1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí

82 2,9K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 376,5 KB

Nội dung

Chính vì vậy, nghiên cứu mô tả hình tượng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí sẽ thấy được nghệ thuật xây dựng các nhân vật lịch sử ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ

Trang 1

Trờng Đại học Vinh

Khoa ngữ văn

====*****====

Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa

trong hoàng lê nhất thống chí

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: văn học Việt Nam trung đại

Giáo viên hớng dẫn: TS Trơng xuân tiếu Sinh viên thực hiện: bùi thị quỳnh Lớp: 47B3 - Văn

Vinh – 2010 2010

Lời cảm ơn

Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi cònnhận đợc sự hớng dẫn tận tình, chu đáo và có phơng pháp của thầy TrơngXuân Tiếu, sự góp ý chân thành của nhiều thầy cô giáo giảng dạy trongkhoa Ngữ Văn trờng Đại học Vinh, cùng ngời thân và bạn bè đã độngviên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Trang 2

Nhân dịp này, tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TrơngXuân Tiếu – ngời đã trực tiếp hớng dẫn, xin đợc gửu tới các thầy cô giáo vàbạn bè lời cảm ơn chân thành nhất!

Vinh, tháng 5 năm 2010

Tác giả

Bùi Thị Quỳnh

Trang 3

Môc lôc

Trang

MỞ ĐẦU 0

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Lịch sử vấn đề 3

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc khóa luận 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ VÀ GIỚI THIỆU TÁC PHẨM HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ 10

1.1 Giới thuyết về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm tự sự 10

1.2 Giới thiệu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí 11

1.2.1 Tác giả 11

1.2.2 Nội dung 14

1.2.3 Nghệ thuật 16

Chương 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VUA CHÚA THUỘC TUYẾN PHẢN DIỆN TRONG TÁC PHẨM HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ .21

2.1 Các nhân vật vua chúa 22

2.1.1 Vua 22

2.1.2 Chóa 28

2.2 NghÖ thô©t x©y dùng nh©n vËt vua chóa tuyÕn ph¶n diÖn 35

2.2.1 §èi víi nh©n vËt vua Lª 36

Trang 4

2.2.2 Đối với nhân vật chúa Trịnh 42

2.2.3 Thái độ của tác giả khi xây dựng các nhân vật vua chúa thuộc tuyến phản diện 48

Chơng 3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa thuộc tuyến chính diện trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí 52

3.1 Các nhân vật vua chúa thuộc lực lợng khởi nghĩa Tây Sơn 54

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa tuyến chính diện 74

3.2.1 Đối với vua Tây Sơn (Nguyễn Nhạc) 74

3.2.2 Đối với vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) 76

3.2.3 Thái độ của tác giả đối với nhân vật vua chúa tuyến chính diện 85

Kết luận 88

Danh mục tài liệu tham khảo 90

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi cỡ lớn của văn học

Việt Nam trung đại Nội dung của tác phẩm là nhằm mô tả khá đầy đủ một thờiđại vừa đau thương, vừa hào hùng của dân tộc Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷXVIII - đầu thế kỷ XIX Tác phẩm là sự kết hợp tài tình giữa bút pháp nghệ thuậtsinh động và công việc chép sử, mà thành công đã vượt ra ngoài sự mong đợi của

tác giả Có thể thấy, trước Hoàng Lê nhất thống chí văn học trung đại Việt Nam

đã có một nền văn xuôi với những tác phẩm có giá trị, từ Việt điện u linh, Lĩnh

Nam chích quái đến Thượng kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Hoàng Lê nhất thống chí là đỉnh cao của loại tiểu thuyết chương hồi trong văn

học Việt Nam trung đại Tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị to lớn, bản thân tácphẩm đã làm thay đổi quan niệm truyền thống của một nền văn học vốn đã coitrọng văn vần, coi nhẹ văn xuôi như văn học Việt Nam

1.2 Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm được chọn giảng ở trường trung

học cơ sở (lớp 9), việc tìm hiểu tác phẩm này sẽ giúp cho việc giảng dạy của giáoviên tốt hơn, ít nhiều giúp học sinh nắm được nét độc đáo của tác phẩm cũng như

có một sự hiểu biết về lịch sử, về vua chúa

1.3 Điều thú vị nhất của tác phẩm chính là ở chỗ nó đã xây dựng được một

hệ thống nhân vật đa dạng, muôn hình muôn vẻ và cực kỳ sinh động, trong đónhân vật vua chúa rất nhiều và nằm ở nhiều tuyến Vấn đề này cũng đã đượcnhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm, phân tích, đánh giá, tuy nhiên nhữngcông trình nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chưa thật sự đầy

