đứa bé đẹp thật…cả hai đều nhanh nhẹn, sạch sẽ, mụ mẫm, tươi tắn, khỏe mạnh”. Nhưng sau này khi cảnh nhà sa sút, cả hai phải sống lang thang, đói rách, ngoại hình của

Khóa luận tốt nghiệp

chúng đã thay đổi hoàn toàn. Êpônin xanh xao, gầy gò, nước da nhợt nhạt, xương vai xám xịt, bàn tay thì đỏ bầm, miệng mất mấy cái răng”. Còn Adenma thì là “một cô bé xanh xao, dài ngoằng ngoẵng, nó gần như chẳng có quần áo gì”. Như vậy ở Êpônin và Adenma có sự đối lập về ngoại hình rất rõ, đó là sự đối lập giữa ngoại hình đẹp đẽ, bụ bẫm, hồng hào khi còn nhỏ với ngoại hình gầy gò, nhàu nát, rách rưới khi phải sống trong cảnh lang thang.

Sự đối lập đáng chú ý nhất của Êpônin không phải là ở ngoại hình lúc nhỏ và khi lớn lên mà là sự đối lập giữa vẻ bề ngoài và tâm hồn bên trong. Khi phải sống cuộc sống truy lạc đói khổ, Êpônin xấu xí, rách nát, là một cô gái táo tợn và liều lĩnh thậm chí còn có phần trơ trẽn và bất cần. Nhưng cô vẫn ẩn chứa bên trong một trái tim, một tâm hồn trong sáng đến kì lạ. Mặc dù sống trong cảnh khốn cùng, nhưng Êpônin không quên ân nhân của mình là Mariuyt: “ông đã cho tôi ăn, bây giờ ông có việc gì cứ nói cho tôi biết”. Không phải ngẫu nhiên mà Huygô lại gọi tên hành động đó là “nghèo đói giúp đau khổ”. Chưa nói đến tình yêu thì Êpônin cũng là con người sống sâu sắc, có tình có nghĩa. Mặc dù ghét Côdet nhưng Êpônin vẫn liều chết để bảo vệ căn nhà của Côdet. Nững hành động của Êpônin trước hết được soi sáng bởi tình yêu với Mariuyt sau đó là bởi tình người cao đẹp. Êpônin đã vượt lên trên mọi sự ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường, nàng là hiện thân cho một tâm hồn cao đẹp. Trong tình yêu với Mariuyt, Êpônin là biểu tượng của sự hi sinh và tấm lòng cao thượng. Dù không muốn Mariuyt tìm ra Côdet nhưng cô đã đặt niềm vui của người mình yêu lên trên sự ích kỉ để tìm cho ra địa chỉ của Côdet. Cũng vì tình yêu Êpônin đã hi sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ Mariuyt. Đối với Mariuyt, Êpônin chỉ biết nghĩ cho chàng mà chưa một lần nghĩ cho mình. Tình yêu lặng thầm và cô cũng hi sinh một cách lặng thầm vì tình yêu ấy. Cuối cùng Êpônin cũng trao bức thư của Côdet cho Mariuyt, đó là biểu tượng cao nhất của tấm lòng cao thượng trong con người Êpônin. Đẩy

Khóa luận tốt nghiệp

Mariuyt trở về với hạnh phúc, còn nàng nhận lấy cái chết. Êpônin đã yêu Mariuyt bằng một tình yêu vô cùng cao đẹp và thánh thiện. Như vậy, có thể thấy trong Êpônin vẻ ngoài xấu xí, táo tợn và liều lĩnh kia hoàn toàn tương phản với một tâm hồn trong sáng, cao đẹp và giàu lòng hướng thiện. Bằng nghệ thuật tương phản này Êpônin đã trở thành một nhân vật sống động mang nhiều nét đa diện và phức tạp nhất trong tác phẩm. Cũng chính sự đối lập ấy mà Êpônin trở thành nhân vật gây ấn tượng nhất trong lòng người đọc. Có lẽ dư vị mà Êpônin để lại trong lòng người đọc là sự xót xa lẫn cảm phục.

Trong “Những người khốn khổ” khi xây dựng hệ thống nhân vật

“người đàn bà”, Huygô luôn đặt các nhân vật của mình vào thế đối lập, tương phản để tạo thành những cặp nhân vật sóng đôi. Sự tương phản giữa nhân vật này với nhân vật kia nhằm làm nổi rõ những đặc tính của một nhân vật hoặc có khi là nhằm nổi rõ cả hai nhân vật. Trước hết phải nói đến cặp đôi nhân vật: bà xơ Pecpêtuy và Xempơlit, hai bà là sự tương phản về ngoại hình. Bà Pecpêtuy là một người đẫy đà, thô vụng “vào cửa chúa cũng như vào chợ”, da mặt lúc nào cũng đỏ gay. Còn bà xơ Xempơlit thì lại trắng như bạch lạp. Huygô đã đưa ra phép so sánh để thấy được sự tương phản về ngoại hình giữa hai bà: “Hai bà đứng với nhau thì y như cây bạch lạp đặt cạnh cây nến mỡ bò”. Về tính cách hai, bà cũng là một sự đối lập: bà Pecpêtuy “đối với người ốm thì biết dịu dàng, đối với người sắp chết thì bà càu nhàu, cau có ném chúa vào mặt người ta, còn cầu nguyện cho người sắp chết thì giọng giận giữ, nặng trình trịch…Tính bà táo tợn và ngay thẳng”. Còn bà Xempơlit thì “dịu dàng đến mức tưởng như mỏng manh dễ vỡ thế mà lại rắn chắc hơn đá… Giọng nói của bà có cái gì an ủi, đem lại sự tin tưởng…Bà nổi tiếng với cái nết trung thực không gì lay chuyển nổi”. Từ ngoại hình đến tính cách hai bà là một sự tương phản đối lập nhau. Sự tương phản ấy không nhằm làm nổi bật một nhân vật mà nhằm làm cho cả hai nhân vật trở nên sinh động hơn. Kiểu tương phản

