0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Sự kiện chân thực

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM (Trang 69 -77 )

Trong tác phẩm tự sự thì sự kiện tạo nên cốt truyện, cốt truyện quy định giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Tác phẩm hay, dở, chân thực, không chân thực đều dựa chủ yếu vào cốt truyện và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

Với Nam triều công nghiệp diễn chí, hầu hết các sự kiện lịch sử ở nước

ta trong khoảng thời gian thế kỷ XVI- XVII đều được ghi lại một cách chân thực dưới ngòi bút văn chương tài ba của Nguyễn Khoa Chiêm. Theo Giáo sư

Phan Khoang xác nhận thì “tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm có giá trị tư

liệu lịch sử quí giá…”[8,9].

Tìm hiểu tác phẩm, ta thấy hầu hết các sự kiện trong Nam triều công

nghiệp diễn chí đều là những sự kiện có thật ngoại trừ một số sự kiện mang

yếu tố thần kì. Từ những trận giao chiến, những lần vua chúa băng hà, những lần vua chúa lên ngôi, những biến loạn cung đình… đều có thật trong lịch sử. Phải chăng chính vì thế mà tác phẩm còn được coi như là một pho tư liệu lịch sử quí giá?

Tác giả đã khéo léo đưa những sự kiện lịch sử vào tác phẩm mà không hề làm tác phẩm cứng nhắc như những câu chuyện lịch sử khác. Đầu tiên đó là sự kiện Nguyễn Hoàng dẫn hơn một nghìn thủy quân vào đánh nhau với các tướng nhà Mạc để giành vùng đất Thuận Hóa năm 1558, đồng thời là để tránh sự hiềm khích của Trịnh Kiểm. Biết được Trịnh Kiểm muốn trừ diệt mình, Nguyễn Hoàng giả điên và nhờ chị gái là chính phi của Trịnh Kiểm xin cho mình vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Trịnh Kiểm nghĩ rằng đây là cơ hội thuận lợi để nhờ tay nhà Mạc giết chết Nguyễn Hoàng, nên đã đồng ý xin vua Lê cho Nguyễn Hoàng dẫn quân vào vùng Thuận Hóa dẹp nhà Mạc. Sự kiện này

trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi lại rất rõ: “Tháng 10, Thái sư Trịnh

Kiểm vào chầu, dâng biểu tâu xin sai con thứ của Chiêu huân tĩnh công là Đoan quận công Nguyễn Hoàng đem quân vào trấn thủ xứ Thuận Hóa, để

phòng giặc phía Đông, cùng với Trấn quận công (không rõ tên) ở Quảng

Nam cùng giúp đỡ” [29, 639]

Hay sự kiện Đào Duy Từ, một danh sĩ ở Đàng Ngoài vốn rất thông minh, tài giỏi nhưng không được trọng dụng vì là con nhà xướng ca vô loài, lại nghe chúa Nguyễn là người trọng kẻ hiền, biệt đãi nhân tài nên ông đã tìm cách vào Đàng Trong rồi được tiến cử với chúa Nguyễn, sau được chúa Nguyễn hết mực trọng đãi và ông cũng tận tâm tận lực với chúa Nguyễn. Sự kiện Đào Duy Từ bày kế đắp lũy Trường Dục và lũy Thầy là có thật. Chính nhờ hai lũy này mà nhà Nguyễn tránh được nhiều cuộc tấn công mạnh mẽ của nhà Trịnh.

Trong Nam triều công nghiệp diễn chí, những mốc sự kiện như vua chúa

băng hà, hay vua chúa mới nối ngôi đều được đề cập đến rất chính xác và được ghi chép cẩn thận theo từng năm. Đó là điều rất đáng khâm phục ở Nguyễn Khoa Chiêm bởi ông đã ghi chép lại các mốc lịch sử ấy một cách chi tiết và khoa học dưới hình thức một câu chuyện làm hấp dẫn bạn đọc, đúng theo cách viết sử ở trong văn.