đủ và sâu sắc

Trang 6

2 Mục đích nghiên cứu

Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầy biến cố với sự sụp đổ của tậpđoàn phong kiến vua Lê chúa Trịnh và khắp mọi miền đất nước phong tràonông dân khởi nghĩa liên tục nổ ra, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn

Có thể nói, trong giai đoạn lịch sử này đã có rất nhiều tác phẩm xuấthiện, tuy nhiên chưa có một tác phẩm nào phản ánh một cách chân thực và

sinh động, bao quát cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động như Hoàng Lê

nhất thống chí; tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn và đạt được nhiều

thành công về nghệ thuật Chính vì vậy, nghiên cứu mô tả hình tượng nhân

vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí sẽ thấy được nghệ thuật xây

dựng các nhân vật lịch sử ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX cónhiều nét độc đáo so với những tác phẩm đương thời cũng nói về những đối

tượng đó như Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác hay Vũ trung tùy bút của

Phạm Đình Hổ Đồng thời, còn thấy được thái độ của các nhà văn khi phảnánh, thể hiện những nhân vật vua chúa, đó là sự phê phán sâu sắc, hoặc ngợi

ca hết lời

Ngoài ra, khóa luận sẽ góp phần hiểu sâu hơn giá trị nội dung tư tưởng

và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí để vận dụng trong

học tập, nghiên cứu và phục vụ công tác giảng dạy ở trường phổ thông

3 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm có số lượng nhân vật phong

phú, đa dạng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, song đề tài khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu những nhân vật có địa vị cao nhất là vua chúa; còn Thái phi,quần thần, quan lại… không phải là đối tượng nghiên cứu

3.2 Trong Hoàng Lê nhất thống chí có hai tuyến nhân vật, đó là chính

nghĩa và phi nghĩa và ở tuyến nào cũng có vua chúa Khóa luận sẽ đề cập đếntất cả các nhân vật đó

Trang 7

3.3 Khúa luận khụng phải nhằm kể lại nhõn vật vua chỳa Vỡ thế sốphận, hiện trạng của một số nhõn vật chỉ được quan tõm trong phạm vi tỏcphẩm trờn phương diện nghệ thuật, cũn trong cuộc sống như thế nào khúaluận khụng đặt ra.

4 Lịch sử vấn đề

Từ lõu Hoàng Lờ nhất thống chớ đó được nhiều người quan tõm nghiờn

cứu Mức độ quan tõm khụng thống nhất, nhưng cú thể thấy rằng tất cả đềuđỏnh giỏ rất cao tỏc phẩm về nhiều phương diện Cho đến nay đó cú rất nhiều

bài viết, cụng trỡnh nghiờn cứu của cỏc học giả về Hoàng Lờ nhất thống chớ,

bao gồm cỏc loại như: giỏo trỡnh, chuyờn luận, luận văn, khúa luận

4.1 Về giáo trình

4.1.1 Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ớc tân

biên[14; 235-229] đã khẳng định giá trị phản ánh sự thật lịch sử của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí và ông cũng đã chỉ ra nguyên nhân dẫn tới bức tranh

xã hội loạn lạc, chính sự đảo điên Đồng thời, ông cũng đề cập tới nghệ thuậtthể hiện các nhân vật vua chúa

Tuy nhiên, khi nói về các hình tợng vua chúa, Phạm Thế Ngũ chỉ mớikhái quát tính cách của một số nhân vật chứ cha có một cái nhìn cụ thể, chitiết các nhân vật vua chúa ở mỗi tuyến

4.1.2 Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam, nửa cuối thể kỷ

XVIII-hết thế kỷ XIX, đã khẳng định giá trị hiện thực của tác phẩm và theo ông không

thể gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử đợc, mà phải gọi nó là một tác phẩm ký sự mới đúng Hoàng Lê nhất thống chí không phải là một tác

phẩm lịch sử thuần tuý, mà là một tác phẩm văn học và giá trị văn học của nócũng rất to lớn Nguyễn Lộc cũng đã đi sâu phân tích, đánh giá hai nhân vậtNguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh và khẳng định:

