1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nam triều công nghiệp diễn chí của nguyễn khoa chiêm

100 1,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 855 KB

Nội dung

Do vậy việc tìm hiểu Nam triều công nghiệp diễn chí về bất kỳ khía cạnh nào hiện nay cũng đều có ý nghĩa không những chỉ cho các thế hệ bạn đọc thấy được nền văn học Việt Nam đã có một t

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh

===  ===

Vy thị bích thủy

Nghệ thuật xây dựng nhân vật Trong

của nguyễn khoa chiêm

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2008

MỤC LỤC Nội dung Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài………

2 Lịch sử nghiờn cứu vấn đề ……….…

112

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi đề tài………

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… ……

5 Phương pháp nghiên cứu……… ………

6 Những đóng góp mới của luận văn………

7 Cấu trúc luận văn ……… ………

Chương 1: Thể loại tiểu thuyết chương hồi và sự xuất hiện của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm ……… …

1.1 Thể loại tiểu thuyết chương hồi và tiểu thuyết lịch sử ………

1.1.1 Tiểu thuyết chương hồi………

1.1.2 Tiểu thuyết lịch sử………

1.1.3 Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi ………

1.2 Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí - tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối kết cấu chương hồi ………

1.2.1 Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1736) ………

1.2.2 Hoàn cảnh ra đời ………

1.2.3 Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí - tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối kết cấu chương hồi ………

Tiểu kết…….……… ………

Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí - từ nhân vật trong lịch sử đến hình tượng nghệ thuật………

2.1 Con đường từ hiện thực đến hình tượng văn học………

2.2 Những nét tương đồng giữa nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí với nhân vật trong lịch sử………

2.2.1 Những nét tương đồng………

2.2.2 Nguyên nhân của sự tương đồng ……… …………

2.3 Những nét khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí với nhân vật trong lịch sử ………

2.3.1 Những nét khác biệt………

4 5 5 6 7

8 8 8 13 15

16 16 17

23 29

30 30

31 31 34

37 37 43

Trang 3

2.3.2 Nguyên nhân của sự khác biệt ………

Tiểu kết………

Chương 3: Một số thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí ………

3.1 Giới thuyết chung về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi ………

3.1.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm tự sự ………

3.1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi ………

3.2 Một số thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm……….

3.2.1 Miêu tả trực tiếp nhân vật ………

3.2.2 Khắc họa gián tiếp nhân vật ………

3.2.3 Xây dựng tình huống ………

Tiểu kết ………

KẾT LUẬN………

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………

45

47 47 47 47 48

49 50 69 79 90 91 93

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nếu như thế kỷ XVII, trong văn học Việt Nam, văn xuôi có phần yếu thế hơn so với các thể loại khác thì sang thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển của

Trang 4

các thể loại văn học khác văn xuôi tự sự có bước phát triển mạnh mẽ và có bướcngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của mình Đây là giai đoạn xuất hiệnnhững tác phẩm văn xuôi tự sự có ý nghĩa mở đầu cho sự ra đời của một thể loại

mới có ý nghĩa tạo bước ngoặt trong nền văn học nước nhà Nam triều công nghiệp diễn chí (1719) của Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1736) là một trong số

những tác phẩm đó

1.1 Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là

một tác phẩm văn xuôi chữ Hán khá thành công ở cả phương diện nội dung vànghệ thuật và được đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyếtchương hồi của Việt Nam Tác giả Nguyễn Đăng Na đã khẳng định: “Mặc dù

đương thời chưa ra đời thể loại truyện ngắn lịch sử, nhưng với Nam triều công nghiệp diễn chí thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết theo lối chương hồi đã xuất hiện” [40,23] Tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu cũng như các bài viết về Nam triều công nghiệp diễn chí hiện nay vẫn chưa nhiều Dường như khi nhắc đến tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, người ta vẫn thường chỉ nhắc tới Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam Thiết nghĩ, điều này là thiếu công bằng với Nam triều công nghiệp diễn chí, một tác phẩm rất xứng đáng với vị trí mở đầu cho nền tiểu thuyết chương hồi trong văn học Việt Nam Do vậy việc tìm hiểu Nam triều công nghiệp diễn chí về bất kỳ khía cạnh nào hiện nay cũng đều có ý nghĩa không những chỉ cho

các thế hệ bạn đọc thấy được nền văn học Việt Nam đã có một tiểu thuyết chữHán đặc sắc ngay từ khi thể loại này mới xuất hiện mà còn nhằm đánh giá đúngmức giá trị của tác phẩm này đối với nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam

1.2 Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, ấn tượng lớn nhất của tác phẩm

chính là ở chỗ tác giả đã rất thành công trong việc đưa các nhân vật lịch sử vàotác phẩm văn học thành những hình tượng nghệ thuật Các nhân vật trong tácphẩm vừa bảo lưu những đặc điểm vốn có thật trong lịch sử vừa được hư cấu,sáng tạo thành những nhân vật văn học thực sự chứ không đơn thuần là nhữngnhân vật lịch sử Họ vừa là con người của lịch sử vừa là nhân vật văn học

Trang 5

Trong con mắt của các nhà nghiên cứu lịch sử thì những nhân vật này là conngười của lịch sử, còn đối với các nhà nghiên cứu văn học thì đó lại là nhữngnhân vật văn học thực sự Điều gì đã làm nên ấn tượng đặc biệt ấy nếu nhưkhông phải là tài năng và tâm huyết, vốn sống của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm?

Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí cũng là một cách giúp người đọc thấy được một trong những khía cạnh giá

trị của tác phẩm, góp phần lý giải vì sao đây lại là tác phẩm được đánh giá là có

ý nghĩa khai sinh nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam

Đó là những lý do thôi thúc người viết tìm hiểu về nghệ thuật xây

dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm.

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Mặc dù Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm được

đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa mở đầu cho nền tiểu thuyết chương hồi ViệtNam nhưng những tài liệu nghiên cứu và những bài viết về tác phẩm ở phươngdiện là một tác phẩm văn học thì chưa nhiều Trong đó những bài viết liên quanđến nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm lại càng ít Tập hợp lại có thểkhái quát sơ lược các bài viết như sau:

2.1 2.1 Cuốn Nam triều công nghiệp diễn chí, Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy

Nga giới thiệu, dịch và chú thích (1994), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Trong lời

giới thiệu: Nam triều công nghiệp diễn chí - tác giả - văn bản - tác phẩm, tác

giả Ngô Đức Thọ cũng chỉ nhắc đến rằng: “Trên bình diện những sự kiện lịch

sử từ nửa cuối thế kỷ XVI đến gần hết thế kỷ XVII, tác phẩm đã tái hiện nhiềunhân vật văn võ ở cả hai miền” [59,19]

2.2 Cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại - tập 3, Nguyễn Đăng Nagiới thiệu và tuyển soạn (2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội

Trong phần giới thiệu chung: Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại - quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật, Tác giả Nguyễn Đăng Na đã nói đến “cách giới thiệu nhân vật” của Nam triều công nghiệp diễn

Trang 6

chí trong sự đối sánh tương đồng với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung Tác giả viết: “cả hai tác phẩm diễn chí và diễn nghĩa thường giới thiệu nhân vật

bằng cách tạo ra những tình huống “thót tim” khiến người đọc phải “nín thở”,

“đợi chờ”” Tác giả cũng đưa ra một ví dụ cụ thể về tình huống xuất hiện nhân

vật Chiêu Vũ trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm để

thấy được nét giống nhau với sự xuất hiện của các nhân vật Quan Công, Trương

Phi, Triệu Tử Long,… trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung [40,33] Đồng thời tác giả cũng đã nhắc đến “lối tả người, giới thiệu nhân vật” của Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với Tam quốc diễn nghĩa của La

Quán Trung để thấy được nét riêng của Nguyễn Khoa Chiêm so với La Quán

Trung, và để khẳng định Nam triều công nghiệp diễn chí không phải là sự mô phỏng của Tam quốc diễn nghĩa [40,42-43] Cũng trong phần giới thiệu này, tác giả đã đánh giá “việc miêu tả nhân vật” có tiến bộ hơn so với Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái ở chỗ không tuân thủ các nguyên tắc miêu tả

nhân vật một cách cứng nhắc, làm ảnh hưởng đến nghệ thuật của tác phẩm.2.3 Cuốn Từ điển văn học Việt Nam - từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, do các tác giả Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường biên soạn (1995), Nxb Đại họcQuốc gia, Hà Nội

Trong mục từ Việt Nam khai quốc chí truyện (một nhan đề khác của Nam triều công nghiệp diễn chí), các tác giả đã nhận xét: tác giả Nguyễn Khoa

Chiêm đã “mô tả kỹ được nhiều nhân vật lịch sử với những nét tính cách riêngbiệt” Đồng thời đưa ra một số ví dụ: “Trịnh Tùng như một võ tướng tài ba, lầnlượt đánh bại quân nhà Mạc nhưng cũng là kẻ thâm hiểm tàn bạo đã quẳng xác

Lê Kính Tông ở sân triều Rốt cuộc chính Trịnh Tùng bị thuộc hạ bỏ rơi và ốmchết ở Cầu Đơ (Hà Đông)”, “Nguyễn Hoàng như một người có bản lĩnh, biếtkhôn khéo an dân, chú trọng khai thác vùng đất mới”, “Chiêu Vũ: một viêntướng hết lòng với sự nghiệp nhà chúa”…[1,541]

Trang 7

2.4 Cuốn Từ điển văn học (bộ mới) do các tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn

Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Đồng chủ biên) (2004), Nxb Thế giới,

Hà Nội

Trong mục từ Nam triều công nghiệp diễn chí, các tác giả cũng đã đưa

ra nhận xét: “Trên nền những sự kiện lịch sử thế kỷ XVI - XVII, thân thế, hànhđộng, tính cách của nhiều nhân vật lịch sử là tướng văn, tướng võ ở cả ĐàngTrong và Đàng Ngoài như Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Hàn Tiến,Thuận Nghĩa, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Phùng Khắc Hoan,… các chúaNguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Phúc Lan, Phúc Tần, Phúc Trăn,… cácvua Trang Tông, Trung Tông, Anh Tông, Thế Tông, Kính Tông,… cũng hiệnlên khá rõ Ở một số trường hợp tác giả đã sử dụng lời đối thoại để góp phầnbộc lộ tính cách mưu lược của nhân vật” [22,1033]

Trong các tài liệu trên, do mục đích viết khác nhau, các tác giả đã đề

cập đến việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí ở những mức độ khác nhau Nhưng nhìn chung tất cả mới chỉ đề cập đến

vấn đề với ý nghĩa là những nhận định chung nhất, nhằm đảm bảo tính toàn

diện của các bài viết về tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí mà thôi.

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Khi nghiên cứu để thực hiện đề tài này người viết tập trung hướng vào

đối tượng là Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều

công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm.

3.2 Phạm vi đề tài

Để thực hiện đề tài này người viết tập trung khảo sát cuốn tiểu thuyết

Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, do các tác giả Ngô

Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích, Nxb Hội Nhà văn,

Hà Nội, 1994

Trang 8

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4.1 Mục đích nghiên cứu

Giúp người đọc thấy được tài năng, tâm huyết, vốn sống của tác giảNguyễn Khoa Chiêm qua những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật xây

dựng nhân vật trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí.

Góp phần khẳng định vị trí mở đầu xứng đáng của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí đối với nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam.

