Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bắc Sơn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 26 - 33)

Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó

khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [14, tr.273]. Thực chất, đây là

quan niệm của một nhà văn về thế giới và con người qua lăng kính riêng của chủ thể sáng tạo. Quan niệm nghệ thuật có mở rộng và không ngừng vươn tới giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người. Có như vậy, nhà văn mới có thể hiểu và phản ánh sâu sắc bộ mặt đa sắc diện của đời sống và âm thanh muôn điệu của tâm hồn con người. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của một nhà văn chính là tìm hiểu sự thâm

nhập của họ đối với hiện thực đời sống và nội tâm con người, sự lý giải thấu tình đạt lý bằng các phương tiện nghệ thuật phù hợp cho các hiện tượng đó. Như vậy: “Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu

ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật” [14, tr.275].

Là một người viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn quan sát và suy nghĩ về chính công việc của mình và đồng nghiệp, Nguyễn Bắc Sơn đã hình thành ý thức nghệ thuật khá nhất quán trong hành trình sáng tạo của mình. Do vậy, muốn tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn, theo chúng tôi, trước hết cần phải tìm hiểu quan niệm của chính tác giả về cuộc đời và nghệ thuật. Nhà văn không thể miêu tả, phản ánh, lý giải sâu sắc hiện thực nếu thiếu một tư tưởng riêng xác định về hiện thực ấy bởi những quan niệm ấy sẽ chi phối sáng tác của nhà văn.

Tốt nghiệp khoa Văn, trường ĐHSP Hà Nội năm 1962, ông trở thành thầy giáo dạy văn. Ông kể, hồi còn học phổ thông, cũng đã từng ấp ủ mộng văn chương vì cũng có chút năng khiếu, nhưng rồi theo thời gian, cái mộng văn chương ấy cũng tắt ngấm. Thời gian làm quản lý giáo dục, ông bắt đầu say mê nghiên cứu, viết báo. Là một người ham tìm tòi và chịu khó tư duy, có óc quan sát tinh tế nên những chuyện đời, chuyện người, chuyện quê hương đất nước đã dồn nén buộc ông phải viết. Lúc đầu là bút ký và các bài báo, rồi những công trình nghiên cứu về nhiều vấn đề khoa học như tay phải, tay trái, sự ra đời của bàn tính gẩy Trung Quốc... Ông “giật” một giải nhì, hai giải nhất trong cuộc thi cả nước viết về Thăng Long - Hà Nội. Ông cũng từng có kiến giải hay về cách thi công trận địa cọc Bạch Đằng, điều đó chứng tỏ ông vô cùng chịu khó tìm tòi. Thành quả cho những nỗ lực không mệt mỏi đó của nhà văn chính là 5 tập bút ký, 2 cuốn sách viết về ngôn ngữ, giáo dục, văn hóa. Luật đời và cha con là cuốn tiểu thuyết đầu tay nhưng là mốc son thành công cho sự nghiệp tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn. Ông cho rằng, con đường sáng tác như thế là phù hợp với quy luật. Từ bút ký, đến truyện ngắn, truyện vừa rồi tiểu thuyết. Ông bảo văn chương thì cần phải có thời gian suy ngẫm, đó là cả một quá trình tìm tòi, mày mò, thể nghiệm và rèn luyện. Thời gian công tác trong ngành giáo dục giúp ông tích lũy vốn sống. Hơn 10 năm cuối cùng làm việc bên ngành văn hoá với chức trưởng phòng Quản lý báo chí

xuất bản, ông tiếp xúc nhiều hơn, đi nhiều hơn, cọ xát, va đập với đời sống hằng ngày mà báo chí vừa là nguồn tư liệu, vừa là cầu nối.

Hành trình sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn chính là cả một quá trình dài tích lũy kiến thức và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm viết. Quá trình tích lũy ấy đã được nhà văn tâm sự rất nhiều qua các bài phỏng vấn trên các báo. Cụ thể:

Trong bài trả lời phỏng vấn của nhà thơ Vũ Duy Thông trên Báo Văn nghệ khi được hỏi ông mê văn từ bao giờ và viết như thế nào? Nguyễn Bắc Sơn đã tâm sự: cái mộng văn chương bắt đầu từ hồi học phổ thông nhưng dần tắt ngấm bởi học xong đi dạy học, đi bộ đội rồi lại về dạy học, làm cán bộ quản lý ở một trường cấp 3, hơn chục năm cuối cùng mới sang ngành Văn hóa - Thông tin. Nhưng cuối cùng “rồi thấy nhiều chuyện quá. Không viết không được. Lúc đầu, ký là hấp dẫn tôi nhất. Bao nhiêu chuyện người, chuyện đời, chuyện quê hương đất nước dồn cho ký. Đi máy bay viết về người lái máy bay, người dẫn đường máy bay, xuống nước gặp anh thợ lặn, viết gian nan nghề thợ lặn. Mấy bước ra Bờ Hồ, gặp cây lộc vừng liền viết về cây lộc vừng chín gốc bên Hồ Gươm. Thế rồi sang truyện ngắn, tiểu thuyết lúc nào không hay. Năm 1999, tôi ra cùng lúc 4 cuốn sách với gần 1.700 trang. Báo Văn nghệ Trẻ khen và đặt câu hỏi: “Phải chăng đây là hiện tượng xuất bản của năm nay?”. Tôi

thành “nhà văn trẻ tóc bạc” từ đấy” [57]. Đến với văn chương khá muộn nên

Nguyễn Bắc Sơn chỉ thực sự thành danh khi mái đầu đã pha sương, ông cũng lí giải điều này: “Đến khi nghỉ hưu, thời gian là của mình, được sống theo sở thích, sống cho mình, lúc ấy cái chí viết văn mới thực sự trỗi dậy. Thế là lao vào viết. Càng viết càng ham. Viết chí chết. Mình là một người của cơ chế, cơ chế ấy do mình góp phần đẻ ra. Là người của cơ chế nhưng lại thấy cơ chế nhiều bất cập quá. Nó buộc mình

phải viết, phải mổ xẻ” [57]. Ông cũng khẳng định mục đích viết văn và khuynh

hướng viết tiểu thuyết của mình: “Với tôi, viết văn là sự giải tỏa những bức xúc cuộc đời, là góp một tiếng đời cho đời. Tôi, anh, hay nhiều người khác, thất bại trong việc này, không thành công trong việc kia, kém cỏi so với thiên hạ ở nhiều việc khác, là bởi mình làm không đúng luật, chơi không đúng luật, ứng xử không đúng luật. Thế nên trời còn cho viết được, thì những cuốn khác của tôi dù đặt tên là gì, vẫn nằm

tiếp, gián tiếp, vốn hiểu biết của mình vào trang viết. Cũng là nhờ tính tò mò, hay

quan sát, năng nhặt chặt bị” [57].

Trong bài phỏng vấn Có thứ luật bất thành văn in trên báo VNEXPRESS Tin nhanh Việt Nam, khi được phóng viên hỏi về những kinh nghiệm sống đóng góp bao nhiêu phần trăm cho sự thành công của Luật đời và cha con ? Nhà văn đã không ngần ngại trả lời: “Gọi là vốn sống thì đúng hơn. Bởi nói chung, tôi không trải nghiệm qua số phận các nhân vật. Nhưng vốn sống trực tiếp thời cải cách ruộng đất, thời quan liêu bao cấp, thời trong quân ngũ và một đời làm công chức đã được huy động vào đây, cộng với vốn sống trực tiếp làm nên máu thịt tác phẩm. Nhiều bạn bè trong giới cũng bất ngờ trước điều này. Không có nó thì không có cuốn tiểu thuyết này. Nó đóng góp khoảng 70 - 80% sự thành công của tác phẩm”.

Hay trong bài Lửa đắng sẽ bùng cháy in trên Báo Người lao động chủ nhật, khi được hỏi ông đã chuẩn bị những gì cho sự ra đời của Lửa đắng ? Nguyễn Bắc Sơn đã tâm sự: “Thực ra thì không có sự chuẩn bị gì cả, đơn giản đó là vốn sống, là trải

nghiệm mà tôi tích lũy rồi sau đó trải nó lên trang viết.Đây cũng có thể xem là phần 2

của Luật đời và cha con. Phần 1 kết thúc mở, còn dang dở nên bây giờ tiếp tục. Khác

với phần 1, sang Lửa đắng các nhân vật đi đến tận cùng với số phận của mình” [36].

Làm nên thành công trong bộ tiểu thuyết liên hoàn của mình, không chỉ là vốn sống ngồn ngộn, vốn văn chương phong phú của nhà văn mà còn là việc nhà văn đã lựa chọn được đề tài phù hợp được nhiều người quan tâm hiện nay - đề tài về cơ chế. Đây là một vấn đề nóng bỏng trong xã hội đương đại. Trong một bài phỏng vấn chính nhà văn cũng đã khẳng định: “Về thành công của Luật đời và cha con, tôi thấy trước hết nhờ việc chọn lựa đề tài. “Đề tài cơ chế” - tạm gọi như thế, ai chả biết. Ai chả bàn thảo. Đi đâu, ngồi đâu cũng bàn thảo. Nhưng sao không ai viết. Một đàn anh bảo tôi: “Họ biết cả đấy nhưng ngại viết”. Vì sao họ ngại là chuyện phải nghĩ. Có lý do cả đấy. Tôi liều. Có điều, tôi là người trong cuộc, tôi mổ xẻ, chứ không đứng ngoài dẩu mỏ chửi vào, cũng không chửi đổng. Tôi viết với tất cả đau đớn, vật vã khổ sở và với ý thức xây dựng, tháo gỡ. Có lẽ vì thế mà về chủ đề đặt ra trong tác phẩm, tôi

được dư luận trong ngoài, trên dưới đồng tình” [57]. Vậy bộ tiểu thuyết liên hoàn ấy

chung mọi người về các vấn đề xã hội, về số phận của đất nước. Cho nên Nguyễn Bắc Sơn không ngại, không sợ không có ai hiểu cho mình là vì thế: “Mỗi người có một vùng mỏ sáng tác hay quê hương sáng tác. Tôi không có vùng quê sáng tác nào đó vì tôi sống ở đô thị mà cụ thể đây là thủ đô. Thủ đô vừa là tinh hoa nhưng đồng thời tập trung tất cả những phức tạp của cả nước dồn về. Thế cho nên đấy chính là thế mạnh của tôi và tôi nghĩ là mình nên phát huy thế mạnh ấy. Thêm vào đó, đề tài này có một ưu thế là chưa ai động bút. Tôi viết về đề tài này vì tôi hiểu rõ nó. Tôi nghĩ, thành công trước hết ở đề tài chứ không phải ở văn phong đổi mới hay cách tân

gì khác” [36].

Đề tài ông chọn phản ánh trực tiếp là chính trị, là thể chế, thiết chế, cơ chế. Đấy là chuyện liên quan đến mọi người dân cộng đồng, nên ai cũng biết. Chỉ có quan tâm nhiều hay ít thôi. Dễ là thế, mà khó cũng là thế. Dễ bởi ai cũng biết, cũng bàn luận, cũng có chính kiến cả đấy. Khó là bởi không mấy ai viết ra điều mình nghĩ. Cái khó nữa là phải tiểu thuyết hoá những nghĩ suy của mình bằng cốt truyện tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết, ngôn ngữ tiểu thuyết, nghệ thuật tiểu thuyết. Vẫn những ý tứ ấy, nếu viết dưới dạng những bài báo thì nhàn hơn đấy, nhưng có thể khó được chấp nhận, nhất là khó có sức thuyết phục. Vì phải nói thẳng, mà nói thẳng thì dễ mếch lòng. Ông chọn tiểu thuyết để gửi gắm, nhắn nhe đến bạn đọc, như thế tự nhiên hơn, vào tình cảm người đọc hơn, từ đó mới tác động đến lí trí họ. Như vậy, việc lựa chọn thể loại thích hợp để truyền tải thành công đề tài cũng chính là một thành công đáng ghi nhận của Nguyễn Bắc Sơn.

Trong bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Thiên Kim trên báo CAND.com.vn, Nguyễn Bắc Sơn đã tâm sự chân thành: “Nói như cách nói thông thường, người ta vẫn cho rằng, tôi là người may mắn và có duyên với giải thưởng, nhưng không hẳn như thế. Để viết được hai cuốn tiểu thuyết này, tôi đã tích lũy gần hết cả một đời công chức, tóc thì rõ ràng, không còn một sợi nào đen. Và đó là những vốn liếng cả đời

học, đọc sách cần mẫn mới có được”. Hay còn có những dòng lý giải rất hay của nhà

văn về vốn tư liệu để viết sách: “Tôi là một công chức cần mẫn, chăm chỉ, sáng ý trong công việc, nhưng điều quan trọng nhất là cái thói quen quan sát, nhận xét, cái lối suy nghĩ đến cùng tận một sự việc, một hiện tượng, hoài nghi, phản biện nó, cái

lối tò mò theo dõi đường đời của những người xung quanh (và không ngừng ngẫm nghĩ về họ), cái lối vơ vào mình những chuyện đẩu đâu… và cộng với một chút vốn văn chương được trang bị suốt cả quãng đường đã đi qua, những điều học hỏi được ở