“ Các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí trong khi phản ánh phong trào Tây Sơn,

đặc biệt đã ghi lại đợc hình ảnh đẹp đẽ của Nguyễn Huệ, ngời thủ lĩnh củanghĩa quân, ngời anh hùng của dân tộc” [10; 249], “ phải nói trong toàn bộ tácphẩm, không có nhân vật thứ hai nào cẩn trọng, cơ mu, trí dũng, nhân ái nh

Trang 8

tìm hiểu hình tợng vua chúa giữa các tuyến chính nghĩa cũng nh phi nghĩa ở

từng chơng, từng hồi trong Hoàng Lê nhất thống chí Nguyễn Lộc cũng cha

chỉ rõ nghệ thuật xây dựng nên những hình tợng này

4.1.3 Nguyễn Đăng Na trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại,

Nxb Giáo dục Hà Nội - 2000 đã phân tích khá sâu sắc những đặc điểm củatiểu thuyết chơng hồi Việt Nam qua cái nhìn đối sánh với các tác phẩm cùngthời và tiểu thuyết chơng hồi Trung Quốc Từ đó ông khẳng định những nét

đặc sắc nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí Một trong những nét đặc sắc

đó là đã xây dựng đợc một hệ thống nhân vật đồ sộ, đa dạng, đủ các hạng

ng-ời, mọi tầng lớp trong xã hội, từ các yếu nhân lịch sử đến nhân vật ở cả haiphía (nông dân - phong kiến, dân tộc - ngoại xâm, yêu nớc - bán nớc , chínhnghĩa - phi nghĩa, anh hùng- tớng cớp ) Tác phẩm xây dựng khá thành cônggần 400 nhân vật “ mỗi ngời một tính cách vừa độc đáo, cá biệt mà vẫn rấthiện thực Nhiều nhân vật đợc xây dựng thành công đến mức xuất sắc[13;60].Bởi các nhà văn họ Ngô đã tạo dựng tình huống cho các nhân vật bộc lộ, lựachọn “lời nói, cử chỉ, hành động mang ý nghĩa nh những tín hiệu đặc trng nhấtcho tính cách nhân vật [13;62]

Mặt khác, tác phẩm còn độc đáo vì phản ánh trực tiếp hiện thực đơngthời, vì tác giả xây dựng mình thành nhân vật trong tác phẩm, nh một chứngnhân của lịch sử xã hội mà tác giả đang phản ánh

4.2 Các luận văn, khoá luận

4.2.1 Nguyễn Thị Chung Thuỷ trong luận văn Thạc sĩ về đề tài Hoàng Lê

nhất thống chí với lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đã đề cập đến

các vấn đề: Vị trí của Hoàng Lê nhất thống chí trong văn xuôi tự sự trung đại;

Sự sụp đổ của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh đợc phản ánh trong Hoàng Lê

nhất thống chí; Phong trào Tây Sơn qua sự phản ánh của Hoàng Lê nhất thống chí Từ đó tác giả nhấn mạnh hiện thực xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đ-

ợc phản ánh trong tác phẩm với những nét đặc sắc, độc đáo mà các tác giả vănxuôi tự sự đơng thời không có đợc Tác giả luận văn cũng đã có cái nhìn kháiquát về hình tợng nhân vật vua chúa mỗi tuyến Đồng thời, tác giả luận văn

cũng khẳng định: “các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã khẳng định đợc tài

năng của mình qua việc xây dựng nhân vật Nhân vật lịch sử đã trở thành hìnhtợng nhân vật văn học với nhiều ý nghĩa có giá trị”[19; 99]

