Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 131 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
131
Dung lượng
731,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ LỆ THỦY NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Biện Minh Điền NGHỆ AN, 2014 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết là thể loại có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian, có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính chất đa dạng. Đây là thể loại có khả năng tiếp cận con người và cuộc sống chi tiết, sinh động trên cả chiều rộng và bề sâu, không bị giới hạn về dung lượng, tiểu thuyết có thể dung chứa trong tác phẩm nhiều cuộc đời trong những điều kiện văn hóa, lịch sử, xã hội không giới hạn Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay đã có những biến chuyển đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại, trong đó có tiểu thuyết. Trong sự vận động chung của nền văn học, tiểu thuyết - một loại hình tự sự cỡ lớn đã và đang nỗ lực chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại, của đời sống văn học và của đông đảo độc giả đương đại. Có thể nói tiểu thuyết đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong loại hình văn học hiện đại. Trong những năm gần đây thể loại tiểu thuyết được coi là thể loại phát triển mạnh mẽ nhất của văn học Việt Nam, phát triển ở cả bề rộng và chiều sâu, tạo nên sức hấp dẫn đối với thế hệ bạn đọc, đồng thời cũng mang đến cho nền văn học nói chung một sức sống mới. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã gây được sự chú ý của giới phê bình và độc giả vì đề cập đến nhiều vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, thậm chí có thể là những vấn đề mạo hiểm của cuộc sống hiện đại - một thời đại vốn chứa đựng tất cả cái phức tạp bộn bề “đa sự, đa đoan” của nó. Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn là một trong những trường hợp như vậy. 1.2. Nguyễn Bắc Sơn - nhà văn được chú ý trong thời gian gần đây bởi có chùm tiểu thuyết gây được tiếng vang: Luật đời và cha con, Lửa đắng, Gã tép riu. Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn đã nhằm đúng những vấn đề nóng hổi, bức xúc của xã hội, những tồn tại, hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong thời đại mới Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn đa dạng, đa tính cách, thể hiện rõ bản chất con người trong thời đại hôm nay… Đây là một thành công nổi bật của Nguyễn Bắc Sơn trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết. Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói vào việc khẳng định sự say mê, tìm tòi và bút pháp tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn, khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với tiểu thuyết của nước nhà trong thời kì hiện nay. 1.3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn khá phong phú đa dạng, gồm nhiều tầng lớp, nhiều hạng người, nhiều kiểu loại nhân vật khác nhau được nhà văn xây dựng khá công phu. Mỗi nhân vật có những mặt khác nhau, thậm chí cùng một nhân vật lại biểu hiện nhiều khía cạnh khác nhau hết sức đa dạng, đa tính cách. Có nhân vật cao thượng, có nhân vật thấp hèn, đểu giả. Có nhân vật tự cho mình là “gã tép riu” nhưng suy nghĩ và việc làm thì không hề tép riu tí nào. Gã tép riu là tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Bắc Sơn (Nxb Hội Nhà văn, 2013), sau 2 tiểu thuyết nổi tiếng là Luật đời và cha con, và Lửa đắng. Vẫn tiếp tục bám sát những vấn đề thời sự của cuộc sống nhưng lần này tác phẩm của ông xoáy sâu vào lĩnh vực văn hóa, báo chí để từ đó làm nổi bật triết lý sống của một trí thức có tâm, có tài, "đã là trí thức thì phải biết phản biện, thậm chí phản