“NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật “người đàn bà” thể hiện qua việc miêu tả cử chỉ, hành động
tả cử chỉ, hành động
Trong thơ, nhân vật hầu như không có hành động nếu có thì cũng chỉ là hành động khơi gợi cảm xúc, nhưng trong văn xuôi đặc biệt là tiểu thuyết thì hành động của nhân vật lại được chú ý thể hiện. Miêu tả hành động của nhân vật trong các tình huống, sự kiện cũng là cách giúp nhà văn thể hiện tính cách nhân vật. Trong tác phẩm, hệ thống nhân vật “người đàn bà” được chú ý miêu tả cử chỉ, hành động chiếm tỉ lệ không nhiều. Huygô chỉ tập trung vào những nhân vật chính như: Phăngtin, mụ Tenacđiê, Êpônin và một vài nhân vật phụ khác. Miêu tả cử chỉ, hành động cốt để làm nổi bật tính cách nhân vật, bởi trước khi nhân vật lên tiếng thì hành động của họ đã nói lên họ là con người như thế nào.
Một sự đảo lộn kì quặc đã diễn ra trong tu viện Picpuyt bởi hành động của một cô gái trẻ.Việc xin Đức Tổng giám mục một ngày phép ở một tu viện
Khóa luận tốt nghiệp
nghiêm ngặt như vậy là một điều quái gở. Nhưng trước sự run sợ của các bạn tiểu thư Busa đã giám xin Đức ngài một ngày phép. Đó là một hành động dũng cảm và táo bạo. Phần thưởng cho hành động của cô gái dũng cảm ấy là nụ cười của Đức giám mục và Busa được phép nghỉ ba ngày.
Việc dò la tìm cho ra đứa con mà Phăngtin che giấu khiến mụ Vituyêcniêng tốn nhiều thời gian. Mụ đã đi xuống tận nơi ở của Côdet, tận mắt nhìn thấy đứa bé và kêt quả là không lâu sau đó Phăngtin bị đuổi việc. Hành động này không chỉ cho thấy tính cách thóc mách, đồng bóng có phần vô lương tâm của mụ mà còn có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tình tiết tác phẩm, tạo điều kiện cho cốt truyện phát triển.
Huygô tập trung vào miêu tả cử chỉ, hành động của những nhân vật nữ chính. Trước hết là Phăngtin. Nói đến Phăngtin là nói đến tình mẫu tử thiêng liêng. Tình thương con đã chi phối toàn bộ suy nghĩ, hành động của nàng. Ở nhân vật này, Huygô ít đi vào miêu tả nội tâm mà chủ yếu là hành động. Từ đầu đến cuối Huygô luôn đặt Phăngtin vào những tình huống, những hoàn cảnh éo le buộc nàng phải hành động. Mục đích của tất cả những hành động ấy là tình thương con. Liên tục những hành động của nàng được miêu tả: bị phụ bạc, nàng bán nhẵn những gì có thể, thay áo hàng mặc áo vải, chữa tất cả những thứ lụa là, tăng - đen cho con, còn mình thì ăn mặc như một người thợ sắp về làm nông dân. Quyết định gửi con để đi làm kiếm tiền. Mỗi tháng chị gửi thư ít nhất hai lần về hỏi thăm con. Đến khi bị đuổi việc, nàng xin đi ở mướn, khâu thuê, mùa đông tập bỏ hẳn lò sưởi, học cách lấy váy làm chăn, lấy chăn làm váy. Những hành động ấy nói lên tính cách, phẩm chất của một người mẹ hết lòng vì con. Nhưng không dừng lại ở đó, người phụ nữ ấy còn bán hết những gì có thể trong gia tài của mình. Nàng bán mái tóc vàng óng để lấy mười phơrăng mua một cái váy len gửi về cho Côdet vì tưởng “trời rét thế này mà con Côdet của chị trần truồng, rách rưới”. Nàng bán hai chiếc răng để
Khóa luận tốt nghiệp