Trang 9

4.2.2 Lê Đình T trong khoá luận tốt nghiệp về đề tài: Tìm hiểu nghệ thuật

tự sự trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí đã có cái nhìn khá đầy đủ về

từng hình tợng vua chúa trong tác phẩm Mặt khác, tác giả cũng đã chỉ ra mộttrong những đặc sắc nghệ thuật góp phần làm nên thành công của tác phẩm đóchính là nghệ thuật tự sự Tác giả cũng khẳng định “ với tài năng và sự trảinghiệm của mình, đặc biệt là sự chứng kiến hiện thực xã hội một cách kháchquan, các nhà văn họ Ngô đã xây dựng đợc một bức tranh toàn cảnh muôn

màu, muôn sắc về hiện thực xã hội đơng thời Hoàng Lê nhất thống chí là một

tác phẩm chơng hồi có giá trị độc nhất vô nhị trong văn học trung đại ViệtNam Với tài năng nghệ thuật cao, các nhà văn họ Ngô Thì đã lồng ghép, phốihợp các thủ pháp nghệ thuật: yếu tố nghệ thuật trào phúng kết hợp với anhhùng ca, hay kết hợp giữa kể và tả và trong việc xây dựng nhân vật cũng nhkết cấu chơng hồi đều tạo đợc gam màu đa sắc cho bức tranh xã hội hiệnthực đó”[22; 47]

4.2.3 Cao Thị Vân Anh trong khoá luận tốt nghiệp về đề tài: Hoàng Lê

nhất thống chí với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, khẳng định tác phẩm đã phản ánh

sinh động, hào hùng và ngợi ca cuộc khởi nghĩa Tây Sơn Đồng thời, tác giảkhoá luận đã đề cập tới những thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm và

cũng đã có nhận định về nghệ thuật khắc họa nhân vật: “Hoàng Lê nhất thống

chí đã thể hiện đợc nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế, sắc sảo Nhân vật

đ-ợc đặt trong những mối quan hệ phức tạp, trong những tình huống bất ngờ màqua đó nhân vật bộc lộ rõ nhất bản chất của mình”[2; 56]

4.2.4 Phạm Tuấn Anh trong khoá luận tốt nghiệp về đề tài mang tên

Hình tợng nhân vật ngời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ – Quang Trung trong Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí đã đặt hình tợng Nguyễn Huệ – Quang Trung trong Quang Trung trong

mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều để làm nổi rõ phẩm chất, tính cách của mộtngời anh hùng dân tộc Mặt khác, tác giả khoá luận cũng đã làm rõ những thủpháp nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm nhằm thể hiện hình tợng nhân vật ng-

ời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung

Tuy nhiên, Phạm Tuấn Anh chỉ mới đi sâu tìm hiểu ngời anh hùng áo vảiNguyễn Huệ – Quang Trung trong Quang Trung và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo để xâydựng nên hình tợng đó, chứ những nhân vật vua chúa đồng tuyến cũng nh đốituyến vẫn cha đợc đề cập đến

4.3 Về chuyên luận

Trang 10

Đáng chú ý là công trình nghiên cứu Hoàng Lê nhất thống chí, văn bản,

tác giả và nhân vật của Phạm Tú Châu Đây là một công trình khảo cứu công

phu về văn bản, tác giả, nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí Trong công

trình này, Phạm Tú Châu chú ý nhiều đến các nhân vật nữ mà cuộc đời sốphận gắn với đời sống gia đình, xã hội của giai cấp phong kiến đến các nhânvật nho sỹ Tràng An bất tài, tham lam cơ hội và vai trò của nghĩa quân TâySơn, chủ tớng Nguyễn Hụê trong công cuộc nhất thống đất nớc và giữ nớccuối thế kỷ XVIII Bên cạnh đó, tác giả chuyên luận cũng đã khẳng địnhnhững thành công và hạn chế của tiểu thuyết chơng hồi chữ Hán qua một số

đối sánh đồng đại và lịch đại, và nhấn mạnh dù vẫn chịu ảnh hởng của tiểuthuyết chơng hồi các nớc trong khu vực, nhng nét độc đáo của tác phẩm chính

là các tác giả “ ghi chép, dựng lại chính những sự kiện và nhân vật mà các tácgiả tai nghe, mắt thấy hoặc đích thân tham dự, tiếp xúc, thậm chí là đồng liêuhoặc cùng dòng máu với mình không cần tránh né [3; 144-145] Đây đợc xem

là công trình khảo cứu có quy mô toàn diện, đầy đủ nhất về Hoàng Lê nhất

thống chí.

