1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm

112 714 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

x ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THUỲ LINH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2012 Header Page 1 of 112. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THUỲ LINH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Gia Võ THÁI NGUYÊN - 2012 Header Page 2 of 112. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Xác nhận của người hướng dẫn khoa học TS. Ngô Gia Võ Tác giả luận văn Nguyễn Thuỳ Linh Header Page 3 of 112. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3 LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Gia Võ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình và những người thân yêu đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thuỳ Linh Header Page 4 of 112. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4 i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 8 Chương 1 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ VÀ KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ LÍ THUYẾT TỰ SỰ HỌC 8 1.1. Khái lược về tác giả, tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí 8 1.1.1. Về tác giả Nguyễn Khoa Chiêm 8 1.1.2. Về tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí 11 1.2. Lý thuyết chung về tự sự học và việc vận dụng lý thuyết tự sự học vào nghiên cứu tác phẩm 27 1.2.1. Lý thuyết chung về tự sự học 27 1.2.2. Việc vận dụng lí thuyết tự sự vào nghiên cứu tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí 32 Chương 2 CẤU TRÚC TỰ SỰ CỦA NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ 35 2.1. Cách xây dựng truyện 35 2.1.1. Dung lượng truyện dài 35 2.1.2. Cốt truyện phức tạp 37 2.2. Tự sự về thế giới nhân vật 51 2.2.1. Thế giới nhân vật 51 2.2.2. Sự kiện chân thực 63 Header Page 5 of 112. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5 ii 2.3. Tự sự về những truyện kì ảo 71 2.3.1. Nhân vật và hoàn cảnh 71 2.3.2. Chiều sâu tâm linh và đạo lý 75 2.4. Tự sự bằng thơ 77 2.4.1. Truyện giới thiệu về thơ 77 2.4.2. Lời bình bằng thơ trong truyện 82 Chương 3 HÌNH THỨC TỰ SỰ CỦA NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ 87 3.1. Vai trò của người kể chuyện trong Nam triều công nghiệp diễn chí 87 3.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba khách quan 87 3.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật từ bên ngoài 90 3.2. Nghệ thuật kể chuyện trong Nam triều công nghiệp diễn chí 92 3.2.1. Cách mở đầu trực tiếp 92 3.2.2. Cách dẫn dắt chuyện lôgic 94 3.2.3. Kết thúc chuyện khép kín 96 PHẦN KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 Header Page 6 of 112. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học trung đại Việt Nam có lịch sử gần một ngàn năm. Có thể nói, thành tựu của văn học viết Việt Nam dường như được tập trung nhiều nhất vào văn học trung đại. Trong mười mấy thế kỷ ấy, văn học thế kỷ XVIII đã có bước phát triển vượt bậc đạt được những thành tựu rực rỡ. Cùng với các thể loại văn học khác, văn xuôi tự sự trong đó có tự sự lịch sử phát triển khá mạnh mà tiêu biểu có tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, tác phẩm mở đầu cho sự ra đời của một thể loại mới – tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam. Tác phẩm này còn có các tên gọi khác như: Trịnh – Nguyễn diễn chí; Mộng bá vương; Việt Nam khai quốc chí truyện; Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí; Nam Việt chí; Công nghiệp diễn chí. 1.1. Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán thành công ở cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật và được đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Đăng Na đã khẳng định: “Mặc dù đương thời chưa ra đời thể loại truyện ngắn lịch sử, nhưng với Nam triều công nghiệp diễn chí thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết theo lối chương hồi đã xuất hiện”[35,23]. Từ đây văn xuôi tự sự trưởng thành, đủ sức phản ánh những vấn đề lịch sử rộng lớn với tầm khái quát hóa cuộc sống trên qui mô toàn dân tộc. Tuy có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng dường như tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc. Hầu như khi nhắc đến tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thì người ta chỉ nhắc nhiều đến Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, một đỉnh cao của thể loại này. Điều đó chưa thật công bằng với Nam triều công nghiệp diễn chí. Header Page 7 of 112. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7 2 Vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí một cách khoa học sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá đúng mức giá trị của tác phẩm và góp phần đem đến cho bạn đọc các thế hệ sự hiểu biết đầy đủ hơn nữa về một tác phẩm văn xuôi tự sự chữ Hán đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. 1.2. Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, ta không chỉ thấy ấn tượng ở chỗ tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật mà còn tài hoa trong cách kể chuyện. Việc các nhân vật lịch sử được đưa vào tác phẩm và trở thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo đã khẳng định tài năng sáng tạo của tác giả. Các nhân vật trong tác phẩm vừa được bảo lưu những đặc điểm vốn có thật trong lịch sử vừa được hư cấu, sáng tạo thành những nhân vật văn học thực sự. Cách dẫn chuyện, kể chuyện thật tự nhiên và linh hoạt khiến cho tác phẩm thu hút được sự theo dõi chú ý của bạn đọc chứ không khô khan cứng nhắc như những truyện kể lịch sử thong thường. Do đó, việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí sẽ giúp ta đi sâu vào một phương diện quan trọng trong giá trị nghệ thuật của tác phẩm, góp phần lý giải được câu hỏi vì sao đó lại là tác phẩm được đánh giá là có ý nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Việt Nam. Mặt khác, hiện nay trong chương trình ngữ văn nhà trường từ bậc trung học đến đại học đều không được tiếp cận tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm một cách trọn vẹn và sâu sắc. Nhận thức được tầm quan trọng của tác phẩm nên người viết đã quyết định dành thời gian nghiên cứu Nam triều công nghiệp diễn chí, tập trung đi sâu vào vấn đề “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm”. Luận văn được hoàn thành sẽ góp phần soi sáng giá trị đặc sắc của một tác phẩm văn xuôi tự sự thời trung đại,khẳng định rõ hơn vị trí của Nguyễn Khoa Chiêm trong tiến trình văn học viết Việt Nam. Header Page 8 of 112. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mặc dù Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm được đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa mở đầu cho nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam nhưng những tài liệu nghiên cứu và những bài viết về tác phẩm còn chưa nhiều, đặc biệt là những công trình nghiên cứu lớn còn rất ít. Mặt khác, nghiên cứu văn học theo hướng tự sự học cũng là một hướng nghiên cứu còn mới nên những bài viết, cũng còn thưa vắng. Bản thân tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí hay còn gọi là Việt Nam khai quốc chí truyện là tác phẩm có số phận đầy trắc trở, phức tạp. Từ quá trình hoàn chỉnh tác phẩm, tên gọi, tác giả đến những ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này có nhiều kiến giải, đánh giá khác nhau. Điểm qua ý kiến của các nhà nghiên cứu từ khi tác phẩm ra đời đến nay, ta sẽ nhận thức rõ hơn điều đó. Theo cuốn Việt Nam khai quốc chí truyện, tác giả Ngô Đức Thọ đã giới thiệu rằng: Người đầu tiên nói đến tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là danh sĩ triều Nguyễn, Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825) Phó Tổng đài Sứ quán triều Minh Mệnh, tiếp đó là một học giả người Pháp tên là L. Cadière. Năm 1969, sử gia Phan Khoang khi nghiên cứu lịch sử xứ Đàng Trong đã được tham khảo một truyền bản của Nam triều công nghiệp diễn chí có tên sách là Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí. Ông xác nhận “Tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm có giá trị tư liệu lịch sử quí giá, nhưng cũng tinh tế để khỏi sa vào những tình tiết ít nhiều đã bị tiểu thuyết hóa”.[8,9] Năm 1974, Tập san Sử Địa đã đăng bài khảo cứu công phu Đúng ba trăm năm trước của tác giả Hoàng Xuân Hãn. Nhân kỷ niệm ba trăm năm ngưng chiến Nam – Bắc phân tranh thời Trịnh – Nguyễn, Hoàng Xuân Hãn đã căn cứ vào tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm để trình bày một cách tóm tắt những sự kiện chính của thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Ông viết: “…đối Header Page 9 of 112. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9 4 với những triều chúa Nguyễn, sách này có giá trị tương đương với sách Hoàng Lê nhất thống chí đối với các triều cuối Trịnh và đầu Tây Sơn…Tôi nghĩ rằng về đại cương cũng như về chi tiết sách này khá đáng tin cậy, nhất là về khoảng từ Chúa Sãi về sau”. [8,10] Hai nhà sử học là Hoàng Xuân Hãn và Phan Khoang đều khẳng định giá trị chân chính của tác phẩm, dẫu rằng mỗi người nhấn mạnh về một phương diện văn hoặc sử. Điều thú vị là dù thiên về văn hay sử thì cả hai nhà nghiên cứu trên đều khẳng định giá trị đặc biệt của tác phẩm này. Trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại - Tập 3, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, ở phần giới thiệu chung: Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại – quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật, Nguyễn Đăng Na đã nói đến “cách giới thiệu nhân vật” hay “lối tả người, giới thiệu nhân vật”[35,30-33] của Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung để thấy được những nét tương đồng và nhất là những nét khác biệt và độc đáo của Nguyễn Khoa Chiêm so với La Quán Trung. Tất cả nhằm khẳng định Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm không phải là sự mô phỏng của Tam quốc diễn nghĩa. Trong cuốn Nam triều công nghiệp diễn chí, Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003, ở lời giới thiệu: Nam triều công nghiệp diễn chí - tác giả - văn bản - tác phẩm, tác giả Ngô Đức Thọ cũng cho rằng: “Trên bình diện những sự kiện lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XVI đến gần hết thế kỷ XVII, tác phẩm đã tái hiện nhiều nhân vật văn võ ở cả hai miền”[8,17] Điểm lại lịch sử nghiên cứu Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, chúng tôi nhận thấy các tác giả mới chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu, nêu vấn đề đối chiếu, so sánh, hoặc đánh giá khái quát giá trị tác phẩm, nhưng số lượng bài viết chưa nhiều. Đó cũng là những gợi ý và điều kiện để Header Page 10 of 112. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10 [...]... Luận văn tập trung làm rõ giá trị tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm về phương diện nghệ thuật tự sự Đặt tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với các tiểu thuyết chương hồi của nền văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuật tự sự, làm rõ những đóng góp của Nguyễn Khoa Chiêm trong nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam 5 Phương pháp nghiên cứu Để... of 112 7 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai thành ba chương sau đây: Chương I: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí và khái lược chung về lí thuyết tự sự học Chương II: Cấu trúc tự sự của Nam triều công nghiệp diễn chí Chương III: Hình thức tự sự của Nam triều công nghiệp diễn chí Số hóa bởi Trung... những đóng góp riêng trong việc khám phá giá trị và vẻ đẹp của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi vào khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí Đối tượng nghiên cứu tập trung vào Nghệ thuật tự sự – một biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần chủ yếu vào thành công của tác phẩm 3.2 Phạm... 4.1 Mục đích nghiên cứu Làm nổi bật tài năng, lối kể chuyện độc đáo của Nguyễn Khoa Chiêm qua những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí Góp phần khẳng định vị trí mở đầu xứng đáng của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí đối với nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11... THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ VÀ KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ LÍ THUYẾT TỰ SỰ HỌC 1.1 Khái lược về tác giả, tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí 1.1.1 Về tác giả Nguyễn Khoa Chiêm Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm sinh năm Kỷ Hợi 1659, mất năm Bính Thìn 1736, người huyện Hương Trà, nay là Thừa Thiên Huế Từng làm quan to cho triều Nguyễn và được phong tước Bảng Trung hầu, tự Bảng Trung Ông vốn... phẩm là Nam triều công nghiệp diễn chí, sau đó được Dương Thận Trai đề tựa, Nguyễn Giản viết lời bạt rồi đổi tên thành Việt Nam khai quốc chí truyện Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí lần đầu tiên được giới thiệu bởi sử gia Trịnh Hoài Đức, qua việc ông dùng một ghi chép của Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm để so sánh với Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn trong Gia Định thành thông chí: “Án Nguyễn. .. công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung Tuy nhiên, đọc kỹ tác phẩm, người đọc sẽ phát hiện ra Nguyễn Khoa Chiêm đã vận dụng một cách linh hoạt thành tựu của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc để từ đó sáng tạo nên một tác phẩm rất độc đáo, riêng biệt mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Nếu chỉ đánh giá bề ngoài thì thoạt nhìn Nam triều công nghiệp diễn chí. .. đường phát triển của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam không hề đơn giản, bằng phẳng mà phải vượt qua tư tưởng Nho giáo khắt khe, vẫn thường coi trọng văn học chức năng hành chính mà coi thường văn học nghệ thuật, đặc biệt là tư tưởng bì tiểu thuyết Người đặt nền móng cho tiểu thuyết chương lịch sử chương hồi Việt Nam chính là Nguyễn Khoa Chiêm Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của ông là tác phẩm... ngành tự sự học, chúng tôi dựa theo một số luận điểm quan trọng để soi chiếu vào Nam triều công nghiệp diễn chí, phân tích đánh giá tác phẩm từ một góc nhìn mới: góc nhìn tự sự Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng là nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan, hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm... Tự sự lịch sử khác tự sự nghệ thuật Đến thế kỷ V, người ta đã biết phân biệt: Tự sự mô phỏng, tự sự giải thích và tự sự hỗn hợp nhưng phạm vi quan tâm vẫn chỉ ở trong giới hạn tu từ học Tự sự học hiện đại hình thành từ cuối thế kỷ XX, có thể chia làm ba thời kì: Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc, Tự sự học chủ nghĩa cấu trúc và Tự sự học hậu chủ nghĩa cấu trúc Ở thời kì trước chủ nghĩa cấu trúc, tự . giá trị tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm về phương diện nghệ thuật tự sự. Đặt tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với các tiểu thuyết. công nghiệp diễn chí và khái lược chung về lí thuyết tự sự học Chương II: Cấu trúc tự sự của Nam triều công nghiệp diễn chí Chương III: Hình thức tự sự của Nam triều công nghiệp diễn chí. Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí; Nam Việt chí; Công nghiệp diễn chí. 1.1. Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán thành công

