Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 69 - 79)

Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng. Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật.

Thuật ngữ “điểm nhìn” đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng. Tuy nhiên tầm quan trọng, vị trí và vai trò của nó trong việc tạo dựng, xác lập mô hình cấu trúc tác phẩm, sự chi phối của điểm

nhìn trong nghệ thuật kể chuyện đến mức độ nào thì vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh luận khá gay gắt.

Điểm nhìn là một khái niệm đã được đề cập khá sớm, đặc biệt ở Anh và Mĩ. Theo M.H. Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học,A Glossary of Literature terms), điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến, một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu”.

Còn Trần Đình Sử trong cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học (NXB Giáo dục, 2004) cho rằng: “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới”.

Tựu chung lại, có thể hiểu điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của người trần thuật. Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá.

Vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự đã được Pospelov khẳng định: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần

thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả”.

Lí thuyết tự sự học tạm chia ba kiểu nhìn (gắn với ba kiểu điểm nhìn) phổ biến ở người kể chuyện:

- Thứ nhất, nhìn “từ đằng sau” (gắn với điểm nhìn toàn tri) khi người kể chuyện có vai trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả.

- Thứ hai, nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong) khi người kể chuyện là nhân vật. Người kể chuyện hạn chế điểm nhìn tự sự của mình vào điểm nhìn của nhân vật. Người kể chuyện theo điểm nhìn bên trong thường có hai dạng cơ bản:

Dạng thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi, tự thú nhận, bộc bạch về mình, kể về những tâm trạng, cảm giác mà mình đã nếm trải. Ví dụ: Bộ ba tự truyện của Macxim Gorki.

Dạng thứ hai, người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba từ bên ngoài nhưng lại tựa vào điểm nhìn nhân vật để kể. Do vậy mà khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật bị thu hẹp.

- Thứ ba, nhìn “từ bên ngoài” (gắn với điểm nhìn bên ngoài): Người kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta kể, anh ta chỉ có thể kể về những hành động, lời nói thể hiện ra bên ngoài nhân vật chứ không có khả năng am hiểu nội tâm của họ.

Sự phân biệt trên đây hoàn toàn mang tính tương đối vì hầu như không có tác phẩm nào chỉ sử dụng một điểm nhìn mà các điểm nhìn được di động, sử dụng linh hoạt, phối hợp với nhau phục vụ cho ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ.

Bộ tiểu thuyết liên hoàn của Nguyễn Bắc Sơn có sự kết hợp của hai kiểu điểm nhìn “từ bên ngoài” và điểm nhìn “từ bên trong”.

3.1.2.1. Điểm nhìn khách quan, điểm nhìn bên ngoài

Nhìn từ bên ngoài, người kể chuyện lặng lẽ đứng vào một góc để quan sát và kể lại chuyện với sự kiện và con người như vốn có. Hay nói cách khác, người kể chuyện hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta kể, anh ta chỉ có thể kể về những hành động, lời nói thể hiện ra bên ngoài nhân vật chứ không có khả năng am hiểu nội tâm của họ.

Nguyễn Bắc Sơn từng là nhà báo nên có thể nói ông được đi nhiều, hiểu biết nhiều. Những hiểu biết ấy chính là kinh nghiệm được trải nghiệm, đúc rút qua thực tế. Để có được những vốn sống ngồn ngộn ấy, ông đã nhìn, quan sát để suy ngẫm. Chính vì vậy, ông thường dùng điểm nhìn khách quan, điểm nhìn bên ngoài để tái hiện, phản ánh hiện thực. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong bộ tiểu thuyết liên hoàn của Nguyễn Bắc Sơn vốn kiến thức phong phú, vốn sống ngồn ngộn của nhà văn. Đó là hiện thực của cuộc sống hôm nay với bao chuyện đáng bàn như chuyện gia đình, chuyện xã hội, chuyện cơ chế,… Đó là các vấn đề như: nhà ở, chạy chức, chạy quyền, tuyển dụng cán bộ, cơ cấu, sắp xếp cán bộ, … Chọn vị trí từ bên ngoài, tạo một khoảng cách nhất định với những sự kiện, nhân vật được kể, người kể chuyện đã có một thái độ khách quan khi trần thuật.

