Dung lượng truyện dài

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 41 - 43)

Một tác phẩm văn học hay không phải được đánh giá bằng độ dài, ngắn hay số trang, số quyển mà ở chất lượng nghệ thuật của nó. Nhưng độ dài, ngắn của tác phẩm lại tạo nên tên gọi thể loại như: truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, tiểu thuyết… Thông thường, truyện ngắn có dung lượng từ vài dòng đến vài chục trang, còn tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Tiểu thuyết thường nhiều hơn số trang là điều dễ hiểu, bởi vì chỉ trong một khối lượng trang viết lớn, nó mới chứa đựng được nhiều vấn đề, bao trùm được nhiều vấn đề lớn lao của cuộc sống đất nước. Rất nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự bao quát của thể loại tiểu thuyết lớn hơn truyện ngắn rất nhiều

trong quá trình sáng tác văn học. Nói như vậy để thấy có sự quy định về độ dài ngắn cho mỗi thể loại văn học tự sự. Còn để đánh giá về giá trị của tác phẩm đó thì lại dựa vào những nội hàm bên trong của tác phẩm.

Nam triều công nghiệp diễn chí là một tác phẩm có dung lượng truyện

dài. Tác phẩm gồm tám quyển và có sáu trăm ba mươi hai trang. Nguyễn Khoa Chiêm vốn là một công thần của triều Nguyễn, lại được sinh sống trong một gia đình quan lại, hơn nữa sau khi ông lấy vợ thì nhạc phụ của ông lại là một chức quan lớn,có quyền bàn việc chính sự nên ông có điều kiện để tập hợp những dữ kiện, tài liệu phục vụ cho quá trình viết lách của mình. Có thể khẳng định rằng, trong số các tiểu thuyết lịch sử của nước ta, hiếm có tác

phẩm nào lại có sức truyền tải lớn như Nam triều công nghiệp diễn chí. Tác

phẩm đã đề cập đến tình hình đất nước trong một quãng thời gian dài với biết bao sự kiện của cả hai Đàng. Đồng thời đó cũng là tiếng nói ngầm phê phán sự chuyên quyền độc đoán của các thế lực phong kiến, vì lợi ích của bản thân

mình mà đem dân chúng bỏ vào cảnh nồi da xáo thịt.

Với dung lượng tám quyển tương đương với tám hồi lớn, đây là một bộ tiểu thuyết có dung lượng truyện dài rất đáng chú ý. Mặc dù không thể sánh nổi với các bộ tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc nhưng với chức danh là tác phẩm mở đầu cho nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi đầu tiên của Việt

Nam thì đúng là một sự mở đầu đầy ấn tượng. Nếu đem so sánh với Tam quốc

diễn nghĩa, sở dĩ tác phẩm của La Quán Trung có dung lượng dài hơn hẳn,

bởi tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc thường có nguồn gốc từ các thoại bản, hàng loạt thoại bản đã được tập trung lại và chỉnh sửa để thành một hệ

thống lớn, còn với Nam triều công nghiệp diễn chí, tác phẩm ghi chép lại một

thời kì lịch sử ở nước ta, với hầu hết những sự kiện chính nổi bật của giai đoạn lịch sử từ 1627 đến 1672 qua những trận đánh lớn nhỏ khác nhau thì tác phẩm ngắn hơn là điều dễ hiểu. Tính chân thực cao, diễn biến lịch sử được

trình bày sinh động hoàn toàn nhờ vào sự sáng tạo của tác giả qua nghệ thuật kể chuyện độc đáo khiến cho tác phẩm trở nên gần gũi, cuốn hút độc giả.

Tóm lại, với độ dài như Nam triều công nghiệp diễn chí đang có thì quả

thật đây là một tiểu thuyết lịch sử lớn, có giá trị đến từng chi tiết, sự kiện chứ không phải dài vì những tình tiết thừa. Do vậy, có thể kết luận một lần nữa là

Nam triều công nghiệp diễn chí là tiểu thuyết lịch sử chương hồi có dung

lượng lớn, có giá trị lịch sử đặc biệt so với mặt bằng chung của tiểu thuyết chương hồi của nước ta thời kì này.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)