Những sự kiện quan trọng khác trong tác phẩm cũng là những sự kiện có thật trong lịch sử như những trận giao tranh giữa quân đội nhà Mạc và nhà Lê – Trịnh, hay những trận đánh giữa hai nhà Trịnh – Nguyễn đều rất trùng khớp với những tài liệu lịch sử để lại.

Ví dụ như sự kiện nhà Mạc tấn công nhà Lê trong Nam triều công nghiệp

diễn chí có viết vào năm Quang Hưng thứ nhất (1578), “Tháng bảy, tướng

nhà Mạc đem quân vào đánh xứ Lũy Cổn. Đô tướng Trịnh Tùng xốc quân ra

đánh. Quân Mạc thua lớn bỏ chạy”[8, 41]. Sự kiện này cũng được Đại Việt

sử ký toàn thư ghi chép lại rất rõ như sau: “Tháng bảy, Mạc Kính Điển đem

quân vào lấn các huyện dọc sông xứ Thanh Hoa. Khi đến xã Giang Biểu, tiết chế Trịnh Tùng sai bọn Trịnh Bách đem quân qua sông đặt phục ở núi Phụng Công, đánh nhau to ở cầu Phụng Công, họp các súng bắn vào, quân Mạc chết

Hay những sự kiện nhỏ lẻ như sự kiện vào năm 1611, “Ngày mười tháng sáu núi Tản Viên ở Đàng Ngoài bị lở hơn mươi trượng, sâu ba, bốn thước. Ngày mười tám, xứ Kinh Bắc trời mưa màu đỏ suốt một ngày đêm, sông ngòi

khe suối khắp nơi đều một màu máu phải đến mười ngày mới rút hết” (Nam

triều công nghiệp diễn chí) [8,89] thì ở trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng đề

cập đến rất chi tiết “Tân Hợi năm thứ mười hai (1611) (Minh Vạn lịch năm

thứ 39). Mùa đông tháng mười, ngày mồng sáu, núi Tản Viên bị lở đến hơn mười hai trượng. Ngày mười tám, ở huyện Việt Yên trời mưa máu một ngày

một đêm”[29, 764 - 765].Những sự kiện ấy chứng tỏ Nguyễn Khoa Chiêm rất

quan tâm và ghi chép chính xác tình hình chính sự hay đời sống của đất nước ta ở thời kỳ này.

Ngoài ra, yếu tố cốt lõi của tác phẩm là những trận đánh, những cuộc tấn công của quân Trịnh với nhà Nguyễn ở Đàng Trong mới là nội dung nổi bật của tác phẩm. Đây là những sự kiện trọng đại được tác giả tập trung bút lực xây dựng một cách chân thực và sống động nhất.

Mở đầu là sự kiện năm 1627, khi quân Trịnh cố tình kiếm cớ gây chiến với nhà Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Nam không nghe theo chỉ dụ của nhà Trịnh nên nhà Trịnh vô cùng tức tối. Tháng ba năm 1627, Thanh Đô vương đích thân thống lĩnh đại quân thủy bộ rước theo xa giá vua Lê vào đánh xứ Nam. Trải qua vài lần giao chiến nhưng không thắng nổi, thêm nữa lại mắc mưu phản gián của nhà Nguyễn nên quân Trịnh vội vàng rút về Bắc. Sự kiện

này trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng nhắc tới “Tháng hai Thanh Đô vương

hộ vệ thánh giá đi đánh. Quân đến cửa biển Nhật Lệ, giặc cậy là hiểm cố

chống lại, quân mấy lần giao chiến không lợi bèn trở về”[29,784]. Đó là trận

giao chiến đầu tiên của quân Trịnh và quân Nguyễn, còn những trận đánh sau

này Nam triều công nghiệp diễn chí có đề cập hoặc không (có thể do thất lạc

hoặc truyền bản bị rơi rụng, hoặc tác giả cố tình không đề cập đến) nhưng hầu như trận đánh nào cũng là những sự kiện hết sức chân thực.

