Lý thuyết chung về tự sự học

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 33 - 38)

Tự sự học là một chuyên ngành còn khá mới trong khoa học nghiên cứu văn học nước ta. Hiện nay, nhiều vấn đề của tự sự học cũng đã được các nhà lí luận quan tâm, tìm hiểu, nhưng có thể coi là muộn so với các nước trên thế giới. Từ năm 1969, Tezvetan chính thức khai sinh danh từ tự sự học (narrato

logie- tiếng Pháp) khi xuất bản công trình Ngữ pháp câu chuyện mười ngày.

Đến thập niên 70 – 80, tự sự học bắt đầu thịnh hành ở Mỹ thế nhưng chủ yếu vẫn ứng dụng và phát huy các mô thức lý luận của Pháp.Tự sự học đã tạo nên một không gian lý tưởng cho đối thoại và hòa nhập giữa truyền thống phê bình Mỹ và lý luận văn học ở Châu Âu.

Ở Trung Quốc, lý thuyết tự sự học được giới thiệu từ những năm 80 của

thế kỷ XX. Và ở Việt Nam, GS.TS Trần Đình Sử đã nói rằng: “Chúng ta cần

xây dựng cho mình một hệ thống thuật ngữ tiếng Việt về tự sự học”.

Sự phát triển của tự sự học trên thế giới đã khiến cho ngành phê bình lý luận của Việt Nam ta đứng trước đòi hỏi phải nghiên cứu, phát triển hơn nữa về lĩnh vực này để bắt kịp đà phát triển của khu vực và nhân loại. Ngày 9/1/2001, Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học về tự sự học với sự tham gia của đông đảo học giả và các nhà phê bình, nghiên cứu. Tại hội thảo này có sự tham gia đóng góp của nhiều nước qua những bài tham luận nghiên cứu lý thuyết tự sự trên mọi phương diện của các trường phái trên thế giới và tìm hiểu về truyền thống tự sự của Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc đồng thời bước đầu tìm hiểu về cách thức tự sự trong văn học Việt Nam. Hội thảo là một dấu mốc lớn đầu tiên của chuyên ngành tự sự học nước ta.

Với phạm vi hạn hẹp của luận văn, chúng tôi không có tham vọng trình bày tất cả những vấn đề lý thuyết về tự sự bởi đây là một vấn đề vượt ngoài

khả năng người viết. Trên cơ sở thành tựu của chuyên ngành tự sự học, chúng

tôi dựa theo một số luận điểm quan trọng để soi chiếu vào Nam triều công

nghiệp diễn chí, phân tích đánh giá tác phẩm từ một góc nhìn mới: góc nhìn

tự sự.

Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng là nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan, hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc. Tên gọi Tự sự học – Narratology, Narratologie, là do nhà nghiên cứu Pháp gốc Bungari T.Todorov đề xuất năm 1969, trong

sách “Ngữ pháp Câu chuyện mười ngày”, làm cho ngành nghiên cứu tự sự

trước nay có được một cái tên chính thức và trở thành một khoa nghiên cứu có tính độc lập vì nội hàm văn hóa của nó.

Tự sự có nghĩa là “kể việc” “kể chuyện” nhưng ngày nay tự sự không đơn giản chỉ là việc kể chuyện mà là một phương pháp nghiên cứu không thê thiếu để giải thích, lí giải quá khứ và nó có nguyên lý riêng. Roland Barthes

nói: “Đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự sự”[52,12]. Năm 1993,

J.H.Miller, nhà giải cấu trúc người Mỹ có nói: “Tự sự là cách để ta đưa các

sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng ta có được ý nghĩa. Tự sự là

cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố”[52,12]. Đến năm 1998, Jonathan Culler

cũng nói: “Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự

vật”[52,12]. Muốn hiểu sự vật nào thì người ta kể câu chuyện về sự vật đó,

như vậy tự sự có nội hàm rất rộng bởi tự sự là phương thức tạo nghĩa và truyền thông tin. Trong các hình thức tự sự thì tự sự văn học được coi là khá phức tạp, vì vậy nó đã được nghiên cứu từ xa xưa và đã trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tự sự học.

Thuật ngữ Narratology được người Trung Quốc dịch là “tự sự học” và “tự thuật học”, hai khái niệm này có nghĩa tương đương với nhau nhưng trong

một số trường hợp lại có sự khác biệt. Cụ thể như “tự thuật học” thì nghiêng về việc nghiên cứu từng phương diện như hành vi kể, lời kể và cấu trúc sự kiện, còn “tự sự học” thì nghiên cứu cả hai mặt hành vi lời kể và cấu trúc sự kiện. Đặc biệt, khi nghiên cứu vào các cấu trúc tự sự cụ thể thì hầu hết người ta dùng thuật ngữ “tự sự học”.

GS. TS Trần Đình Sử cho rằng: “Gọi là tự sự học, theo chúng tôi nghĩ,

nó bao gồm cả phần lý thuyết cấu trúc văn bản tự sự, cấu trúc sự kiện vừa bao gồm cả phần nghiên cứu các hình thức và truyền thống tự sự trong các nền văn học dân tộc cũng như sự so sánh chúng với nhau. Gọi là tự sự học nói lên được thực chất và tầm bao quát của một bộ môn nghiên cứu liên

ngành” [52,22]

Thực tế tự sự học là khái niệm đã được dùng từ xa xưa. Từ thời Aristote, Platon người ta đã biết phân biệt các loại tự sự: Tự sự lịch sử khác tự sự nghệ thuật. Đến thế kỷ V, người ta đã biết phân biệt: Tự sự mô phỏng, tự sự giải thích và tự sự hỗn hợp nhưng phạm vi quan tâm vẫn chỉ ở trong giới hạn tu từ học.