Trước tiên là vấn đề về nhu cầu nhà ở ngày một cao. Đất chật người đông là một bài toán khá nan giải, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Ở Thành phố Thanh

Hoa này, quỹ nhà của thành phố đã không thể nào đáp ứng nổi nhu cầu nhà ở. Chủ trương của thành phố, một là xây những khu cao tầng để tiết kiệm quỹ đất. Hai là, cấp đất cho cán bộ tự xây nhà. Vậy là, người ta tranh giành, đổ xô nhau để mua được những mảnh đất có vị trí đẹp. Mục đích cũng rất khác nhau, có người mua để xây nhà ở, nhà nghỉ,… có kẻ mua vào để lại bán đi nhằm kiếm hời. Cơn sốt đất đang trở thành vấn đề nóng của toàn xã hội, dẫn đến cảnh: “Thế là những cuộc chạy xin cấp đất bắt đầu. Tuỳ vị thế cơ quan xin đất, tuỳ mối quan hệ với các cơ quan chức năng, giúp thành phố quản lý quỹ đất. Nếu quan hệ với chính quan chức thành phố thì tốt quá rồi. Nhưng nếu không biết đường, lại phớt lờ các cơ quan chức năng thì cũng xôi hỏng bỏng không. Nhưng xét cho cùng thì lại tuỳ thuộc vào thủ tục đầu tiên - tiền đâu” [47, tr.209]. Giọng văn lạnh lùng, khách quan của người trần thuật giúp ta hình dung một thực trạng chung trong xã hội là chạy đua xin cấp đất: “Cả thành phố nháo nhào lo chạy đất. Cơn sốt đất bắt đầu nóng dần lên. Nóng lên từng ngày. Đi đâu

cũng thấy nói chuyện đất. Chuyện bản đồ quy hoạch đất” [47, tr.209]. Cuộc chạy đua

này khiến cho một số cán bộ, quan chức đã làm trái, làm sai quy định để hưởng lợi:

“Ngay cả các cơ quan trung ương cũng xin được. Cơ quan nào cũng xin được, nếu tìm đúng địa chỉ và biết lễ độ khi làm thủ tục đầu tiên ấy. Nói không ngoa, bất kỳ cơ quan cán bộ nào cũng xin được, không kể anh ta đang ở nhà do nhà nước cấp, miễn

là có tiền đóng góp” [47, tr.209]. Và nguy hiểm hơn là ở chỗ không chỉ là cá nhân vị

phạm mà còn có cả một tập thể, đường dây chạy cấp đất. Với thực trạng này, nếu không giải quyết triệt để thì hậu quả sẽ rất khó lường. Các cơ quan hữu quan, các nhà chức trách có thẩm quyền cần đưa ra những con tính để giải bài toán nan giải này, phải chăng đó là thông điệp nhà văn muốn gửi gắm qua câu chuyện ấy?

Vấn đề tuyển dụng cán bộ cũng còn nhiều bất cập. Đó là chuyện bổ nhiệm cán bộ đi ngược quy trình có bằng cấp rồi mới bổ nhiệm: “Người ta, phải có đủ bằng cấp rồi mới nói đến chuyện bổ nhiệm, đằng này lại bổ nhiệm

rồi mới đi học để lấy bằng thì hèn gì chẳng đỗ” [51, tr.245]. Chết nhất là

chuyện: “một số không nhỏ lại chẳng có chuyên môn gì. Hoặc có chuyên môn

nhưng yếu, hoặc trái nghề” [51, tr.245]. Chính những điều đó đã dẫn đến

ánh đèn nê ông” lấy cô đánh máy Quận uỷ rồi đi học tại chức, bây giờ thành Phó trưởng ban Kiểm tra. Còn cô đánh máy ấy, học tại chức đại học Luật, leo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến chức Thẩm phán Toà án nhân dân Thành phố” [51, tr.245]. Toàn là những

thực trạng đáng báo động. Với cách tuyển dụng ấy, thử hỏi những cán bộ, công chức này có phát huy được năng lực chuyên môn và hoàn thành tốt công việc được giao không? Hay càng ngày họ sẽ càng bị thui chột về chuyên môn và không làm tốt nhiệm vụ?

