Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn

106 607 3
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VƢƠNG THÚY HÒA NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN, 2013 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VƢƠNG THÚY HÒA NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Tôn Thảo Miên THÁI NGUYÊN, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013 Học viên Vương Thúy Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn, phòng Quản lý và Đào tạo Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Tôn Thảo Miên, người cô đã luôn tận tình giúp đỡ và động viên rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn trong suốt thời gian qua. Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013 Học viên Vương Thúy Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 11 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN BẮC SƠN 11 1.1. Khái quát về nghệ thuật tự sự 11 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu 11 1.1.2. Khái niệm nghệ thuật tự sự 14 1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn 18 1.2.1. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Bắc Sơn 18 1.2.2. Sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn 19 1.2.3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bắc Sơn 20 Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN 27 2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 27 2.1.1.Khái niệm cốt truyện 27 2.1.2. Vai trò của cốt truyện trong tiểu thuyết 28 2.1.3. Cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 28 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 33 2.2.1. Khái niệm nhân vật văn học và nhân vật trong tiểu thuyết 33 2.2.2. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 35 2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 47 Chƣơng 3: NGƢỜI KỂ CHUYỆN, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN 63 3.1. Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 3.1.1. Khái niệm người kể chuyện 63 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật 63 3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 73 3.2.1. Ngôn ngữ chính trị - xã hội 73 3.2.2. Ngôn ngữ bình dân đậm chất khẩu ngữ 79 3.2.3. Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm 83 3.3. Giọng điệu trần thuật 86 3.3.1. Giọng điệu triết lí 86 3.3.2. Giọng điệu hài hước mỉa mai 90 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tự sự học là ngành nghiên cứu còn non trẻ. Nó được định hình từ những năm 1960 - 1970 ở Pháp nhưng đã nhanh chóng vượt biên giới, trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được quan tâm trên thế giới. Ở Việt Nam, các công trình về tự sự học xuất hiện khá muộn và không đồng đều. Tuy nhiên, bước đầu đã có thể cung cấp một số công cụ hữu hiệu cho người nghiên cứu. Một trong những hướng nghiên cứu thi pháp học hiệu quả vào việc tiếp nhận tác phẩm văn học Việt Nam chính là vận dụng các khái niệm tự sự học. Ngày nay, cùng với sự vận động của đời sống xã hội Việt Nam là sự vận động của tư duy văn học với những biên độ thẩm mĩ mới. Tiểu thuyết là nơi hội tụ nhiều khát vọng cách tân và cho thấy khá rõ những mới mẻ trong nghệ thuật tự sự. Đặc biệt trong những năm gần đây, xuất hiện một số tiểu thuyết gây được tiếng vang lớn và để lại những ấn tượng sâu sắc cho người đọc bởi sự mới mẻ ở đề tài, cách đặt vấn đề của nhà văn. Do vậy, tiểu thuyết được coi là mảnh đất hấp dẫn mời gọi người nghiên cứu vận dụng lí thuyết về tự sự học giải mã tác phẩm. 1.2. Nguyễn Bắc Sơn là một nhà văn nổi tiếng và được đánh giá cao trong dòng văn học Việt Nam đương đại. Nguyễn Bắc Sơn từng là nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, quản lý báo chí. Ông có sự từng trải và quan trọng hơn là tha thiết với cuộc đời, bởi thế những trang viết của ông ấm nóng hơi thở của cuộc sống đương đại. Ông viết nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút ký, tiểu luận và cả báo chí. Nhưng có lẽ bạn đọc biết đến nhà văn Nguyễn Bắc Sơn nhiều hơn ở thể loại tiểu thuyết, khi đã chín về tuổi đời tuy vẫn trẻ về tuổi nghề. Dấn mình vào thể loại tiểu thuyết, ông đã đến với thực tế đời sống, cọ xát và va đập đến tận cùng với cuộc