Tự sự học hiện đại hình thành từ cuối thế kỷ XX, có thể chia làm ba thời kì: Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc, Tự sự học chủ nghĩa cấu trúc và Tự sự học hậu chủ nghĩa cấu trúc.

Ở thời kì trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học chủ yếu nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự. Đến thời kì chủ nghĩa cấu trúc thì người ta lại chú ý đi tìm mô hình cho hình thức tự sự. Đặc điểm của lí thuyết tự sự chủ nghĩa cấu trúc là lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ. Mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp nhằm tìm ra một cách đọc tự sự mà không cần phải đối chiếu giản đơn tác phẩm tự sự với hiện thực khách quan. Mặc dù không phủ nhận được mối quan hệ giữa

văn học với đời sống nhưng các tác giả đã góp phần làm sáng tỏ bản chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự. Sau thời kì chủ nghĩa cấu trúc, sang đến thời kì hậu chủ nghĩa cấu trúc là thời kì gắn liền với kí hiệu học, lấy văn bản làm cơ sở. Ở đây, hình thức tự sự là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm và như thế lí thuyết tự sự phải gắn liền với chức năng nhận thức và giao tiếp.

Tổng quan lại toàn bộ quá trình phát triển của lí thuyết tự sự, nhà lí luận tự sự Mĩ Gerald Prince đã chia làm ba nhóm: nhóm thứ nhất bao gồm những nhà tự sự chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V.Propp. Một trong số những người đó là Greimas, ông đã nghiên cứu và giản lược các chức năng mà V.Propp đưa ra còn hai mươi và có phương pháp làm nổi bật logic tự sự. Ngoài ra, các nhà lí luận khác như Todorov, Barthes, Remak, Norman Freidman, Northrop Frye, Etienne Sourian…mỗi người có một cách riêng và đã chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, đi tìm mẫu cổ của tự sự, chức năng của biến cố và qui luật tổ hợp, logic phát triển và loại hình cốt truyện…. Đã có lúc họ cho rằng tác phẩm tự sự không bị chi phối bởi chất liệu và như thế câu chuyện có thể kể bằng nhiều hình thức khác nhau như ba lê, điêu khắc, điện ảnh, hội họa…. Cho nên có thể bỏ qua hoặc không đi sâu vào chất liệu. Nhóm thứ hai lấy G.Genette là đại diện tiêu biểu, có quan điểm xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết để biểu đạt nên rất coi trọng vai trò của người trần thuật. Ngôn ngữ của người trần thuật được chú ý rất nhiều vào các yếu tố cơ bản như điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật… Nhóm này thu hút nhiều nhất sự tham gia của các nhà nghiên cứu như Dolezel, Micke Bal… Nhóm thứ ba là nhóm coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể, hay dung hợp, họ thường coi trọng cả cấu trúc sự kiện lẫn cấu trúc lời văn. Nhóm này bao gồm những nhà nghiên cứu như: Gerald Prince, Seymuor Chatman, J.Culler…

Người trần thuật vô hình nên trước đây ít được nhắc đến, ít được chú ý phân tích, lí thuyết tự sự học hiện đại đã chỉ ra người trần thuật như là một hệ

thống biểu đạt bởi thực tế và trần thuật đã chi phối tiến trình tự sự từ hình thức đến bình luận. Lí thuyết tự sự cho thấy sự biến dạng thời gian bằng các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, kéo dài, dừng lại, lặp lại và các hình thức đổi thay tính liên tục của sự kiện. Từ đó, nó giúp quan sát cụ thể hơn cơ chế nghệ thuật của tự sự. Tự sự nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự sự và các hệ thống của nó, bao gồm việc phân loại các cách chuyển thuật ngôn ngữ người khác như trực tiếp, gián tiếp, tự do, các hình thức đối thoại nội tâm, dòng ý thức. Tự sự học gắn chặt với phong cách học tiểu thuyết, không thể nghiên cứu phong cách học tiểu thuyết nếu bỏ qua tự sự.

Trong tác phẩm tự sự, vai trò của người trần thuật khá quan trọng. Trần thuật là một phương diện cơ bản của phương thức tự sự. Người trần thuật giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của chính mình. Thành phần của tự sự không chỉ là lời thuật, chức năng không chỉ là kể việc, mà thành phần và chức năng của nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, đan xen những lời bàn luận về cuộc sống, phong tục, đạo đức, những lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả. Hình thức chủ yếu của trần thuật là độc thoại nội tâm nhưng cũng có thể là độc thoại hoặc mang tính chất độc thoại.

Trong văn học phương Tây thế kỉ XVIII, thể loại tiểu thuyết phát triển mạnh và rất thịnh hành lối trần thuật sử dụng ngôi thứ nhất. Cách trần thuật này có khi biến thành dòng ý thức hay lời độc thoại nội tâm của người trần thuật. Còn những tiểu thuyết mà người kể ở ngôi thứ ba đã xuất hiện trước đó rất lâu, với đặc điểm là ngôi kể thứ ba có cái nhìn khá khách quan, có thể kể

một cách tự do linh hoạt… Ở Việt Nam, thời kì này đã xuất hiện Nam triều

công nghiệp diễn chí với ngôi kể thứ ba đã tái hiện lại một cách khách quan

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)