Có thêm những tri thức cần thiết để vận dụng vào việc học tập, nghiêncứu các tác phẩm cùng thể loại cũng như việc giảng dạy tác phẩm văn học ởtrường phổ thông

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung làm rõ giá trị tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Đặt tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với các

tiểu thuyết chương hồi của nền văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuậtxây dựng nhân vật, làm rõ những đóng góp của Nguyễn Khoa Chiêm trong nềntiểu thuyết chương hồi Việt Nam

So sánh nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí với những nguyên

mẫu trong lịch sử và lý giải những nét tương đồng và khác biệt giữa nguyênmẫu và các hình tượng văn học

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương phápsau:

5.1 Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp

Sử dụng phương pháp này, người viết có thể khái quát được những nét cơ

bản nhất trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí thông qua việc khảo sát các nhân vật trong tác phẩm đồng thời

phân tích để có thể nhận diện, lý giải vấn đề một cách chi tiết, cụ thể

Trang 9

người viết cũng sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí với một số tác phẩm cùng thể loại tiểu thuyết

chương hồi trong văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân

vật để làm rõ ý nghĩa mở đầu của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí

trong nền tiểu thuyết chương hồi cũng như nền tiểu thuyết Việt Nam nói chung.5.3 Phương pháp lịch sử và phương pháp loại hình

Phương pháp này cũng giúp người viết tổng hợp được các ý kiến của cácnhà nghiên cứu, các sách chuyên khảo từ đó có thể đặt vấn đề cần bàn trong một

hệ thống tri thức cụ thể Đồng thời đứng trên góc độ loại hình văn học để cóđược một góc nhìn hợp lý về vấn đề chính cũng như các vấn đề liên quan đến

tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí vì đây là một tác phẩm thuộc loại hình

văn học trung đại

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Lần đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống về nghệ thuật xây dựng nhân

vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm

- Làm rõ được tài năng sáng tạo của Nguyễn Khoa Chiêm trong việc đưanhững nguyên mẫu lịch sử vào tác phẩm thành những hình tượng văn học

- Góp phần khẳng định vị trí mở đầu xứng đáng của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm đối với nền tiểu thuyết chương

hồi Việt Nam

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai

thành ba chương sau đây:

Trang 10

Chương 1 Thể loại tiểu thuyết chương hồi và sự xuất hiện tiểu thuyết

Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm

Chương 2 Nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí –

từ nhân vật lịch sử đến nhân vật văn học

Chương 3 Một số thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam

triều công nghiệp diễn chí

Chương 1

THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI VÀ SỰ XUẤT HIỆN

TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ

CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM

1.1 Thể loại tiểu thuyết chương hồi và tiểu thuyết lịch sử

1.1.1 Tiểu thuyết chương hồi

Trang 11

1.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời

Theo các tác giả cuốn Từ điển văn học (Bộ mới), khái niệm và nguồn gốc

của thể loại tiểu thuyết chương hồi được khái quát như sau: Tiểu thuyết chươnghồi là “Thuật ngữ chỉ một dạng thức tiểu thuyết trường thiên quan trọng trongvăn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam Tiểu thuyết viết theo dạng này, phânchia tác phẩm thành các hồi khác nhau, phát triển từ lối giảng sử thoại bản (kểchuyện lịch sử) thời Tống - Nguyên Giảng sử thoại bản là hình thức kể chuyện(chủ yếu là truyện lịch sử) được những người kể chuyện trong dân gian (thuyếtthư nhân - người kể sách, thuyết thoại nhân - người kể chuyện) các đời kể lại;đối với những câu chuyện có dung lượng lớn, họ không kể xong ngay trong mộtlần nên buộc phải ngắt thành các phần khác nhau, một phần được đặt một tiêu

đề để tóm lược nội dung, đó chính là cơ sở hình thành các hồi và tiêu đề các hồicủa tiểu thuyết chương hồi về sau” [22,1723] Vậy cụ thể thể loại này được hìnhthành trong bối cảnh như thế nào?

Theo tác giả Trần Đình Sử: “Trong rất nhiều tài liệu thống kê, phận loạivăn học có từ thời Tiên Tần cho đến đời Thanh, các thể loại văn học có đến babốn trăm loại, song tiểu thuyết, truyền kỳ, chí quái, chí dị, biến văn, thoại bản,tiểu thuyết chương hồi đều không được tính đến Các thể loại này phải đến đầuthế kỷ XX mới được các nhà nghiên cứu văn học đưa vào hệ thống thể loại vănhọc” [52,53]

Trong bộ Văn học sử Trung Quốc do nhà nghiên cứu Du Quốc Ân chủ trì

(dẫn lại theo Trần Đình Sử), các tác giả đã phân chia thể loại văn học như sau:

“- Thời Tiên Tần: thần thoại, kinh thi, văn xuôi lịch sử, văn xuôi chư tử,

sở từ, ly tao, phú (…)

- Thời Minh: tiểu thuyết chương hồi, thơ, văn, hí, kịch, nghĩ thoại bản

- Thời Thanh: thơ, tản văn, hí kịch, truyện ngắn, văn ngôn, tiểu thuyếtchương hồi” [52,88]

Như vậy có thể thấy tiểu thuyết chương hồi là thể loại có từ thời MinhThanh, và “là sự kết tinh đầy đủ mọi tinh hoa truyền thống của nền văn xuôi lâu

Trang 12

đời của Trung Quốc” [18,187] nhưng đến văn học hiện đại mới được đánh giá

và nhìn nhận một cách khách quan

Trong văn học phương Tây, thể loại tiểu thuyết ra đời trong cùng vớinhững biến động phức tạp của lịch sử xã hội báo hiệu sự sụp đổ của chế độphong kiến và bước đầu hình thành sự tích lũy tư bản chủ nghĩa và có conđường hình thành theo một quá trình nối tiếp: thần thoại - sử thi - kịch - tiểuthuyết Ngược lại thể loại tiểu thuyết ở phương Đông mà điển hình là trong vănhọc Trung Quốc, thể loại tiểu thuyết chương hồi lại hình thành trong bối cảnhriêng, không có sự tiếp nối như trong văn học phương Tây, mà diễn ra theo mộthướng hoàn toàn khác

Trong nền văn hóa Trung Hoa, tiểu thuyết xuất hiện khá sớm, chúng ta cóthể hình dung con đường hình thành tiểu thuyết chương hồi ở Trung quốc nhưsau:

Từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (thế kỷ III - VI), mầm mống tiểu

thuyết xuất hiện dưới dạng chí nhân, chí quái Theo tác giả Lương Duy Thứ, chí nhân, chí quái là những chuyện “ghi chép vắn tắt những sự tích quái dị, những con người phi phàm” [63,4] Chí ở đây nghĩa là rất nhiều yếu tố hoang

đường (cái kỳ- cái ảo, cái thần kỳ nhưng chưa vượt khỏi ngưỡng nhận thức, nóvẫn phản ánh hiện thực; cái quái - các yếu tố kỳ ảo vượt quá ngưỡng đến mứckhó tin)

Đến đời Đường (thế kỷ VII- IX), trong đời sống xã hội có sự phân hóa,đối lập giai cấp sâu sắc, thành thị cũng bắt đầu phát triển, đây là những điều

kiện thuận lợi cho thể loại văn học ngoài kinh sử - loại tiểu thuyết truyền kỳ

xuất hiện Cũng theo tác giả Lương Duy Thứ, “Truyền kỳ là truyền lại đời saunhững sự tích, những số phận ly kỳ” [63,6] Đó là những tác phẩm có vận dụngnhiều yếu tố kỳ ảo nhưng đã phần nào gắn với hiện thực đời sống Nó thể hiệnnhững nhu cầu của đời sống cá nhân, phê phán thói tục xấu hoặc sự bất bìnhđẳng trong xã hội nhằm khẳng định các phẩm chất tính cách cá nhân tốt đẹp vàthể hiện khát vọng bình đẳng trong xã hội Tác giả Lương Duy Thứ có nhận xét

Trang 13

khái quát rằng: “Truyền kỳ đời Đường kế thừa chí quái, chí nhân Ngụy Tấn,

nhưng về nội dung cũng như hình thức đã vượt xa nó Cốt truyện hoàn chỉnh,nhân vật có tính cách rõ nét, ngôn ngữ phong phú đa dạng hơn” và “Có thể coitruyền kỳ đời Đường là những truyện ngắn hoàn chỉnh” [63,6]

Sang thế kỷ XI - XIII, đây là giai đoạn nở rộ của các thoại bản đời Tống.

Theo tác giả Lương Duy Thứ: “Thoại bản là ghi chép những câu chuyện do các

thuyết thoại nhân (nghệ nhân kể chuyện) kể” [63,6] Do điều kiện kinh tế đời

Tống phát triển, hàng loạt các đô thị sầm uất mọc lên, tầng lớp thị dân ngày mộtđông đảo Họ “đòi hỏi những món ăn tinh thần mới phù hợp với thị hiếu sôi nổicủa họ” [63,6] Do vậy xuất hiện tầng lớp nghệ nhân - nghệ sỹ chuyên nghiệp,chuyên kể chuyện (thuyết thoại nhân) cho tầng lớp thị dân Những câu chuyệnđược khai thác từ những sự tích lịch sử, dã sử hay truyền thuyết hoặc kinhtruyện đã được lưu truyền trong nhân dân, do vậy còn được gọi là những truyệngiảng sử, giảng kinh Ngoài ra họ còn khai thác đề tài tình yêu trong cuộc sống.Đây là nhóm truyện ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiểu thuyết đời thường phát triểnvào thời Thanh Họ tạo cho người nghe sự hấp dẫn lôi cuốn nhờ cách kểchuyện, do đó cách kể chuyện ngày càng được cải thiện Câu chuyện được chialàm thành nhiều đoạn, mỗi đoạn được kể trong một đêm Khi nội dung câuchuyện đang diễn biến đến cao trào thì dừng lại Chính cách kể này góp phầntạo ra nguồn gốc của thể loại tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết thời Minh -Thanh

Đến thời Minh - Thanh, đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của tiểu thuyết

cổ điển Trung Quốc Tiểu thuyết thời kỳ này “kế thừa trực tiếp những thành tựu

của thoại bản Tống Nguyên” [63,8] Những câu chuyện được kể như ở giai

đoạn trước nhưng được liên kết và xâu chuỗi lại thành các tiểu thuyết chươnghồi Không những thế, từ cách dàn dựng kết cấu, từ lối xây dựng tính cách nhânvật chủ yếu thông qua hành động, qua sự tích và ngôn ngữ đối thoại, từ lời mào

đầu và kết thúc mỗi hồi đều mang dấu ấn của thoại bản Tống Nguyên Tiểu

Trang 14

thuyết chương hồi được xem là đỉnh cao của tiểu thuyết trung đại Trung Quốc,với hàng nghìn tác phẩm lớn nhỏ

Như vậy tiểu thuyết chương hồi là sản phẩm của văn học trung đại, và làthể loại tiểu thuyết đặc trưng cho văn học trung đại phương Đông nói chung vàTrung Quốc nói riêng Nó xuất hiện trên cơ sở lịch sử riêng và có con đườngdiễn tiến không giống với thể loại tiểu thuyết xuất hiện ở phương Tây

Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện muộn, thế kỷ X - XII mới xuất hiện

những truyện văn xuôi dưới dạng các thần phả như Việt điện u linh, hay ghi chép các truyền thuyết dân gian như Lĩnh Nam chích quái Sang thế kỷ XV trở