Côdet khỏi bệnh nàng vẫn nở “nụ cười rớm máu”. Phăngtin đã bán hết cái gia tài “vàng xếp trên mái tóc, ngọc dấu ở sau môi”. Gia tài cuối cùng là tiết hạnh nàng cũng phải bán nốt trở thành gái điếm. Để khi bị nắm tuyết của người thanh niên bỏ tọt vào lưng “chị rú lên một tiếng, quay lại, nhảy chồm lên như một con báo, xông vào cào cấu nát mặt con bé, miệng chửi rủa những lời ghê gớm”. Hành động ấy hoàn toàn khác với một Phăngtin dịu dàng, lộng lẫy trước kia. Đó là hành động tự vệ của một người đàn bà không còn gì để mất, đã đoạn tuyệt với cuộc đời, với trật tự xã hội. Phăng tin giờ đây như một con thú hoang đã chịu đủ những mưa gió của cuộc đời. Khi bị bắt tới đồn cảnh sát, bị tuyên bố mức án sáu tháng tù nàng “lết dưới sàn gạch lấm bùn, chắp tay lê đầu gối lên kêu van. Vào tù sáu tháng nàng lấy tiền đâu gửi về cho con. Ý nghĩ ấy khiến chị hết cầu xin lại dùng những hành động dụ dỗ, mơn trớn Giave để hắn thả chị ra “chị nắm bàn tay to kệch của Giave áp vào chỗ ngực trắng mịn của chị, vừa nhìn hắn vừa cười”. Huygô luôn đặt Phăngtin vào những hoàn cảnh khốn cùng buộc nàng phải vật lộn để giành lấy sự sống. Phăngtin luôn phải hành động để giải quyết những tình huống nghặt nghèo đó. Mỗi hành động của Phăngtin là sự nỗ lực, cố gắng vươn lên để giành lấy sự sống, để thoát khỏi tình cảnh khốn khổ với hi vọng con chị khỏi chết đói, chết rét. Ngay cả khi nằm trên giường bệnh, toàn bộ tâm trí của Phăng tin cũng hướng về Côdet. Những hành động của Phăngtin là nỗ lực cuối cùng của một người đàn bà sắp chết nhưng vẫn cố cầm cự với hi vọng sẽ được gặp lại con nàng. “Chốc chốc chị lại ngồi nhỏm dậy, nhìn ra cửa sổ, rồi lại nằm phịch xuống…Phăngtin ngồi xổm lên, đôi mắt sáng quắc… Rồi chị lại giơ hai tay lên trời, vẻ mặt sung sướng, đôi mắt mấp máy”. Đó là những hành động thể hiện tâm trạng bồn chồn của Phăngtin khi cố chờ gặp mặt con lần cuối. Khi phải chứng kiến cảnh Giave bắt ông Mađơlen, những hành động của Phăng tin gần như là tuyệt vọng: “Phăngtin chống hai cánh tay gầy guộc vùng nhổm
Khóa luận tốt nghiệp
dậy… Bỗng chị ngã vật xuống gối. Đầu chị đập vào thành giường và gục xuống , miệng há hốc, hai mắt trợn ngược và hết thần” [Quyển 1, trang 420].
Những hành động của Phăngtin đều phù hợp với tâm trạng, tính cách của nàng. Những hành động của Phăngtin là minh chứng thuyết phục nhất cho tình mẫu tử thiêng liêng.
Ngoài Phăng tin thì Êpônin cũng là nhân vật được Huygô chú ý xoáy sâu vào miêu tả hành động qua đó thể hiện tính cách, con người bên trong của nhân vật này. Khi còn là một đứa trẻ, có lần Êpônin “đi lấy quần áo, tã lót xanh đỏ quấn cho con mèo” rồi nhìn thấy Côdet chơi con búp bê của mình thì Êpônin đứng dậy, “tay vẫn ôm con mèo đến gần mẹ nó kéo váy”, những hành động ấy thể hiện sự ngây thơ, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Sau này khi là một thiếu nữ, hành động, cử chỉ của cô được tập trung miêu tả kĩ hơn. Lần đầu tiên đến nhà gặp Mariuyt, Êpônin “đi đi lại lại trong phòng như một con quỷ”. Cô xô bàn ghế, nghịch ngợm cái gương, cái lược trên mặt tủ, sò mó vào quần áo của Mariuyt, lục lọi mọi thứ trong xó nhà, đọc sách, hát khe khẽ, hồn nhiên nói chuyện với Mariuyt như người thân quen từ lâu. Ngay từ lần đầu tiên những hành động của Êpônin đã trở nên táo bạo và liều lĩnh, thể hiện những thay đổi trong tính cách của nhân vật này. Đáng chú ý hơn, khi đi về “qua cái tủ cô thấy một mẩu bánh đã khô, mốc meo bám đầy bụi. Cô vồ lấy, cắn một miếng”. Trước cái đói, người ta không còn biết đến sự e thẹn, xấu hổ. Hành động ấy của Êpônin khiến người ta ái ngại hơn là khinh bỉ. Mọi hành động của Phăngtin là nhất quán ở tính chất, mục đích: vì Côdet, bởi thế Phăngtin thuộc vào số những nhân vật “nhất phiến” trong tác phẩm. Nhưng Êpônin thì hoàn toàn khác, đây là nhân vật “đa phiến” nên trong hành động của Êpônin cũng chứa đầy những mâu thuẫn. Êpônin yêu Mariuyt và cô cũng biết chàng yêu Côdet nhưng để chàng vui cô đã cố tìm ra địa chỉ của Côdet cho chàng. Chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ Mariuyt nhưng “mắt cô đang u buồn bỗng tươi
Khóa luận tốt nghiệp
sáng lên nhưng rồi lại âm thầm”. Qua cử chỉ, của Êpônin ta thấy được phần nào tâm trạng của cô. Êpônin yêu Mariuyt một cách âm thầm và sẵn sàng giúp đỡ Mariuyt mà không mong được đền đáp cho dù việc đó cô không hề mong muốn. Bởi thế khi đã tìm ra địa chỉ của Côdet, Mariuyt đưa cho nàng một đồng năm phơrăng nhưng cô “mở xòe mấy ngón tay rơi đồng bạc xuống đất và nhìn chàng vẻ buồn rầu”. Cô giúp Mariuyt không phải vì muốn lấy tiền của chàng mà chỉ bởi cô không muốn nhìn thấy sự buồn rầu trong mắt chàng. Niềm hạnh phúc duy nhất đối với Êpônin là được nhìn thấy chàng vui và niềm an ủi duy nhất của cô là được Mariuyt gọi bằng “em” hay “Êpônin”. Vì yêu Mariuyt nên Êpônin mới liều chết để bảo vệ căn nhà của Côdet khi bị nhóm Parton - minet định tấn công bởi vì cô hiểu rõ tiểu thư kia là lẽ sống của Mariuyt. Cô tìm mọi cách ngăn cản chính cha đẻ của mình. Hết nũng nịu, van xin rồi quyết liệt: “nó chống khỉu tay vào đầu gối, bàn tay đỡ cằm, chân đu đưa ra vẻ phớt đời thiên hạ… con bé nhìn chúng với vẻ mặt bình tĩnh nhưng dữ dội”. Hành động của Êpônin phản chiếu phần nào trong tâm hồn cô. Ở một phương diện nào đó Êpônin cũng giống với Phăng tin luôn được Huygô đặt trong những tình huống đòi hỏi nhân vật phải hi sinh vì người khác. Êpônin đã đặt niềm vui, niềm hạnh phúc của người yêu lên trên cảm xúc của mình. Những hành động của cô thể hiện sự vị tha, cao cả trong tình yêu. Sự cao thượng trong tâm hồn cô đã chiến thắng lòng ích kỉ tầm thường.
Không hề được lí tưởng hóa theo ý muốn chủ quan của nhà văn, Êpônin là nhân vật mang nhiều nét hiện thực nhất trong tác phẩm. Những diễn biến tâm lí và hành động của cô vượt ra ngoài sự kiểm soát của nhà văn. Êpônin giống với con người ngoài đời thật hơn là hình tượng văn học. Muốn chia cắt Mariuyt và Côdet, Êpônin đã đưa Mariuyt lên chiến lũy, muốn cùng được chết với chàng nhưng cuối cùng cô lại lấy thân mình đỡ đạn cho chàng và trao bức thư của Côdet cho chàng. Đây là hành động cuối cùng trong đời
Khóa luận tốt nghiệp
Êpônin cũng là hành động soi sáng cho tình yêu và tâm hồn cô. Đối mặt với sự sống và cái chết, Êpônin đã hành động theo trái tim, sẵn sàng dùng mạng sống của mình để đổi lấy mạng sống của người mình yêu, nhưng Êpônin còn cao cả hơn khi đã trao cho Mariuyt lá thư của Côdet. Đổi cả mạng sống của mình cô chỉ nhận lấy duy nhất một nụ hôn từ Mariuyt để rồi “cố nở một nụ cười rồi tắt thở”. Hành động cuối cùng của Êpônin là biểu tượng cao nhất của sự hi sinh trong tình yêu.
