Nhân vật và hoàn cảnh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 77 - 81)

Trong mỗi tác phẩm của mình, nhà văn thường gây sự chú ý, lôi kéo người đọc bằng những chi tiết đặc biệt, những vấn đề độc đáo,những tình huống lạ. Đó có thể là những sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến cuộc đời, số phận nhân vật chính nhưng cũng có thể là những chi tiết ngoài lề sự kiện chính, có giá trị để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người đọc. Một trong những chi tiết nổi bật được Nguyễn Khoa Chiêm chọn lựa là cái kì ảo.

Thuật ngữ kì ảo (fantastic) xuất hiện trong tiếng Anh trung cổ vào khoảng thế kỷ XIV, được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp. Tiếng La tinh là phantasticus có nghĩa là “tạo ra những hình ảnh thuộc về tinh thần” và chữ Phantazein có nghĩa là “ xuất hiện trong tâm trí”.

Trong lịch sử văn học nhân loại, yếu tố kì ảo đã ra đời từ rất sớm trong các sáng tác folklore. Các nhà văn ở các thời kì văn học đã biết vận dụng yếu tố kì ảo để xây dựng nên nét riêng đặc sắc cho tác phẩm của mình. Nguyễn

mạn lục, khiến cho tác phẩm mang một nét lung linh huyền bí riêng rất thu hút độc giả. Đôi khi trong sáng tác nghệ thuật, các tình huống thắt nút đi vào thể khó gỡ thì việc lựa chọn đưa một yếu tố kì ảo vào sẽ góp phần cởi nút cho tình huống, sự kiện đó.

Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là một tác

phẩm được ví như một tư liệu lịch sử quí giá bởi tính chân thực của từng sự kiện, nhân vật song tác phẩm cũng gây chú ý với bạn đọc bởi một yếu tố không nằm trong số các sự kiện nổi bật của tác phẩm đó là những yếu tố kì ảo.

Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, bạn đọc hẳn sẽ rất băn khoăn khi

gặp những yếu tố kì ảo, thần bí trong tác phẩm và không biết nên hiểu tác phẩm như thế nào cho chính xác, bởi bên cạnh những sự kiện, những nhân vật chân thực ấy lại xuất hiện những tình tiết kì ảo đến vô lý được tác giả đưa vào.

Phải chăng do Nguyễn Khoa Chiêm chịu ảnh hưởng của tác phẩm Tam quốc

diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung nên đôi khi cũng đưa thêm yếu tố

hoang đường vào truyện để làm cho tác phẩm tăng thêm tính tiểu thuyết và hấp dẫn?

Đầu tiên phải kể đến là chi tiết chúa Nguyễn Hoàng vào Đàng Trong dẹp nhà Mạc xây dựng cơ đồ riêng. Lúc này quân đội của chúa còn rất yếu, vũ khí thô sơ và thuyền chiến không nhiều trong khi tướng nhà Mạc là quận Lập thì quân đông, thuyền lắm. Nguyễn Hoàng lúc này đang rất lo lắng tìm kế chống lại. Một đêm chúa đang ngồi đốt đuốc, bỗng nghe bên bờ sông tiếng dòng nước kêu vang vang “Trảo trảo” chúa rất lấy làm lạ, bèn cầu khấn thần linh. Đêm hôm ấy, Nguyễn Hoàng mơ thấy một người đàn bà mặc áo xanh, tay ầm

chiếc quạt đến nói rằng: “ Tướng quân muốn diệt trừ ngụy đảng cần lập kế dụ

chúng đến bãi cát bên sông, thiếp sẽ giúp sức trừ được, khỏi phiền nhiễu đến

nhân dân trong miền”[8, 29]. Chúa tỉnh dậy mới biết mình nằm mộng và nghĩ

rằng có thần linh giúp sức như vậy hẳn là sẽ thắng. Sau đó, Nguyễn Hoàng đã dùng mĩ nhân kế là lừa diệt được quận Lập mà không hề hao binh tổn tướng.

Hay là trong sự tích chúa Nguyễn cho xây dựng chùa Thiên Mụ cũng mang yếu tố kì ảo, hoang đường. Cụ thể là trong một lần chúa Nam đi du ngoạn các cảnh đẹp ở xứ, khi đến xã Hà Khê, huyện Hương Trà thấy giữa chốn đồng bằng nổi lên một gò cao dáng tựa như một chiếc đầu rồng đang ngoái nhìn về phía núi mẹ. Đoan vương lấy làm thích thú bèn trèo lên ngắm thì thấy có một con hào chạy ngang chân núi, cho hỏi người địa phương thì được biết rằng đó là do một viên tướng nhà Đường xưa kia muốn yểm vượng khí của nước ta nên làm vậy. Đêm hôm ấy, người dân trong vùng thấy một người đàn bà thể sắc trông còn trẻ nhưng mày, tóc bạc phơ, mặc bộ quần áo

đỏ ngồi dưới chân núi mà than vãn rồi cất tiếng nói to: “Đời sau nếu có bậc

quốc chủ muốn bồi đắp mạch núi để làm mạch cho Nam triều thì nên lập chùa thờ Phật, cẩn xin linh khí trở về núi này để phúc dân, giúp nước, tất không có

gì phải lo”[8, 82]. Người đàn bà ấy nói xong thì biến mất. Chúa nghe thấy thế

mừng lắm, sai người dựng chùa đặt tên là chùa Thiên Mụ, dân chúng từ đó đến cầu khấn quả nhiên thấy linh thiêng. Quả thật từ đó về sau, ta thấy dường như vượng khí đã trở lại với Nam triều. Cho nên với hiện tượng này, ta chưa thể giải thích được là có yếu tố thần linh thật hay không, chỉ biết rằng khi đưa chi tiết kì ảo vào tác phẩm, Nguyễn Khoa Chiêm có được cách giải thích hợp với lòng người thời bấy giờ vốn rất sùng tâm linh. Dường như đó là một cách giải thích cho sự thịnh vượng và bình an mà Nguyễn Hoàng đem lại cho dân xứ Đàng Trong thời kì này.