bác, đối lập, chống lại những cái ác, cái xấu, những gì sai trái, miễn là với động cơ xây dựng chứ không phá hoại" Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc trên nhiều phương diện, rất cần được tìm hiểu, nghiên cứu 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Bắc Sơn và sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn là một hiện tượng văn học khá mới mẻ trong những 4 năm gần đây, ông thành công sớm so với tuổi đời khá muộn của mình. Dù mái đầu đã bạc trắng nhưng những trang tiểu thuyết của ông lại có một sức trẻ, một sức viết hết sức mạnh mẽ, táo bạo. Chính vì vậy trong mấy năm gần đây đã có khá nhiều bài viết nghiên cứu về Nguyễn Bắc Sơn và những sáng tác của ông. Tuy nhiên những nghiên cứu về Nguyễn Bắc Sơn và tác phẩm của ông vẫn còn sơ giản, chưa toàn diện, hệ thống. Chưa có công trình nào thực sự nổi bật. Những bài viết về ông mà chúng tôi thu thập được chủ yếu là những bài viết trên các báo, các trang mạng, một số luận văn tốt nghiệp đại học, Cao học, các bài viết tham gia hội thảo về tiểu thuyết Luật đời và cha con do báo Văn nghệ tổ chức ngày 26/12/2005, một số bài phỏng vấn trên báo chí, truyền hình,… 2.2. Lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn Tiểu thuyết Luật đời và cha con, Lửa đắng, Gã tép riu ra mắt bạn đọc đã gây được sự chú ý của đông đảo công chúng độc giả và giới nghiên cứu phê bình. Luôn có ý thức cách tân văn học, nghiêm túc với công việc của mình, bạo dạn trong cách viết Nguyễn Bắc Sơn đã có những đóng góp rất đáng kể cho văn học Việt Nam đương đại. Tiểu thuyết Luật đời và cha con, Lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn cho đến nay theo tìm hiểu của chúng tôi vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện chuyên sâu về nó. Trong những tài liệu mà chúng tôi bao quát được, mới chỉ là những bài báo, những ý kiến phê bình nhỏ lẻ. Đáng chú ý là một số ý kiến đăng trên tờ báo trung ương và địa phương gần đây. Trong bài viết “Đi qua ranh giới để tồn tại”, Nguyễn Đăng Điệp nhận xét: “Với ý thức tái hiện lại một cách sinh động bức tranh hiện thực đương đại nhiều màu, Nguyễn Bắc Sơn đã nhìn những chuyển động của lịch sử qua ba thế hệ trong một gia đình. Từ gia đình mà nhìn thấy luật đời, dòng đời với vô vàn các quan hệ chồng chéo, phức tạp thậm chí nhiêu khê, khó lường. Có thể nói, sự nóng hổi và đầy ắp các sự kiện đời sống như lao động và chiến đấu nếu không biết tổ chức và lựa chọn cách hợp lý thì tiểu thuyết dễ rơi vào tình trạng kí sự” [22]. Thực ra tiểu thuyết Luật đời và cha con không 5 chỉ phơi bày sự nhem nhuốc của đời sống mà xuyên suốt tác phẩm vẫn là cảm hứng về lẽ phải. Nguyễn Chí Hoan với bài viết: “Một cuốn tiểu thuyết về đổi mới” (in trên báo Người Hà Nội ngày 31.3.2006) cho rằng: Điểm nhìn đặc biệt khiến tiểu thuyết Luật đời và cha con gây chú ý và gợi suy nghĩ không nằm ở hình thức văn chương của nó, những năm gần đây, dường như có một xu hướng rộng rãi trong các giới văn chương và văn học khi nói đến tiểu thuyết như một lựa chọn loại hình sáng tác như một tiêu điểm luận bàn về các thể loại tiến trình văn học nước nhà, người ta thường ưu tiên chú ý đến khuynh hướng được xem là có cách tân về hình thức mà về sau được công nhận rộng rãi đều không phải là những thay đổi theo kiểu “cái cày ra đằng trước con trâu” mà đều là những phương pháp mới trong việc nhận thức cái thực tại này, trung thành với tính chất căn bản của tiểu thuyết như một cách thức nhìn nhận cái thực tại. Tất nhiên cái sẽ được coi như “vấn đề xã hội” ở đây sẽ không mặc nhiên có ý nghĩa xã hội học hay bất cứ ý nghĩa gì khác bên ngoài cái ngữ cảnh văn chương cụ thể của tác phẩm. Câu chuyện và nhân vật của tiểu thuyết Luật đời và