Trong số bảy cuộc nội chiến thì cuộc nội chiến thứ sáu từ năm 1655 đến năm 1660 là trận đánh kéo dài nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trận đánh này được ghi chép lại rất tỉ mỉ và chính xác. Tháng tư năm 1655, chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật mang quân vượt sông Gianh đánh bắc Bố Chính. Tướng Trịnh là Phạm Tất Toàn đầu hàng. Hai tướng thừa thắng xông lên đánh Hoành Sơn, Lê Hữu Đức thua chạy, Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật đánh luôn Hà Trung, Lê Văn Hiểu thua chạy, cùng Lê Hữu Đức lui về giữ An Trường, Nghệ An. Thanh Đô vương Trịnh Tráng thấy các tướng thua luôn bèn sai Trịnh Trượng làm thống lĩnh mang quân vào Nam, triệu các tướng cũ về. Lê văn Hiểu bị thương nửa đường chết, Lê Hữu Đức bị giáng chức. Trịnh Trượng tiếp quản quân đội và dẫn quân vào Kỳ Hoa, sau đó tiến vào Kỳ La. Lúc này Nguyễn Hữu Tiến đã rút về nam sông Gianh nhử Trịnh Trượng nhưng không được. Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến thấy thế bèn cho quân rút khỏi Lạc Xuyên về giữ An Trường. Thế là bảy huyện Nghệ An ở phía nam sông Gianh về tay chúa Nguyễn.

Trịnh Tráng giáng chức Trịnh Trượng rồi cho con là Trịnh Tạc vào làm thống lĩnh. Nguyễn Hữu Tiến thấy Trịnh có thêm viện binh thì liền rút về giữ Hà Trung. Gặp lúc quân Mạc quấy rối phía Bắc, Trịnh Tạc phải rút quân về chỉ cử Đào Quang Nhiêu ở lại đóng An Trường và Vũ Văn Thiêm đóng ở Khu Độc, Thân Văn Quang và Mẫn Văn Liên đóng ở Tiếp Vũ.

Năm 1656, Hữu Tiến đánh Tiếp Vũ, Thân Văn Quang và Mẫn Văn Liên bỏ chạy. Hữu Dật thì đánh tan thủy quân của Vũ Văn Thiêm, Thiêm cũng bỏ chạy. Rồi quân Nguyễn lại hợp sức đánh Đào Quang Nhiêu làm vị tướng này bỏ chạy về giữ An Trường.

Trịnh Tráng thấy vậy bèn cử Trịnh Tuyền vào cứu viện, song lại thêm một lần nữa bị quân của chúa Nguyễn đánh cho đại bại.

Trong khi thế trận đang diễn ra hết sức căng thẳng thì Trịnh Tráng bệnh nặng, Trịnh Tạc lên cầm quyền thay cha nhưng lại có bất hòa với em trai là Trịnh Tuyền. sau khi cha mất,hai anh em lục đục và một phần là mắc mưu của nhà Nguyễn nên Trịnh Tạc đã giết em mình là Trịnh Tuyền.

Tháng sáu năm 1657, Trịnh Căn lại chia quân tiến đánh Thanh Chương, Nguyễn Hữu Tiến biết trước nên đã phòng bị kĩ càng, quân Trịnh thua phải rút về bờ bắc sông Lam, chỉ giao tranh những trận nhỏ. Sang tháng sáu năm 1658, tù trưởng Lang Công Chấn ở Quỳnh Lưu theo quân Nguyễn, mang quân đi đánh Trịnh bị quân Trịnh bắt giải về Kinh thành Thăng Long. Tháng bảy, quân Nguyễn vượt sông Lam đánh thắng Nguyễn Hữu Tá ở Hưng Nguyên nhưng lại bị Lê Thì Hiến đánh bại phải rút quân về. Tháng mười hai năm ấy, quân Trịnh đánh huyện Hương Sơn, thắng quân Nguyễn. Tháng tám năm 1660, quân Trịnh lại tiến đánh Nghi Xuân và bị bại trận.