bè bạn và thời gian vô biên của một người hưu trí đã thôi thúc tôi phải viết”. Và còn

là những lời bộc bạch chân thành với một chút hài hước về tâm huyết nghề nghiệp của mình: “Tôi nghi ngờ điều ai đó nói rằng, viết văn như là một cuộc chơi. Tôi khổ sở với từng con chữ, nghĩ ngợt một chi tiết, một lời thoại thật sự khó nhọc, nhất là với hơn 70 nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Lửa đắng, tôi gần như kiệt lực sau khi hoàn

thiện nó”.

Ngoài những lời tâm sự chân thành, Nguyễn Bắc Sơn còn mạnh dạn chỉ rõ cái nhìn chưa trực diện của các nhà văn, cũng như rào cản lớn nhất đối với các nhà văn và sự phản chiếu hiện thực của tiểu thuyết hiện nay. Ông nói: “Gần đây ông trưởng ban tuyên giáo trung ương cũng nói “Các nhà văn phải tự cởi trói cho mình”. Không biết có phải tôi đã dám cởi trói cho mình không. Nhưng ngay cả với tôi, cái dây trói vô hình vẫn lởn vởn trong đầu…Nhiều người khen dũng cảm đấy, bởi chưa ai dám mổ xẻ cơ chế như thế. Nhưng không ít người lại muốn nhà văn phải nói thẳng, nói thật, nói hết suy nghĩ, đi đến tận cùng suy nghĩ trong ý đồ sáng tác, trong tư tưởng chính trị của mình. Ai cũng có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Giá

mà hai tư tưởng ấy gặp nhau” [13]. Và phải là một nhà văn giàu tâm huyết với ý

thức và trách nhiệm công dân cao mới nêu vấn đề thẳng thắn không né tránh: “Nhưng điều dễ thấy, như nhiều người đã thấy là, chiếm một phần không nhỏ tác phẩm, nhất là của các cây viết trẻ ít chịu đi vào hiện thực trung tâm, chính yếu của cuộc sống. Họ thích thể hiện cái tôi của mình hơn… Nhưng có lẽ bạn đọc còn cần thiết hơn những tác phẩm phản ánh đời sống xã hội hôm nay. Đòi hỏi ấy là chính đáng, bởi nó

cũng là sứ mệnh phải gánh của văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng” [13].

Những ý kiến của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn trên các báo đã cho chúng ta thấy rõ quan niệm nghệ thuật của ông. Đối với ông viết văn là một sự giải tỏa để bộc lộ những điều mắt thấy tai nghe, để mổ xẻ sự bất cập của cơ chế nhằm mục đích tháo gỡ, gây dựng theo chiều hướng tích cực hơn. Theo ông văn chương chính là ngọn lửa đắng - ngọn lửa ấy “là thuốc đắng, là liều kháng sinh đặc trị những căn bệnh xã hội

trầm kha, tưởng như không thuốc nào chữa khỏi” [51, tr.597]. Hơn nữa, nhà văn lại viết tác phẩm bằng “trái tim của một nhà văn đảng viên, một người trong cuộc với

tâm thế xây dựng rất có ích cho đất nước, cho Đảng không chỉ ngày hôm nay” [60].

Tất cả cho thấy quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn rất mới mẻ, táo bạo. Nó có ý nghĩa khích lệ, động viên tinh thần người cầm bút dũng cảm dấn thân vào những vấn đề gai góc, nhức nhối trong xã hội. Đó là những vấn đề chính trị nóng bỏng của xã hội đương đại Việt Nam - vấn đề cơ chế. Nhà phê bình Lê Quang Trang nhận định: “Thành công đáng chú ý nhất của cuốn tiểu thuyết là tác giả dũng cảm và

sắc sảo trong việc phô bày những vấn đề của xã hội” [47, tr.581]. Song do quá chú

tâm vào nội dung, nhà văn chưa thực sự trăn trở với việc đổi mới cách viết. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận xét: “Anh Nguyễn Bắc Sơn có nhiều cố gắng. Tuy nhiên về nghệ thuật thể loại, Luật đời và cha con vẫn còn hiền lành, vẫn nặng về truyền thống. Thể

loại tiểu thuyết cho phép nhà văn cách tân táo bạo” [47, tr.580].

Qua những lời phát biểu trực tiếp của nhà văn, cũng như qua những nhận xét,

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)