đi, mới xuất hiện nhưng truyện viết về đời tư của những người bình thường như

Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục,… Đó chính là mầm mống sơ khai của

tư duy tiểu thuyết Phải sang đầu thế kỷ XVIII, thể loại tiểu thuyết mới thực sự

ra đời với hình thức thể loại vay mượn của Trung quốc là tiểu thuyết chươnghồi Tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc là thể loại hình thành từ thời Minh

- Thanh và rất phong phú về tiểu loại Nhưng trong văn học Việt Nam, chúng tatiếp nhận thể loại này khi lịch sử đất nước đang bước vào thời kỳ rối ren, loạnlạc do các cuộc tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến Việc tiếpnhận thể loại này như một nhu cầu tất yếu để thể hiện một nội dung mới là phảnánh bức tranh xã hội đầy biến động của dân tộc chứ không phản ánh toàn bộnhững chủ đề phong phú như tiểu thuyết chương hồi trong văn học Trung Quốc.Tác giả Bùi Duy Tân nhận xét “… sự nảy sinh thể loại này nhằm đáp ứng việcthể hiện một nội dung mới của xã hội nước ta” [55,125]

Như vậy tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời trên cơ sở tiếp nhận và

kế thừa nền tiểu thuyết chương hồi vừa rực rỡ vừa lâu đời của Trung Hoa (rađời trước đó hơn 700 năm) và cũng là bước phát triển tất yếu của nền văn xuôi

tự sự Việt Nam thời trung đại, do vậy nó vừa mang những đặc điểm chung củanền tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa vừa mang những nét riêng, độc đáo.Những nét riêng, độc đáo này cũng là một tất yếu, bởi thể loại tiểu thuyếtchương hồi đã đi vào và tồn tại thích nghi trong nền văn hóa Việt, với những

Trang 15

đặc điểm riêng về lịch sử xã hội, đồng thời còn do sự sáng tạo của các tác giaViệt Nam.

cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) các tác giả cũng đã khái quát đặc điểm này

như sau: “Sự phân chia cốt truyện thành các hồi là đặc trưng thể loại của tiểuthuyết chương hồi Mỗi hồi bao giờ cũng có tiêu đề để tóm lược nội dung đượctrình bày trong hồi… Cuối mỗi hồi thường có một bài thơ ngắn để đánh giá sựkiện hay nhân vật trong hồi và sau đó kết thúc bằng câu đại loại như: “Muốnbiết sự việc diễn ra thế nào xem hồi sau sẽ rõ” Sang hồi mới, vấn đề lại đượctriển khai với một nhan đề mới” [22,1723]

Về phương diện cốt truyện, trong tiểu thuyết chương hồi, cốt truyện giữvai trò trung tâm Mọi hành động diễn ra đều nhằm phục vụ cho cốt truyện Cốttruyện chia thánh nhiều hồi, mỗi hồi kể một câu chuyện, có khi một số hồi cùng

kể về một câu chuyện trọn vẹn Cả tiểu thuyết cũng kể cho ta một câu chuyệnthống nhất, đầu đuôi tương thông

Xét về cách trần thuật, nội dung tiểu thuyết chương hồi thường mở đầubằng niên hiệu lịch sử, dẫn chuyện bằng những câu như: “nói về”, “lại nói”,

“chuyện chia thành hai mối”… Tác giả thường đứng ở ngôi thứ ba để dẫn dắtcâu chuyện, giới thiệu nhân vật sau đó để cho câu chuyện tự diễn biến, nhân vật

Trang 16

phong kiến, đồng thời ca ngợi những lãnh tụ nông dân có công trong lao trongcác cuộc đấu tranh đó.

Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết chương hồi là những mẫu người tiêubiểu cho đạo đức phong kiến: trung quân, trọng phu, liệt nữ… mang nhữngchuẩn mực đạo đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín

1.1.2 Tiểu thuyết lịch sử

1.1.2.1 Vấn đề tự sự lịch sử

Khái niệm tự sự ra đời từ rất sớm, Arixtôt trong công trình Nghệ thuật thi

ca đã chia văn học ra thành: tự sự, trữ tình, kịch, dựa trên phương thức mô

phỏng hiện thực: “Hoặc có thể như Hôme kể về sự kiện như về một cái gì ởngoài mình, hoặc là người mô phỏng vẫn là bản thân anh ta không thay đổi bộmặt của mình, hoặc là trình bày một nhân vật được mô tả như là những ngườihành động và hoạt động”… “Loại thứ nhất là tự sự, loại thứ hai là trữ tình, loạithứ ba là kịch” (trích lại theo tác giả Trần Đình Sử) [53,168-169]

Hình thức tự sự có từ rất sớm trong các nền văn học, đó là các thể loại tự

sự dân gian như: thần thoại, ngụ ngôn, truyền thuyết, truyện cổ tích,…

Tự sự ở đây có nghĩa như thế nào? Tự sự nghĩa là kể lại sự việc và conngười, diễn biến của các hành động Nói cách khác tự sự có mục đích giao tiếp

là trình bày diễn biến sự việc Tự sự là một trong ba phương thức diễn đạt tưtưởng, tư duy của con người

Tự sự lịch sử: ngoài yếu tố chỉ phương phức phản ánh là tự sự còn có yếu

tố chỉ nội dung phản ánh là lịch sử Là hình thức kể lại sự việc vốn có gốc gác

từ lịch sử, bắt nguồn từ lịch sử Nó kết hợp giữa phương thức kể và các sự kiệnlịch sử có thật

Tự sự lịch sử chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn văn với sử Nếu như cácnhà sử học coi trọng kể lại có đầu đuôi thời gian, niên đại, địa điểm,… thì cáctác giả văn học đã sử dụng tài liệu lịch sử kết hợp tưởng tượng, cảm thụ, nhậnxét, đánh giá Như vậy các sự kịên không còn đơn thuần là các sự kiện lịch sử

mà lồng vào đó thái độ của người viết Trong tự sự lịch sử, lịch sử và văn học

Trang 17

hình thành một mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau Điều này chúng ta dễdàng nhận thấy, chẳng hạn như: tên gọi các tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam

thường có yếu tố chích qoái, diễn chí, mộng lục, ký sự, chí , đó là những tên

gọi vốn thuộc về tên gọi của sử học Hay trong văn học Trung Quốc, các tác

phẩm sử học nổi tiếng như: Sử ký, Tả truyện… đều là các tác phẩm văn học bất

hủ

Tự sự lịch sử chính là sự thể hiện tính chất văn sử triết bất phân trong vănhọc trung đại phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng

1.1.2.2 Thể loại tiểu thuyết lịch sử

Theo các tác giả cuốn Từ điển văn học (Bộ mới), thể loại tiểu thuyết lịch

sử là “Thuật ngữ chỉ một loại hình tiểu thuyết hay tác phẩm tự sự hư cấu lấy đềtài lịch sử làm nội dung chính” [22,1725]

Trong văn học trung đại Trung Quốc, tiểu thuyết lịch sử xuất hiện khásớm và phát triển mạnh mẽ, nó là một tiểu loại tiểu thuyết chương hồi Tiểu loạinày còn được gọi bằng một cái tên cụ thể và chính xác hơn đó là tiểu thuyếtgiảng sử Cách gọi này nhằm tránh nhầm lẫn với tiểu thuyết lịch sử thời hiệnđại Bởi tiểu thuyết giảng sử trong văn học Trung Quốc lấy đề tài trong sử sáchrồi diễn nghĩa ra Nhân vật có gốc gác lịch sử, tình tiết trong truyện thường là

“bảy thực ba hư” Chẳng hạn như Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung.

Còn tiểu thuyết lịch sử hiện đại, cũng lấy nhân vật, sự kiện từ trong lịch sửnhững được hư cấu cao độ theo ý đồ sáng tác của người viết Có thể nói ởnhững sáng tác này nhà văn đã gửi gắm ý đồ của mình vào lịch sử, làm cho nómang tính thời sự cao

Văn học Việt Nam thời trung đại đã xuất hiện các trước tác lịch sử, quan

trọng nhất là Đại Việt sử ký toàn thư, bộ thông sử chép theo lối biên niên, nhưng

tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đúng nghĩa thì mới thực sự xuất hiện vào đầu thế kỷ

XVIII, với những tác phẩm như Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái,… Đây vốn là

những tiểu thuyết chương hồi đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam Do

Trang 18

hoàn cảnh lịch sử, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam không phản ánh đề tàiphong phú như tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, mà tập trung phản ánh lịch

sử dân tộc Vì vậy tiểu thuyết chương hồi Việt Nam đồng thời là tiểu thuyết lịch

sử Cũng cần thấy rằng, do không có độ lùi lớn về thời gian, các sự kiện, nhânvật lịch sử ít bị dân gian hóa cho nên đối với tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, lịch

sử đi vào tác phẩm một cách trực tiếp Hầu hết các tác giả đều phải cố gắngsáng tạo sao cho vừa đảm bảo chất văn chương của tác phẩm vừa phải trungthành với sự thực lịch sử Điều này hoàn toàn khác với tiểu thuyết chương hồiphản ánh lịch sử trong văn học Trung Quốc

Thể loại tiểu thuyết lịch sử tiếp tục được phát triển trong văn học hiện đạicủa Việt Nam, Trung Quốc và của thế giới, ngày càng đậm màu sắc hư cấu,chứa đựng những ý đồ sâu xa của người viết đối với lịch sử và thực tại, tính thời

sự ngày càng được chú ý

1.1.3 Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi

Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc được chia làm nhiều loại, có thể kháiquát thành một số loại cụ thể theo đề tài và tư tưởng chủ đề như sau:

- Tiểu thuyết lịch sử (hay giảng sử): Tam Quốc chí diễn nghĩa,…

- Tiểu thuyết nghĩa hiệp: Thủy hử, Thủy hử hậu truyện, Tuỳ Đường diễn nghĩa, Thuyết Nhạc toàn truyện,…

- Tiểu thuyết thần ma: Tây du ký, Phong thần diễn nghĩa, Liêu trai chí dị,

- Tiểu thuyết nhân tình thế thái: Kim Bình Mai, Chuyện làng nho, Hồng lâu mộng,…

- Tiểu thuyết tài tử giai nhân: Ngọc Kiều Lê truyện, Kính hoa duyên,…

- Tiểu thuyết khiển trách cuối đời Thanh: Quan trường hiện hình ký, Lão Tàn du ký,…

Nhìn vào sự phân loại tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc ta thấy rằng,tiểu thuyết lịch sử chỉ là một tiểu loại trong thể loại tiểu thuyết chương hồi Đây

Trang 19

là những tiểu thuyết lấy đề tài từ trong sử sách và được viết theo lối kết cấuchương hồi.