Chuyện cơ cấu cũng là vấn đề đáng bàn, đáng nhìn lại. Chỉ một đoạn văn ngắn, không lời bình, không bộc lộ cảm xúc cá nhân, người kể chuyện chỉ ra lối mòn cố hữu trong việc xắp xếp, tổ chức cán bộ: “Đã ngồi vào ghế trưởng ban tuyên giáo, trưởng ban kiểm tra, trưởng ban tổ chức… thì phải là thường vụ quận uỷ rồi. Mà đã ở trong cấp uỷ thì mọi chuyện đều khác, có thể vượt qua mọi thông lệ, chả kể gì chuyện học tại chức hay cao học. Vì thế, xét về mặt chuyên môn thì đấy không phải là những người có chuyên môn cao. Nhưng dưới góc độ chính trị, thì đấy là những

người có “uy tín” cao nhất” [51, tr.245]. Chính cách làm việc ấy đã kìm hãm sự phát

triển của đất nước, không thu hút được nhân tài phụng sự cho sự nghiệp phát triển chung của dân tộc. Lối mòn lạc hậu trong cơ chế tuyển dụng ấy cần phải được xóa bỏ thì xã hội mới phát triển đi lên.

Nhìn từ bên ngoài, tỏ ra không có quan hệ gì với các sự kiện, vấn đề được kể, người kể chuyện đã khiến hiện thực được hiện ra khách quan và chân thật trong tác phẩm. Trong mạch trần thuật ấy, điểm đáng lưu ý là nhà văn thường sử dụng những câu hỏi tu từ, những lời trữ tình ngoại đề nhằm rẽ ngang để tâm sự, để làm rõ hơn các vấn đề, các nhân vật được nói tới. Chẳng hạn như cuộc gặp của Thảo Tần với ông Hoàn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, tuy ngắn nhưng chân dung của ông Hoàn được người kể chuyện khắc họa độc đáo. Bằng đoạn văn trần thuật ngắn, kết hợp với hai câu hỏi tu từ chân dung ông giám đốc ấy hiện ra rất ấn tượng: “Ông Hoàn đưa mắt liếc ngang một cái, làm chị càng khó chịu. Tại sao cái nghề dạy học lại có những người liếc ngang là thế nào nhỉ? Nói chuyện với ai, nhìn ai cũng phải nhìn thẳng vào mắt người ta chứ. Sao lại có thói nhìn… gian ấy. Không biết khi dạy học trò, ông này

ngang ấy chứng tỏ đây là một con người có gì đó không đàng hoàng, hơi gian gian. Quả thật, câu chuyện của họ đã chứng minh cho cái ấn tượng ban đầu đó về nhân vật. Ông ta không đàng hoàng khi nói là vì không đủ phiếu tin nhiệm nên Tần không được bổ nhiệm. Trong khi, thực chất Tần đã tự làm đơn xin từ chức. Và ông gian khi ngồi được vào chiếc ghế giám đốc này. Khi Tần nói rằng ông ta thua phiếu tín nhiệm của Phó giám đốc cũ, mà vẫn ngồi được vào ghế giám đốc, người kể chuyện đã đưa ra những câu hỏi tu từ ngắn gọn để bộc lộ thái độ của con người này: “Mặt Hoàn tái

đi. Vì xấu hổ? Vì giận? Hay vì cả hai?” [51, tr.58].

Trong mạch trần thuật của mình, người kể chuyện hầu như đều thêm vào đó các đoạn trữ tình ngoại đề. Trữ tình ngoại đề là hình thức ngôn từ tác giả kiêm người trần thuật bị chệch ra ngoài việc miêu tả các sự kiện trong cốt truyện, không gắn trực tiếp tới hành động tác phẩm. Trong đó tác giả hoặc người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình nhằm bình luận hoặc đánh giá đối với cuộc sống và nhân vật trong cốt truyện. Trữ tình ngoại đề thường xuất hiện khi tác giả miêu tả một cảnh vật, một hiện tượng, một nhân vật nào đó. Trong quan hệ với tác giả, trữ tình ngoại đề trực tiếp thể hiện tư tưởng tác giả, giúp cho việc xây dựng hình tượng tác giả như một người trò chuyện tâm giao với độc giả. Do đó, trữ tình ngoại đề là phương tiện giúp soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm: bộc lộ đầy đủ và trực tiếp hơn thái độ, sự đánh giá nhân vật, cũng như quan niệm nhân sinh của tác giả. Qua trữ tình ngoại đề, người ta thấy trực tiếp hình tượng tác giả.

