Lời bình bằng thơ trong truyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 88 - 93)

Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, độc giả luôn bị cuốn hút bởi nghệ

thuật kể chuyện của Nguyễn Khoa Chiêm. Ông đã sử dụng lối kể chuyện chân xác, sinh động, tự nhiên, giản dị và hấp dẫn để miêu tả nhiều sự kiện chính trị

ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài như các cuộc chiến, các âm mưu phế lập, biến loạn, nhiều trận đánh lớn…Cách viết của ông thường chú trọng vấn đề kể hơn là tả, câu văn của ông không quá nặng nề vào công thức, giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận. Tuy nhiên, đôi khi cách hành văn của ông lại rơi vào nhược điểm là lược thuật dài dòng, ngôn ngữ chưa được chau truốt khiến nhiều đoạn trở nên khô khan, khó hiểu. Và dường như để khắc phục nhược điểm đó,

Nguyễn Khoa Chiêm đã cài vào Nam triều công nghiệp diễn chí của mình

những bài thơ để cho tác phẩm bớt đi sự khô khan cứng nhắc trở nên mềm mại hơn.

Sau khi kết thúc một sự kiện có ý nghĩa, Nguyễn Khoa Chiêm thường ghi lại một bài thơ có thể là thất ngôn bát cú, hoặc ngũ ngôn bát cú để bày tỏ ý kiến đánh giá của mình về sự kiện ấy đồng thời làm tăng tính trữ tình cho tác phẩm. Thường thì tác giả không bao giờ nhận bài thơ đó là của mình mà

mượn tên tác giả dân gian vô danh như: Người đương thời có thơ rằng để nói

lên tính khách quan của sự kiện. Đó thường là những lời bình bằng thơ hết sức cô đọng, súc tích và ý nghĩa.

Ví dụ khi chúa Nam cho Lộc Tiên đến chiêu dụ Hàn Tiến về với mình mà Hàn Tiến không đồng ý, Nguyễn Khoa Chiêm viết rằng:

Người đương thời biết chuyện có làm bài thơ luật như sau: Ngoài cõi cầm quân chốn chiến trường,

Cửu trùng ơn nặng há xem thường. Trung thần quyết chẳng thờ hai chúa, Liệt nữ ai người chịu đổi chồng. Chớ bảo Từ công không chịu khát, Hãy rằng Ngu thị sử nêu gương. Quan nhân tự thuở Há Đường ấy, Yêm hoạn như ông thật ít dường.

Bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn, súc tích, nội dung chủ yếu là ca ngợi tinh thần trung quân của Hàn Tiến đối với chúa Trịnh. Mặc dù chỉ có tám câu thơ nhưng Nguyễn Khoa Chiêm đã làm nổi bật nhận xét của mình về Hàn Tiến qua hai điển tích là Từ Thứ dù phải về với Tào Tháo nhưng vẫn giữ lòng trung với Lưu Bị, và điển tích thứ hai về Ngu Cơ, người tì thiếp của Hạng Vũ, khi Hạng Vũ qua đời nàng cũng tự sát theo chồng luôn. Việc sử dụng hai điển tích đó, làm nổi bật giá trị của Hàn Tiến, thể hiện thái độ của Nguyễn Khoa Chiêm khi đánh giá về nhân vật này.

Hay sau khi Hàn Tiến tự tử, ông có viết như sau:

Người đương thời có thơ rằng: Trung nghĩa lòng son chí chẳng dời; Nào hay tâm sự chẳng theo thời. Núi vô trúng đạn người khôn đoái, Nhà trạm canh khuya luống ngậm cười. Năm trước xót ông buồn chưa dứt, Ngày rày tưởng nhớ lệ khôn rơi. Mới hay phú quý là giấc mộng,

Chẳng quản nên chăng chuyện ở đời.

[8, 265]

Bài thơ chứa đầy những từ ngữ nhớ, ngậm cười, xót, buồn, lệ khôn rơi,

tưởng nhớ để nói lên sự thương tiếc với một con người có tài năng, trung

thành với chủ lại bị hại đến mức phải tự tử nên tác giả rất xót thương. Đó cũng bởi tác giả rất khâm phục những con người tài giỏi, trung thành như Hàn Tiến. Hay khi nói về đội quân của công tử Hiệp Đức đi đánh chặn đội quân của Hào Man Lê Thì Hiến năm 1661. Đội quân này rất hùng dũng lại được chỉ huy là người tài đức vẹn toàn nên khi xuất quân khí thế rất mạnh,tác giả đã viết rằng:

Chỉ thấy:

Quân uy nghiêm túc, kiếm bích buốt rừng,

Chiêng trống động trời xanh, tinh kỳ che đất biếc, Người người dương oai đoạt mạnh,

Ai nấy ra sức tranh hung.

Mới hay Đàng Trong khỏe vững, Chẳng ai không một thắng trăm.

[8, 482]

Đó quả thật là một lời khen rất chính xác thông qua bài thơ mang tính chất bình luận của tác giả.

Trong trận chiến giành, giữ thành Trấn Ninh, để bộc lộ sự thương xót của mình với các quân sĩ tử nạn, lại thêm căm hờn sự tham lam, ích kỉ, độc ác của các đấng vua chúa đã bắt buộc người trong một nước phải giết hại lẫn nhau, Nguyễn Khoa Chiêm có thơ rằng:

Chiến khí xung thiên sang vọng lâu. Nước trời lấp loáng ánh đêm thâu. Rồng cuộn đêm ngày giơ nanh vuốt, Hổ dữ ngày tranh vểnh ngược râu. Trước lũy quân say liền đánh trận, Trong thành quyết chí lập công đầu. Địch quân lạ có ai kêu bảo,

Mới biết lòng trời muốn giúp lâu.

[8, 545]

Hay sau trận nội chiến 1655-1660, sau khi quân Nam rút về Đàng Trong, ông có thơ bình rằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người đương thời có thơ rằng: Anh hùng trời trao mệnh

Đức dầy yên bờ cõi Tài cao quân giặc lánh Mưu lược biết thế vận Ơn trị thấu dân tình Mây tạnh trời lại sáng Nghìn thu hưởng thái bình.

[7,478]

Nhìn chung, trước mỗi sự kiện quan trọng, tác giả đều có cái nhìn rất khách quan để từ đó đưa ra những đánh giá, bình luận rất chính xác, không thiên lệch.

Ngoài ra, trong truyện tác giả còn rất nhiều lần đưa ra những lời bình luận bằng thơ vô cùng sắc đáng về các sự kiện quan trọng, nổi bật. Những bài thơ ấy đã giúp tác giả rất nhiều khi muốn đưa nhận xét của mình mà không ảnh hưởng đến ai, ông mượn lời người đương thời vô danh để viết nên không sợ phạm húy hay mắc tội với triều đình nào cả. Đó quả là một sự lựa chọn rất thông minh và sáng suốt của tác giả.

Nhìn chung, trước mỗi sự kiện quan trọng, tác giả đều có cái nhìn khá khách quan để từ đó đưa ra những đánh giá, bình luận chính xác, không thiên lệch, thể hiện cái nhìn bao quát và có thái độ đánh giá riêng trước mỗi sự kiện.

Tóm lại, trong Nam triều công nghiệp diễn chí, thơ đã đóng một phần

quan trọng trong thành công của nghệ thuật kể chuyện và sự thành công ấy một lần nữa khẳng định lại rằng thơ là một phần không thể thiếu trong tiểu

thuyết chương hồi và đặc biệt là trong Nam triều công nghiệp diễn chí của

Chương 3

HÌNH THỨC TỰ SỰ CỦA NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 88 - 93)