Nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật “người đàn bà”

Một phần của tài liệu Hình tượng người đàn bà trong những người khốn khổ của v huygô (Trang 59 - 62)

“NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”

2.4.Nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật “người đàn bà”

Pie Alu’I khi nghiên cứu về Huygô đã nhận định: “V.Huygô ở bên lề của thế giới thầm kín và giàu sắc thái của nền văn học phân tích của chúng ta”. Nói một cách đơn giản, Huygô không phải là cây bút xuất sắc trong việc trong việc diễn tả đời sống nội tâm nhân vật.

Trong “Những người khốn khổ” nhân vật “người đàn bà” của Huygô hành động, đối thoại là chủ yếu nên đời sống nội tâm của nhân vật ít khi được thể hiện. Tâm trạng, tâm lí của nhân vật ít được thể hiện. Tâm trạng, tâm lí của nhân vật dù là nhân vật nữ chính hay nhân vật nữ phụ đều được giản lược tối đa. Tuy nhiên, đã là nhân vật thì không thể không có đời sống nội tâm.

Trong quá trình xây dựng nhân vật, Huygô đã sử dụng hai biện pháp chủ yếu để thể hiện đời sống nội tâm nhân vật là: thông qua độc thoại nội tâm của nhân vật và thông qua cảm nhận trực tiếp của khách thể (là tác giả hoặc nhân vật khác trong tác phẩm). Biện pháp độc thoại nội tâm là một phương

Khóa luận tốt nghiệp

diện nhà văn sử dụng để nhân vật tự bộc lộ nội tâm, đồng thời giúp bạn đọc khám phá nội tâm của nhân vật ấy. Biện pháp độc thoại nội tâm đã được chúng tôi trình bày ở phần trên. Đến đây tôi xin đi vào biện pháp thứ hai.

Trong hệ thống nhân vật “người đàn bà” chỉ có một vài nhân vật

“người đàn bà”chính được Huygô chú ý đến đời sống nội tâm, còn hầu như các nhân vật “người đàn bà” phụ đều không được khai thác ở đời sống nội tâm.

Phăngtin có lẽ là nhân vật được khai thác nội tâm nhiều hơn cả trong các nhân vật “người đàn bà”. Nội tâm của Phăngtin được Huygô khai thác chủ yếu ở quãng thời gian sau khi nàng bị phụ tình. Suốt cả một quãng thời gian dài từ khi bị ruồng bỏ cho tới khi trở thành gái điếm trong lòng Phăngtin diễn ra rất nhiều trạng thái tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ. Bị ruồng bỏ “lòng nàng thầm giận con người tệ bạc ấy”. Trong lòng Phăngtin lúc này không chỉ chứa đầy sự thù hận với Tôlômét mà còn chứa đầy những lo lắng hoang mang: “nhưng bây giờ biết tính sao đây? ... Nàng cảm thấy khốn quẫn đến nơi và không biết rồi còn tuột dốc tới đâu nữa”. Huygô đã dùng sự cảm thông, tấm lòng nhân đạo của mình để phản ánh chính xác, chân thực nỗi lòng, tâm trạng của Phăngtin. Ngòi bút của Huygô đã theo sát từng ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật Phăngtin. Suốt cả một chặng đường dài của sự khốn khổ trong nội tâm của Phăngtin luôn chất chứa những khổ đau giằng xé. Tất cả những tâm trạng, cảm xúc ấy đều được Huygô nói hộ nàng và ghi lại trên từng trang sách.

Những ngày đầu mất việc: “Phăntin xấu hổ quá không dám đi đâu cả. Mỗi khi ra phố, chị cảm thấy ai cũng trông theo chị mà chỉ trỏ. Ai cũng giương mắt nhìn chị mà không chào hỏi: Sự khinh bỉ chua chát, lạnh lùng của kẻ qua đường xoáy vào thịt da, tâm hồn chị, buốt như ngọn bấc.”