Trong văn học trung đại Việt Nam, thể loại tiểu thuyết chương hồi ra đờitrên cơ sở kế thừa những tinh hoa của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốcnhưng không phản ánh đề tài phong phú như tiểu thuyết chương hồi TrungQuốc mà ngay từ đầu tập trung phản ánh lịch sử dân tộc Điều này chúng ta cóthể thấy rõ ngay trên nhan đề của các tác phẩm tiểu thuyết chương hồi Việt Nam

như: Nam triều công nghiệp diễn chí, Thiên Nam liệt truyện, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long hưng chí,… Do vậy khi nói đến tiểu thuyết chương

hồi Việt Nam cũng đồng thời nói đến thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam

1.2 Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí - tiểu thuyết lịch sử viết

theo lối kết cấu chương hồi

1.2.1 Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1736)

Tác giả của Nam triều công nghiệp diễn chí là Nguyễn Khoa Chiêm

(1659 - 1736), danh sĩ đời chúa Nguyễn Phúc Chu Ông là người quê gốc ở HảiDương Ông nội là Nguyễn Đình Thân, thuộc hạ của Nguyễn Hoàng, theo làmtùy tùng khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa (1558), sau đó nhập tịch

ở huyện Hương Trà, trấn Thuận Hóa (nay thuộc huyện Hương Điền, ThừaThiên Huế), đổi họ thành Nguyễn Khoa

Nguyễn Khoa Chiêm xuất thân Nho học, có tiếng văn thơ, tự BàngTrung, được bổ làm Thủ hạp đời chúa Nguyễn Ông từng làm quan to, phongtước hầu ở vùng cát cứ của chúa Nguyễn Năm 1701, ông cùng Trần ÐìnhKhánh theo Cai cơ ngoại tả Tôn Thất Diệu vào Quảng Bình đốc suất việc đắplũy Năm 1710, ông được thăng chức Cai hạp kiêm Tri bạ Nhờ bố vợ (Cai bạTrần Đình Ân) tiến cử, ông được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 -1725) tin dùng.Năm 1715 được thăng chức Câu kê kiêm Tri bạ, được dự bàn quân cơ trongdinh của chúa Nguyễn Năm 1718 ông được thăng chức Cai bạ Phó đoán sự.Năm 1724, ông được thăng làm Thám chính chánh đoán sự Từ đấy ông vạch

Trang 20

định mọi kế hoạch trong nước, làm đến Thượng thư Bộ Lại, tước Bảng Trunghầu Lúc tuổi già ông trí sĩ rồi mất ở quê nhà

Tác phẩm chính của ông là Nam triều công nghiệp diễn chí Tác phẩm

thảo xong năm 1719, khi ông ở tuổi 60 và đang giữ chức Cai bạ kiêm Phó đoán

sự triều Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu Tác phẩm có tên ban đầu Nam triều công nghiệp diễn chí, về sau các nhà biên soạn đổi nhan đề thành Công nghiệp diễn chí hay Việt Nam khai quốc chí truyện diễn âm, hay Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp chí tân soạn Tác phẩm sau này được dịch, xuất bản với các tên Trịnh - Nguyễn diễn chí (1986), Mộng bá vương (1990).

1.2.2 Hoàn cảnh ra đời

1.2.2.1 Từ nguồn mạch văn xuôi tự sự đến Nam triều công nghiệp diễn chí

Văn học thành văn Việt Nam được sáng tác bằng hai loại hình văn tự:chữ Hán và chữ Nôm Nhưng nhìn chung trong diễn trình văn học trung đại ViệtNam thì bộ phận văn học chữ Nôm chủ yếu thể hiện nội dung trữ tình, hay nóicách khác, chữ Nôm được sử dụng đắc dụng trong loại hình thơ ca hơn là vănxuôi Trong khi đó chữ Hán lại phù hợp hơn trong việc thể hiện các nội dung tự

sự Do vậy khi nhắc đến văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại cũng có nghĩa

là nói đến văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán Từ đây người viết sử dụng thuậtngữ văn xuôi tự sự cũng đồng nghĩa chỉ văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán

Theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các nhà nghiên cứu đều có chungđánh giá là văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán củaViệt Nam thời trung đại xuấthiện khá sớm, ngay từ khi chữ Nôm chưa ra đời Nhìn chung về diễn trình củavăn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại như sau:

+ Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV: văn xuôi tự sự chưa tách khỏi văn họcchức năng và có mối gắn bó rất chặt chẽ với văn học dân gian, đồng thời còn làđối tượng của văn học chức năng và văn học dân gian Đây là giai đoạn đặt nềnmóng cho toàn bộ văn xuôi tự sự trung đại Tác phẩm gồm: truyện dân gian,truyện lịch sử và truyện tôn giáo Trong đó dòng tự sự lịch sử, các tác giả thiên

về việc phản ánh những sự kiện đã qua, các nhân vật quá khứ, nhân vật truyền

Trang 21

thuyết và huyền thoại Các nhân vật lịch sử phần nhiều đều được thần thánhhóa, tôn giáo hóa Tiêu biểu cho văn xuôi tự sự thời kỳ này là các tác phẩm như:

Báo cực truyện (thế kỷ XI), Ngoại sử ký (thế kỷ XII), Việt điện u linh tập (nửa đầu thế kỷ XIV), Thiền uyển tập anh ngữ lục (giữa thế kỷ XIV), Tam Tổ thực lục (nửa cuối thế kỷ XIV), Lĩnh Nam chích quái lục (cuối thế kỷ XIV).

+ Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI:

Đây là thời kỳ đột khởi của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại Đặcđiểm nổi bật của giai đoạn này là văn xuôi tự sự đã thoát khỏi mối ràng buộccủa văn học dân gian và văn học chức năng Đặc bịêt là ở dòng tự sự thế tục đãbước ra khỏi lối tự sự dân gian và văn học chức năng vươn lên thành loại hình

nghệ thuật mới là truyện truyền kỳ Tiêu biểu là các tác phẩm như: Thánh Tông

di thảo, Truyền kì mạn lục,… với hai tác phẩm này “Lê thánh Tông và Nguyễn

Dữ đã phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật: vănhọc lấy con người làm đối tượng trung tâm phản ánh” [41,19] Dòng tự sự lịch

sử vẫn nằm trong vòng văn học chức năng hành chính và chức năng tôn giáo

Do một tâm lý chung chi phối sâu sắc trong các tác gia trung đại là văn chương tiểu thuyết thấp kém hơn văn chương lịch sử và văn chương lịch sử lại không trang trọng bằng văn thần phả Do vậy đã diễn ra một hiện tượng các tác phẩm của các thế hệ đi trước thường bị những thế hệ sau ghép vào loại hình lịch sử hoặc thần phả Chẳng hạn như: Vũ Quỳnh khi sưu tầm được Lĩnh Nam chích quái lục (Lục thuộc phạm trù văn học nghệ thuật) của Trần Thế Pháp đã đổi tên tác phẩm thành Lĩnh Nam chích quái liệt truyện (Liệt truyện là loại hình lịch

sử) Tuy nhiên giai đoạn này một số tác giả đã tạo nên được bước phát triển nhấtđịnh trong dòng tự sự lịch sử Chẳng hạn như Đoàn Vĩnh Phúc đã lấy 16 thiên

trong Việt điện u linh tập và thêm vào cuối nhan đề mỗi thiên một thuật ngữ truyện, ghép với hai quyển có trước của Trần Thế Pháp thành bộ Lĩnh nam chích quái liệt truyện Với cách làm đó Đoàn Vĩnh Phúc đã hòa loại hình văn

học chức năng tôn giáo vào văn học nghệ thuật Tiếp đến là Nguyễn Hàng,

“người đã có công đẩy tự sự lịch sử lên một bước” [40,17], trên cơ sở Lĩnh Nam

Trang 22

chích quái lục, Việt điện u linh tập và Thiền uyển tập anh ngữ lục ông đã tổ

chức xây dựng lại cốt truyện cùng nhân vật làm cho các nhân vật hiện lên rõ

nét hơn, sức khái quát nghệ thuật cao hơn và viết thành Thiên Nam văn lục liệt truyện Tuy vậy ông vẫn chưa đưa tự sự lịch sử thoát khỏi hẳn loại hình lịch sử

Trong đó tiểu thuyết chương hồi, theo tác giả Nguyễn Đăng Na, là thểloại “đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự Việt Nam thờitrung đại” [41,25] Từ đây văn xuôi tự sự đủ sức phản ánh những vấn đề lịch sử

xã hội rộng lớn với tầm khái quát hóa cuộc sống trên quy mô rộng lớn

Đặc biệt với Nam triều công nghiệp diễn chí, một tiểu thuyết chữ Hán,

phản ánh lịch sử và viết theo lối kết cấu chương hồi đã đánh dấu bước trưởngthành của văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại, nó vừa là sự kết tinh của quá trìnhphát triển của văn xuôi trung đại Việt Nam vừa đặt nền móng cho nền tiểu

thuyết Việt Nam phát triển Sau Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm còn có Thiên Nam liệt truyện (ra đời khoảng giữa thế kỷ XVIII đến

đầu thế kỷ XIX), chưa biết đích xác tác giả là ai, quyển I (3 hồi đầu) hiện không

còn, chỉ còn lại Quyển II (4 hồi) Tác giả Thiên Nam liệt truyện tỏ ra khá vững

trong xây dựng nhân vật, tuy nhiên còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự tạo nên

bước phát triển thực sự so với Nam triều công nghiệp diễn chí Đến Hoàng Lê

Trang 23

nhất thống chí (ra đời vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), tiểu thuyết

chương hồi Việt Nam mới thực sự đạt tới đỉnh cao

1.2.2.2 Từ hiện thực lịch sử đến Nam triều công nghiệp diễn chí

Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm phản ánh khá

chân thật lịch sử xã hội Việt Nam 130 năm, trong đó chủ yếu phản ánh cuộc nộichiến kéo dài giữa Nam triều do chúa Nguyễn trị vì và Bắc triều do vua Lê -chúa Trịnh cai quản, từ năm 1558, khi Đoan quốc công Nguyễn Hoàng vào trấnthủ Thuận Hóa đến gần hết đời Ngãi vương Nguyễn Phúc Trăn (1648 - 1691)

Có thể tóm tắt sơ lược nội dung của Nam triều công nghiệp diễn chí như

sau:

Ông tổ Nguyễn Kim (1467 đến 1545) dẫy binh tôn phò nhà Lê chốngMạc đạt được thành tựu rồi Trịnh Kiểm (con rể Nguyễn Kim) mang lòng tịhiềm khiến Nguyễn Hoàng (con của Nguyễn Kim) phải lập mưu xin vào trấnthủ Thuận Hóa (1558) Trong những trận giao tranh đầu tiên để dành đất từ taynhà Mạc, Nguyễn Hoàng đã thắng, sau đó thi hành những chính sách khôn khéo

để cố kết lòng dân, thu phục hiền tài chú trọng sản xuất nông nghiệp, khai thácđất đai,… xây dựng Thuận Hóa

Năm 1593, Trịnh Tùng diệt được phe Mạc Hồng Ninh, rước giá vua Lê

về Kình thành Thăng Long, Nguyễn Hoàng ra Bắc chầu mừng Năm 1595,Trịnh Tùng lập được ngôi chúa, nắm bắt mọi quyền hành trong triều chính Năm

1599, vua Lê mất, Trịnh Tùng lập Duy Tân lên ngôi (Lê Kính Tông) Năm

1600, do Trịnh Tùng ngày càng ngờ vực và có ý muốn diệt trừ Nguyễn Hoàng

để khỏi mối lo về sau, Nguyễn Hoàng lập mưu để được trở về trấn cũ Bọn PhanNgạn, Văn Khuê do Nguyễn Hoàng xúi dục nên đã bao vây Kinh thành, đốtdoanh trại phố xá, khiến dân chúng khốn khổ, nhà vua phải rời bỏ Thăng Long.Nguyễn Hoàng lấy danh nghĩa đi diệt bọn Ngạn, Khuê rồi trở về Thuận Hoá.Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên lên nối ngôi Ở ThăngLong, vua Lê Kính Tông (1588 - 1619) bị lấn át không chịu nổi, ngầm xui VạnQuận Công Trịnh Xuân lập mưu giết Trịnh Tùng, việc không xong, vua bị Trịnh

