Để miêu tả cuộc sống một cách chân thực, sinh động, Nguyễn Bắc Sơn đã khai thác tối đa kho thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ của nhân dân. Lời nói của nhân dân vốn nhiều ví von, nhân hoá, ẩn dụ, uyển chuyển và sáng tạo. Đó là nguồn tư liêu giúp nhà văn thể hiện hiện thực đời sống như nó vốn có. Có thể thấy trong tác phẩm tần số xuất hiện của khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ tương đối nhiều ở cả ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật. Việc vận dụng linh hoạt các thành ngữ, tục ngữ, những cách nói dân gian chủ yếu trong ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật có tác dụng khắc hoạ tính cách nhân vật, lột tả bản chất nhân vật.
Trước tiên là ngôn ngữ dân gian được vận dụng một cách khéo léo trong ngôn ngữ người kể chuyện. Chẳng hạn như khi đặt vấn đề tìm hiểu, biết Lê Hòe đã có vợ, cô Kim Phụng ra điều kiện chỉ cần “cắt đứt” là được. Người kể chuyện đã dẫn ra một câu khẩu ngữ trong nhân gian để nói về chuyện hôn nhân của Lê Hòe và thái độ của ông: “Tài chính phân minh, ái tình dứt khoát” [47, tr.56]. Sau khi dẫn ra câu khẩu ngữ đó, quyết định của ông Hòe là cắt đứt với vợ cũ, đúng với yêu cầu của người yêu.
Trần Kiên - Phân xưởng trưởng của phân xưởng cơ khí Động lực, một kĩ sư trẻ vừa ra trường vài năm đã gặp phải không ít khó khăn trong vai trò người lãnh đạo. Nhất là lần anh không để cho ba công nhân - đảng viên đi họp chi bộ khi đang trong giờ làm việc, thì giữa họ hình thành một sợi dây vô hình ngăn cách giữa lãnh đạo với bị lãnh đạo, giữa công nhân ít chữ với kĩ sư nhiều chữ, giữa Đảng viên và quần chúng, giữa trẻ và già, giữa người cũ với người mới. Dân gian tổng kết: “ma cũ bắt
nạt ma mới” [47, tr. 83]. Câu đó vận dụng trong trường hợp của Kiên lúc này là hoàn toàn chính xác.
Ngôn ngữ dân gian còn được vận dụng nhiều trong lời nói của các nhân vật. Việc vận dụng các thành ngữ, tục ngữ, những cách nói dân gian chủ yếu trong ngôn ngữ nhân vật có tác dụng khắc họa tính cách nhân vật, lột tả bản chất nhân vật.
Sau sự việc Kiên dám không cho ba công nhân - đảng viên đi họp chi bộ khi đang trong giờ làm việc, anh đã được mời lên văn phòng Đảng ủy và bị khiển trách. Trước thái độ thẳng thắn, không xu nịnh của anh, Bí thư Đảng ủy đã rất tức tối: “Có đứa nào dám đồng chí kiểu cá đối bằng đầu, cá mè một lứa như nó đâu… Tao sẽ làm
cho mày không thể mọc mũi sủi tăm được cho mà xem, con ạ” [47, tr.86 - 87].
Hay khi bỏ phiếu kín để kết nạp Trần Kiên, một trong năm kẻ thân tín của Bí Thư Nguyễn Văn Hải đã bỏ phiếu cho Kiên nên anh vừa đủ số phiếu để kết nạp Đảng, Bí thư chi bộ đã thầm nghĩ: “Quân xanh vỏ đỏ lòng! Đứa nào? Ông sẽ tìm kỳ
ra cho mà xem” [47, tr.198].
Việc truyền tải nội dung của vấn đề cũng được thể hiện qua việc sử dụng lời ăn tiếng nói của dân tộc trong lời của các nhân vật. Chẳng hạn như việc bà Mận - vợ cả của ông Hòe tố cáo điêu địa chủ hiếp dâm mình bằng câu thành ngữ: “Kim đâm
vào thịt thì đau /Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời” [47, tr.50]. Đây là một cách
nói rất hình ảnh, người nói không phải nói toẹt sự việc mà người nghe vẫn có thể hiểu được ý.
Nhà văn không chỉ sử dụng ngôn ngữ dân gian xưa mà còn sử dụng ngôn ngữ dân gian hiện đại của thời hội nhập phát triển để đúc rút nhiều vấn đề của cuộc sống thời hiện đại:
Tổng kết trong xã hội năm điều răn đối với quan chức: “Điều đầu tiên đối với quan chức là: Không lơ là với nhà báo. Hai là: Không lếu láo với cấp trên. Ba là: Không quên các bậc tiền bối. Bốn là: Không bối rối với chị em. Cuối cùng là: Không lèm nhèm với cấp dưới”
Năm điều răn đối với công chức: “Một là: Không nghe ca-ve kể chuyện. Hai là: Không nghe thằng nghiện trình bày. Ba là: Không dây với các nhà báo. Bốn là:
Những vấn đề ấy dường như là lời cảnh báo đối với tất cả mọi người. Trong nền kinh tế thị trường này, guồng quay của nó có sức hút rất mạnh. Mỗi người phải tự thích nghi với guồng quay ấy nhưng đừng xoáy sâu vào vòng quay của nó. Bởi nó sẽ nhấn chìm ta với những dục vọng thấp hèn.
Bên cạnh thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị, thứ ngôn ngữ thô nhám, trần trụi đời thường cũng được các nhân vật trong tác phẩm sử dụng. Dường như Nguyễn Bắc Sơn muốn thâm nhập vào mọi ngõ ngách xã hội nên ngay cả những câu chuyện tình dục cũng được đan xen trong tác phẩm. Nó nói lên phần nào đời sống tâm lí của con người, chủ yếu thông qua lời kể của nhân vật.