đời, chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong tiến trình đổi mới của đất nước. Cơ chế thị trường đang xuất hiện, nhiều giá trị bị đảo lộn, đời sống con người, tư duy và bản lĩnh cũng phải đổi thay để thích ứng với thời cuộc. Cũng chính ở thể loại này, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã gặt hái được những thành công ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Luật đời và cha con ra mắt bạn đọc cả nước vào năm 2005. Tiểu thuyết Luật đời và cha con gây được tiếng vang trong dư luận vì sự mới mẻ ở đề tài, ở cách đặt vấn đề của nhà văn. Đó là các vấn đề xã hội với những 2 bất cập của cơ chế, độ vênh giữa lý luận và thực tiễn đời sống. Hay nhiều vấn đề nóng trong cuộc sống hiện đại cũng được thể hiện trong tác phẩm như: chuyện gia đình, chuyện hôn nhân, chuyện tình dục trong cuộc sống hiện đại…Đặc biệt tác phẩm có tính thời sự cao ở chỗ đặt ra vấn đề: Cần phải thay đổi phương thức Đảng lãnh đạo sao cho có hiệu quả cao. Chính vì điểm mới lạ đó, tiểu thuyết Luật đời và cha con đã được tổ chức tọa đàm tại báo Văn nghệ, được báo chí viết bài bình luận, phỏng vấn rất nhiều, chủ yếu là khen ngợi (khoảng 20 bài). Tiểu thuyết còn được tái bản tới 3 lần trong sáu tháng (NXB Hội nhà văn 8/2005, NXB Văn học tái bản 10/2005, 3/2006), được giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Liền sau đó, hãng phim truyện truyền hình Việt Nam dựng thành phim “Luật đời” (26 tập) được khán giả nhiệt tình đón nhận và bình chọn là phim truyền hình hay nhất năm 2007. Sau thành công đầu tay đến năm 2008, Nguyễn Bắc Sơn lại tiếp tục cho ra mắt tiểu thuyết Lửa đắng. Lần này, hiệu ứng của nó lại còn cao hơn cả Luật đời và cha con. Bởi vì Lửa đắng vẫn tiếp tục dòng cảm hứng tiểu thuyết luận đề, mổ xẻ trực diện những vấn đề liên quan đến quá trình đổi mới toàn diện trong xã hội, sự đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới. Những vấn đề Lửa đắng đặt ra gai góc mà hấp dẫn. Hai cuốn tiểu thuyết trên có nội dung chính trị sâu sắc, cho thấy nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã có sự tiếp nối nguồn mạch tiểu thuyết luận đề của Nguyễn Mạnh Tuấn. Nhiều nhà phê bình văn học đã so sánh lối viết của Nguyễn Bắc Sơn với Nguyễn Mạnh Tuấn - tác giả của những Đứng trước biển, Cù lao Tràm… làm sôi nổi văn đàn thời “tiền đổi mới”. Lựa chọn khuynh hướng này, Nguyễn Bắc Sơn chứng tỏ ông là một công dân có ‎ý thức cao vì đề cập đến những vấn đề chính trị “nóng” mà dường như mọi người biết nhưng ngại đụng chạm vì nhiều lí do khác nhau. 1.3. Đến nay tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn đã được tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng chưa có công trình chuyên sâu về nghệ thuật tự sự. Vì vậy mục đích của đề tài là từ những tri thức lí luận về tự sự, tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. Chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn, chúng tôi muốn nhận diện một hiện tượng đáng chú ý trong đời sống văn chương nước ta mấy năm gần đây, qua đó tìm hiểu con đường vận động cùng những thể nghiệm cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những ý kiến bàn chung về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Trong văn học Việ t Nam đương đ ại, tiể u thuyế t chiế m mộ t v ị trí quan trọng. Thể tài này được coi là “cỗ trọng pháo” trong nền văn học. Chính vì thế từ giữa thậ p kỷ 90, trong bối cảnh hộ i nhậ p, tiể u thuyế t đã có sự tìm tòi theo mộ t hướng mới, ở đó “hình thức của tiể u thuyế t đã trở thành chủ đề quan trọng”. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có cách tân cả về nội dung lẫn nghệ thuật, nhất là giai đoạn từ sau đổi mới đến nay. Đây là giai đoạn mà văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng có những bước tiến đáng ghi nhận, đội ngũ sáng tác ngày càng đông đúc, số lượng tác phẩm dồi dào, trong đó có những tác phẩm thực sự có giá trị. Thực tế đó đòi hỏi giới nghiên cứu phải có sự quan tâm thích đáng đối với thể loại văn học chủ soái này. Trong công trình Văn học Việt Nam sau năm 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy do Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn chủ biên, tập hợp khá nhiều ý kiến khác nhau về tiểu thuyết. Xin