Cốt truyện phức tạp

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 43 - 57)

Bất cứ một tác phẩm tự sự nào cũng phải có cốt truyện, cốt truyện là yếu tố quan trọng để câu chuyện hình thành và có ý nghĩa, vậy cốt truyện là gì?

Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học của tác giả Lại Nguyên Ân, cốt truyện

“sự phát triển hành động; tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác

phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [3,112]

Còn hiểu một cách giản dị thì cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện hay cụ thể hơn cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học.

Thực ra, thuật ngữ cốt truyện đã được áp dụng lần đầu vào thế kỷ XVII từ các nhà văn cổ điển chủ nghĩa P. Corneille và N. Boileau. Các nhà văn này đã học theo cách nói của Aristoteles, muốn nói đến những sự cố bất thường trong đời các nhân vật truyền thuyết xa xưa mà các nhà viết kịch thời sau thường vay mượn.

Bản thân thuật ngữ cốt truyện của tiếng Việt thì từ cốt được hiểu như là

cái lõi, bộ xương, cái sườn, cơ sở của truyện chứ chưa phải là truyện. Đó là

một phương diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó trỏ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố đã tạo ra sự vận động của nội

dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm. Tính truyện (có cốt truyện) là một phẩm chất có giá trị quan trọng của văn học, sân khấu, điện ảnh và các nghệ thuật cùng loại. Trong các thể loại văn học, cốt truyện chính là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch và có rất ít ở một số tác phẩm trữ tình mang tính tự sự.

Cốt truyện có vai trò quan trọng bởi vì cốt truyện tạo ra một trường hành động cho các nhân vật, cho phép tác giả thể hiện và lí giải tính cách của chúng. Các hành động của nhân vật dệt nên cốt truyện, cốt truyện hay hoặc dở một phần lớn ở phương diện hành động của nhân vật. Chức năng của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn trong đời sống, tức là thể hiện xung đột.Có nhiều kiểu cốt truyện khác nhau như kiểu cốt truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm, cốt truyện đơn tuyến hay cốt truyện đa tuyến.

Cốt truyện được xây dựng bằng nhiều biện pháp kết cấu khác nhau. Trình tự thông báo với người đọc về các sự kiện diễn ra, việc nhấn mạnh những liên hệ bên trong mang ý nghĩa và cảm xúc giữa các sự kiện là phạm vi kết cấu cốt truyện. Lối kết cấu bằng trình tự liên tiếp trước sau của các sự kiện khiến cho người đọc luôn thấy sự mới mẻ qua từng chi tiết. Ngoài ra, còn có lối kết cấu đảo lộn trật tự thời gian của các sự kiện, nhằm chuyển sự chú ý của người đọc từ sự việc sang nội tình bên trong nhân vật.

Các kết cấu cốt truyện được tạo ra theo nhiều cách khác nhau. Có loại cốt truyện trong đó các sự kiện là kết quả hư cấu thuần túy của nhà văn nhưng cũng có loại cốt truyện lấy nguyên mẫu từ đời sống thực như các loại cốt truyện dựa trên các sự kiện lịch sử có thật hoặc loại cốt truyện dựa trên tiểu sử bản thân nhà văn qua các tác phẩm tự truyện. Có những loại cốt truyện lại dựa trên dấu tích các câu chuyện hình sự, hoặc cốt truyện vay mượn, được xây dựng dựa vào một hoặc những cốt truyện văn học đã có sẵn nhưng được điều chỉnh theo mục đích của người viết.

