Điểm nhìn nghệ thuật từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 96 - 98)

Trong tác phẩm tự sự, ngôi kể chiếm phần quan trọng nhưng nếu chỉ quan tâm đến ngôi kể thì sẽ không thấy được nội hàm của tác phẩm một cách toàn diện.

Điểm nhìn nghệ thuật là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

Có nhiều loại điểm nhìn như điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trữ tình và của nhân vật trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian. Ngoài ra, còn có điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn đánh giá tư tưởng cảm xúc, điểm nhìn ngôn từ, quán ngữ…

Trong tác phẩm tự sự, không nhất thiết người viết phải giữ một điểm nhìn cố định cho toàn bộ tác phẩm của mình mà có thể có sự dịch chuyển, thay đổi điểm nhìn để phù hợp với từng hoàn cảnh, khung cảnh diễn ra trong tác phẩm. Mặt khác, sự dịch chuyển điểm nhìn sẽ giúp cho lời trần thuật của tác giả được phong phú hơn, do đó tránh được sự nhàm chán cho người đọc. Trong

nhiều trường hợp thì dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài tới điểm nhìn bên trong sẽ giúp cho tác giả dễ dàng bộc lộ được nội tâm, suy nghĩ của nhân vật một cách khách quan nhất.

Trong Nam triều công nghiệp diễn chí, điểm nhìn trần thuật chính là

điểm nhìn bên ngoài, tác giả đã quan sát tất cả các sự kiện từ bên ngoài, như một người ngoài cuộc theo dõi thật chi tiết toàn bộ các sự kiện diễn ra để rồi ghi lại một cách cụ thể, rõ ràng và khách quan nhất.

Từ bên ngoài nhìn vào hiện thực lịch sử, Nguyễn Khoa Chiêm đã thấy được toàn cảnh tối tăm của triều đình phong kiến Việt Nam thế kỷ XVI – XVII và phản ánh hiện thực ấy một cách rõ nét, sinh động, chân thực trong

Nam triều công nghiệp diễn chí.

Chỉ có sử dụng điểm nhìn bên ngoài, Nguyễn Khoa Chiêm mới có thể miêu tả đầy đủ và trọn vẹn những gì đang diễn ra, từ hình dáng, tính cách các nhân vật, đến toàn cảnh các trận chiến. Với chiều dài lịch sử hàng trăm năm, với vài trăm nhân vật lịch sử,chỉ có đứng ở ngoài nhìn vào thì mới có thể có cái nhìn bao quát rộng lớn đến vậy.

Ví dụ như ở trận đánh giữ thành Trấn Ninh năm 1655 – 1660 tác giả có miêu tả khí thế trận đánh của cả hai bên như sau:

“Ngày hai mươi lăm, vào giờ Thìn, quân Bắc tiến thẳng đến dưới thành Trấn Ninh, tiếng hò reo vang dậy, tiếng chiêng trống vang trời. Quân hai bên đánh lớn, tiếng súng nổ ầm ầm. Quân Nam bám vào mặt thành mà đánh. Quân Bắc đi dưới đường đánh gấp vào thành, đôi bên giành giật nhau từ sáng

đến tối không phân thắng bại”. [8, 543]

Ngày hai mươi sáu, quân Bắc cho người “bám tường leo lên mặt thành,

quân nấp dưới hầm thì bắn sung trợ chiến. Khi thấy quân Bắc trèo lên lũy quân Nam cầm giáo nhọn mà đâm xuống, quân trèo thành chết lăn rất nhiều, xác chết đầy hào rãnh. Quân Bắc chồng các xác chết làm thang mà trèo lên,

quân giữ thành ra sức mà đâm giết, thây chất thành từng đống cao. Quân sĩ đâm mỏi tay thì đẩy súng lớn ra bắn. Quân Bắc dùng dây thừng buộc thòng lọng quăng vào nòng súng mà kéo xuống rồi tống đất đá, rơm cỏ vào làm tắc nòng không bắn được. Quân Nam lại dung thương dài mà đâm, quân Bắc

cũng đâm trả. Quân đôi bên cứ thế hỗn chiến kéo dài” [8, 544]

Ngoài ra, tác giả còn miêu tả quân Bắc còn “dùng sào dẫn hóa chất mồi

lửa vào đốt mái đài, ngọn lửa bốc cháy rừng rực ngút trời”, lại “ném cả trái

phá vào thành”.[8, 545]

Rất nhiều các trận đánh, các sự kiện quan trọng được miêu tả một cách kĩ lưỡng và tổng thể, điều đó càng chứng tỏ rằng tác giả có cái nhìn rất rộng và đa chiều. Điểm nhìn từ bên ngoài đã bao trùm cả tác phẩm và tạo nên sự thành công về nghệ thuật tự sự mà hiếm tác phẩm nào ở thời kì này có được.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 96 - 98)