Trang 24

Tùng cho người bắt giết quẳng xác ở sân triều, rồi lập Lê Duy Kỳ lên ngôi Năm

1620, ở Đàng Trong, Văn Nham mưu phản nên tìm cách gửi mật thư cho TrịnhCán câu kết, cuối cùng thất bại Năm 1623, Nhân lúc chúa Trịnh Tùng ốm nặng,Quận Vạn âm mưu cướp chúa mang về phủ hòng dành ngôi chúa của anh,nhưng vì kém mưu nên đã bị cha con Trịnh Đỗ lừa giết chết rồi cướp chúa đang

ốm nặng ra khỏi điện, cuối cùng chúa ốm chết, cha con Trịnh Đỗ bỏ xác chúa ởCầu Đơ Trịnh Tráng lên nối ngôi chúa

Cũng từ đó diễn ra cuộc chiến dai dẳng giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn

để dành quyền thống nhất đất nước, hai bên đánh lớn mấy trận đều bất phânthắng bại, quân Trịnh tung thêm quân ra sức tiến đánh, quân Nguyễn vì ít hơnnên cố giữ vững đồn lũy, không đem quân ra ngoài; cuối cùng Chiêu Vũ dùng

kế phản gián, khiến Trịnh Tráng phải rút quân về Sau đó theo lời của quân sưLộc Khê, quân Nguyễn đắp lũy Nhật Lệ để làm kế cố thủ và ra sức rèn tập dưới

sự chỉ huy của viên tướng tài Thuận Nghĩa Giữa lúc đó, năm 1623 con thứ củachúa Nguyễn là Dương Nghĩa hầu Nguyễn Phúc Anh, có bụng muốn đoạt ngôicủa anh nên ngầm đặt kế trá hàng, gửi thư cho Trịnh Tráng, lừa quân Trịnh vàoquấy rối ở cửa Nhật Lệ, với hi vọng trấn thủ Quảng Bình là Quảng Lâm hầuthấy quân Trịnh tiến đánh sẽ chạy trốn, để mình được thay chức trấn thủ QuânNguyễn đắp lũy cát, ngăn bờ bảo vệ chính lũy Nhật Lệ, đóng cọc gỗ ngăn cửabiển không cho quân Trịnh vượt sang, sau đó ồ ạt tiến đánh khiến cho quânTrịnh phải tháo chạy, thương vong quá nửa Từ đó, phía bắc sông Gianh dotướng Trịnh là Hiền Tuấn hầu trấn giữ, phía nam sông Gianh vẫn do chúaNguyễn cai quản Dương Nghĩa hầu thấy quân Bắc thua trận, biết cơ mưukhông thành, rắp tâm phản nghịch, dụ dỗ kết bè đảng nhằm tranh đoạt ngôichúa Chúa Nguyễn phải cho quân đánh dẹp, bắt mang về xử tội

Năm 1634, Đào Duy Từ mất, năm 1635, sãi vương qua đời, thế tử NhânLộc lên nối ngôi (Thượng vương) Năm 1639, Hiền Tuấn hầu có ý muốn mưuphản nhà Trịnh nên cấu kết với quân Nam, việc không thành, lại trở về với quân

Trang 25

Trịnh, thỉnh thoảng đem quân quấy nhiễu phía nam châu Bố Chính Chiêu Vũliền dùng kế li gián, mượn tay Trịnh Tráng diệt được quận Hiền

Năm 1648, Thượng vương qua đời, Nguyễn Phúc Tần lên nối ngôi (Hiềnvương) Từ đó quân Nguyễn liên tiếp giành được thắng lợi: đánh đồn Tam Hiệu

ở Quảng Bình rồi thừa thắng, chia quân làm hai ngả, một ngả do Chiêu Vũ cầmquân đánh vào Lũng Hồng để chặn quân do Hàn Tiến vào tiếp ứng Một ngả doThuận Nghĩa cầm quân vượt đèo Ngang đuổi quận Đông phải chạy ra LạcXuyên và tiến ra lấy được Dinh Cầu, chiếm miền sông Lam Hàn Tiến cả bạiphải bỏ về bắc, quân Nguyễn không dụ được Hàn Tiến nên dùng kế li giánkhiến Trịnh Tráng nghi ngờ Hàn Tiến phản trắc, sai người bắt về trị tội, giữađường Hàn Tiến uống thốc độc tự tử (năm 1655) Cùng năm đó quân Trịnh tiếptục đem quân vào chiếm lại Dinh Cầu với số lượng lớn, quân Nguyễn dùng kếlui binh đợi quân Trịnh trễ nải, đói khát, cướp bóc, mất lòng dân, mất cả nhuệkhí, bấy giờ mới thừa cơ đánh úp, đuổi quân Trịnh thua chạy về Vĩnh Dinh.Chúa Trịnh hết cử quận Đương, lại cử Trịnh Tuyền đem đại quân vào nhưngđều bị quân Nguyễn đánh cho thua to ở cửa Sót, Đại Nài, Bình Hồ Năm 1657,Trịnh Tráng mất, Thuận Nghĩa muốn nhân cơ hội này đem quân vượt sông Lamđánh mạnh ra Bắc để hội với quân của cha con Ký Lục Hồ cùng các tướng bốntrấn ngoài Bắc diệt Trịnh, nhưng Hiền vương không đồng ý Cũng vì thế chacon Ký Lục Hồ bị lộ, phải chịu chết cả nhà (năm 1659) Chúa Trịnh tiếp tụcđem quân vào đánh Nghệ An, quân Nguyễn lại tiếp tục thắng trận ở lũy NamHoa, Đồng Hôn,… cuối cùng là chiến dịch Trấn Ninh lịch sử (năm 1672) kéodài suốt 55 ngày đêm Bên Trịnh đem đại quân thủy bộ gồm một nghìn chiếnthuyền, trên mười vạn quân, do Tây Định vương Trịnh Tạc đích thân làmnguyên súy, thế tử Trịnh Căn chỉ huy thủy quân, rước cả vua Lê Gia Tông cùng

đi giám chiến Quân Nguyễn do công tử Hiệp đức làm nguyên súy, Chiêu Vũlàm tiết chế, đã sử dụng hệ thống phòng thủ dày đặc bố trí từ nhiều năm trước

để phản công Cuộc chiến diễn ra quyết liệt, quân Trịnh có lúc làm cho quânNguyễn lao đao phải nhờ viện binh đến giải cứu ở núi Mật Cật Đặc biệt ác liệt

Trang 26

nhất là trận công phá đồn Trấn Ninh, đôi bên hỗn chiến kéo dài, xác chết chấtthành đống, quân Bắc trèo lên thành thì bị quân Nam dùng giáo nhọn và thươngdài đâm xuống, quân Bắc dùng sào dẫn mồi hỏa tiễn ném vào thành, ra sức đàochân tường thành, khiến tường thành có nguy cơ sụp đổ Chiêu Vũ cho quân lấyván ở ghe thuyền ốp vào chân tường, rồi cho quân chuyển cát trắng lèn vàogiữa, đặt các sọt đất bồi lên trân để giữ thành chắc chắn, lại sai ném thẻ bànchông cắm đinh xuống quân Trịnh Sau bảy trận tấn công với quy mô lần saulớn hơn lần trước, quân Trịnh phải im lặng cuốn cờ rút quân về Bắc ngày 13tháng 12 năm 1672.

Tiếp đó là những ngày yên ả ở Nam triều sau cuộc nội chiến, dân cư yên

ổn làm ăn Năm 1675, Công tử Hiệp Đức qua đời Năm 1681, Chiêu Vũ mất.năm 1687, Hiền vương qua đời, Nguyễn Phúc Trăn lên nối ngôi còn gọi là Ngãivương

1.2.3 Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí - tiểu thuyết lịch sử

được viết theo lối kết cấu chương hồi

1.2.3.1 Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí - tiểu thuyết lịch sử

đầu tiên của nền văn học Việt Nam

Ở đây người viết xin trích nhận định của tác giả Nguyễn Đăng Na khi tìm

hiểu về Nam triều công nghiệp diễn chí như sau: “Mặc dù đương thời chưa ra đời thể loại truyện ngắn lịch sử, nhưng với Nam triều công nghiệp diễn chí thì

tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết theo lối chương hồi đã xuất hiện” [40,23].Điều này không phải không có cơ sở khách quan

Nội dung của tiểu thuyết lịch sử là phản ánh một thời kỳ lịch sử nhấtđịnh với thời gian xác định, những nhân vật, sự kiện có thật, trên cơ sở đó hư

cấu tạo thành một tác phẩm văn chương thực thụ Nam triều công nghiệp diễn chí cũng tương tự như vậy.

Thuật ngữ diễn chí ở nhan đề tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí thực chất đã chỉ ra đây là lối diễn sử, giảng sử theo kiểu diễn nghĩa của Trung Hoa Như vậy nhan đề vừa khẳng định Nam triều công nghiệp diễn chí là một

Trang 27

tác phẩm văn học chứ không phải là một tác phẩm lịch sử, vừa cho thấy cụ thểphạm vi nội dung phản ánh trong tác phẩm là sự thật lịch sử của dân tộc trong

một giai đoạn nhất định Và thực tế Nam triều công nghiệp diễn chí là cuốn tiểu

thuyết kể chuyện lịch sử của nhà nước phong kiến Việt Nam hơn 130 năm, từ

1558 khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, đến 1689 đến gần hết đờinghĩa vương Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691) Phần chính tập trung vào diễnbiến của cuộc nội chiến ác liệt, kéo dài non nửa thế kỷ (1627 - 1673) giữa chúaTrịnh ở Bắc Hà và chúa Nguyễn ở Nam Hà trên vùng đất thuộc Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình ngày nay

Điều này cũng được một số tài liệu đề cập đến khá cụ thể Các tác giả Lại

Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường trong cuốn Từ điển văn học cũng đã viết:

“Tác phẩm thuật lai các sự kiện lịch sử thời nội chiến Trịnh Nguyễn (1558 1689), từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa đến gần hết đời nghĩavương Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691)” [1,540] Và “Tác phẩm mang một chủđích khá rõ: nói về lịch sử khai quốc của họ Nguyễn, trần thuật lại các biến cốlịch sử Từ chỗ đứng và cách nhìn của một quan chức gắn mình với các chúaNguyễn, dùng những lời đẹp đẽ để ca tụng công lao, đức độ của các chúaNguyễn Tuy vậy sự bao quát lịch sử vẫn giữ được tính khách quan của các sựkiện trên phạm vi cả nước, với sự hình thành 3 thế lực ở ba vùng: họ Mạc, chínhquyền Lê - Trịnh, chính quyền chúa Nguyễn, sau đó là sự chia cắt Đàng Trong -Đàng Ngoài” [1,541]

-Với lối kể mang tính chất kí sự của một người nắm được nhiều tư liệugốc, tác giả đã ghi lại diễn biến cuộc nội chiến ở một thời phân tranh đẫm máu,trong đó phần nhiều tướng lĩnh - những con người có thực trong lịch sử nhưĐào Duy Từ, Chiêu Vũ, Thuận Nghĩa… nổi lên như những nhân vật của mộtcuốn tiểu thuyết lịch sử Do đó tác phẩm ngoài những giá trị văn học còn có giátrị sử học và đã được nhiều pho sử trước đây sử dụng

Trước Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, trong

văn học Việt Nam đã có những tác phẩm phản ánh lịch sử dân tộc nhưng chưa

Trang 28

đạt tới quy mô là một cuốn tiểu thuyết Bước sang thế kỷ XVIII, văn xuôi tự sự

Việt Nam có bước phát triển khá mạnh mẽ, Nam triều công nghiệp diễn chí là

một trong những tác phẩm mở đầu cho nền văn xuôi chữ Hán Việt Nam, lại làmột tiểu thuyết viết theo lối kết cấu chương hồi, có nội dung phản ánh một giai

đoạn dài của lịch sử dân tộc Về phương diện này, có thể khẳng định Nam triều công nghiệp diễn chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của văn học Việt Nam Tiếp theo sau Nam triều công nghiệp diễn chí là các tiểu thuyết lịch sử khác như Hoàng lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái, Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu, Việt Lam tiểu sử,…

1.2.3.2 Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí - tiểu thuyết chương

hồi đầu tiên của nền văn học Việt Nam

Nam triều công nghiệp diễn chí được đánh giá là tác phẩm mở đầu có ý

nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyết chương hồi của Việt Nam Tác giả Nguyễn

Đăng Na khi tìm hiểu về Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại - quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật đã khẳng định: “Nếu Song Tinh bất dạ mở đầu cho loại hình truyện Nôm thì Nam triều công nghiệp diễn chí lại khai sinh ra nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam” [40,23]; tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí “giữ vai trò mở đầu cho tiểu thuyết chương hồi

Việt Nam thời trung đại và đặt nền móng cho toàn bộ nền tiểu thuyết Việt Namnói chung” [40,51] Sự khẳng định này có cơ sở vững chắc từ thực tế diễn trìnhcủa văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại cũng như từ chính những đặc điểm

của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí.