Chẳng hạn đoạn văn kể về tài tháo vát của bà Phụng, người kể đã xen kẽ đoạn trữ tình ngoại đề: “Thứ hỏi, nếu bà không sử dụng mối quan hệ của mình để xây dựng một loạt đường dây mua rau này, thịt, cá, đậu này, nước mắm này, đến cả nửa cân tóp mỡ này thì làm sao có bữa ăn hàng ngày tươm tất như

thế?” [47, tr.78]. Hay khi anh cảnh sát đọc xong biển số xe của Lê Cường -

9981, người trần thuật đã chêm vào đoạn trữ tình ngoại đề: “Cũng ghê. Phải công nhận là ghê! Phải thần thế lắm, phải quen biết thế nào, phải mất bao

nhiêu tiền mới có tấm biển này” [47, tr.100]. Hay là sau cuộc chạy đua chức

trưởng phòng với kết quả bất ngờ, xuất hiện dòng trữ tình ngoại đề của người

tr.246]. Câu cuối cùng của Luật đời và cha con cũng là một lời trữ tình ngoại

đề: “Để xem con tạo xoay vần đến đâu” [47, tr.533].

Cũng có khi tác giả mượn lời nhân vật để thể hiện thái độ của mình. Trong

Lửa đắng rất nhiều lần nhà văn thông qua lời của nhân vật để bộc lộ thái độ trước

những vấn đề nóng của thời cuộc. Chẳng hạn như khi Sán bảo vệ luận án tiến sĩ có người phản biện tự do nói: “Thì đã có bao nhiêu luận án không khoa học thế này,

chứ có phải của một tiến sĩ giấy này đâu” [51, tr.136]. Hay là khi tường thuật trực

tiếp cuộc xử án ở Thanh Hoa, thiên hạ đã tha hồ đưa ra những lời bàn tán: “- Ngày xưa cứ bảo quan toà mặt sắt đen sì. Bây giờ, cha nào cũng mập mạp, mũm mĩm, mỡ màng - Ăn của đút mới được thế chứ - Đương nhiên! Thế mới có đường dây chạy án chứ. Chạy cả công an, cả kiểm sát, chạy cả toà án. Vào tù thì chạy cả quản giáo, nên

ở tù mà vẫn chửa được mới tài chứ” [51, tr.573]. Hoặc là những lời bình luận của

mọi người sau khi xử án Trần Thanh Định: “Xử như thế thì còn ai tin vào pháp luật nữa, Đảng phải xem lại mấy cái ông toà án này đi. Có vấn đề đấy! Không phải ngẫu nhiên mà các ông ấy bàn nhau chỉ xử thế này đâu. Lẽ công bằng ở đâu? Nhà toàn xe tay ga thôi. Sâu mọt là đây, chứ đâu nữa? - Quan bé ăn bé, quan to ăn to. Xử thế này

chỉ là gãi ghẻ. Quá bằng nống bọn tham nhũng lên” [51, tr.588].

Như vậy, sử dụng điểm nhìn khách quan, điểm nhìn bên ngoài giúp người kể chuyện kể lại câu chuyện một cách khách quan, đúng sự thực. Song lại kết hợp với những câu hỏi tu từ, những dòng trữ tình ngoại đề lại giúp người trần thuật bộc bạch được tâm sự, thể hiện được quan điểm, thái độ của mình với sự kiện, nhân vật. Đây chính là điểm độc đáo trong lời trần thuật của Nguyễn Bắc Sơn.

3.1.2.2. Dịch chuyển điểm nhìn vào nội tâm nhân vật

Theo lí thuyết tự sự học, người kể chuyện mang điểm nhìn bên trong (điểm nhìn nhân vật) khi anh ta/chị ta là nhân vật ngay trong câu chuyện. Khảo sát tiểu thuyết Việt Nam thời kì sau đổi mới, người ta nhận thấy sự cách tân nghệ thuật trần thuật tập trung ở dạng thức người kể chuyện với điểm nhìn bên trong này. Trần thuật theo điểm nhìn nhân vật là cách thức trần thuật theo cá tính, địa vị, tâm lí nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 69 - 79)