Khóa luận tốt nghiệp

giữa hai nhân vật ấy xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm, nhưng có khi là sự tương phản về ngoại hình, có khi là sự tương phản về tính cách. Hai người hầu gái của bà Huysơlu cũng được đặt trong sự tương phản ấy. Bà Matơlôt: to tròn, tóc hung, mồn xoen xoét, xấu xí hơn bất kì con quái vật huyền thoại nào. Gibơlôt thì dài thườn thượt, mảnh khảnh, trắng nhợt như người bị bệnh máu trắng. Còn hai người con gái của lão Gilơnormăng là sự tương phản về tính cách. Cô em là một tâm hồn đáng yêu, quay về phía ánh sáng, hoa lá thơ nhạc, nhẹ nhàng bay bổng, đầy nhiệt tình. Còn cô chị lại là “sự đoan trang đến khắc khổ…bộ óc tăm tối và thô thiển”. Hai chị em theo đuổi những giấc mộng riêng của mình: “cô em từ nhỏ đã đính ước trong lí tưởng của mình với hình ảnh lờ mờ của một chàng trai dũng cảm”. Còn cô chị lại có ước vọng về người chồng “chủ thầu hay lái súng giàu sụ, ngu đần cũng được”. Huygô đã dùng nhiều câu để nói lên sự tương phản ấy: “Từ nhỏ hai chị em đã chẳng giống nhau chút nào, từ mặt mũi đến tính cách, họ không có vẻ gì là giống chị em cả” hay “mỗi cô có một đôi cánh mộng, cô em bay bổng với đôi cánh thiên thần, cô chị lặc lè với đôi cánh ngỗng”. Sự tương phản này đã làm nổi bật bức chân dung của hai chị em. Cô em đáng mến bao nhiêu thì cô chị lại thiếu thiện cảm bấy nhiêu. Ba cặp nhân vật phụ trên không có vai trò lớn với tình tiết tác phẩm nó chỉ góp phần nổ sung cho sự sinh động hấp dẫn của từng nhân vật. Như trên đã nói, mụ Vituyêcniêng mặc dù là nhân vật phụ nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy cốt chuyện phát triển. Mụ vừa già, vừa xấu, “dốc tâm đóng vai một mụ già ngoan đạo”. Chỉ vì ngứa miệng ba hoa mà hóa ra độc ác, mụ đã tìm mọi cách dò la ra nơi Phăngtin gửi Côdet. Cuối cùng mụ đã thành công, Phăngtin bị đuổi việc, lâm vào tình cảnh khốn cùng. Mụ Vituyêcniêng đã làm hại Phăngtin còn bà Macgơrít thì lại dìu dắt Phăngtin trong cảnh nghèo nàn. “Bà đốt đèn cho chị lúc chị về khuya, lại dạy cho chị cách sống trong cảnh nghèo khổ”. Huygô đã nói về mụ Vituyêcniêng với sự

Khóa luận tốt nghiệp

căm ghét “Con mụ ấy là một con yêu quái”, còn với bà Macgơrít ông lại nói với giọng kính trọng, cảm phục: “Bà một lòng ngoan đạo thờ chúa, bà nghèo nhưng hảo tâm với người khốn khó và cả với người giàu sang”. Sự giúp đỡ của bà Mácgơrít trong hoàn cảnh lúc đó của Phăngtin là vô cùng quý giá nó giúp Phăngtin có được niềm an ủi và giúp nàng học cách vượt qua sự đói khổ. Mụ Vituyêcniêng và bà Macgơrit là hai tính cách trái ngược nhau, hai tâm hồn trái ngược nhau, một độc ác và một nhân hậu. Huygô đặt hai nhân vật ấy đi liền nhau càng làm nổi rõ hơn bản chất của từng nhân vật. Có thể nói sự đối lập giữa các cặp nhân vật này đã tạo nên sựu đa dạng, nhiều vẻ cho thế giới nhân vật của “Những người khốn khổ”. Đồng thời sự tương phản này đã làm nổi rõ những đặc điểm về ngoại hình, tính cách của từng nhân vật.