Như vậy, trên cơ sở khái quát một số nét cơ bản về cốt truyện, trở lại với

tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí, ta thấy tác phẩm có dung lượng lớn

như vậy thì đương nhiên là sự phức tạp của cốt truyện sẽ tỉ lệ thuận với độ dài

của tác phẩm. Đọc kĩ tác phẩm, người ta nhận thấy cốt truyện của Nam triều

công nghiệp diễn chí rất phức tạp với nhiều tình huống, nhiều sự kiện đan cài,

xen kẽ vào nhau. Điều này là do nội dung phản ánh của truyện là toàn cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn nội chiến lớn nhất trong lịch sử trung đại với khoảng thời gian hơn một trăm năm, tác phẩm đã đề cập rất sâu rộng tình hình đất nước ta trong giai đoạn này xoay quanh cuộc chiến của các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, ngôi vị. Đó là cuộc chiến giữa nhà Lê với nhà Mạc, rồi cuộc chiến giữa quân Nguyễn với quân Trịnh hay cuộc chiến yếu ớt của vua Lê với chúa Trịnh , hay những cuộc xung đột tranh giành ngôi báu của các tập đoàn phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài. Với từng ấy nội dung được truyền tải trong tám tập truyện, ta thấy cốt truyện thật sự phức tạp và rắc rối. Chúng tôi xin tóm tắt lại nội dung cơ bản của tác phẩm qua từng

quyển để thấy được sự phức tạp và phong phú của cốt truyện Nam triều công

nghiệp diễn chí.

Ở quyển một, tác giả bắt đầu kể từ sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi

nhà Lê. Cựu thần nhà Lê là An Tĩnh hầu Nguyễn Kim dùng danh nghĩa Phù

Lê diệt Mạc chiêu binh mãi mã lập con vua Chiêu Tông là Lê Ninh lúc này

đang trốn ở Ai Lao về làm vua, lấy hiệu là Trang Tông. Nguyễn Kim sau đó bị nhà Mạc hại chết, còn lại con trai là Nguyễn Hoàng cùng con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp phò tá vua Lê. Trịnh Kiểm vì có ý muốn thâu tóm quyền lực nên muốn hại em vợ, song Nguyễn Hoàng tìm kế xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa tìm cách dẹp được quân Mạc, giành lấy phần đất đai phía Nam, bắt đầu sự nghiệp trấn thủ Thuận Hóa từ năm 1558. Trịnh Kiểm thấy vậy liền sai anh em quận Mỹ đánh Nguyễn

Hoàng nhưng không thành. Nguyễn Hoàng từ đó thu phục được nhân tâm của dân hai xứ Thuận, Quảng. Năm 1570 Trịnh Kiểm qua đời, con trai là Trịnh Tùng lên thay. Trịnh Tùng đã điều binh đánh bại quân Mạc vào những năm 1570, 1578, 1580 và năm 1593. Vua Lê Anh Tông qua đời, thái tử Duy Đàm lên thay hay còn gọi là Lê Thế Tông. Thời gian này, vua Lê bắt đầu bạc nhược, không dám tự ý quyết định việc triều chính mà mọi việc chủ yếu do Trịnh Tùng quyết định.

Năm 1583, Mạc Hồng Ninh tiến đánh nhà Lê, Trịnh Tùng đã dẹp tan quân Mạc. Năm 1591, Trịnh Tùng lại cất quân đánh dẹp Sơn Tây khiến cho Mạc Hồng Ninh phải bỏ chạy về Đông Kinh. Đến năm 1593, Trịnh Tùng đã lấy lại được Đông Kinh, rước vua Lê về Thăng Long, quân Mạc thua chạy, Mạc Hồng Ninh bị bắt giết, nhà họ Mạc đều bị tiêu diệt chỉ trừ con của Mạc Hồng Ninh là Mạc Đăng Mạo trốn thoát lên Cao Bằng tiếp tục tụ tập đồ đảng xưng là Long Thái vương. Trịnh Tùng lại đem quân đánh tan nhà Mạc, cuối cùng bắt giết được tông thất nhà Mạc là Mạc Hùng Lễ ở miền huyện Thanh Lâm, từ đó dẹp yên được đồ đảng họ Mạc. Nhân cơ hội vua Lê trở về Thăng Long, Nguyễn Hoàng từ Thuận Hóa ra chúc mừng và được vua Lê phong cho chức Hữu Thừa tướng, đứng sau Trịnh Tùng. Đến năm 1595, Trịnh Tùng ép vua Lê phong cho mình chức Đô Nguyên súy Tổng quốc Chính thái sư Thượng phụ, tước Bình An vương và được phép mở vương phủ.

