Truyện giới thiệu về thơ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 83 - 88)

Như chúng ta đã biết, tiểu thuyết chương hồi có những đặc trưng riêng của mình như mở đầu mỗi hồi thường có hai câu thơ hoặc câu văn biền ngẫu nêu tóm tắt diễn biến chính trong hồi; cuối mỗi hồi thường có một bài thơ ngắn để đánh giá sự kiện hoặc nhân vật trong hồi và sau đó kết thúc bằng câu

đại loại như: Muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ. Và khi sang hồi

mới sẽ lại tiếp tục triển khai với một nhan đề mới. Đó là cấu trúc riêng của thể

phạm vi cấu trúc ấy. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu về tác phẩm, ta sẽ thấy Nguyễn Khoa Chiêm đã vận dụng rất linh hoạt việc đưa các bài thơ vào trong tác phẩm mình nhằm tăng tính trữ tình cho thể loại văn vốn bị coi là khô khan này. Ngoài ra, ta còn thấy dường như Nguyễn Khoa Chiêm cố tình đưa thơ vào truyện để giới thiệu câu chuyện dưới hình thức một bài thơ nhằm làm cho người đọc dễ thuộc dễ nhớ các sự kiện trong tác phẩm và làm như vậy sẽ khiến tác phẩm gần gũi với mọi người hơn.

Ở đầu mỗi quyển, tương đương với mỗi hồi Nguyễn Khoa Chiêm thường đưa vào đó một bài thơ nêu tóm tắt nội dung nổi bật của hồi đó. Ví dụ như ở quyển thứ nhất là bài thơ:

Thơ rằng:

Ngày bụi phất đêm dặc dài Kể chuyện rồng rên hổ rống Khoe tài côn nhảy bằng bay Đến đầu chẳng biết trời đất rộng Đưa mắt mới hay núi song dài

Ngoài cuộc chán xem tranh thắng bại Trong lòng những muốn giữ đất đai

Đó thịnh kia suy, triều đại hưng vong chẳng đổi

Đông chinh, Tây chiến, trời ngừng ứng thuận chẳng hề sai.

[8, 27]

Bằng một bài thơ ngắn gọn, đầy tính triết lý, tác giả đã khái quát qua nội dung trong hồi về những cuộc chiến của những triều đại, những âm mưu tranh giành đất đai mà khi đọc tác phẩm bạn đọc sẽ thấy rõ.

Hay ở đầu quyển ba có bài thơ rằng:

Ngời ngời tinh đẩu sáng bầu trời, Chỉ thấy Đào Từ gắng giúp đời. Tráng sĩ cần vương mong giúp rập,

Lòng son báo nước nắm cơ thời. Quyết tìm mưu lược yên bờ cõi, Hiển đạt thanh danh khắp mọi nơi.

Mong chúa phương Nam mau thống nhất, Thăng Long về lại khỏi chê cười!

[7, 165]

Thì nội dung ở quyển này chủ yếu nói về nhân vật Đào Duy Từ, một vị nhân sĩ tài giỏi, lập công lón cho chúa Nguyễn.

Hay ở quyển thứ năm có bài thơ như sau:

Thơ rằng:

Anh hùng lừng lẫy khắp Trung châu, Xã tắc oai linh hộ nguyện cầu.

Bái ấp điềm thiêng rồng đến hiện, Gia hương linh ứng phượng về chầu. Thành trì bền chắc muôn thuở vững, Kẻ sĩ theo về chật trước sau.

Khai sáng cơ đồ nên thánh chúa, Tía hồng mây rạng tỏa kim âu.

[7, 347]

Bài thơ ngắn gọn, súc tích, câu thơ đầy tính triết lý, hàm ẩn khiến cho người đọc cảm thấy tò mò về nội dung trong hồi nên càng cuốn hút họ phải đọc. Với bài thơ này, Nguyễn Khoa Chiêm muốn nói đến sự việc cha con Ký Lục hồ, Tú Phượng nghe tin chúa Nam trọng người tài bèn tìm đến mong giúp rập. Từ đó, chúa Nam có thêm vây cánh ở Đàng Ngoài nên càng cố gắng hết sức chuẩn bị đánh ra Trung đô. Rồi lại có các viên tướng bên Trịnh là Đoàn Hiển Bá, Cổn Lương tử, Đoán Chân tử, cống sĩ Canh, cống sĩ Vương Điền, cống sĩ Ban, vệ sĩ hộ binh Tộ cùng nhau vào hàng chúa Nam. Như vậy là, với

tài đức của mình, chúa Nam đã thu hút được đông đảo người tài theo về, đúng như trong bài thơ đã nói:

Kẻ sĩ theo về chật trước sau.

Trong tiểu thuyết chương hồi thì hầu như ở đầu mỗi hồi đều có một bài thơ ngắn hoặc một câu văn biền ngẫu nêu tóm tắt nội dung của hồi. Trong

Nam triều công nghiệp diễn chí thì hầu như ở đầu mỗi quyển đều có một bài

thơ nêu tóm tắt nội dung của quyển ấy, nhưng cũng có quyển khuyết đi bài thơ này như ở quyển hai, quyển bảy. Điều này không hề ảnh hưởng đến chất lượng của tác phẩm mà lại gây hiệu ứng ngược, khiến độc giả phải tiếp tục tìm hiểu về nội dung của cuốn sách.