Êpônin không xuất hiện nhiều nhưng mỗi lần cô hành động thì đều vì bảo vệ người khác, hi sinh cho người khác. Tất cả nhưng hành động của Êpônin đều khẳng định vẻ đẹp vô cùng trong sáng và cao đẹp ẩn chứa trong tâm hồn đau khổ, bất hạnh. Vẻ đẹp tâm hồn cô luôn được che dấu bởi vẻ ngoài táo tợn, liều lĩnh thậm chí đôi khi là trơ trẽn. Vẻ dẹp ấy chỉ được lộ ra ngoài khi nhân vật hành động. Có thể nói hành động của Êpônin chính là chìa khóa giúp người đọc giải mã con người bên trong đầy phức tạp của nhân vật này.
Tính cách của mụ Tênacđiê được hiện lên chủ yếu qua lời giới thiệu trực tiếp của tác giả. Mụ có hai đứa con trai nhưng một thì mụ bán cho người khác, còn một thì mụ vứt ngoài đường. Đó không phải là một hành động của một người mẹ. Chỉ hành động đó thôi đã nói lên bản chất vô lương tâm, độc ác của mụ. Không chỉ vậy, mụ còn luôn hành hạ Côdet, đánh cắp tuổi thơ của một đứa trẻ, góp phần không nhỏ vào tấn bi kịch của Phăngtin. Nhân vật này không hành động nhiều nhưng chỉ một hành động đó cũng đã vạch trần bản chất của nhân vật.
Như ở phần trên đã nói, nhớ đến Côdet người ta nhớ đến một con sơn ca nhỏ bé không bao giờ hót hơn là sau này khi đã thành thiếu nữ. Sống với vợ chồng Tênacđiê, Côdet trở thành kẻ hầu người hạ: “con bé hết lên lại xuống, nào là giặt giũ, cọ chải, lau chùi, quét tước, vừa đi vừa chạy, vừa làm vừa thở”. Đã thế lại luôn phải chịu những đòn roi. Vì sợ phải đi lấy nước
Khóa luận tốt nghiệp
trong đêm tối Côdet phải nói dối mụ Tênacđiê và những người khách trọ là đã cho ngựa uống nước no rồi. Khi bị phát hiện, như một phản ứng tự nhiên “nó chui tọt vào gậm bàn” cuối cùng cũng phải “cúi đầu vào lấy cái thúng không ở trong góc lò sưởi” nhưng ngay cả trong hoàn cảnh như vậy nó vẫn “cả gan lấm la lấm lét nhìn trộm con búp bê”. Qua việc miêu tả cử chỉ ấy của Côdet cho thấy Huygô đã phản ánh đúng tâm hồn trong sáng, ước muốn giản dị của trẻ thơ. Đáng chú ý nhất là hành động đi lấy nước một mình trong đêm của Côdet. Qua hành động này nhân vật được hiện lên một cách cụ thể, sinh động với những biến thái tâm hồn tinh tế và sâu sắc. Nghĩ đến việc phải đi một mình trong đêm tối Côdet rất sợ nhưng bộ mặt của mụ Tênacđiê còn đáng sợ hơn. Côdet bắt đầu cuộc hành trình đi lấy nước trong đêm. Từ đây, Huygô miêu tả hàng loạt những hành động hết sức tự nhiên nhưng lại thể hiện được bản chất ngây thơ, trong sáng của trẻ thơ. Nhưng đồng thời nó cũng thể hiện những thiếu thốn vất vả mà Côdet đã phải chịu đựng. Khi cùng đi trốn với Giăng Vangiăng trong lòng cô bé rất sợ hãi nhưng nó không gào khóc như những đứa trẻ khác mà chỉ im lặng, ngay cả khi bị trầy da nó cũng không nói lời nào. Sau này khi đã trở thành thiếu nữ, hành động của Côdet chỉ nhằm thúc đẩy tình tiết, cốt truyện phát triển chứ không nhằm thể hiện tính cách nhân vật.
Như vậy có thể thấy, Huygô đã rất thành công trong việc miêu tả hành động, cử chỉ của nhân vật góp phần làm nổi bật tính cách, và con người bên trong của nhân vật.