Cách mở đầu trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 98 - 100)

Nói về nghệ thuật kể chuyện, mỗi nhà văn có một cách riêng, một trình độ kể khác nhau. Cùng một cốt truyện ấy nhưng có người kể hay, có người kể không hay, có người khi vừa vào truyện đã lôi cuốn người nghe muốn nghe mãi đến hết chuyện, nhưng cũng có người khi vừa bắt đầu câu chuyện đã thấy nhạt và không ai muốn nghe tiếp mặc dù cốt truyện rất hay. Trong sáng tác văn học cũng vậy, không phải bất cứ nhà văn nào cũng viết hay, viết tốt, biết cách đưa bạn đọc đến với tác phẩm của mình. Thực tế cho thấy không hiếm nhà văn mặc dù cốt truyện hay nhưng cách viết lại nhạt nhẽo và không gây được sự chú ý của bạn đọc.

Nghệ thuật kể chuyện đạt tới tầm cao là phải hấp dẫn được người nghe, người đọc ngay từ cách mở đầu câu chuyện. Mở đầu phải hay, linh hoạt, lôi cuốn thì người đọc người nghe mới say mê, có tâm thế theo dõi cả câu chuyện.

Trong Nam triều công nghiệp diễn chí, tác giả đã rất thành công khi gây

sự chú ý với độc giả ngay ở cách mở đầu trực tiếp giới thiệu thẳng vào cốt truyện. Cách mở đầu này tạo ra sự chú ý cho độc giả.

Ngay từ những dòng đầu tiên, Nguyễn Khoa Chiêm đã đưa vào một bài thơ rất hay, tạo sự tò mò cho độc giả. Bài thơ dường như đã nói lên ý đồ của tác giả khi xây dựng tác phẩm, mở ra những phán đoán, suy tư cho độc giả. Những bài thơ ấy thường ngầm thông báo về lẽ thịnh suy của thời cuộc, đánh giá khái quát những sự kiện, những nhân vật lịch sử. Ví dụ như:

Thơ rằng:

Ngày bụi phất đêm dặc dài Kể chuyện rồng lên hổ rống Khoe tài côn nhảy bằng bay Đến đầu chẳng biết trời đất rộng Đưa mắt mới hay núi sông dài

Ngoài cuộc chán xem tranh thắng bại Trong vòng những muốn giữ đất đai

Đó thịnh suy, triều đại hưng vong chăng đổi

Đông chinh Tây chiến, trời người ứng thuận chẳng hề sai.

[8, 21]

Tiếp đó, tác giả đưa bạn đọc đến với những khái quát về lịch sử nước nhà

từ thời “Hùng Vương, Triệu Vương đến Đinh, Lý, Trần, Lê, sáu triều đại hưng

phế tiếp nhau” [8, 22] để giới thiệu tiếp sự ra đời và tồn tại của triều Lê, rồi

sau đó mới nhắc đến việc các đời vua Lê lên ngôi thay vua Trần ra sao, các vua Lê cai trị đất nước như thế nào khiến cho cường thần Mạc Đăng Dung cướp ngôi; rồi hoàng tử Lê Ninh phải chạy sang Ai Lao trốn như thế nào. Tất cả đều được Nguyên Khoa Chiêm miêu tả ngắn gọn và súc tích để bạn đọc nhanh chóng nắm được vấn đề. Sau khi nói qua về lịch sử hình thành triều Lê và nguyên nhân nhà Lê bị mất ngôi bởi nhà Mạc,tác giả mới chính thức đi vào câu chuyện của mình.

Với cách vào chuyện thông minh, tác giả vừa kể, vừa nhắc bạn đọc có một chút liên hệ với lịch sử nước nhà để từ đó dẫn dắt vào câu chuyện một

cách tự nhiên. Nguyễn Khoa Chiêm đã tạo cho Nam triều công nghiệp diễn

chí có một màn mở đầu đầy ấn tượng và hấp dẫn khi kết hợp giữa thơ và văn

để tạo ra sự linh hoạt và lôi cuốn. Điều này đã khiến cho tác phẩm có sự thành công rất sớm, khiến độc giả bị hút theo cốt truyện mà tác giả kể sau đó. Đấy

chính là thành công đầu tiên của Nguyễn Khoa Chiêm khi viết Nam triều công

nghiệp diễn chí, để rồi, tiếp nối thành công ấy, tác giả cứ lôi cuốn người đọc

đi hết sự kiện này đến sự kiện kia, hồi này đến hồi khác cho đến cuối truyện. Nguyễn Khoa Chiêm đã biết vận dụng điều đó và làm cho tác phẩm của ông hấp dẫn ngay từ phút đầu tiên mở truyện. Đó là thành công của ông trong sáng tác văn chương mà ở thời kỳ ông không phải ai cũng làm được.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)