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1996), “Loại hình tác giả văn học và vấn đề phương pháp luận nghiên cứu”, Tạp chí Văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Loại hình tác giả văn học và vấn đề phương pháp luận nghiên cứu”
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1996
2. Lại Nguyên Ân – Bùi Văn Trọng Cường (2001), Từ điển văn học Việt Nam- từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam- từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân – Bùi Văn Trọng Cường
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
4. Trần Lê Bảo (1991), “Cái “kỳ” trong tổ chức nghệ thuật Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung”, Tạp chí Văn học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cái “kỳ” trong tổ chức nghệ thuật Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung”
Tác giả: Trần Lê Bảo
Năm: 1991
5. Phạm Tú Châu (1997), “Tiểu thuyết Minh Thanh và diễn tiến tiểu thuyết Hán Nôm ở nước ta”, sách: Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiểu thuyết Minh Thanh và diễn tiến tiểu thuyết Hán Nôm ở nước ta”, "sách": Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
6. Nguyễn Huệ Chi (2003), “Mấy đặc trưng loại đặc biệt của nền văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX”, Tạp chí văn học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy đặc trưng loại đặc biệt của nền văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX”
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2003
8. Nguyễn Khoa Chiêm (1994), Nam triều công nghiệp diễn chí (Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam triều công nghiệp diễn chí
Tác giả: Nguyễn Khoa Chiêm
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1994
9. Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng (2001), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các triều đại Việt Nam
Tác giả: Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2001
10. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
11. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
12. Trần Xuân Đề (2001), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
13. Trần Xuân Đề (2003), Tác giả, tác phẩm văn học phương Đông (Trung Quốc), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả, tác phẩm văn học phương Đông (Trung Quốc)
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
14. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và lịch sử nghiên cứu văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
15. Hà Minh Đức (2007), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
16. Trần Văn Giáp (2003), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm tập 1, tập 2 (Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ chí Minh) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm
Tác giả: Trần Văn Giáp
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2003
17. Vũ Thanh Hà (2005), “Hoàng Lê nhất thống chí và thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí văn học, số 6 18. Dương Quảng Hàm(2005), Việt Nam văn học sử yếu (Tái bản), Nxb Trẻ,Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lê nhất thống chí và thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam”", Tạp chí văn học, số 6 18. Dương Quảng Hàm(2005), "Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Vũ Thanh Hà (2005), “Hoàng Lê nhất thống chí và thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí văn học, số 6 18. Dương Quảng Hàm
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2005
19. Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (Đồng chủ biên) (2004), Từ điển văn học, Bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
20. Nguyễn Xuân Hòa (1998), Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam, Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Hòa
Nhà XB: Nxb Thanh Hóa
Năm: 1998
21. Nguyễn Văn Hoàn (1973), “Phong trào khởi nghĩa nông dân và văn học Việt Nam thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX”, Tạp chí Văn học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phong trào khởi nghĩa nông dân và văn học Việt Nam thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX”
Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn
Năm: 1973
22. Nguyễn Văn Huân, Bùi Huy Tuấn (2008), Thành ngữ và điển cố Trung Hoa, Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ và điển cố Trung Hoa
Tác giả: Nguyễn Văn Huân, Bùi Huy Tuấn
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w