Thời gian sau đó, quân Nam rất muốn đánh ra Bắc nhưng lực chưa đủ mạnh, lại đang trông chờ vào các thế lực ở ngoài Bắc nhưng lại không khả thi do một số người bị nhà Trịnh bắt được và xử tử. Lúc này, các tướng bên nhà Nguyễn cũng có sự lục đục với nhau. Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật được chúa Hiền tin yêu hơn nên bị Hữu Tiến cùng các thuộc tướng ganh ghét. Sự việc Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật bị quân Bắc mang vàng bạc lụa là đến để dụ dỗ mua chuộc mà không được cũng khiến cho Hữu Tiến sinh nghi Hữu Dật. Từ đó, nội bộ mất đoàn kết khiến cho trận đánh ở Khu Độc, Hữu Dật bị thua, phải nhanh chóng nghĩ kế để cho quân lính rút lui mà không bị truy đuổi, tránh gây thiệt hại. Về đến Hoành Sơn, quân của Hữu Dật mới gặp được quân của Hữu Tiến, đúng lúc quân Trịnh cũng đuổi tới, hai bên giao chiến dữ dội và thiệt hại vô cùng lớn. Sau trận đánh này, hai bên đi vào thế ngừng chiến. Quân Trịnh đã thu lại được bảy huyện ở Nghệ An mất từ năm 1655. Trận chiến thứ sáu

kéo dài suốt năm năm từ 1655 đến 1660 đã kết thúc, tham vọng Bắc tiến của quân Nguyễn hoàn toàn thất bại.

Trận đánh này nhiều sách cũng ghi chép lại khá kĩ lưỡng và chi tiết. Những tình tiết mà Nguyễn Khoa Chiêm đưa vào tác phẩm không phải là hư

cấu mà phần lớn là những sự kiện có thật. Sách Việt Nam sử lược mô tả trận

này hai bên có thắng có thua, nhưng trong sách Đại Việt sử ký toàn thư của

nhà Lê – Trịnh lại cho rằng trận này quân Trịnh thắng lớn, còn sách Đại Nam

thực lục tiền biên của nhà Nguyễn biên soạn sau này thì lại cho rằng trận này

quân Nguyễn thắng. Nhìn chung, trên góc độ nghiên cứu, người viết cũng

đồng nhất ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu Việt Nam sử lược là ở trận

này hai bên đều có thắng có thua; sau trận đầu của quân Nguyễn thì quân Trịnh bị thua, nếu mà thắng thì sẽ tiếp tục tiến đánh chứ không phải bỏ chạy về giữ An Trường.

Ở trận đánh thứ bảy, trận đánh cuối cùng của thời kỳ nội chiến Trịnh – Nguyễn, lịch sử cũng ghi chép rất kĩ. Năm 1672, chúa Trịnh lại cử binh Nam tiến, sai con là Trịnh Căn lĩnh thủy binh, Lê Thì Hiến lĩnh bộ binh.

Thời gian đó ở Đàng Trong, Thuận Nghĩa Nguyễn Hữu Tiến mất vào năm 1666, chúa Nguyễn cử em là công tử Hiệp Đức Nguyễn Phúc Thuần cùng Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật ra chống cự, hai bên giao chiến mấy lần nhưng không phân thắng bại. Quân Trịnh đánh mãi không thắng bèn rút về bắc Bố Chính, Trịnh Căn bị ốm nên Trịnh Tạc rút đại quân về Kinh, chỉ cử hai tướng Lê Thì Hiến và Lê Sĩ Triệt ở lại trấn thủ. Sau đó, hai vị tướng này đốc quân vào đánh trận cuối, không thắng nổi bèn bỏ chạy về bắc sông Gianh.

Trận chiến này được tác giả Nguyễn Khoa Chiêm miêu tả rất kĩ. Đây là cuộc chiến khốc liệt nhất, hao người tốn của nhất và là cuộc chiến được chuẩn bị kĩ lưỡng nhất vì sau một thời gian dài ngừng chiến, cả hai bên đều có điều kiện để chuẩn bị cả sức người lẫn của. Nhà Trịnh đã diệt xong nhà Mạc nên

rảnh tay để lo diệt trừ quân Nguyễn. Còn quân Nam tuy lực lượng không đông bằng quân Bắc nhưng lại cực kỳ tinh nhuệ, điều này Trịnh Tạc cũng phải thừa nhận và hơn nữa quân Nam có sự chuẩn bị đề phòng quân Bắc từ trước nên đào hào đắp lũy phòng thủ rất kỹ lưỡng.