được điểm qua một số bài viết sau: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại của Bùi Việt Thắng; Một cách lý giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Nguyễn Hòa; Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Bích Thu; Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỷ 80 đến nay của Nguyễn Thị Bình… Những công trình, bài viết trên đây đề cập khái quát về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Qua các công trình, bài viết đó, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Việt Nam đang nỗ lực làm mới thể loại cho thích hợp với hiện thực mới phức tạp, đa chiều. Dư luận bạn đọc có chỗ thống nhất, cũng có chỗ xung đột, có cả cái nhìn hoài nghi bi quan nhưng không thể phủ nhận được một thực tế là các nhà văn nước ta đang rất giàu khát vọng cách tân tiểu thuyết. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận diện đóng góp của tác giả Nguyễn Bắc Sơn với hai cuốn tiểu thuyết Luật đời và cha con và Lửa đắng được đông đảo bạn đọc yêu thích. 2.2. Những ý kiến bàn về tiểu thuyết Luật đời và cha con và Lửa đắng Sau khi xuất hiện trên văn đàn văn học đương đại, hai tiểu thuyết Luật đời và cha con và Lửa đắng đã được bạn đọc và khán giả đón nhận như một “hiện tượng 4 mới”. Các nhà nghiên cứu phê bình văn học, đạo diễn điện ảnh và cả những bạn đọc yêu thích văn chương đều có những bài nhận xét, đánh giá. Đặc biệt đã có rất nhiều tờ báo có bài phỏng vấn trực tiếp nhà văn Nguyễn Bắc Sơn như : báo Văn nghệ, An ninh thủ đô, Nhà báo và công luận, Người lao động Mỗi tác giả quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của tác phẩm. Là một nhà văn được yêu mến, một “hiện tượng” đang diễn ra, nên những bài viết tìm hiểu về sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn được đăng tải nhiều trên các phương tiện truyền thông. Số lượng bài viết dồi dào, sắc thái, “cấp độ” tình cảm khác nhau, người viết có thể là nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học chuyên nghiệp hay đơn thuần chỉ là một độc giả yêu thích văn chương. 2.2.1. Về tiểu thuyết Luật đời và cha con Các nhà nghiên cứu phê bình văn học đánh giá tác phẩm ở nhiều khía cạnh nhưng đều thống nhất đánh giá cao thành công nổi bật của tác giả trong việc lựa chọn đề tài sáng tác mới, xông thẳng vào những vấn đề nóng bỏng, thậm chí có thể là mạo hiểm của cuộc sống hiện đại. Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt một số bài viết đó: Nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn trên báo Văn nghệ Trẻ số 40 (462) ngày 2/10/2005 đã khẳng định: “Luật đời và cha con là cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên mổ xẻ sự vận động của toàn xã hội trong quá trình đổi thay cơ chế , một sự vận động đụng chạm đến từng gia đình, từng số phận” [47, tr.541]. Trong bài viết tác giả cũng thẳng thắn chỉ ra một vài nhược điểm của tác phẩm là một số chương đoạn còn lan man, xô bồ, dễ dãi, chạy theo sự vụ, mượn mồm nhân vật để kể chuyện đời Nhưng kết luận cuối cùng của bài viết là một lời khen ngợi: “Luật đời và cha con là một cuốn tiểu thuyết thuyết tình ái - chính trị gai góc và sinh động, một bước cố gắng thể hiện những vấn đề của cuộc sống và con người hiện đại ở góc nhìn mới mang tính luận đề, một cái nhìn trực diện về những diễn biến theo hướng suy đồi của xã hội hôm nay và chia sẻ những khó khăn của những người lãnh đạo có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và năng lực mới” [47, tr.543 - 544 ]. Bài viết Luật đời và cha con của nhà văn Hoàng Minh Tường (Báo Văn nghệ số 49 ngày 3/12/2005) cho rằng câu chuyện của tiểu thuyết Luật đời và cha con xoay quanh chuyện của một gia đình song cũng là chuyện của xã hội. Những tha hóa của các thành viên trong một gia đình nhìn bề ngoài mẫu mực, những mối quan hệ nhằng [...]