Ngay từ ban đầu tác phẩm đã có nhan đề là Nam triều công nghiệp diễn chí, khi dùng diễn chí đặt tên cho sách, tác giả Nguyễn Khoa Chiêm thực chất

đã khẳng định rằng đây là một tác phẩm văn học Việc một số tác giả biên soạn

sau này đã đổi tên tác phẩm thành Việt Nam khai quốc chí truyện thực chất là hành động chuyển một tác phẩm văn học thành tác phẩm sử học Bởi diễn chí là tên loại tác phẩm thuộc loại hình văn chương còn chí truyện lại thuộc loại hình lịch sử Việc các nhà biên soạn đổi tên tác phẩm thành Việt Nam khai quốc chí

Trang 29

truyện, tức là nhằm chuyển tác phẩm văn chương của Nguyễn Khoa Chiêm

thành tác phẩm lịch sử Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong văn xuôi thờitrung đại

Cùng với việc đổi tên tác phẩm nhằm chuyển tác phẩm thành tác phẩmlịch sử các tác giả biên soạn sau này cũng đồng thời bỏ luôn kết cấu chương hồivốn có của tác phẩm và chia tác phẩm thành 8 quyển như văn bản hiện ngàynay Các câu thơ mào đầu và kết thúc mỗi hồi cũng bị xóa đi, khiến việc xácđịnh các hồi của tác phẩm hiện nay là một việc không dễ thực hiện Tuy vậytrong tác phẩm chúng ta vẫn thấy còn lại một số dấu hiệu để có thể khẳng định

Nam triều công nghiệp diễn chí vốn là một tiểu thuyết chương hồi Chẳng hạn

như: Cuối quyển IV, sau khi viết: “…Ký Lục Hồ mật truyền cho người củamình hội họp để liên danh ký tên vào sổ… Rồi đó bèn viết khải văn kèm theo sổứng nghĩa giao cho bọn Văn Tường đem về Nam triều tiến nạp Ký Lục Hồ lạicho con trai là Tú Phượng cùng đi vào Nam triều để làm con tin”, tác giả viếttiếp: “Chưa biết bọn Tú Phượng vào Nam báo tin ra sao, xem hồi sau sẽ rõ”.Cuối quyển V, sau khi viết: “Năm Thịnh Đức thứ tám (1660), hạ tuần thánggiêng có người dân ở miền thượng đạo đến trình với tiết chế Thuận Nghĩa rằngcác tướng mới về hàng đều có manh tâm làm phản, rủ nhau tụ họp ở chỗ kín đểmưu đồ khác ý”, tác giả viết tiếp: “Chưa biết sự việc thực hư ra sao, xem hồisau sẽ rõ” Cuối quyển VII, tác giả cũng viết: “ Năm Quý sửu, niên hiệu DươngĐức thứ hai (1673), hạ tuần tháng hai, Hiền vương truyền lệnh đêm quân về phủPhú Xuân Vương cho mở tiệc lớn mừng thắng trận, khen thưởng quân thần

Chưa biết sự việc về sau ra sao, xem hồi sau sẽ rõ”

Những câu có kết cấu như: không biết sự việc như thế nào, hay xem hồisau sẽ rõ là câu kết thúc quen thuộc chỉ có ở thể loại tiểu thuyết chương hồi.Như vậy có thể thấy rằng mặc dù những câu kết thúc như vậy đã bị loại bỏ rakhỏi văn bản và còn lại không nhiều nhưng cũng đủ để khẳng định rằng, về hình

thức kết cấu Nam triều công nghiệp diễn chí là một cuốn tiểu thuyết được viết

theo lối kết cấu chương hồi thực sự

Trang 30

Nhiều tài liệu của các nghiên cứu sau này cũng khẳng định điều đó Các

tác giả Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường trong cuốn Từ điển văn học viết:

“Việt Nam khai quốc chí truyện - một truyện ký lịch sử viết theo lối chương hồi,

gồm 30 hồi dài ngắn khác nhau Ngoài ra nguyên bản còn có bài tựa của DươngThận Trai, bài bạt của Tri huyện Giản và một bản thế phả các chúa Nguyễn”

[1,540] Hay tác giả Ngô Đức Thọ trong lời giới thiệu về Nam triều công nghiệp diễn chí cũng viết: “Các truyền bản của Việt Nam khai quốc chí truyện

hiện còn đều có những đoạn bị thiếu tương ứng với những chỗ phân chiachương hồi Chưa rõ đó là nguyên trạng của tác phẩm hay là vấn đề của cáctruyền bản chép tay Chúng tôi nghĩ rằng, ở những thập niên đầu thế kỷ nàyngười ta thường coi trọng loại sách sử, còn tiểu thuyết Hán văn Việt Nam chưađược chú ý mấy, có thể vì thế mà ranh giới phân chia chương hồi trong tácphẩm đã bị lược bỏ đi trong quá trình sao chép các truyền bản” [59,12]… Tác

giả Ngô Đức Thọ cũng khẳng định: “Dù có sự hạn chế đó, Nam triều công nghiệp diễn chí vẫn tự khẳng định được đặc điểm nghệ thuật của mình qua hình

thức kể chuyện lịch sử, qua việc lựa chọn, sắp xếp các tình tiết để củng cố cốttruyện theo từng mảng sự kiện, từng mảng nhân vật,… Có thể thấy rõ tính chất

tiểu thuyết chương hồi hoặc tiểu thuyết lịch sử ở Nam triều công nghiệp diễn chí là đặc điểm không trộn lẫn được” [59,13]

Tiểu thuyết chương hồi có đề tài tương đối phong phú, một trong những

đề tài nổi bật nhất đó là đề tài chiến tranh được lấy từ thực tế lịch sử dân tộc.Trong văn học trung đại Trung Quốc cũng như văn học trung đại Việt Nam, đềtài chiến tranh gắn liền với sự hình thành, phát triển và suy vong của nhà nước

phong kiến Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa

Chiêm cũng phản ánh đề tài đó Tác phẩm phản ánh sự thật lịch sử dân tộc ViệtNam trong một thời gian khá dài Đó là quá trình hình thành Nam - Bắc triều từnăm 1558, khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa cho đến gần hết đờiChúa Nguyễn Phúc Trăn Trong đó tập trung phản ánh cuộc nội chiến Nam -Bắc triều trong vòng 45 năm từ 1627 đến 1673

Trang 31

Thể loại tiểu thuyết chương hồi chủ yếu ngợi ca những con người cóđóng góp lớn lao đối với sự nghiệp chung của dân tộc, hoặc phản ánh cuộc đấutranh giai cấp của tầng lớp nông dân, chiến tranh nông dân trong xã hội phongkiến, đồng thời ca ngợi những lãnh tụ nông dân có công trong lao trong các

cuộc đấu tranh đó… Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm

như chính nhan đề của nó là ghi chép lại công nghiệp của Nam triều Nam triềucông nghiệp ở đây chính là sự nghiệp khai quốc của họ Nguyễn mà mở đầu làNguyễn Hoàng Sự nghiệp khai quốc của họ Nguyễn gắn liền với việc hìnhthành Nam triều (do chúa Nguyễn đứng đầu) trong sự đối lập với Bắc triều (dochúa Trịnh đứng đầu) trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam

Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết chương hồi thường là những mẫungười tiêu biểu cho đạo đức phong kiến: trung quân, trọng phu, liệt nữ,… nhân

vật mang những chuẩn mực đạo đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín…Trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm ta cũng thấy hiện lên rất rõ

những minh chúa, những quan văn, tướng võ như vậy Đó là Chiêu Vũ, ThuậnNghĩa, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan, Trịnh Tùng,…

Đặt Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm trong diễn

trình văn học trung đại Việt Nam, chúng ta sẽ thấy rõ vị trí tiên phong của nótrong sự phát triển của thể loại tiểu thuyết chương hồi của Việt Nam

Như đã nói rõ ở phần Từ nguồn mạch văn xuôi tự sự đến Nam triều công nghiệp diễn chí, tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí ra đời vào thế kỷ XVIII, đây là giai đoạn văn xuôi tự sự có bước phát triển mạnh mẽ Trước Nam triều công nghiệp diễn chí chưa có tác phẩm nào có quy mô là một cuốn tiểu thuyết viết theo lối kết cấu chương hồi Từ sau Nam triều công nghiệp diễn chí

là một loạt những tiểu thuyết chương hồi ra đời, đó là Thiên Nam liệt truyện (chưa rõ tác giả), Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái, Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu, Việt Lam tiểu sử (chưa rõ tác giả)

Tiểu kết

Trang 32

Thể loại tiểu thuyết chương hồi là một thể loại văn học đã ra đời và pháttriển rực rỡ trong nền văn học Trung Hoa trung đại, khi được tiếp nhận vào nềnvăn học trung đại Việt Nam, nó đã có lịch sử phát triển trên 700 năm và đã đạtđến đỉnh cao của sự hoàn thiện Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, ra đời vàphát triển trên cơ sở tiếp thu ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa,nhưng chỉ có tiểu loại tiểu thuyết lịch sử được phát triển phù hợp với hoàn cảnhlịch sử, văn hóa của Việt Nam Cho đến nay, các tiểu thuyết chương hồi cònđược lưu giữ lại đều là những tiểu thuyết phản ánh lịch sử dân tộc Trong đó

Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm được coi là tác phẩm

mở đầu có ý nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, và đồng

thời cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên trong nền văn học Việt Nam Nam triều công nghiệp diễn chí là sự kết tinh của quá trình phát triển lâu đời của nền

văn xuôi Việt Nam, và là sự kết tinh của tài năng, tâm huyết và vốn sống củaNguyễn Khoa Chiêm, tất cả làm nên một tác phẩm có ý nghĩa đặt nền móng cho

sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học Việt Nam

Trang 33

Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nội dung văn học là phản ánh tồntại xã hội, hiện thực xã hội Đời sống chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡngvăn học Văn học không tách rời tư tưởng những chính tư tưởng cũng bắt nguồn

từ hiện thực, bởi quan niệm của con người bao giờ cũng xuất phát từ một môitrường xã hội nhất định, từ một hoàn cảnh nhất định Tác giả Phương Lựu đãtừng nhận định rằng: “…Xét đến cùng, bất kỳ nền văn nghệ nào cũng hìnhthành trên một cơ sở hiện thực nhất định Bất kỳ một nghệ sĩ nào cũng thoát thai

từ một môi trường sống nào đó Bất kỳ một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ từnhững vấn đề trong cuộc sống” [36,81] Cho nên, thuộc tính tất yếu của văn họcchính là tính hiện thực Tuy nhiên phản ánh đúng đắn bản chất hiện thực khôngphải là thuộc tính của văn học Tác phẩm văn học nào cũng có tính hiện thựcnhưng không phải tác phẩm nào cũng đạt đến mức độ tính chân thật Về vấn đềnày tác giả Phương Lựu cũng viết: “…Là một hình thái ý thức, văn học nghệthuật nhiều lắm cũng chỉ là một sự phản ánh hiện thực mà thôi Cho nên nếuxem sự thật trong tác phẩm nghệ thuật là sự thật nguyên vẹn của chính cuộcsống và đòi hỏi nghệ sĩ phải luôn luôn có thái độ chính xác trong việc mô tảhiện thực thì rất sai lầm” [36,95]

Chính bởi thế hiện thực trong tác phẩm bao giờ cũng chỉ là hiện thực thứhai, hiện thực được sáng tạo lại trong tác phẩm qua thế giới chủ quan của tácgiả Thế giới chủ quan của nhà văn là một thế giới phức tạp bao gồm thế giớiquan, tài năng, cá tính, tình cảm, lý tưởng và khát vọng,… Sáng tác văn họckhông đơn thuần là hoạt động phản ánh mà còn là một hoạt động sáng tạo mangtính cá nhân Thế giới hiện thực trong tác phẩm không phải lúc nào cũng mangmột nội dung, ý nghĩa đồng nhất với hiện thực tương tự trong đời sống thực tại.Ngay cả đối với những tác phẩm phản ánh trực tiếp hiện thực thì conđường từ hiện thực ngoài đời đi vào tác phẩm trở thành thế giới hiện thực trongtác phẩm bao giờ cũng phải đi qua lăng kính chủ quan của nhà văn Và do vậytât yếu không thể là một hiện thực nguyên vẹn như trong thực tại ngoài đời

Trang 34

Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là một cuốn tiểu

thuyết lịch sử phản ánh hiện thực có thật trong lịch sử Việt Nam từ khi NguyễnHoàng vào trấn thủ hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam (năm 1558) cho đến gầnhết đời Ngãi vương Nguyễn Phúc Trăn (năm 1689) Như vậy không thể phủnhận nội dung của tác phẩm là một bức tranh hiện thực rõ nét Tuy nhiên, như

đã nói ở trên, chúng ta không thể đồng nhất bức tranh hiện thực này với chính

hiện thực ngoài đời Giữa nội dung của Nam triều công ngiệp diễn chí và hiện

thực lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1558 đến 1689 có những nét tương đồng và

khác biệt nhất định Ta dễ dàng nhận thấy điều khi so sánh nội dung của Nam triều công nghiệp diễn chí và nội dung của một số cuốn sử ghi chép cùng giai đoạn lịch sử này như Đại Việt sử ký toàn thư do Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên soạn thảo (1272 - 1697) hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn thảo (1856-1881)

2.2 Những nét tương đồng giữa nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều

công nghiệp diễn chí với nhân vật trong lịch sử

Như đã nói ở trên, giữa nội dung của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí và nội dung của những cuốn sử ghi chép cùng một giai đoạn có những

nét tương đồng và khác biệt nhất định Ở đây người viết tập trung vào những

nét tương đồng và khác biệt giữa nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí và nhưng nhân vật có thật được ghi chép trong các sách sử để thấy được sự

hư cấu, sáng tạo của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm trong quá trình đưa nhữngnhân vật có thật trong lịch sử thành các hình tượng văn học

2.2.1 Những nét tương đồng

Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là một cuốn

tiểu thuyết lịch sử, như đã nói rõ ở mục 1.2.3.1 do vậy những nhân vật và sựkiện trong tác phẩm tất yếu cũng được xây dựng trên cơ sở những nhân vật và

những sự kiện lịch sử có thật Khi tìm hiểu Nam triều công nghiệp diễn chí,

nhiều nhà nghiên cứu đều có chung một đánh giá rằng tác phẩm là nguồn cung

cấp các dữ liệu lịch sử quan trọng Trên thực tế, Nam triều công nghiệp diễn chí

Trang 35

của Nguyễn Khoa Chiêm là một trong những cơ sở quan trọng và đáng tin cậy

để các nhà sử học viết nên những tác phẩm của mình Chỉ như vậy đã đủ để

khẳng định Nam triều công nghiệp diễn chí có những sự thật lịch sử được bảo lưu ở những mức độ khác nhau Điều này cũng đồng nghĩa nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí được bảo lưu những đặc điểm nhất định Đó chính là

yếu tố làm nên tính chân thật cho tác phẩm

Những yếu tố được bảo lưu từ thực tế lịch sử rất phong phú Đó là các sựkiện chính diễn ra trong cuộc đời của nhân vật, là tên tuổi, là vai trò, vị trí củanhân vật trong lịch sử,…

Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí chúng ta dễ dàng nhận thấy những

mốc lịch sử cùng với những sự kiện gắn với nhân vật được ghi lại một cáchchính xác Chẳng hạn:

Năm 1558, một trong những mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử Namtriều Đó là năm nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuân Hóa, mở đầu cho sự nghiệp

gây dựng Nam triều Trong Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn Khoa

Chiêm có ghi lại một cách chính xác, nó gắn liền với bước ngoặt quan trọngcuộc đời của vị chúa đầu tiên của Nam triều là Nguyễn Hoàng: Nguyễn Hoàngtheo Kiểm đi chinh chiến, “nhiều năm đều lập được nhiều chiến công, đượcTrang Tông gia phong nhiều lần, làm đến chức hữu tướng”… “Kiểm bèn tâuvới vua cho Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa… Mưu của Kiểm sai Hoàng vàotrấn thủ ở đó là có ý mượn tay họ Mạc để giết Hoàng” [60,26] Vào đến vùngThuận, Quảng Nguyễn Hoàng sai quân đi xem xét địa thế, “thấy xã Phú xuân,huyện Hương Trà núi sông vùng tụ, cảnh đẹp dân giàu Đoan quốc công rất

mừng nghĩ cách thi hành đức chính để vỗ về dân chúng” [60,28] Trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục các tác giả cũng ghi lại: “Mậu Ngọ, năm

Chính Trị thứ 1 (1558) (Mạc, năm Quang Bảo thứ 5 - Minh, năm Gia Tĩnh thứ

37 )… Tháng 10, mùa đông Sai Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế ta vào trấn đất ThuậnHóa” [67,quyển 31]

Trang 36

Sau khi ra Bắc chúc mừng vua Lê chúa Trịnh đã dẹp yên được bè đảngnhà Mạc, năm 1600 Nguyễn Hoàng quay trở lại đất Thuận Hóa tiếp tục sựnghiệp của Nam triều Sự kiện này được Nguyễn Khoa Chiêm lưu ý khai thácnhư là một trong những bước ngoặt trong cuộc đời của chúa Nguyễn Hoàng Vìmuốn về trấn cũ, Nguyễn Hoàng đã lập kế li gián giữa bọn Phan Ngạn, Bùi VănKhuê và chúa Trịnh, sau đó xin chúa Trịnh cho đi đánh dẹp Nhờ đó NguyễnHoàng “Thuận gió xuôi thuyền, chẳng mấy đã về đến Nam triều” Từ đó chúasai “sửa sang thành trì, thi hành nhân chính để vỗ về dân chúng, trăm họ yên

bình muôn dân vui mừng tuân phục” [60,77] Trong Đại Việt sử ký toàn thư, các

tác giả cũng có ghi: “Canh Tý, Thận Đức năm thứ 1 (1600) Mùa hạ, tháng 5,nước to Bấy giờ, Thái uý Đoan quốc công Nguyễn Hoàng ngầm sai bọn Kếquận công Phan Ngạn, Tráng quận công Ngô Đình Nga, Mỹ quận công Bùi VănKhuê mưu phản Bình An Vương cùng các quan đương bàn việc đánh dẹp,Hoàng muốn kế của mình trôi chảy, giả vờ xin đem quân đuổi đánh, rồi đốt hếtdoanh trại, trốn về Thuận Hoá” [30,208]

Năm 1623, năm Trịnh Tùng mất, Trịnh Tráng nối ngôi chúa, là mốc được

Nguyễn Khoa Chiêm, trong Nam triều công nghiệp diễn chí, chú ý khai thác để

khắc họa kết cục cuộc đời của vị chúa đầu tiên trong lịch sử nước ta Trong

Khâm định Việt sử thông giám cương mục các tác giả cũng ghi lại: “Quý Hợi,năm thứ 5 (1623 ), (Minh, năm Thiên Khải thứ 3 ) Tháng 6, mùa hạ Tùngmắc bệnh, họp trăm quan bàn chọn người lập làm thế tử, cho con trưởng làThanh quận công Trịnh Tráng giữ binh quyền, Xuân giữ chức phó Trịnh Tùngmất”[67,Quyển 31]

Có thể thấy rằng ngoài các yếu tố về vai trò vị trí của các nhân vật tronglịch sử được tác giả giữ nguyên thì các sự kiện lịch sử cũng được tác giả chú ýbảo lưu, tạo nên hạt nhân sự thật lịch sử cho tác phẩm Chính vì điều này mà

Nam triều công nghiệp diễn chí ngoài giá trị văn chương còn là một nguồn cung

cấp các dữ liệu lịch sử rất quan trọng cho các sử gia trong quá trình nghiên cứucủa mình

Trang 37

2.2.2 Nguyên nhân của sự tương đồng

Văn học bao giờ cũng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống Tính hiện thực làthuộc tính tất yếu của văn học Nếu so sánh hai thế giới hiện thực: hiện thựcngoài đời và hiện thực trong tác phẩm, bao giờ chúng cũng có những điểmtương đồng nhất định Điều này đặc biệt đáng lưu ý ở các tác phẩm được xâydựng trên nền của những sự kiện lịch sử, như tiểu thuyết lịch sử

Đối với tiểu thuyết lịch sử, vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là ngườiviết phải phản ánh trung thành hiện thực lịch sử, làm sống lại những nhân vậtlịch sử vừa sinh động vừa có tác dụng lôi cuốn đối với người đọc Tác giảNguyễn Lộc từng nhận định: “Trong tiểu thuyết lịch sử nhà văn tôn trọng tínhchân thực lịch sử, có trường hợp sự tôn trọng ấy dẫn đến kết quả là nhà văn đưavào tác phẩm của mình nguyên vẹn những tài liệu hay những văn kiện lịch sử”.[32,240] Do vậy trong tiểu thuyết lịch sử chúng ta không phủ nhận có nhữngđiểm trùng khít với sự thật lịch sử Đây chính là điểm làm nên tính chân thậttrong tác phẩm Nghĩa là giữa bức tranh hiện thực trong tác phẩm và bức tranhhiện thực ngoài đời có những điểm tương đồng nhất định Đây chính là cơ sở

đầu tiên tạo nên sự tương đồng nhất định giữa nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm và nhân vật có thật trong lịch sử.

