Cách dẫn dắt chuyện lôgic

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 100 - 102)

Sau cách mở đầu câu chuyên linh hoạt và lôi cuốn, tác giả còn có một nhiệm vụ quan trọng là phải làm sao triển khai toàn bộ nội dung, cốt truyện mà mình đã ấp ủ để cho bạn đọc hiểu, yêu thích nội dung đó và tiếp tục khám phá cái hay, cái mới trong tác phẩm. Điều này một phần dựa vào yếu tố cốt truyện và phần quan trọng không kém là ở khả năng dẫn chuyện của tác giả.

Cách dẫn chuyện rất quan trọng trong tác phẩm, bởi nếu không dẫn chuyện hay và lôgic, nhà văn sẽ khiến cho tác phẩm rời rạc, khô khan và thiếu hấp dẫn, từ đó sẽ dẫn đến tâm lý chán đọc hoặc đọc không nhiệt tình, không muốn khám phá tiếp về tác phẩm. Điều này sẽ gây bất lợi cho tác giả và sẽ là một trong những nguyên nhân khiến tác phẩm thất bại.

Có lẽ nắm được rất rõ điều đó cho nên Nguyễn Khoa Chiêm đã rất chú ý tới việc triển khai cốt truyện và cách dẫn chuyện để cho độc giả chú ý vào câu

chuyện. Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, độc giả sẽ cảm nhận được nhiệt

huyết của nhà văn khi cố công xây dựng một câu chuyện lịch sử nhưng lại mang đậm tính văn học, và câu chuyện đó được tác giả kể với một thái độ rất say sưa, rất cuốn hút bởi một lối dẫn chuyện thông minh và logic.

Sự khéo léo của tác giả khi dẫn người nghe vào câu chuyện của mình là khi kể tác giả thường có những chú thích rất rõ ràng cho những sự kiện đã xảy

ra trước đó để nhắc độc giả nhớ lại và tưởng tượng tốt hơn về quá khứ, từ đó dẫn đến hiện thực câu chuyện mà tác giả đang kể. Những tình tiết trong tác phẩm thường được Nguyễn Khoa Chiêm viết khá cụ thể, chi tiết để người đọc nắm bắt kĩ hơn. Rồi các sự kiện nối tiếp nhau liên tục bởi những từ nối như:

bỗng, lại nói, từ đó… được tác giả sử dụng với cường độ cao nhằm kết nối

các sự kiện lại với nhau. Ngoài ra, khi kể chuyện, tác giả rất chú ý đến yếu tố thời gian, điều này sẽ khiến cho tác phẩm mang đậm tính chân thực, làm cho người đọc cảm thấy thú vị và tin tưởng hơn. Một yếu tố nữa khiến cho cách dẫn chuyện của tác giả trở nên hay và hấp dẫn là việc kết hợp, đan xen giữa ba yếu tố văn – sử - thơ trong mạch tự sự khiến cho tác phẩm có tiết tấu nhẹ nhàng, mềm mại, giúp độc giả không cảm thấy nhàm bởi tính chất của những sự kiện lịch sử khô khan. Trong truyện, ta thấy tác giả còn có kiến thức rất uyên thâm về nhiều lĩnh vực như: chính trị, văn học, xã hội… thể hiện qua việc đưa ra những bình luận xác đáng. Hơn nữa, ông còn thể hiện tầm học vấn của mình qua hệ thống điển tích, điển cố đã đề cập đến khá nhiều trong tác phẩm. Hầu như ở mỗi sự kiện quan trọng, khi đưa ra những lời bình, tác giả không bao giờ quên đưa vào đó những điển tích, điển cố phù hợp để làm sinh động, hấp dẫn hơn cho câu chuyện. Ví dụ khi Nguyễn Hoàng diệt được tướng Mạc là Lập Bạo, Nguyễn Khoa Chiêm có thơ rằng:

Người đương thời bấy giờ có thơ chê cười Lập Bạo rằng: Giúp rập thưa tài chốn dậu li,

Nhờ mưu nữ sắc thắng binh uy. Tình xưa người cũ nay đành dứt, Duyên mới hồn bay vẽ nét mày.

Trác gặp Thuyền Quyên, thân chẳng vẹn. Tiễn mừng Tây Tử nước qua nguy.

Ai rằng Lập Bạo phường khinh suất, Thủa trước hùng anh có khác gì?

Có một sự kiện lớn mà chỉ bằng hai câu thơ, tác giả đã giới thiệu cho bạn đọc thấy hai điển tích của nước Trung Hoa là điển tích về việc Vương Doãn gả Điêu Thuyền cho cả Đổng Trác và Lã Bố. Cả hai đều say đắm sắc đẹp của trang tuyệt sắc này và kết cục cuối cùng mà Vương Doãn mong muốn cũng xảy ra, Lã Bố giết chết Đổng Trác nhằm chiếm người đẹp cho riêng mình; và điển tích về Việt vương Câu Tiễn dùng Tây Thi dâng cho Ngô vương Phù Sai với mục đích chính trị…

Ngoài ra, trong tác phẩm còn rất nhiều lần tác giả đưa vào những điển tích, điển cố khác nhau mang tính thần bí để làm tăng sự hấp dẫn cho tác phẩm. Trong văn học trung đại, việc sử dụng hệ thống các điển tích, điển cố là điều thường thấy, giúp tác phẩm trở nên sâu sắc hơn, giàu liên tưởng hơn. Cùng với việc sử dụng điển tích, tác giả còn đưa vào truyện những yếu tố kì

ảo để làm cho tác phẩm thêm sinh động. Việc thần thánh hóa các sự kiện là

một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt thời kì này. Do đó, tác phẩm đón nhận được sự quan tâm của độc giả là điều dễ hiểu. Yếu tố kì ảo hòa quyện vào những nhân vật có thực trong lịch sử cũng là một yếu tố giúp tác phẩm có sức hút đối với độc giả.

Tóm lại, nghệ thuật kể chuyện trong Nam triều công nghiệp diễn chí là sự

kết hợp tuyệt vời giữa nhiều yếu tố nhưng đặc biệt quan trọng là cách dẫn chuyện vô cùng hấp dẫn cộng với cốt truyện chọn lọc,hay và giàu ý nghĩa, đã

khiến cho Nam triều công nghiệp diễn chí trở thành tác phẩm đặc sắc cả về tính

chất văn học và tính chất sử học.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 100 - 102)