... nghệ thuật tự sự và sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn Chương 3: Người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 7 Đóng góp của luận văn Luận văn tìm hiểu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn nhằm chỉ ra những đặc điểm cơ bản, những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật tự sự trong. .. bản, những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định những khái niệm liên quan đến nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết 9 - Tìm hiểu về nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn - Tìm hiểu về người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên... nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn qua nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật tổ chức trần thuật 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát chủ yếu hai cuốn tiểu thuyết gây tiếng vang của Nguyễn Bắc Sơn, đó là Luật đời và cha con (Nhà xuất bản Văn học, 2008) và Lửa đắng (Nhà xuất bản Lao động, 2011), đồng thời có so sánh với một số tiểu thuyết. .. báo, bạn đọc về tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn Đó là những gợi mở quý báu để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu trong luận văn của mình 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn về các mặt nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật tổ chức trần thuật Qua đó góp... duy tiểu thuyết, tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn là tiểu thuyết mang tính luận đề, thông thường những tiểu thuyết luận đề thì khô khan nhưng Nguyễn Bắc Sơn đã biết mềm mại hóa, biết làm cho nó có khả năng chinh phục người đọc Bởi lẽ cách tổ chức các tuyến sự kiện, tuyến nhân vật, ngôn ngữ rất gần gũi với đời sống Chính điều này mang lại sự tươi mới cho tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn Nhà phê bình văn học Nguyễn. .. thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn 10 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN BẮC SƠN 1.1 Khái quát về nghệ thuật tự sự 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu Hội thảo tự sự học đầu tiên ở nước ta (2001- khoa văn, ĐHSPHN) và sau đó là việc xuất bản công trình Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử (Nxb ĐHSP, 2003) dường như đã góp phần chính danh trong tiếng Việt tên... trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụm thông tin được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con đường Song trong các hình thức tự sự, có thể nói tự sự trong văn học là phức tạp nhất và là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tự sự học Nó không chỉ có trong truyện ngắn, tiểu thuyết mà còn có trong thơ, kịch 11 Lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm hơn trên phạm vi thế giới bởi nó là... thống biểu đạt Lý thuyết tự sự cũng chỉ ra kết cấu của các tầng bậc trần thuật và theo đó xuất hiện các kiểu người trần thuật khác nhau Lý thuyết tự sự hiện đại đã nêu ra các khái niệm về góc nhìn, điểm nhìn…điều đó giúp phân tích, nhận dạng hình thức tự sự Tự sự học hiện đại có thể được chia làm ba thời kì: tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ... sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, từ cách tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật, đến ngôn ngữ, giọng điệu, người kể chuyện trong tác phẩm 26 Chƣơng 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN 2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 2.1.1.Khái niệm cốt truyện Cốt truyện (plot) là “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo... nữa là phải tiểu thuyết hoá những nghĩ suy của mình bằng cốt truyện tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết, ngôn ngữ tiểu thuyết, nghệ thuật tiểu thuyết Vẫn những ý tứ ấy, nếu viết dưới dạng những bài báo thì nhàn hơn đấy, nhưng có thể khó được chấp nhận, nhất là khó có sức thuyết phục Vì phải nói thẳng, mà nói thẳng thì dễ mếch lòng Ông chọn tiểu thuyết để gửi gắm, nhắn nhe đến bạn đọc, như thế tự nhiên hơn, . luận về tự sự, tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. Chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn, chúng tôi muốn nhận diện một hiện tượng đáng chú ý trong. sắc của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. 11 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN BẮC SƠN 1.1. Khái quát về nghệ thuật tự sự 1.1.1 của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định những khái niệm liên quan đến nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết. 10 - Tìm hiểu về nghệ thuật

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan