Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 41 - 106)

Nghiên cứu nhân vật, chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa về con người như thế nào và bằng cách nào trong văn chương của mình. Bởi lẽ, “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất

định” [34, tr.126]. Xét từ góc độ trần thuật: nhân vật là một chất liệu có tính bản thể của văn bản tự sự. Chất liệu đó có thể được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau (như một thực thể sống, có số phận riêng tư và đời sống tâm lý cá biệt; như một hình chiếu thế giới tư tưởng của tác giả hoặc của đời sống xã hội…), song dù ở góc độ nào, đó vẫn là một hệ thống có quan hệ nội tại và thống nhất sâu sắc với cấu trúc tự sự của tác phẩm. Với những người nghiên cứu tiểu thuyết đương đại, đây cũng là vấn đề chứa đựng những mời gọi hấp dẫn, thú vị.

Luật đời và cha con Lửa đắng là bộ tiểu thuyết liên hoàn đặc sắc của

Nguyễn Bắc Sơn nói riêng và của nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung. Trong hai tác phẩm này Nguyễn Bắc Sơn đã phản ánh tình hình xã hội Việt Nam vào những thời điểm gay cấn (có vấn đề): thời điểm canh tân đất nước, chuyển sang cơ chế thị trường. Nói như Nguyễn Đăng Điệp: “Nguyễn Bắc Sơn đã làm sống lại không khí của đời sống đất nước trong suốt mấy chục năm qua, từ thời cải cách ruộng đất

đến thời kinh tế thị trường” [10]. Vì vậy mà thế giới nhân vật trong bộ tiểu thuyết này

rất rộng lớn, bao quát nhiều tầng lớp xã hội (quan chức, cán bộ, thường dân), có các quan hệ kinh tế, chính trị, tình yêu, hôn nhân, gia đình,… có trai gái, nam, nữ, già, trẻ…Tất cả như đời sống thật. Nhân vật có sức khái quát lớn và đều rõ nét, sống động từ hình thể đến hành động, suy nghĩ, cảm xúc, ứng xử, nói năng… Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Luật đời và cha con Lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn là thế giới nhân vật vô cùng đa dạng, phong phú và sinh động, được xây dựng rất công phu, bao gồm nhiều hạng người, nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau. Nếu ở Luật đời và cha con có khoảng hơn 10 nhân vật thì đến Lửa đắng có thêm hơn 50 nhân vật mới. Hệ thống nhân vật ấy cùng thể hiện nội dung, chủ đề của bộ tiểu thuyết gia đình, xã hội và cơ chế. Cả một thế giới nhân vật rộng lớn như vậy nhưng không hề chồng chéo, ô hợp. Các nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ soi chiếu lẫn nhau: mối quan hệ gia tộc; mối quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình, đồng nghiệp, cô - trò… Các nhân vật luôn được soi chiếu ở nhiều góc độ, làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

Xét về nội dung phản ánh của tác phẩm, có thể thấy nhân vật trong bộ tiểu thuyết liên hoàn Luật đời và cha conLửa Đắng được chia làm hai tuyến rõ rệt, một bên là những nhân vật thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của thời đại, một bên là những nhân vật đi ngược lại lý tưởng đó (nhân vật tha hóa). Cách phân loại nhân vật trên

chỉ là tương đối, nhưng đã cho ta một cái nhìn hệ thống về thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết.

Điểm đặc biệt của Nguyễn Bắc Sơn khi xây dựng tuyến nhân vật là cốt truyện được bố cục theo sự xuất hiện của các nhân vật. Vì vậy, bố cục truyện có thể cơi nới, linh hoạt đặc biệt là ở những chỗ có sự xuất hiện của các nhân vật phụ khi tham gia vào câu chuyện. Trong bộ tiểu thuyết liên hoàn này, có sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật “mang vấn đề”. Đó là những Đảng viên, cán bộ lãnh đạo. Họ không chỉ thuộc về một tuyến nhân vật mà có những con người thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của thời đại và cả những con người đi ngược lại lý tưởng đó.

2.2.2.1. Nhân vật mang lý tưởng thẩm mỹ của thời đại

Trong văn học cách mạng, nhân vật mang lý tưởng thẩm mỹ của thời đại (nhân vật tích cực) chính là những con người mang phẩm chất cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa, có lập trường tư tưởng vững vàng, có nhiệt tình cống hiến. Còn ở thời bình, nhất là thời đại ngày nay khi đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển thì quan niệm về con người cũng có những thay đổi nhất định. Đó là những con người vừa có ý thức công dân cao cả, vừa có tài năng và trí tuệ để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của xã hội. Loại nhân vật mang lý tưởng thẩm mỹ của thời đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn có thể kể tên như: Lê Hoè, Lê Đại, Trần Kiên, Phạm Năng Triển, Thanh Diệu, Thu Phong, Thảo Tần, Kiều Linh, Đoàn Hùng, Bội Trân, … Đặc biệt có những nhân vật lần đầu tiên xuất hiện trong tiểu thuyết Việt Nam. Đó là những nhà lãnh đạo cấp cao của trung ương như: ông Thụ - Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, Tổng bí thư, “Cụ”, ông Trân - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư (mới) Thành uỷ.

Những nhân vật này có khác biệt về giới, lứa tuổi, ngành nghề, địa vị xã hội,… Nhưng họ có nhiều điểm tương đồng, đó là những Đảng viên tiêu biểu; những con người có tài năng, trí tuệ và trách nhiệm công dân cao. Họ đều góp phần là tác nhân và động lực của quá trình chuyển đổi xã hội. Chúng tôi xin điểm qua một số nhân vật tiêu biểu:

Lê Hoè là nhân vật có vai trò nổi bật trong bộ tiểu thuyết liên hoàn và được tác giả khắc hoạ khá thành công. Từ một người lính chuyển sang một cán bộ chuyên

trách công tác tuyên huấn, cả cuộc đời ông gắn với những bài giảng về nghị quyết, về đường lối chính sách và phấn đấu không mệt mỏi cho lí tưởng Đảng. Ngay ở chương 1, hình tượng nhân vật này đã được nhà văn đặc tả khá chân thực và sắc nét. Nhà văn đặc biệt chú ý đến Lê Hòe không phải chỉ là ở ngoại hình mà là ở những phẩm chất tốt đẹp trong con người ông. Là một người lính, một cán bộ tuyên giáo trước tiên ông sống rất có nguyên tắc, có kỉ luật. Minh chứng là trong lần được mời về phổ biến nghị quyết cho hội nghị cán bộ chủ chốt ngành Giáo dục Đào tào của thành phố biển Hải An, ông đã lên lớp cho Giám đốc sở một bài học về kỉ luật giờ giấc: “Đã là một tổ chức thì phải có kỉ luật. Mà kỉ luật đầu tiên là kỉ luật giờ giấc. Giờ giấc là một

biểu hiện của tính tổ chức, tính khoa học trong công việc” [47, tr.10]. Với công việc,

ông là một người có nhiệt huyết, say mê với nghề, có trách nhiệm và niềm tin nghề nghiệp. Khi đứng trước đám đông, tập thể để giảng về nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng, ông luôn hưng phấn, phấn kích có thể nói cả ngày không chán, không mệt. Lời nói của ông hào sảng, mạch lạc, dứt khoát. Ông còn biết nhấn mạnh những từ, nhóm từ cần thiết, biết kết hợp với những cử chỉ, điệu bộ khiến hàng trăm, hàng ngàn con người chăm chú lắng nghe, nuốt từng lời nói của ông. Bao giờ cũng vậy, ông đến với đám đông trong tiếng vỗ tay ròn dã và rời khỏi diễn đàn cũng là trong những tràng pháo tay ràn rạt. Và sau những phút giây ấy, Lê Hòe cảm thấy: “Người rân rân như vừa được tiếp một liều tăng lực kỳ diệu. Ông thấy mình như trẻ ra, khỏe

lên. Máu trong người chảy rần rật” [47, tr.14]. Ông thấy rất tự hào khi đã hoàn thành

nhiệm vụ của mình là thổi bùng lên tinh thần cách mạng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của mọi người, trước hết là của Đảng viên.

Tuy vậy điểm yếu của ông đó chính là bệnh xa rời thực tế. Nghề nghiệp đã khiến ông giải quyết công việc theo những công thức có sẵn. Cuộc sống luôn thay đổi trong khi những bài giảng của ông lại quá xa rời thực tiễn. Ông không thể hiểu được vì sao có những nơi đã được ông quán triệt nghị quyết rồi lại không chịu làm theo. Đó là khi ông biết bên Sở Giáo dục và Đào tạo Hải An chưa quán triệt nghị quyết đến Đảng viên. Với một người luôn đem nghị quyết vào công việc như ông thì không có cách gì có thể lí giải được sự việc trên, bởi nghị quyết là “đường lối, là phương

cầu nối giữa tư duy chỉ đạo của cấp trên với thực tế hành động của cấp dưới. Cấp dưới thì thờ ơ với nghị quyết, cấp trên thì liên tục điều chỉnh cho ra những nghị quyết mới, người phải chóng mặt chính là ông. Tuy nhiên, là một cán bộ tâm huyết, có trách nhiệm, ông đã trăn trở suy nghĩ, tìm hiểu để tìm phương thức quán triệt nghị quyết trung ương có hiệu quả hơn ở các cấp cơ sở. Cuộc nói chuyện của ông với Trần Vân - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải An đã khiến ông được mở mắt. Ông nhận ra: “Nó nói thẳng, nói thật và điều quan trọng nhất là nó nói đúng. Thực tế

chứng minh là nó nói đúng” [47, tr.27]. Sau này, ông còn tìm hiểu ý kiến của nhiều

cán bộ làm công tác Đảng ở nhiều nơi khác, ông nhận thấy những điều Trần Vân bộc lộ có lí và đã viết báo cáo “Thử bàn về việc quán triệt nghị quyết Đảng ở các cấp cơ

sở”, báo cáo này được đánh giá cao, giúp các đồng chí có trách nhiệm nghiên cứu tiếp.

Trong mắt vợ, Lê Hoè chỉ là “ông nghị quyết”, chẳng biết đến chuyện gì khác:

“Vì ông chỉ biết có mỗi việc giảng nghị quyết nên tôi gọi ông là “ông nghị quyết”,

chứ tôi có động đến nghị quyết bao giờ” [47, tr.7]. Còn trong mắt các con Lê Đại,

Thảo Tần, Trần Kiên (con rể) thì ông lại là chỗ dựa tinh thần, là “đấng cứu thế” mỗi khi họ gặp phải những khổ đau, bế tắc trong cuộc sống. Có thể kiểm chứng bằng mối quan hệ giữa hai cha con Lê Hòe và Lê Đại. Với Lê Đại, Lê Hòe không chỉ là người cha đáng kính mà còn là một quân sư đáng tin cậy và là một người đồng hành “tâm

đầu ý hợp” luôn sát cánh với anh trên con đường tới thành công. Lê Đại đã từng nói

với bố: “Những chuyện lớn của đời con, con đều tin cậy hỏi bố. không phải nhờ bố quyết định giúp, bởi, thật ra, con đã quyết rồi. Con hỏi, chỉ để chứng tỏ, bố vẫn là

chỗ dựa tin cậy của con, để chia sẻ” [47, tr.227]. Ngay từ khi còn nhỏ, Lê Hòe đã

định hướng để cho con trai Lê Đại theo binh nghiệp. Lê Hòe đã học trường Thiếu sinh quân, rồi học trường sĩ quan, rồi tham gia vào quân đội. Sau khi ra quân, anh về công tác ở một cơ quan kinh tế. Sau một thời gian, khi đã có đủ kinh nghiệm, vốn liếng, Đại đã tách ra thành lập công ty riêng. Anh đã mời ông bố Lê Hòe về làm cố vấn cho công ty của mình. Từ đây mà hai bố con càng được tiếp xúc với nhau nhiều nên họ hiểu nhau không chỉ như bố - con mà còn như những người bạn. Chẳng thế mà Đại rất hiểu bố mình như những người đàn ông với nhau. Đại biết, Lê Hòe vẫn có nhu cầu tình cảm trong khi bà Kim Phụng lại không còn nhu cầu gần gụi ông nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nên Lê Đại đã khéo léo bố trí để ông bố có một đêm “vỡ lòng” tận hưởng khoái lạc. Trong công việc, Lê Hòe đúng là một cố vấn, một quân sư đắc lực cho anh con trai. Ông rất chịu khó đọc, nghiên cứu sách báo có liên quan đến lĩnh vực làm ăn của con để đưa ra được những chủ kiến hợp lí cho công ty. Còn trong chuyện tình cảm của Lê Đại, nếu không có sự cảm thông và sự thấu hiểu, vị tha của ông thì anh đã không có được hạnh phúc. Bà Kim Phụng phản đối kịch liệt cô con dâu tương lai Kiều Linh vì cô chính là người yêu cũ đã ăn ngủ và từng mang thai giọt máu của Lê Cường - con trai của Lê Đại. Còn Lê Hòe nhìn chuyện này bằng con mắt rất công bằng. Ông khuyên con trai tìm hiểu kĩ càng mọi chuyện để xem phẩm chất, nhân cách của Kiều Linh thực sự như thế nào để lựa chọn một giải pháp cho phù hợp. Rồi ông còn tự mình nói chuyện với Kiều Linh, tìm hiểu cho rõ sự tình. Khi biết rõ sự việc, ông đã chủ động đồng ý cho Kiều Linh lấy Lê Đại. Từ đây, con trai ông đã có một gia đình mới, sống yên ấm, hạnh phúc.

Có thể khẳng định, Lê Hoè được nhà văn phác hoạ khá thành công ở chương đầu. Tác giả xây dựng nhân vật Lê Hoè tiêu biểu cho lớp cán bộ có phẩm chất tốt, đầy trách nhiệm với công việc, có niềm tin, lúc còn đương nhiệm chỉ biết tới lí thuyết xa rời thực tế nhưng khi rời khỏi chốn công đường về sống với vợ con, với làng xóm láng giềng, được sống trong thực tế nên ông Hoè đã “ngộ” ra nhiều điều, nhờ đó ông có những ý kiến khá sắc sảo.

Nhân vật trung tâm nhất được nhà văn dày công sáng tạo và gửi gắm tư tưởng tác phẩm chính là Trần Kiên. Có thể nói Trần Kiên là mẫu cán bộ Đảng tiêu biểu trong xã hội hiện nay. Ở anh hội tụ đầy đủ phẩm chất của một công chức mẫn cán, của một Đảng viên và của một con người cũng rất đời thường. Anh là một tấm gương phấn đấu không mệt mỏi, đầy nhiệt huyết với Đảng. Anh tiêu biểu cho lớp người mới muốn thay đối chế độ cũ, là người lãnh đạo kiểu mới. Ngay ở chương 4 của Luật đời

và cha con, nhà văn đã khắc họa khá sâu sắc về nhân vật này. Trần Kiên là một kĩ sư

trẻ mới ra trường được vài năm, vừa chuyển đến công tác tại phân xưởng cơ khí

Động lực ở nhà máy Thắng Lợi. Tuy vậy, anh là người rất nhiệt tình, nghiêm túc

trong công việc, dám nghĩ dám làm, biết đặt lợi ích chung lên hàng đầu. Đang trong thời gian đợi để xét kết nạp Đảng nhưng với tư cách là phân xưởng trưởng, anh đã

kiên quyết không để cho ba công nhân, ba đảng viên không đi họp chi bộ khi đang trong giờ làm việc. Việc làm này của anh đã ảnh hưởng đến việc vào Đảng của bản thân nhưng anh chỉ nghĩ mình làm như thế là đúng chức trách, nhiệm vụ. Như vậy, ngay lần xuất hiện đầu tiên, tác giả đã như muốn dự báo cho người đọc biết Kiên chính là hình mẫu lí tưởng của người cán bộ, người đảng viên mẫn cán, gương mẫu, tiêu biểu. Và chứng minh cho dự báo đầu tiên ấy chính là sự vươn lên trong công tác cũng như trong các vị trí lãnh đạo Đảng của Kiên.

Sau vụ việc không để ba công nhân - đảng viên đi họp chi bộ khi đang trong giờ làm việc, hồ sơ vào Đảng của Kiên đã bị găm lại. Song cuối cùng, với việc bỏ phiếu kín, Kiên đã được kết nạp đảng, được đề bạt phó giám đốc rồi lên thay giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy công ty. Hiện tại, anh là Bí thư quận ủy Lâm Du. Để có được những bước nhảy ấy là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của Kiên. Anh đã không ngừng nâng cao tay nghề, mày mò tìm tòi, học tập nâng cao trình độ (học tiếng Anh trong giờ giải lao). Anh đã chủ động, đề xuất ra được những hướng giải quyết mới có hiệu quả cao trong công việc. Chẳng hạn như để giải quyết vấn đề cơn sốt đất của quận Lâm Du, Trần Kiên đã đề xuất ra việc cải tiến cơ chế lãnh đạo của quận. Quận ủy vẫn lãnh đạo, chỉ đạo, ủy ban vẫn quản lí, điều hành. Nhưng việc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 41 - 106)