Năm Kỉ Hợi 1599, vua Lê Thế Tông qua đời, con trai là hoàng tử Lê Duy Tân lên nối ngôi còn gọi là vua Lê Kính Tông. Do vua lúc lên ngôi còn nhỏ nên Bình An vương Trịnh Tùng phải phụ giúp việc triều chính, nhân cơ hội ấy, Trịnh Tùng thâu tóm quyền lực vào tay mình. Trịnh Tùng có ý muốn diệt Nguyễn Hoàng để khỏi lo mối họa về sau, Nguyễn Hoàng biết vậy bèn dùng kế ly gián cho hai tướng Bùi Văn Khuê và Phan Ngạn làm phản phóng hỏa đốt kinh thành. Nguyễn Hoàng ung dung trở về Nam. Trịnh Tùng phò giá vua

Lê đi chạy nạn trong Thanh Hoa đã trở về Thăng Long sau khi Bùi Văn Khuê và Phan Ngạn chém giết lẫn nhau. Trịnh Tùng tiếp tục đem quân đi đánh dư đảng nhà Mạc ở Nam Dương, dẹp yên được bảy huyện ở Hải Dương. Nguyễn Hoàng sau khi trở về Nam cũng ra sức chăm lo cho muôn dân đồng thời cũng ấp ủ mưu đồ việc lớn.

Năm Quí Sửu 1613, Nam chúa Đoan vương Nguyễn Hoàng qua đời, con trai là Thụy quận công Nguyễn Phúc Nguyên lên thay tiếp tục sự nghiệp của cha, chăm lo cho muôn dân được yên ấm. Ở Đàng Ngoài thì thiên tai liên tiếp xảy ra, dư đảng họ Mạc vẫn tiếp tục quấy phá khiến cho dân chúng bất an. Trịnh Tùng phải cử con trai đi dẹp loạn nhà Mạc, đồng thời phải trấn an dân chúng. Năm 1619, vua Lê Kính Tông muốn lật đổ Trịnh Tùng bèn câu kết với con trai thứ của Trịnh Tùng là Vạn Quận công Trịnh Xuân lập mưu giết Trịnh Tùng. Việc bất thành, Vua Lê Kính Tông bị Trịnh Tùng giết và lập thái tử Lê Duy Kỳ lên ngôi hay còn gọi là vua Lê Thần Tông.

Quyển hai nội dung chủ yếu xoay quanh việc tranh giành quyền lực ở triều đình Đàng Trong sau khi Nguyễn Hoàng mất năm 1620. Đó là sự ghen tị của Văn Nham hầu và Thạch Xuyên hầu khi thấy Thụy Quận công được nối ngôi chúa. Hai người bèn nhờ quân Trịnh vào giúp sức nhằm lật đổ Thụy Quận công để cướp ngôi. Nhưng âm mưu ấy đã bị Tuyên Lộc – một vị tướng giỏi phát hiện ra. Thụy quận công cho quân đi bắt sống anh em Văn Nham. Từ đó, chúa Nguyễn giận quân Trịnh vì đã đem quân vào mưu lật đổ triều Nguyễn để lấn át bờ cõi nên từ đấy không nộp thuế ra Kinh đô nữa mà giữ lại nhằm chuẩn bị cho mưu đồ riêng. Năm Tân Dậu 1621, Nhà Mạc ở Cao Bằng lại đánh xuống Kinh đô, bị quân của Vinh Quốc công đánh cho chạy tan tác. Năm 1623, Trịnh Tùng ốm nặng, con cháu họ Trịnh thi nhau dùng kế để giành ngôi chúa. Cha con Trịnh Đỗ đã dùng mưu đưa Trịnh Tùng về nhà riêng, rồi lừa giết Trịnh Xuân. Trịnh Tráng nghe tin bèn đem quân đi lánh ở

