Sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 25 - 26)

Nguyễn Bắc Sơn là một nhà văn đa tài. Ông đã thử bút với nhiều thể loại văn học, từ bút ký, đến truyện ngắn, truyện vừa rồi tiểu thuyết,… Ở thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công nhất định.

Với những thành công trong sáng tạo nghệ thuật của mình, Nguyễn Bắc Sơn đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng văn học lớn: Giải Ba viết về giao thông vận tải của Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải; Giải Nhì và hai giải Nhất (2001, 2002, 2003) cuộc thi Cả nước viết về Thăng Long - Hà Nội của báo Hà Nội mới; Tặng thưởng của NXB Thanh niên viết về tập truyện vừa và ngắn Luật đời

(2004); Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tiểu thuyết Luật đời và cha con ( 2005); Giải Ba cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba (2006 - 2010) của Hội Nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết Lửa đắng; Phim Luật đời 26 tập, chuyển thể từ tiểu thuyết Luật đời và cha con đoạt giải nhất phim truyền hình nhiều tập năm 2007 do khán giả bình chọn.

Đánh dấu thành công lớn nhất cho sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn chính là tiểu thuyết. Các tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn đều là tiểu thuyết luận đề, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề như chuyện gia đình, chuyện thế hệ, chuyện tình yêu và đáng kể nhất là chuyện thay đổi cơ chế. Có thể nói ông là một nhà văn dũng cảm, dám đối diện với những vấn đề thời sự chính trị đang diễn ra ở Việt Nam.

Cái tên Nguyễn Bắc Sơn cùng lối viết thẳng thắn, sâu sắc và gần cuộc sống, con người hiện tại, thể hiện sinh động những vấn đề chính trị nhạy cảm làm giới mê đọc nhớ mỗi khi nhắc đến tiểu thuyết Luật đời và cha conLửa đắng. Càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng đó là những tác phẩm đầu tay được ví như những bông hoa nở muộn.

Nghỉ hưu, rời bỏ đời sống công chức mà thời gian cứ bị xé vụn ra bởi những công việc hành chính sự vụ, ông chợt nhận ra mình đang sở hữu một nguồn tư liệu vô cùng phong phú đã tích lũy được, lại được sống theo sở thích, sống cho mình. Lúc ấy cái thú văn chương mới được thoả chí tang bồng. Thế là lao vào viết, viết như chưa bao giờ được viết. Những bức xúc về cơ chế, những nỗi đau nhân tình thế thái trong cơ chế còn nhiều bất cập đã được ông mổ xẻ một cách kỹ lưỡng, không né tránh nhưng cũng đầy trách nhiệm dựng xây. Ở gần cái tuổi xưa nay hiếm, con người ta

mới càng có được cái nhìn chín chắn và bản lĩnh, đặc biệt là đối với chuyện chính trị xã hội.

Lần đầu tiên trong các tác phẩm văn học Việt Nam có sự xuất hiện của những nhân vật như Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy… được xây dựng một cách có chiều sâu, cá tính, có trăn trở và suy tư. Những cuộc tranh luận giữa cái mới và cái cũ, cái cứng nhắc bảo thủ, mà đại diện là nhân vật “Cụ”, cũng chính là sự phản biện xã hội, để cuối cùng là đề xuất những gì cần phải thay đổi mang tính thực tiễn cao hơn ở tầm vĩ mô như đổi mới cơ chế, cải cách hành chính, nhẹ hơn thì cũng là những vấn đề về hôn nhân gia đình xã hội, chứ không chỉ đơn giản giải quyết một vấn đề nhỏ trong phạm vi hẹp. Đó cũng chính là sự dũng cảm, thể hiện một nhãn quan chính trị sâu sắc của nhà văn. Có thể nói sự ra đời liên tục của 2 tác phẩm Luật

đời và cha conLửa đắng thực chất đã là một quá trình thai nghén từ những trải

nghiệm cuộc sống của ông đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt với gần chục lần tái bản, thực sự gây tiếng vang trên văn đàn và đoạt giải thưởng của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005. Cũng do tính thời sự của tác phẩm nên bộ phim

Luật đời được chuyển thể từ Luật đời và cha con đã được khán giả bình chọn là

Phim truyền hình nhiều tập hay nhất năm 2007. Đó là sự ghi nhận xứng đáng dành

cho lao động không mệt mỏi của “lão nhà văn trẻ” Nguyễn Bắc Sơn.

Ông nói rằng, có sức khỏe để được viết là hạnh phúc lớn nhất của ông. Cũng vì lẽ đến với văn chương muộn nên ông thực sự tiếc thời gian. Vẫn còn rất nhiều điều trăn trở mà nhà văn Nguyễn Bắc Sơn muốn viết ra nên người đọc vẫn đang chờ đợi trong thời gian tới sẽ được gặp lại phong cách viết thẳng thắn và cái nhìn sắc sảo của ông.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)