Những định kiến về phẩm giá làm cho người đàn bà ấy phải chịu sự lạnh lùng của mọi người. Huygô không nói nhiều nhưng chừng ấy thôi cũng đủ

Khóa luận tốt nghiệp

khiến người đọc hiểu rõ nỗi lòng của người đàn bà khốn khổ. Trong hoàn cảnh ấy, Phăngtin ao ước được về Pari để không còn ai biết chị. Đến đây người ta vẫn thấy Phăngtin là con người có tự trọng, phẩm giá.

Dù đau khổ hay khốn cùng thì Phăngtin vẫn có ý thức vươn lên, có cái can đảm cắn răng phấn đấu vì cuộc sống “Cần phải dũng cảm! Nàng đã dũng cảm và đã quyết tâm”. Nhưng sau này, Phăngtin đã rũ bỏ hổ thẹn và chính “chị cảm thấy mình đương hóa ra trâng tráo”. Phăngtin “đâm ra thù ghét tất cả”, “như muốn trêu tức cuộc đời”, “bây giờ thì nàng cam chịu với cái dáng lạnh lùng…Nàng không lẩn tránh gì nữa cả. Nàng không kiêng sợ gì nữa cả”. Và Phăngtin trở thành cô gái điếm. Đến bước đường bi đát, Phăngtin không còn như ngày xưa nữa. Nỗi khốn khổ đè nặng đã biến người đàn bà ấy trở nên trai sạn, bất cần, trâng tráo. Nhưng bản chất của Phăngtin không phải là người đàn bà hư hỏng. Mỗi khi đêm về đối diện với chính mình, Phăngtin lại khóc, khóc vì xấu hổ, khóc vì uất ức và vì thương nhớ con. Đến khi nằm trên giường bệnh, Phăngtin luôn ở trạng thái lúc mê, lúc tỉnh. Trong tâm trí nàng luôn xuất hiện hình ảnh Côdet, nàng tưởng tượng ra những viễn cảnh tươi sáng của hai mẹ con nàng.

Có thể nói, bằng việc đi sâu vào phát hiện những gì sâu kín nhất trong tâm hồn Phăngtin, Huygô đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về đời sống nội tâm và những chuyển biến sâu sắc trong trạng thái cảm xúc của nhân vật này.

Êpônin là nhân vật đa diện và phức tạp nhất trong tác phẩm, nhưng đời sống nội tâm của cô lại ít được chú ý thể hiện. Đối diện với Mariuyt, “cái dáng táo bạo của cô như vẫn ngượng ngùng, bâng khuâng, e thẹn, trâng tráo bao giờ chẳng là một điều hổ thẹn”. Êpônin luôn được bao bọc bởi cái dáng người táo tợn và liều lĩnh, thế nhưng bên trong cô là “đóa hồng trong cảnh cùng khổ”. Êpônin rất ít khi bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình và nhà văn cũng giấu kín đời sống nội tâm của nhân vật này. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật này không hề đơn giản nhưng vẻ đẹp ấy lại được soi rọi chủ yếu từ hành động.

Khóa luận tốt nghiệp

Với Côdet, Huygô đã vô cùng tinh tế khi diễn tả trạng thái cảm xúc rất mơ hồ, tinh tế của nàng khi tình yêu mới chớm nở: “Côdet cảm thấy một nỗi buồn mơ hồ nhưng sâu xa”, “ngày nào nàng cũng nóng ruột chờ cho đến giờ đi chơi” để gặp được Mariuyt. Côdet hạnh phúc ngập tràn khi tình yêu trọn vẹn, đau đớn khi phải chia xa và hạnh phúc khi đoàn tụ. Tất cả những cung bậc tình cảm ấy đều được Huygô diễn tả một cách tinh tế.

Đời sống nội tâm của các nhân vật “người đàn bà” trong tác phẩm không được khai thác nhiều, nhưng cũng đã tạo nên sự sinh động cho nhân vật và phần nào giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật.

Một phần của tài liệu Hình tượng người đàn bà trong những người khốn khổ của v huygô (Trang 59 - 62)