Ninh Giang đồng thời tranh thủ củng cố lực lượng. Sau khi Trịnh Tùng mất, vì lo sợ thế lực của Trịnh Tráng nên cha con Trịnh Đỗ đến đầu hàng. Trịnh Tráng lên ngôi chúa thay cha, sau này quận Thạch, con trai Trịnh Đỗ làm phản đã bị Trịnh Tráng giết chết.

Năm 1624, Trịnh Tráng cho người vào Đàng Trong đòi thuế nhưng chúa Nam lấy lí do mất mùa không nộp. Năm 1625, chúa Trịnh sai người lên Cao Bằng dẹp loạn đảng họ Mạc, bắt được bè lũ nhà Mạc về Kinh đô, nhà Mạc xin hàng để giữ mạng, tiếp tục tính kế về sau. Thời gian này xuất hiện nhân vật Đào Duy Từ còn gọi là Lộc Khê là người tài giỏi nhưng lại là con nhà ca xướng nên không được Bắc triều trọng dụng. Đào Duy Từ đã vào Nam tìm cách tiếp cận với chúa Nguyễn và đã được chúa Nguyễn, tin dùng. Năm Bính Dần 1626, chúa Trịnh lại sai người vào Nam đòi chúa Nguyễn nộp thuế, chúa Nguyễn vẫn không nộp nên chúa Trịnh nổi giận quyết đem quân đi đánh phạt. Năm Đinh Mão 1627, Thanh Đô vương dẫn quân đánh phạt xứ Nam, bắt đầu cho một quá trình nội chiến lâu dài, hao người, tốn của. Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật dùng kế khiến cho quân Trịnh rút lui về Kinh đô.

Tiếp theo là sự kiện chúa Nam nghe theo lời của Đào Duy Từ cho đắp

lũy Nhật Lệ để làm kế cố thủ, giữ lấy tô thuế xung vào việc chi dùng để “mưu

tính khôi phục Trung đô”[8, 168]. Chúa Trịnh sai đóng quân ở châu Bố Chính

cố ý nhòm ngó vào chính sự của Nam triều. Ở Nam triều, con trai chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Anh muốn tranh giành ngôi chúa bèn ngấm ngầm nhờ Thanh Đô vương giúp đỡ. Tháng 10 năm 1633, Thanh Đô vương đem đại binh đi đánh Nam Hà với mục đích kết hợp với quân của Nguyễn Phúc Anh để lật đổ chúa Nguyễn nhưng không thành, quân Trịnh bị đánh thua chạy tan tác, lại bị cướp mất phần đất ở châu Bố Chính. Nguyễn Phúc Anh từ đó rắp tâm làm phản. Tháng 10 năm 1634, Đào Duy Từ qua đời được chúa Nam truy phong lập đền thờ phụng. Năm 1635, Sãi vương ốm nặng rồi qua đời, truyền

ngôi chúa lại cho con trai là Nguyễn Phúc Lan. Dương Nghĩa Hầu Nguyễn Phúc Anh nghe tin không về chịu tang cha, chúa Nguyễn rất buồn ra lệnh bắt sống giải về chứ không giáng tội chết vì vẫn nghĩ xót tình anh em. Ở Bắc triều, Thanh Đô vương Trịnh Tùng cũng nghi ngờ và ghen tị với người em mình là Trịnh Phúc nên lập mưu sai Trịnh Phúc lên Cao Bằng dẹp nhà Mạc rồi sai người ngầm giết hại. Sự việc không thành, Trịnh Phúc cũng uất ức và uống thuốc độc tự vẫn.

