0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Việc vận dụng lí thuyết tự sự vào nghiên cứu tác phẩm Nam

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM (Trang 38 -41 )

công nghiệp diễn chí

Thực tế nghiên cứu cho thấy việc nghiên cứu tự sự đã mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học. Chúng ta biết rằng mỗi nền văn học đều có một hệ thống thể loại tự sự và các thể loại ấy tiếp nối nhau trong lịch sử. Nhưng thực chất về sự khác biệt của các thể loại thì từ trước tới giờ ta chỉ có thể nhận ra một cách cảm tính. Hiện nay, nhờ có lí thuyết tự sự, ta đã được cung cấp những khái niệm về cấu trúc văn bản, cho phép ta nhận ra các đặc điểm trên một cách cụ thể, sáng rõ và khoa học.

Lí thuyết tự sự cho ta thấy không chỉ là kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn mà còn cho ta thấy cả một truyền thống văn hóa ở đằng sau nó, và từ đó cho ta nhìn lại các vấn đề văn học dân tộc một cách chính xác và sâu sắc.

Văn học Việt Nam có truyền thống tự sự từ lâu đời. Song song với quá trình sưu tầm, phát hiện, phiên dịch, phiên âm, giới thiệu, diện mạo của nền văn học ngày càng lộ rõ. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu văn học dân tộc cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là các công trình nghiên cứu về các dữ kiện bề ngoài như tiểu sử tác giả, niên đại, bối cảnh lịch sử, nội dung phản ánh, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa nhân đạo… mà chưa đi sâu vào việc nghiên cứu cấu trúc tự sự bên trong. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận biết về giá trị lịch sử của văn học nước nhà, dẫn tới sự thiếu hụt một lượng kiến thức lớn về lịch sử nghệ thuật ngôn từ và lịch sử văn hóa, văn học của chính dân tộc ta. Do đó, việc tìm hiểu và vận dụng kiến thức về tự sự học là rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn học.

Từ tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí, người viết cũng sẽ đi sâu

tìm hiểu tác phẩm ở góc độ của nghệ thuật tự sự. Từ đó sẽ cố gắng chỉ ra những cái hay, độc đáo và đặc sắc của tác phẩm dưới góc nhìn tự sự.

Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi đầu tiên của Việt Nam. Khi viết tác phẩm này, Nguyễn Khoa Chiêm không có ý định viết một bộ sách lịch sử đơn thuần, mà ông muốn qua sử tạo nên một tác phẩm văn học để lưu giữ lại một cách khách quan lịch sử nước nhà ở thời kì hỗn độn nhất thời kì Nam – Bắc phân tranh. Cho nên ở truyện này, ta thấy tác giả đã kết hợp rất khéo léo giữa sử và văn để xây dựng

nên một Nam triều công nghiệp diễn chí hay và độc đáo.

Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, ta sẽ thấy tác giả có lối kể

chuyện rất tự nhiên, khách quan đó là bởi tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba, tạo được cái nhìn chân thực, sống động. Luận văn sẽ có những phân tích cụ thể để thấy được nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Khoa Chiêm.

Ngoài ra, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu sâu hơn về nội dung mà tác phẩm đề cập đến, đó là những sự kiện lịch sử chân thật, những nhân vật lịch sử với những tính cách sống động. Trong lịch sử nước ta thời trung đại thì thời kì nội chiến đã trải qua nhiều trận đánh lớn, trong đó có bảy trận nội

chiến nồi da xáo thịt, gây bao tang thương chết chóc cho nhân dân. Bảy trận

nội chiến đó là: Trận chiến năm 1627, trận thứ hai năm 1633, trận thứ ba năm 1643, trận thứ tư năm 1648, trận thứ năm vào năm 1655-1660, trận thứ sáu

năm 1661-1662, trận thứ bảy năm 1672. Tuy nhiên, trong Nam triều công

nghiệp diễn chí, ta thấy bị khuyết đi hai trận nội chiến đó là trận thứ ba năm

1643 và trận thứ tư vào năm 1648. Những trận còn lại đều được tác giả dựng lại một cách rất chi tiết, cụ thể. Đó là những trận đánh được mô tả hết sức sống động như thể đang diễn ra ngay trước mắt bạn đọc vậy. Điều đó chứng tỏ sự tài tình của tác giả trong nghệ thuật viết truyện.

Ngoài ra, nét đặc sắc nữa trong tác phẩm là tác giả đã sử dụng rất linh

hoạt các bài thơ để đưa vào tác phẩm, và nhờ có các bài thơ mà Nam triều

công nghiệp diễn chí mềm mại, uyển chuyển hơn nhiều. Đặc biệt, sau mỗi

thơ để đánh giá, khiến cho tác phẩm văn học sử trở nên trữ tình và hấp dẫn hơn. Đồng thời với việc sử dụng các bài thơ, Nguyễn Khoa Chiêm còn có sự kết hợp giữa các điển tích, điển cố nhằm tạo nên một tác phẩm văn chương hoàn hảo, có chiều sâu. Việc kết hợp giữa ba yếu tố văn, sử, thơ dưới bàn tay tài hoa của Nguyễn Khoa Chiêm đã khiến cho những sự kiện lịch sử cách đây hàng mấy trăm năm trở nên sống động trước mắt độc giả nhiều thế hệ.

Đọc tác phẩm, ta còn thấy ngoài việc am hiểu về chính trị, ngoại giao, các mưu lược trong chiến trận…, Nguyễn Khoa Chiêm còn thể hiện mình là một người am hiểu về địa lý, về thế giới tâm linh, về tử vi…. Điều đó không chỉ cho thấy tài năng, trình độ học vấn của tác giả mà còn giúp bạn đọc hiểu được phần nào tầng lớp trí thức Việt Nam thời kì này.

Như vậy, nhờ vào tài năng và sự sáng tạo của mình, Nguyễn Khoa

Chiêm đã xây dựng thành công tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí.

Dưới góc nhìn tự sự, tác phẩm này có rất nhiều điều cần nghiên cứu và phân tích, đó sẽ là nhiệm vụ của luận văn ở những chương sau.

Chương 2

CẤU TRÚC TỰ SỰ CỦA NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM (Trang 38 -41 )

×