Thể loại tiểu thuyết lịch trong văn học Việt Nam ngay từ khi mới ra đời lànhững tác phẩm phản ánh trực tiếp những biến cố lịch sử của dân tộc Do vậytính chân thật ở đây đạt đến mức độ khá cao Nghĩa là những biến cố, những sựkiện, ngày tháng, nhân vật,… được tái hiện một cách trực tiếp, chính xác.Những tư liệu được phản ánh trong tác phẩm nhiều khi trở thành nguồn tư liệu

đáng tin cậy cho các nhà sử học trong quá trình nghiên cứu Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm cũng không ngoại lệ.

Đi ngược trở về với hoàn cảnh sáng tác của Nam triều công nghiệp diễn chí chúng ta sẽ thấy Các sự kiện lịch sử được phản ánh trong Nam triều công nghiệp diễn chí chỉ cách thời của Nguyễn Khoa Chiêm một thế kỷ, trước Nguyễn Khoa Chiêm chưa có bộ sử nào có tên là Nam triều chí hay một bộ sử

Trang 38

nào khác viết về công nghiệp của Nam triều, cũng như không có những truyện

kể về những nhân vật lịch sử của thời kỳ này Điều này khác hẳn với hoàn cảnh

sáng tác của Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung Trước Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung đã tồn tại bộ sử Tam quốc chí của Trần Thọ và

những truyện kể về thời Tam quốc như truyện về Gia Cát, Quan Vân Trường,

Lưu Huyền Đức,… La Quán Trung đã kế thừa những thành tựu này và diễn nghĩa nó, viết thành Tam quốc chí diễn nghĩa Hơn nữa các sự kiện trong Tam quốc chí diễn nghĩa xảy ra cách La Quán Trung tới hơn một ngàn năm, các truyện kể về các nhân vật thời Tam quốc đã trải qua một quá trình dân gian hóa khá dài bằng con đường truyền miệng qua các thế hệ thuyết thoại nhân Do vậy nhân vật trong Tam quốc chí diễn nghĩa mang đậm những yếu tố hư cấu Còn Nguyễn Khoa Chiêm viết Nam triều công nghiệp diễn chí là viết về một thời đại

với những nhân vật lịch sử có thật bằng một tác phẩm văn chương Tác phẩmbao quát khoảng thời gian 130 năm, từ 1558 đến 1689 tức là từ khi NguyễnHoàng vào trấn thủ Thuận Hóa cho đến gần hết đời Ngãi vương Nguyễn PhúcTrăn Trong trường hợp này, tác giả phải tự tạo ra tất cả từ cốt truyện, tình tiết,

sự kiện, nhân vật, tính cách nhân vật,… mà không được thừa hưởng nhữngkhung sườn, cốt truyên có sẵn cùng những nhân vật hình thành trước đó mà chỉdựa trên cơ sở những hiểu biết về lịch sử dân tộc của bản thân Hiện thực lịch sửđược đưa thẳng vào tác phẩm, các sự kiện, nhân vật trong tác phẩm chưa trải

qua quá trình dân gian hóa, truyền thuyết hóa Do đó, khác với La Quán Trung

là diễn nghĩa lại thành tác phẩm văn chương thì Nguyễn Khoa Chiêm đồng thời vừa viết văn vừa làm sử, nghĩa là vừa diễn trên cái nên có thực của chí Người

viết, theo như tác giả Nguyễn Đăng Na đã nhận định tác giả “vừa phải trungthành với sự thực lịch sử vừa phải có một trình độ khái quát hóa nghệ thuật saocho đảm bảo tính cụ thể, sinh động của nhân vật mà vẫn đóng góp ý đồ vào lịch

sử dân tộc” [40,51] Công việc làm sử bên cạnh công việc viết văn đã tạo nên

tính chân thật cao độ cho tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí Đó là

nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất giải thích vì sao các sự kiện lịch sử, các

Trang 39

nhân vật lịch sử được xây dựng trong tác phẩm bảo lưu được những yếu tố cóthật trong lịch sử từ những biến cố diễn ra đối với đời sống nhân vật cho đếnnhững nét tính cách,… Tác phẩm được tạo ra vừa là một tác phẩm văn chươngthực sự, vừa có giá trị như một tác phẩm lịch sử - nguồn cung cấp tư liệu lịch

sử

Tác giả Nguyễn Đăng Na cũng đã sơ đồ hóa con đường ra đời của tác

phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí như sau:

thời gian thời gian

100 năm 100 năm

Nhìn vào sơ đồ này chúng ta có thể thấy được việc bảo lưu sự thật lịch sử

trong Nam triều công nghiệp diễn chí là điều không thể phủ nhận Tác giả Nguyễn Đăng Na cũng khẳng định ở tác phẩm diễn chí “hiện thực lịch sử đi

thẳng vào tác phẩm nghệ thuật và sau khi tác phẩm văn học ra đời, người ta lạidùng nó làm cơ sở cho việc biên soạn các bộ chính sử hoặc coi nó như là chính

sử - một thứ văn học chức năng hành chính” [40,14]

Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam trung đại hầu như đều phản ánh đề tàilịch sử Đề tài lịch sử này không phải là lịch sử quá khứ mà lịch sử đương đạicủa tác giả Việc ghi chép sự việc đương đại vốn là chức năng của các sử giatheo quan niệm có từ xưa Chính điểm này làm nên nét độc đáo cho tiểu thuyết

trung đại so với tiểu thuyết lịch sử hiện đại Thời điểm kết thúc tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí là năm 1689, lúc đó tác giả 30 tuổi, cách thời điểm

soạn sách chỉ 30 năm (1719) Do vậy, theo tác giả Trần Đình Sử, “tính thời sự,chính trị của các bộ tiểu thuyết này đều rất cao Tiểu thuyết gần với ký sự lịch

sử Đó là tiểu thuyết lịch sử cho nên hầu như không có việc hư cấu ra nhân vật

và sự kiện” [52,301-302] Đây chính là nguyên nhân thứ hai tạo nên sự tương

đồng ở những mức độ nhất định giữ nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm và những nhân vật có thật trong lịch sử.

2.3 Những nét khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công

nghiệp diễn chí với nhân vật trong lịch sử

Trang 40

2.3.1 Những nét khác biệt

Chúng ta không phủ nhận giữa nội dung tác phẩm và hiện thực lịch sửcùng giai đoạn có những tương đồng nhất định Nhưng cũng không phủ nhậngiữa chúng có những sự khác biệt, đặc biệt là về phương diện các nhân vật Đọc

Nam triều công nghiệp diễn chí chúng ta thấy rất rõ rằng bên cạnh việc đảm bảo

tính trung thực của các sự kiện lịch sử theo trình tự các niên đại, các đời vua,chúa,… tác giả đã chú ý tới những yếu tố mà các nhà sử học thường không mấykhi bàn tới Đó là quan tâm tới nhân vật không chỉ ở phương diện là các nhânvật lịch sử, mà còn là những số phận như bao con người bình thường khác Cácyếu tố, từ hành động đến lời nói được chú ý tái hiện, làm cho các nhân vật lịch

sử hiện lên là những con người của cuộc sống, đang chịu sự chi phối của chínhcuộc sống đầy phức tạp Cùng một sự kiện diễn ra trong cuộc đời của nhân vật

nhưng được ghi lại trong Nam triều công nghiệp diễn chí nó không hoàn toàn

tồn tại đơn thuần là những sự kiện lịch sử như ở các cuốn lịch sử đã ghi chép.Các sự kiện này được nhìn ở những góc độ khác nhau, các chi tiết được chú ý

ghi lại không hoàn toàn giống nhau Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí và

các cuốn sử ghi chép cùng một giai đoạn lịch sử chúng ta dễ dàng nhận thấyđiều này Nếu như trong các sách chính sử các sự kiện được ghi chép một cáchđầy đủ, chi tiết, nhân vật chỉ có ý nghĩa là chủ thể của các sự kiện đó thì trong

Nam triều công nghiệp diễn chí tác giả đã chủ tâm lựa chọn các sự kiện, các chi

tiết cụ thể để tái hiện được những nhân vật như là những số phận con người cụ

thể Đứng ở góc độ này, Nam triều công nghiệp diễn chí đã miêu tả được nhiều

trạng thái xã hội và nhiều số phận bi kịch bằng các tình tiết chân thực và gầngũi Ở đây người viết chỉ dừng lại so sánh một vài sự kiện chính được ghi chéptrong chính sử và được Nguyễn Khoa Chiêm lựa chọn và ghi lại trong tiểu

thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí.

Năm 1558, năm Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa đây là một mốchết sức quan trọng, khởi đầu sự nghiệp gây dựng Nam triều của Nguyễn Hoàng

Trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục các tác giả chỉ ghi lại rất

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
4. Nhan Bảo (1998), “Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam” (Trần Lê Bảo dịch), Tạp chí Văn học, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam” (Trần Lê Bảo dịch)," Tạp chí Văn học
Tác giả: Nhan Bảo
Năm: 1998
5. Phạm Tú Châu (1997), Hoàng Lê nhất thống chí - văn bản, tác giả và nhân vật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lê nhất thống chí - văn bản, tác giả và nhân vật
Tác giả: Phạm Tú Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1997
6. Phạm Tú Châu (1984), “Lê Quý Đôn và thể loại tiểu thuyết cổ”, Tạp chí Văn học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Quý Đôn và thể loại tiểu thuyết cổ”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1984
7. Nguyễn Huệ Chi (2002), “Con đường giao tiếp văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối liên hệ khu vực”, Tạp chí Văn học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường giao tiếp văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối liên hệ khu vực”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2002
8. Nguyễn Huệ Chi (2003), “Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX”, Tạp chí Văn học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2003
9. Nguyễn Huệ Chi - Vũ Thanh (1996), “Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu cho loại hình tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ”, Tạp chí Văn học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu cho loại hình tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi - Vũ Thanh
Năm: 1996
10. Nguyễn Khoa Chiêm (1994), Nam triều công nghiệp diễn chí (Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam triều công nghiệp diễn chí
Tác giả: Nguyễn Khoa Chiêm
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1994
11. Nguyễn Đình Chú (2002), “Hiện tượng Văn - Sử - Triết bất phân trong văn học Việt Nam thời trung đại”, Tạp chí Văn học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng Văn - Sử - Triết bất phân trong văn học Việt Nam thời trung đại”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2002
12.Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (2006), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các triều đại Việt Nam
Tác giả: Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2006
13. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2004
14.Đỗ Đức Dục (1971), “Suy nghĩ về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Năm: 1971
15. Trương Đăng Dung (1994), “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của G. Lucacs”, Tạp chí Văn học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của G. Lucacs”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 1994
16. Trần Xuân Đề (2001), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
17. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
18.Hà Minh Đức (), Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
19.Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và tác phẩm văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1971
20.Trọng Đức (1968), “Hình tượng nhân vật anh hùng qua một số tác phẩm văn học cổ Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng nhân vật anh hùng qua một số tác phẩm văn học cổ Việt Nam”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Trọng Đức
Năm: 1968
21. Vũ Thanh Hà (2005), “Hoàng Lê nhất thống chí và thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 6 22. Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (Đồng chủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lê nhất thống chí và thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Vũ Thanh Hà
Năm: 2005
23. Nguyễn Xuân Hòa (1998), Ả nh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ả"nh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến tiểu "thuyết cổ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Hòa
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w