Rồi chuyện về giấc mơ đi chơi núi Bồ Đà của công tử Hiệp Đức và sự ứng nghiệm của giấc mơ ấy vào cuộc đời của vị công tử tài giỏi này như góp phần khẳng định vị trí đặc biệt của yếu tố tâm linh trong cộng đồng người Việt. Chuyện là công tử Hiệp Đức vốn mộ đạo, một hôm nằm mơ ngủ thấy mình được đi chơi núi Bồ Đà cùng các vị cao tăng, thiền sư và được một vị thiền sư ban cho một bài kệ dặn nhớ cho kỹ. Tỉnh dậy, công tử nhớ lại bài kệ,

tìm cách giải nghĩa và thấy bài kệ như báo trước số mệnh ngắn ngủi của mình thì trong lòng rất buồn. Một thời gian sau, công tử mắc bệnh đậu mùa nặng và qua đời, trước khi mất còn khóc với cha mình là Hiền vương và kết luận:

“Nay số trời đã hết, tự xét là ứng với lời kệ trong giấc mộng năm xưa”[8,

596]. Sau khi công tử Hiệp Đức qua đời thì người ta mới hiểu được ý nghĩa

của câu thơ cuối trong bài kệ là “Đĩnh trung minh kính nguyên vô ức” [8,

596] có nghĩa là ngày rằm, tháng sáu năm nay công tử Hiệp Đức tận số. Bấy giờ người ta mới biết bài kệ quả là ứng nghiệm không sai.

Cũng sử dụng yếu tố kì ảo nhưng lại mang một hơi hướng khác đi trong

một hoàn cảnh khác. Đó là vào “năm Giáp Dần, niên hiệu Hoằng Định thứ

mười lăm 1614, mùa xuân, ngày hai mươi chín tháng hai là ngày giỗ vua Lê Thánh Tông. Bình An vương Trịnh Tùng đang đứng làm lễ, chợt từ ngoài rèm có người bước vào, liền lúc đó các cành hoa cắm trong ba lọ hoa đặt trên hương án không dưng bỗng rơi xuống đất, bay vòng vòng rồi tung ra khắp nơi. Vương lấy làm lạ, không biết có điềm gì gở không nhưng trong lòng cảm

thấy rất lo buồn”[8, 93]. Cùng với sự lo lắng đó thì đúng là vào năm đó ở

Đàng Ngoài thời tiết đại hạn, lúa má chết khô khiến trăm họ sầu khổ, lòng dân vô cùng oán thán. Thêm nữa là vào mùa đông lại xuất hiện sấm bất thường kêu chuyển động cả trời đất, ai nấy đều lo lắng. Cho nên, có thể coi đó là điềm gở được báo trước. Trong tác phẩm, ta còn thấy có nhiều đoạn nói về những

điềm báo của thiên nhiên rất kì lạ, cụ thể như vào năm Ất Mão 1615, “Tháng

ba ngày mùng mười có nhật thực, đến ngày hai mươi tám ở xã Hoằng Liệt, huyện Thanh Trì vào khoảng giờ Thân nước sông Cái bỗng dưng cạn hết, trong khoảng hơn năm khắc, cá tôm đều phơi ra giữa dòng, người dân bắt

được nhiều vô kể”[8, 794]. Điềm lạ đến như vậy không ai giải thích được

nguyên nhân nhưng đến tháng tám nhuận của năm ấy thì Kinh thành cháy to, thiệt hại khá lớn về người và của.

Rồi một loạt sự kiện nữa xảy ra như vào ngày mười một tháng mười năm 1636, có động đất ở Nghệ An hơn nửa tiếng đồng hồ hay là vào tháng sáu năm

1611 ở “núi Tản Viên ở Đàng Ngoài lở dài hơn hai mươi trượng, sâu ba, bốn

thước”[8, 789] hay vào “năm Bính Thìn, niên hiệu Hoằng Định thứ mười bảy

(1616), mùa xuân, ngày mười sáu tháng giêng, nguyệt thực. Mặt trăng bị che khuất khoảng một phần mười, lại có sao Khách chạm vào quầng mặt trời, hơn

mười ngày mới hết”[8, 95] và sau khi hiện tượng đó xảy ra thì cung phi họ Tô

của Bình An vương ốm chết… Nói chung, trong tác phẩm rất nhiều lần tác giả đã đề cập đến những hiện tượng thiên nhiên kì lạ và có lẽ đó là một cách giải thích của tác giả về những chuyện xảy ra sau đó ứng với những điềm báo của tự nhiên như một lời giải thích hợp lý với tư tưởng tâm linh của người Việt ở thời kì này.

Có thể nói, yếu tố kì ảo đã được Nguyễn Khoa Chiêm đan cài vào hoàn cảnh và cuộc đời nhân vật, tạo nên một mạch tự sự khác thường, tăng tính chất huyền bí. Đây không phải là điều mới lạ trong các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, các nhà văn Trung Quốc đã sử dụng như một biện pháp nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, Nguyễn Khoa Chiêm vẫn tìm được cách kể riêng,

tạo ra sự đan xen thú vị trong Nam triều công nghiệp diễn chí, tăng thêm tính

hấp dẫn cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)