Năm Mậu Dần 1638, nhà Mạc ở Cao Bằng đánh xuống Thái Nguyên nhưng cũng bị Thanh Đô vương đánh tan. Tháng 4 năm 1640, chúa Trịnh ban quốc tính cho Hiền Quận công Nguyễn Khắc Tôn ở châu Bố Chính, từ đó y sinh lòng kiêu ngạo muốn đoạt lấy Nam triều để lập làm chúa. Chúa Thượng bèn lập mưu trừ Nguyễn Khắc Tôn. Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật dùng kế ly gián khiến chúa Trịnh tự bắt giết Nguyễn Khắc Tôn. Sau khi biết mình mắc mưu, chúa Trịnh vô cùng căm giận, muốn đem quân đánh phạt Nam triều. Ở Nam triều, chúa Thượng bị người vợ góa của anh trai Khánh Mỹ Hầu mê hoặc nên không quan tâm đến chính sự mà chỉ muốn ăn chơi hưởng thụ khiến dân chúng oán thán. Ở thời điểm này, không nói đến việc chúa Thượng qua đời năm 1648, con trai thứ hai là Hiền vương Nguyễn Phúc Tần nối ngôi.

Quyển bốn bắt đầu bằng sự kiện sau khi lên ngôi, Nguyễn Phúc Tần có ý muốn mở mang bờ cõi, tiến quân ra Bắc. Năm 1655, thấy Hàn Tiến thường xuyên đem quân quấy nhiễu vùng ven Bố Chính, chúa Nguyễn sai Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật và Thuận Nghĩa Nguyễn Hữu Tiến cầm quân đi đánh dẹp. Trong thế trận lần này, Hàn Tiến thua phải tháo chạy về Hẻm Nó, Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật muốn chiêu dụ Hàn Tiến nhưng không được bèn nổi giận dùng kế ly gián, mượn tay họ Trịnh giết Hàn Tiến. Chúa Trịnh mắc mưu bèn bắt Hàn Tiến về Kinh chịu tội, Hàn Tiến uất ức uống thuốc độc chết. Nhà Nguyễn chiếm được Nghệ An bèn dùng kế chiêu dân khiến dân tình ở Nghệ

An theo về rất đông. Quân Trịnh tiếp tục cho quân vào đánh chiếm Dinh Cầu nhưng mắc mưu quân Nguyễn nên đại bại, binh sĩ chết rất nhiều, quân Nguyễn thừa thắng xông ra phá tan doanh trại ở Lạc Xuyên rồi dẫn quân thẳng đến cửa Kỳ La tiến đánh quân thủy. Quân Nguyễn thắng to, quân Trịnh thảm bại phải cầu quân cứu viện. Đương Quận công Đào Quang Nhiêu dẫn một vạn năm trăm nghìn quân vào tiếp ứng. Trận đầu giao chiến, quân Trịnh thua bèn lui về cố thủ. Bên Nam, Chiêu Vũ cho người mang của cải ra bốn trấn ở Đàng Ngoài làm thuyết khách chiêu dụ hào kiệt cùng họp sức đánh họ Trịnh. Nhà Mạc ở Cao Bằng, quận Phấn ở hải Dương, Phạm Hữu Lễ ở Sơn Tây đều nhất loạt đồng ý giúp chúa Nguyễn đánh ra thu phục Trung đô, đánh dẹp họ Trịnh. Trên chiến trường, cuộc chiến giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn diễn ra hết sức khốc liệt, quân Nam đánh cho quân Bắc thua chạy tan tác. Quận Đương thua chạy xấu hổ về báo tin với triều đình, chúa Trịnh sai Ninh Quận công Trịnh Tuyền đem quân vào tiếp ứng. Nhưng Trịnh Tuyền lại mắc mưu Chiêu Vũ nên bị đánh thua chạy. Tình hình chiến trận cực kì hỗn độn. Giữa lúc ấy, ở Thăng Long, Tây Định vương đang đau đầu tìm cách đối phó với các thế lực trong và ngoài muốn đánh vào Kinh đô. Chúa Trịnh bèn nghĩ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)