Trong Hoàng Lê nhất thống chí thì Ngô gia văn phái lại dùng hai câu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biền ngẫu tám chữ hoặc mười chữ để nói trước mỗi hồi. Còn trong Tam quốc

diễn nghĩa trước mỗi chương cũng dùng hai câu thơ thất ngôn để nói. Như

vậy, rõ ràng Nguyễn Khoa Chiêm đã có sáng tạo riêng của ông khi dùng những bài thơ bảy chữ để tóm lược nội dung của mỗi hồi, mỗi quyển.

Trong tiểu thuyết chương hồi, khi kết thúc mỗi hồi thông thường sẽ có một bài thơ ngắn để tổng kết đánh giá sự kiện diễn ra trong hồi đó và câu thơ cuối hồi này có mối quan hệ nhân quả với hai câu đề ở đầu mỗi hồi. Như

trong Hoàng Lê nhất thống chí, cuối mỗi hồi thường có hai câu thơ thất ngôn

để đánh giá sự kiện trong hồi như khi kết thúc hồi thứ nhất tác giả đã đưa ra hai câu:

Thật là:

Ái ân, cô gái không e sợ

Hoan hỉ, chàng trai lại dở dang

[43, 23] Trong khi đó câu thơ mở đầu hồi là:

Đặng Tuyên Phi được yêu dấu, đứng đầu hậu cung Vương thế tử bị truất ngôi, ra ở nhà kín

Hay ở hồi thứ ba mở đầu bằng hai câu

Dương nguyên cữu bàn chém kiêu binh Nguyễn Quốc sư mưu trừ nội loạn

[43, 52] Và kết thúc bằng hai câu:

Thật là :

Áo cá hớ hênh nên chẳng quyết Lòng hồ cố chấp hóa ngờ nhau.

[43, 80]

Nhìn chung, ở Hoàng Lê nhất thống chí, các câu thơ kết thúc mỗi hồi có

nội dung khá trừu tượng, người đọc phải suy nghĩ để thấy được thâm ý sâu xa

trong đó. Điều này khác hẳn với Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn Khoa

Chiêm đã có những cách tân để cho tác phẩm của mình không bị đi vào khuôn mẫu một cách cứng nhắc, ví dụ như khi hết quyển ông thường không có thơ đánh giá chung về nội dung của quyển đó mà chỉ là một bài thơ kết luận về một sự kiện nổi bật trong tác phẩm và cũng có những quyển khi kết thúc, tác giả không đưa thơ vào như để tạo dấu ấn riêng cho mình.

Ví dụ như khi kết thúc quyển một, ông đã đánh giá sự kiện Trịnh Tùng giết vua Lê Kính Tông bằng một bài thơ:

Thương xót Lê hoàng phận bĩ là! Rồng thần thất thế gặp yêu xà. Anh hùng ít kẻ giúp triều chính, Tiếm loạn nhiều tay rắp gian tà. Trịnh Xuân ví thử mưu chắc thắng, Định Đế nào đâu phải khóc la. Kìa xen bố con tru diệt lẫn, Mới biết long trời bỏ Trịnh gia.

Bài thơ trên Nguyễn Khoa Chiêm đã gán cho tác giả là người đương thời để có thể bộc bạch hết những suy nghĩ, đánh giá của mình về sự kiện này. Trong bài thơ, tác giả sử dụng nhiều từ cảm thán để nói lên sự thương xót đối với vua Lê Kính Tông, một ông vua duy nhất của nhà Lê dám đứng lên đương đầu với nhà Trịnh và đồng thời cũng phê phán Trịnh Tùng vì tội dám giết vua là tội không thể tha. Cũng trong bài thơ, Nguyễn Khoa Chiêm còn tỏ thái độ chê trách gia đình Trịnh Tùng đã không biết đường ăn ở để đến nỗi con phải lập mưu giết cha.

Ngoài ra, đọc tác phẩm và so sánh với các tác phẩm khác như Hoàng Lê

nhất thống chí, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử.. chúng ta nhận thấy rằng tác

phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm có nhiều thơ

hơn các tác phẩm khác. Ngoài các bài thơ bình luận về các sự kiện nổi bật ở trong hồi, còn có những bài kệ, những bài thơ sấm… mà cần phải thông hiểu thơ ca, có kiến thức văn chương sâu sắc mới giải nghĩa được. Hay trong trận chiến 1655 – 1660, sau khi kết thúc trận chiến, tác giả cũng đưa vào tác phẩm những bài văn tế quân sĩ cả hai Đàng và còn có cả một bài phú dài về trận Trấn Ninh. Rõ ràng, tác giả đã có những chọn lọc tuyệt vời khi đem thơ vào trong tác phẩm. Điều đó chứng tỏ tác giả có biệt tài trong cả sáng tác thơ và văn, đặc biệt là có kiến thức uyên thâm, thông thạo nhiều lĩnh vực.

Nhìn chung, Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm đã

rất thành công trong việc kết hợp giữa ba chất liệu văn xuôi, lịch sử, và thơ. Ba chất liệu này đã tạo nên một tiểu thuyết lịch sử chương hồi độc đáo, đặc biệt và có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử văn học trung đại nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 83 - 88)