Trận chiến giữ thành Trấn Ninh được Nguyễn Khoa Chiêm miêu tả như

sau: “Ngày hai mươi lăm, vào giờ Thìn, quân Bắc tiến thẳng đến dưới thành

Trấn Ninh, tiếng hò reo vang dậy, tiếng chiêng trống vang trời. Quân hai bên đánh lớn, tiếng súng nổ ầm ầm. Quân Nam bám vào mặt thành mà đánh. Quân Bắc đi dưới đường đánh gấp vào thành, đôi bên giành giật nhau từ sáng

đến tối không phân thắng bại”. [8, 545]

Ngày hai mươi sáu, quân Bắc cho người “bám tường trèo lên mặt thành,

quân nấp dưới thì bắn súng trợ chiến. Khi thấy quân Bắc trèo lên lũy quân Nam cầm giáo nhọn mà đâm xuống, quân trèo thành chết lăn rất nhiều, xác chết đầy hào rãnh. Quân Bắc chồng các xác chết làm thang mà trèo lên, quân giữ thành ra sức chém giết, thây chất thành từng đống cao. Quân sĩ đâm mỏi tay thì đẩy súng lớn ra bắn. Quân Bắc dùng dây thừng, buộc thòng lọng quăng vào nòng súng mà kéo xuống rồi tống đất đá, rơm cỏ vào làm tắc nòng không bắn được. Quân Nam lại dùng thương dài mà đâm, quân Bắc cũng đâm

trả. Quân đôi bên cứ thế hỗn chiến kéo dài”[8, 546].

Ngày hai mươi bảy, quân Bắc cho ba nghìn quân cầm cuốc để đào chân thành Trấn Ninh. Quân hai bên đánh lớn. Súng đạn cung nỏ cùng bay tới tấp như mưa. Tường thành có nguy cơ sập đổ. Nguyễn Hữu Dật nhanh trí dùng kế nghi binh đốt đuốc trong thành sáng rực như ban ngày khiến quân Bắc ngờ có mai phục không dám áp sát nữa. Quân Bắc lại dùng cách thả diều giấy đeo thuốc phát hỏa vào trong thành khi diều rơi chạm nóc nhà, đài súng thì thuốc lửa bốc cháy khiến nhiều doanh trại, kho tàng trong thành cháy rực, quân Bắc tiến đến sát chân thành, Chiêu Vũ bèn sai quân cưa hơn ba trăm tấm gố đóng

đinh vào rồi buộc thừng thả xuống thành làm cho biết bao quân Trịnh phải chết đau đớn. Trận chiến này thương vong ở cả hai bên nhiều không biết kể đâu cho hết, máu chảy thành sông, thây chất thành núi…Nhân dân ở các làng xóm quanh vùng Trấn Ninh cũng bị quân Trịnh tra khảo tàn sát, cướp bóc nhiều, oán than không để đâu cho hết…Dù không thẳng thừng phê phán cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn nhưng những chi tiết ấy đã ngầm lên án cuộc

chiến nồi da xáo thịt này. Cuộc chiến tranh giành quyền lực đã khiến nhân dân

trong một nước phải hạ sát lẫn nhau, đau thương nào lớn hơn thế nữa. Có những cảnh mà khi quân Nam tấn công, quân Bắc đã dùng trái phá ném

xuống, có người lính Bắc ở ngoài đã kêu lên rằng: “Chúng tôi và các anh em

đều là người cả, sao nỡ tàn hại lẫn nhau. Chỉ vì nhà chúa tranh chấp, anh em ta mới phải chịu chết oan. Tôi bảo anh em, nếu thấy trái phá bay vào người ở

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM (Trang 69 -77 )

×