cha con vẫn chỉ là những hình ảnh khúc xạ nhiều lần cái thực tại ngoài kia, bởi nhiều tính phức tạp vô hạn và luôn luôn vận động của đời sống chẳng bao giờ cho phép người ta tóm lấy nó rồi “đóng đinh” vào ngôn ngữ vật chất một lần coi như xong được. Tiểu thuyết Luật đời và cha con được triển khai theo hình mẫu ngôn ngữ tiểu thuyết hiện thực truyền thống. Đồ án là chuyện về ba thế hệ của một gia đình thuộc lớp cao cấp với các ứng xử và hệ quả hành động của họ trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi. Điểm đặc biệt của đồ án này, là ở chỗ hầu như các nhân vật đều được nhìn từ góc độ, họ là những cán bộ - Đảng viên và các “vai” nổi bật đều là các Đảng viên ở các cương vị lãnh đạo trong bộ máy chính quyền các cấp ở thành phố lớn hay lãnh đạo chuyên môn ở xí nghiệp lớn, doanh nghiệp. Tuy nhiên toàn bộ sự triển khai của đồ án truyện lại cho thấy một âm hưởng sắc thái bi thảm. Tất cả các nhân vật tử nạn đều dường như đã gánh chịu hậu quả trực tiếp từ cách lựa chọn lối sống hành vi của họ. Tuyến nổi bật hơn là tuyến truyện về các nhân 6 vật cán bộ - Đảng viên góp phần làm tác nhân và động lực của quá trình xã hội chuyển đổi. Những câu chuyện kết nối đan dệt nên cuốn tiểu thuyết này thực sự không xa lạ với hầu hết các cư dân của thời kì đổi mới của một xã hội đang chuyển đổi đó là những chuyện phổ biến, ở những mức độ và tình huống khác nhau trong đời sống xã hội đương thời”. Trên báo An ninh thủ đô cuối tuần ngày 12.11.2005 có đăng bài: “Một bức tranh sống động” của Công Minh nhà giáo dạy văn đưa ra một số nhận định: “Tác giả không giấu giếm tính luận đề của cuốn tiểu thuyết về đề tài chính trị trị xã hội của mình, không ngần ngại đụng chạm đến những vấn đề bức xúc, nóng bỏng của đời sống xã hội chính trị thiết chế hôm nay. Luật đời và cha con là cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên mổ xẻ sự vận động của toàn xã hội trong quá trình thay đổi cơ chế, một sự vận động, động chạm đến từng gia đình, từng số phận rải rác đâu đó có những bí thư thành ủy, chủ tịch công chức các cơ quan công quyền… Lần đầu tiên trong Luật đời và cha con họ xuất hiện với tư cách là những bánh răng, chiếc ốc vít trong cơ chế đang vận hành. Với ý nghĩa đó, tác giả là người đầu tiên khai phá đề tài cơ chế, điều mà không một ai trong chúng ta không quan tâm Nhưng tôi không tán thành với Hoàng Nam khi ông chê tác giả tham lam đưa vào những chuyện tiếu lâm hiện đại, coi đây là biểu hiện thương mại hóa. Thiết nghĩ trong cuộc sống còn nhiều bất cập, biến ứng, bất khả kháng này nếu không có chuyện vui để giải tỏa những bức bối ẩn ức xã hội mà mỗi người ít nhất đều phải hứng chịu thì không khéo hóa điên lên hết. Dẫu sao đây cũng là cuốn sách đáng đọc trong thời buổi sách báo ngồn ngộn trên quầy để hiểu hơn những giá trị cuộc sống mà đôi khi chúng ta bị nhầm lẫn hay không nhận ra”. Xin lược trích ý kiến thảo luận tiểu thuyết Luật đời và cha con do báo Văn nghệ tổ chức ngày 26-12-2005. Đáng chú ý là ý kiến phát biểu trực tiếp của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập báo Văn nghệ. Theo Hữu Thỉnh: Chúng ta cần khuyến khích những nhà tiểu thuyết xông thẳng vào những vấn đề nóng bỏng thậm chí có thể mạo hiểm của cuộc sống hiện tại. Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã thành công về mặt thể loại, chúng 7 ta cần tránh sự trì trệ trong sáng tác, cần mạnh dạn tìm kiếm cái mới. Nguyễn Bắc Sơn đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên về nghệ thuật thể loại Luật đời và cha con vẫn còn hiền lành, vẫn nặng về truyền thống. Thể loại tiểu thuyết cho phép nhà văn cách tân táo bạo. Nhà văn Phan Ngọc Tuấn (trung tâm sản xuất phim truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam) lại đánh giá Luật đời và cha con: “Văn đàn năm nay có một số sự kiện trong đó có cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn. Lâu lắm mới có một cuốn tiểu thuyết thế sự xông thẳng vào đời sống chính trị như thế này. Đọc thật thích thú”…“Tiểu thuyết Luật đời và cha con có những trang đau đớn… càng đọc càng thấy rõ nhiều điều… nhân vật Trần Kiên trăn trở chấp nhận thất bại lại nghĩ ra nếp nghĩ mới, lòng tin mới”. Trong cuộc hội thảo tọa đàm còn có ý kiến tham gia phát biểu của Nguyễn Hoành Sơn (nhà thơ, nhà phê bình, ủy viên Hội đồng lý luận phê bình Hội nhà văn Việt Nam): “Tác phẩm Luật đời và cha con có chất tiểu thuyết. Rõ ràng hiện nay nhà văn, bạn đọc đã trưởng thành, cấp trên đã thích nghi. Nhà xuất bản đã ủng hộ, nhà văn sớm phát hiện ra và phản ánh đúng những vấn đề cơ bản của nông thôn miền Bắc thời kỳ cải tạo xây dựng kinh tế. Tác giả có cái nhìn mới về con người trong quan hệ với hoàn cảnh. Viết thành thực, theo tôi viết về gia đình tức là trở lại với tiểu thuyết đích thực đấy. Những cuộc tình ở đây viết được, chuyện dâm cũng không nhiều. Nói tác phẩm có màu tối thì không phải, tôi thấy lạc quan, kết thúc là lạc quan. Dạ Ngân - nhà văn, Trưởng ban văn xuôi báo Văn nghệ: “Tôi muốn nói rằng Nguyễn Bắc Sơn hay quan tâm đến những vấn đề gần với báo chí. Một trang viết cũng như nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn trước đây cái tạng nói lên tinh thần công dân của nhà văn, thái độ xã hội của nhà văn, nhà văn đóng góp cho xã hội ở thời điểm xuất hiện của họ. Tiểu thuyết Luật đời và cha con của Nguyễn Bắc Sơn được đọc hiện nay là nhờ vấn đề gai cạnh, nóng sốt của nó”. Về tiểu thuyết Lửa đắng, Vũ Duy Thông nhận xét: “Bằng trực cảm tiên tri nhà văn dự báo những gì chưa tới sẽ tới”. Trong bài Về ngọn lửa đắng của luật đời ông còn viết: “Lửa đắng là cuốn tiểu thuyết viết về ngày 8 hôm nay ở ngay dòng chảy chính của hiện thực, trực tiếp có mặt ở những va đập kiến tạo ra nó cả những đổ vỡ hào sảng, cả những kết tụ phũ phàng”. Thu Thanh trong bài Từ Lửa đắng ngẫm về bệnh ăn bẩn của công chức có quyền đã viết: “Phải chăng Lửa đắng là ngọn lửa của cuộc đấu tranh những chiến tuyến tư tưởng và lối sống trong cuộc sinh thành cái mới, cơ chế mới. Ngọn lửa đắng đót không ngọt ngào nhưng có thể phân định vàng thau”. Trên đây là lược thảo những ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình và độc giả. Do cuốn tiểu thuyết Luật đời và cha con ra đời trước, nó thu hút được sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Chính vì vậy, các ý kiến về cuốn tiểu thuyết này phong phú và đa dạng hơn những cuốn tiểu thuyết còn lại. Báo Lao động cuối tuần đánh giá về ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn như sau: “ Gần hai mươi đầu sách của Nguyễn Bắc Sơn dù là viết về giáo dục, về ngôn ngữ, văn hóa hoặc báo chí, xuất bản hay những tập bút ký và nhất là ba cuốn tiểu thuyết “Luật đời và cha con” (2005, đã chuyển thể thành phim truyền hình 26 tập được bạn xem truyền hình bình chọn là phim truyền hình hay nhất năm 2007), “Lửa đắng” (2008), “Gã Tép Riu” (2013) đều là văn chương đích thực, đều đáng để bạn đọc trân trọng đọc, thích thú đọc vì tính hiện thực, tính đời của nó. Tiểu thuyết gần bốn trăm rưỡi trang khổ lớn mà chỉ có ba nhân vật chính có tên, một người đàn ông giữa hai người đàn bà”. Nói về cuốn tiểu thuyết Gã tép riu báo này nhận xét: Cốt truyện đơn giản, nhưng đấu tranh nội tâm của nhân vật trong mối quan hệ giữa họ với nhau, giữa họ với những quan hệ khác, qua những vụ việc cụ thể trong công việc, với các mối quan hệ của cuộc sống thì vô cùng phức tạp. Điều thú vị như tác giả nói ngay trước khi vào sách là bối cảnh cuốn sách phần lớn là có thật, hầu hết sự việc đều có thực, nhưng không hề ám chỉ một ai. Vậy thì vì sao “Gã Tép Riu” hấp dẫn người đọc? Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã lý giải (in trong bìa 4): “Sức mạnh của tác giả là ở khả năng tinh nhạy nắm bắt những vấn đề thời sự nóng hổi đang diễn ra trong đời sống hằng ngày. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra trong đội ngũ nhân vật của ông bóng dáng số phận của 9 những con người có thật ngoài đời. Cuộc sống và trang sách nhiều khi không còn khoảng cách. Bởi thế tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn thường rất hấp dẫn. Hấp dẫn cũng bởi nó rất thật. Mê hoặc người đọc mà không cần dùng đến son phấn đâu có dễ. Đấy là cái tài của Nguyễn Bắc Sơn, cũng là sự đóng góp rất cần được ghi nhận của ông trong văn học đương đại”. Nhìn chung, giới nghiên cứu phê bình và dư luận bạn đọc đã có những luồng ý kiến khác nhau. Song phần lớn đều khẳng định vai trò, vị trí đóng góp của Nguyễn Bắc Sơn đối với nền văn học nước nhà. Tuy nhiên các bài viết, các ý kiến mới chỉ dừng lại ở vấn đề tổng quát chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các cuốn tiểu thuyết một cách hệ thống, nhất là vấn đề nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết này. Song các ý kiến của các nhà phê bình nghiên cứu kể trên là những phát hiện, những gợi ý hết sức quý báu đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn nói chung, nhân vật trong tiểu thuyết của ông (Luật đời và cha con, Lửa đắng, Gã tép riu) nói riêng, vẫn còn những khoảng trống, những vấn đề cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu. 2.3. Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn Nhân vật là một vấn đề vô cùng quan trọng của tác phẩm văn học, mỗi nhà văn để cho nhân vật của mình biểu hiện ở những khía cạnh khác nhau, thể hiện nhân vật ở những góc độ nhất định nào đó. Nhân vật nhiều khi là cái loa phát ngôn cho tư tưởng của tác giả, thông qua nhân vật tác giả gửi gắm suy nghĩ, thể hiện cách nhìn nhận của mình về con người, cuộc đời và xã hội Nguyễn Bắc Sơn đã biết khai thác thành công mảng đề tài mà ít người chạm tới, ông thành công ngay lần đầu thử bút, thành công về nội dung, nghệ thuật và đặc biệt là thành công trong cách thể hiện nhân vật. Nhân vật trong tiểu thuyết của ông không màu mè, không quá sinh động mà trái lại, rất thực tế, gần gũi với đời sống. Nhiều lúc chúng ta cảm thấy ai đó ngoài đời sống rất giống với nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, điều đó rất bình thường bởi lẽ nhân vật trong tác phẩm của ông là con người của thực tại, của xã hội chúng ta đang sống. Nó chân thật và ngồn ngộn những toan tính, 10 [...]... hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn, luận văn nhằm xác định đây là một phương diện quan trọng góp phần tạo nên thành công của tiểu thuyết Nguyễn Băc Sơn, từ đây đề xuất một số vấn đề nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết Ngyễn Bắc Sơn nói riêng, nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4.2.1 Đưa ra một cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. .. tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 12 trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại… 4.2.2 Khảo sát, phân lọai, phân tích và xác định đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 4.2.3 Chỉ ra, phân tích và xác định những đặc điểm về thi pháp nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn Cuối cùng đưa ra một số kết luận về nhân vật trong tiểu thuyết và tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 5 Phương pháp nghiên cứu... thuyết Nguyễn Bắc Sơn nói riêng, tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung 6.2 Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1: Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại Chương 2: Cảm hứng sáng tạo và hệ thống nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn. .. và nhiều thứ khác, theo những khuynh hướng khác 1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 1.2.1 Tiểu thuyết trong văn nghiệp của Nguyễn Bắc Sơn Nguyễn Bắc Sơn đến với tiểu thuyết khá muộn màng nhưng ông lại được công chúng và giới nghiên cứu đánh giá là nhà văn “trẻ” Ông bước vào 25 lãnh địa của tiểu thuyết khi mái đầu đã bạc trắng nhưng cái già cả về hình... 2.1.2 Cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Bắc Sơn trong tiểu thuyết Trước hết cần nói đến cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Bắc Sơn trong tiểu thuyết Luật đời và cha con Tiểu thuyết Luật đời và cha con của Nguyễn Bắc Sơn ngay từ khi mới xuất hiện đã tạo nên một tiếng vang lớn, tạo nên một không khí sôi động, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới nghiên cứu và bạn đọc Đây là cuốn tiểu thuyết đề cập tới sự chuyển... khai thác phạm vi đề tài này, Nguyễn Bắc Sơn đang bước trên một chặng đường đầy khó khăn mà rất ít nhà văn viết tiểu thuyết hiện nay lựa chọn Đặt trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, sự lựa chọn của Nguyễn Bắc Sơn làm thành một cái “tạng” riêng thể hiện tinh thần, ý thức công dân của nhà văn Nhiều ý kiến cho rằng tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn là dạng tiểu thuyết luận đề xã hội” Tuy... trí họ Thứ ba, ở tiểu thuyết Gã tép riu Trong hàng loạt các tiểu thuyết gia hiện đại, Nguyễn Bắc Sơn là người đầu tiên đưa nhân vật Tổng Bí thư cùng với những luận đàm, luận điểm ở tầm vĩ mô vào tiểu thuyết Điều này được dư luận và giới phê bình đánh giá cao tính chính luận và thế sự nhưng ông đã 35 không tiếp tục thế mạnh ấy Nói về điều này nhà văn Nguyễn Bắc Sơn lý giải: Trong tiểu thuyết Lửa đắng,... thiếu sót, sai trái, những tiêu cực nảy sinh trong xã hội mới, xây dựng những hình tượng 29 nhân vật có quyền cao, chức trọng trong xã hội như Tổng bí thư, nhân vật Cụ; xây dựng những nhân vật dám thẳng thắn đấu tranh với những mặt xấu, những cái ác đang hoành hành trong xã hội Đó là nhân vật Triển trong Lửa đắng, là nhân vật Tùng trong Gã tép riu Những nhân vật dám đương đầu trực tiếp với cái ác, cái... thuyết Nguyễn Bắc Sơn nhập vào dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại xoay quanh hàng loạt những vấn đề nhức nhối đang diễn ra trong nhịp sống hiện đại Tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng dẫu sao vẫn còn để lại những khoảng trống vắng chưa cất mình lên được một đẳng cấp mới Trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. .. những dự báo về tương lai khiến người đọc phải đau đầu suy nghĩ 30 Chương 2 CẢM HỨNG SÁNG TẠO VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN 2.1 Cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Bắc Sơn trong tiểu thuyết 2.1.1 Khái niệm cảm hứng sáng tạo và vai trò của nó trong sáng tác văn học Theo Pospelop trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, “Cảm hứng là “sự lý giải, đánh giá sâu sắc và chân thực - lịch sử đối với . định những đặc điểm về thi pháp nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. Cuối cùng đưa ra một số kết luận về nhân vật trong tiểu thuyết và tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận. nghiên cứu Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn qua. pháp tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn, khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với tiểu thuyết của nước nhà trong thời kì hiện nay. 1.3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn khá