Câu nói chua ngoa của bà Phụng trước lời khen anh rể hiền: “Lành, lành mà
cũng biết vành l…thổi sáo đấy!” [47, tr.8]. Trong lời của anh đội cải cách khi thuyết
phục Mận đấu tố địa chủ: “Nó có mà sợ thọt d… vào ấy chứ” [47, tr.46].
Một người vừa xinh đẹp vừa có tài như Diệu mà lại lấy Sán, thiên hạ đã có kẻ bàn tán: “Lấy thằng này thật phí l… con bé” [47, tr.265].
Vũ Sán cũng có những lời mát mẻ với người tình: “Tưởng qua sông rồi thì
đấm “bướm” vào sóng” [47, tr.312].
Khi Trần Kiên bị kỉ luật xuất hiện những lời bình luận như: “Liều lắm cơ. Ai bảo mó dái ngựa thì nó chả đá cho à?... không phải là mó mà là bóp. Bị đá thì đúng
rồi, nhưng chưa biết ai ngã ngựa” [47, tr.516].
Những vấn đề bức xúc nhất trong đời sống chính trị - xã hội rất nhạy cảm, rất khó để nói thẳng ra nhưng nhà văn đã tạo ra những tình huống để khéo léo lồng vào. Người ta thấy những luận điểm ấy như được rút ra rất tự nhiên từ thực tế cuộc sống qua lời của nhân vật. Chẳng hạn như màn đối thoại, cãi nhau của các bà hàng cá, hàng thịt: “Chưa chi đã sồn sồn như l… chấm muối ấy - Bà rõ là cái loại l… sành ghe đá, l…vá sắt tây, l… xây xi măng, l… chăng dây thép - Này, nhà chị dí cái gì đấy. Cho chị lên mà dí vào hàng tôi. Toàn đồ điện đấy. Tôi chỉ bật tách một cái là nó giật tung “cái ấy” đi cho xong đời nhà chị - Cậy vốn to buôn to chứ gì? Tao là tao
đ… có sợ nhé” [51, tr.527 - 528].
Vấn đề tình dục là vấn đề nhạy cảm. Ít có nhà văn nào dám nói về nó một cách trực tiếp như Nguyễn Bắc Sơn. Đời sống tình dục là một phần trong đời sống tâm lí
của con người. Đó là nhu cầu sinh lí bình thường của những con người rất đời thường. Chính những câu chuyện về đời sống tình dục được đan xen rải rác trong tác phẩm đã khiến cho nhân vật gần với đời thường hơn bao giờ hết.
Màn làm tình của Lê Cường với Kiều Linh được kể lại khá đầy đủ: “Và hắn từ từ, chậm rãi, thong thả cởi từng thứ, từ ngoài vào trong. Vừa làm vừa nếm náp mỗi thứ một tí của ngon vật lạ cứ lồ lộ ra trước mắt, trong tay. Mảnh vải cuối cùng đã tụt khỏi người cô gái, vẫn thong thả, từ tốn hắn bế cô gái, nhẹ đặt lên giường. Đứng trên giường phía chân cô gái, hắn cũng không vội vàng, bắt đầu lần lượt cởi từng thứ trên người mình. Vừa làm, vừa chăm chú quan sát cô. Tấm thân trình nguyên, mơn mởn, rạo rực, đắm đuối nhìn hắn, căng lên chờ đợi.Đến lúc ấy hắn mới nhập cuộc” [48, tr.120].
Thụy Miên thiếu thốn tình cảm của chồng vì chồng đi làm xa, lâu lâu mới về. Khi gặp được một người biết động viên, chia sẻ, vốn thiếu thốn sinh hoạt vợ chồng, cô đã phạm lỗi với chồng: “Anh nhẹ nhàng nằm lên người chị, nhẹ nhàng hôn trán, hôn mắt, hôn má, hôn tai, hôn miệng. Anh hôn miệng chị rất lâu. Rồi anh hôn khắp cơ thể Miên. Chị phải bảo “thôi, thôi” mấy lần, anh mới ngừng. Hình như lúc ấy, Miên như con trăn, hết vặn mình bên này lại đến bên kia. Hình như lúc ấy mặt chị nhăn nhó buồn cười lắm, vì mớ dây thần kinh chỗ ấy bị kích thích ghê gớm. Rồi chầm chậm, anh đi vào miền ẩm ướt của Miên. Toàn thân chị tê dại, tưởng chết đến nơi rồi. Sàn nhà gỗ rung lên từng nhịp… Cho đến khi anh dìu Miên đến một miền khác lắm, mới lắm, lạ lắm. Chị chưa từng đến bao giờ… Mãi đến tận lúc ấy, Miên mới biết, có một miền như thế trên cõi đời này:
- Miền cực lạc! Cực hoan! Cực mãn!” [47, tr.130].
Viết về đời sống tình dục tương đối nhiều nhưng nhà văn cũng sử dụng những tiếng lóng để tránh gọi tên trực tiếp, không gây cảm giác thô trước người đọc. Qua đó, tác giả muốn cho ta thấy đời sống tình cảm, tâm lí của con người là những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
Có thể thấy ngôn ngữ sinh hoạt trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn rất phong phú và đa dạng. Đó là sự vận dụng khéo léo ngôn ngữ dân gian lồng ghép trong lời của người kể chuyện, đặc biệt là trong lời của nhân vật. Bên cạnh đó là thứ ngôn ngữ bình dân, suồng sã vẫn hay được sử dụng trong cuộc sống thường ngày.
Điều đó tạo nên sự sinh động, uyển chuyển trong ngôn ngữ và nhân vật tạo được cá tính riêng.