Bốn nhân vật nữ chính trong tác phẩm đã tạo thành hai cặp đôi mà giữa các nhân vật có sự tương phản, đối lập nhau. Phăngtin là cô gái đẹp rực rỡ, trong trắng còn mụ Tênacđiê là mụ đàn bà xấu xí, thô kệch, đen tối. Nhưng Huygô không nhằm tạo ra sự tương phản về ngoại hình của hai nhân vật ấy, bởi khi mụ Tênacđiê xuất hiện cũng là lúc vẻ đẹp của Phăngtin đang mất dần đi trở nên xấu xí hơn trước. Sự tương phản mà Huygô muốn nhấn mạnh ở đây chính là: cũng là tấm lòng của một người mẹ nhưng họ hoàn toàn khác nhau.

Đọc “Những người khốn khổ” người ta nhớ đến Phăngtin không phải vì sắc đẹp của nàng mà là tình mẫu tử thiêng liêng ở nàng, nói cách khác người ta nhớ đến một người mẹ. Tình thương con đã chi phối đến toàn bộ suy nghĩ hành động của Phăngtin. Cảm động thay cái cảnh một người mẹ bán tóc, bán răng - những tài sản duy nhất của mình để lấy tiền với niềm vui: “ta đã lấy tóc ta dệt váy cho con mặc”, “con tôi sẽ không chết vì cái bệnh ác nghiệt ấy nữa vì đã có thuốc rồi”. Huygô đã tái hiện rất thành công và sâu sắc tâm trạng lạ lùng của Phăngtin mỗi lần nàng nhận được thư của vợ chồng Tênacđiê gửi đến đòi tiền: nàng đọc nhàu nát những bức thư trong đó báo tin con nàng bị rét, bị thiếu áo, bị

Khóa luận tốt nghiệp

bệnh mà không có tiền mua thuốc…nàng cười rộ lên như người điên hoặc chạy ra phố vừa chạy vừa cười khanh khách. Người phụ nữ ấy đã bán đi tất cả những gì mình có vì con. Cũng vì con, nàng không ngần ngại trở thành người đàn bà xấu xí, rách rưới. Người phụ nữ khốn khổ ấy vì con cuối cùng cũng tự nhủ: “đành bán nốt vậy” và đi làm gái điếm. Danh giá, nhân phẩm và lòng tự trọng cuối cùng Phăngtin cũng phải đem bán để có tiền gửi nuôi Côdet. Trước cảnh ấy Huygô đã phải thốt lên một cách xót xa: “Hỡi ơi những vận mệnh bị xô dồn như thế là thế nào nhỉ? Họ bị đẩy đi đâu? Vì sao lại thế”.

Cuộc sống đã dồn đẩy Phăntin phải đi đến lựa chọn giữa một bên là phẩm giá và một bên là sự sống của đứa con nàng. Sự lựa chọn nào cũng nghiệt ngã, khó khăn. Nhưng trong lần lựa chọn nào Phăngtin cũng không ngần ngại, không đắn đo, không do dự, nàng dứt khoát và nhanh chóng chọn lấy Côdet. Thậm chí cả khi đối mặt với cái chết thì hình ảnh Côdet cũng chiếm lấy tâm chí nàng, cũng là niệm hi vọng cuối cùng để nàng duy trì thêm sự sống. Có thể nói giữa cảnh bùn nhơ mà Phăngtin bị đẩy vào, nàng sáng ngời lên như một biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng, biểu tượng về tấm lòng của người mẹ.

Ngoài Phăngtin trong tác phẩm còn có hai người mẹ nữa nhưng họ không phải là biểu tượng của tình mẫu tử như nàng. Đặt trong sự đối sánh với Phăngtin thì họ là sự tương phản hoàn toàn. Trước hết là mụ Tênacđiê. Mụ là một người mẹ kì quặc, tình thương con của mụ thật quái gở: Mụ chỉ dành tình thương yêu và chăm sóc cho hai đứa con gái còn hai đứa con trai thì mụ ghét cay ghét đắng. Một người mẹ mà lại ghét bỏ chính con trai mình, đó cũng là một sự nghịch lí khó chấp nhận. Huygô không dừng lại ở đó, ông còn đẩy sự tương phản về hai người mẹ ấy lên đỉnh điểm. Nếu Phăngtin hi sinh tất cả vì con thì mụ Tênacđiê vứt bỏ chính con đẻ của mình mà không một chút áy náy. Đứa thì mụ vứt ra đường phố, đứa thì mụ cho người ta nuôi. Đối với mụ

Khóa luận tốt nghiệp

Tênacđiê thì hai đứa trẻ ấy như không tồn tại hoặc có tồn tại thì sự tồn tại của chúng chỉ làm mụ vướng bận. Bởi thế mụ vứt con như vứt một đồ vật, mụ bán con như bán một món hàng. Ở đây sự nghèo đói là một phần làm biến chất con người mụ, nhưng về cơ bản sự độc ác, vô lương tâm của mụ đã biến thành bản chất ấy trong con người mụ không hề thay đổi, thậm chí ngày càng độc ác, tàn nhẫn hơn.

Một phần của tài liệu Hình tượng người đàn bà trong những người khốn khổ của v huygô (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)