4.4 Tạp chí

4.4.1 Trên tạp chí Văn học ( số 9 - 1968), Đỗ Đức Dục đã nghiên cứu về

Hoàng Lê nhất thống chí với bài viết có nhan đề “ Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí” Theo nội dung bài viết này thì rõ ràng các nhân vật

trong tác phẩm đã mang “ tính cách” và các nhân vật lịch sử đã trở thành nhânvật văn học, đồng thời trở thành những nhân vật có “tính cách điển hình” Ông

Đỗ Đức Dục cho rằng: “ Điều đặc sắc nhất trong chủ nghĩa hiện thực trong

Hoàng Lê nhất thống chí là sự mô tả nhân vật, những tính cách con ngời” [4;

58] Những nhân vật đợc mô tả trong Hoàng Lê nhất thống chí đủ mọi hạng

ngời, mọi tầng lớp trên cái nền của xã hội phong kiến đang rệu rã và đổ nát

đến cực độ Điều đáng chú ý ở đây là Đỗ Đức Dục chủ yếu đi sâu vào phântích tính cách điển hình ở nhân vật Nguyễn Huệ - một vị vua thuộc phe chínhnghĩa Ông khẳng định : “ Hình tợng Nguyễn Huệ là biểu hiện hùng hồn sức

mạnh của phơng pháp hiện thực chủ nghĩa trong Hoàng Lê nhất thống chí [4;

159] Còn các hình tợng vua chúa khác thuộc phe đối lập vẫn cha đợc ông đềcấp tới một cách cụ thể, tỷ mỉ

Trang 11

4.4.2 Trên tạp chí Giáo dục ( số 205- tháng1/2009) Trơng Xuân Tiếu cũng đã nghiên cứu về Hoàng Lê nhất thống chí với bài viết có nhan đề: Tiếp

cận đoạn trích hồi thứ 14 viết về chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa theo hớng khám phá đặc sắc nghệ thuật Bằng việc phân tích các đặc điểm nghệ thuật đ-

ợc sử dụng trong hồi 14, tác giả bài báo làm nổi rõ tài năng nghệ thuật của cácnhà văn họ Ngô Tác giả bài viết còn khẳng định: “ Dới ngòi bút của nhà văn

họ Ngô, hình tợng vua Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn đợc thể hiện thật

đẹp đẽ Đó là những ngời anh hùng yêu nớc, ra trận trong tâm thế chủ động,công đồn trong khí thế tiến công; và đã đánh bại quân Thanh xâm lợc bằngtinh thần quyết chiến quyết thắng, bằng t thế hùng dũng, đứng trên đầu thù

Vẻ đẹp của vua Quang Trung và của nghĩa quân Tây Sơn trong đoạn văn nàychính là vẻ đẹp của dân tộc ta giai đoạn cuối thế kỷ XVIII Chính vẻ đẹp ấy đãgóp phần tô thắm truyền thống chống xâm lăng của đất nớc Đại Việt anhhùng.”[21; 30] Mặt khác, tác giả bài báo cũng đã làm nổi rõ nghệ thuật tốcáo, trào phúng bản chất xấu xa, bỉ ổi, phản nớc hại dân của ông vua phản

động Lê Chiêu Thống

Nh vậy, tác giả bài báo đã nói nhiều về chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

để từ đó khẳng định, ngợi ca công lao của vua Quang Trung và nghĩa quânTây Sơn Bên cạnh đó, tác giả bài báo ít nhiều đã đi vào khám phá nghệ thuậtxây dựng nhân vật trong đoạn trích Song do giới hạn trong một hồi, nên tácgiả cha bao quát hết nội dung t tởng cũng nh nghệ thuật của tác phẩm

Qua tổng hợp, thống kê, tìm hiểu các công trình nói trên, chúng tôi thấycác nhà nghiên cứu đã ít nhiều quan tâm đến các nhân vật vua chúa trong

Hoàng Lê nhất thống chí Tuy nhiên phần lớn các bài viết, các công trình

nghiên cứu thờng đề cập đến những vấn đề khác nhau của tác phẩm, hoặc một

số nhân vật cụ thể nào đó, chứ cha có công trình nào đi sâu tìm hiểu nghệ

thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí để khẳng

định giá trị văn chơng to lớn của tác phẩm

Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm kết quả của ngời đi trớc ở đề tài này,

chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong tác

phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của các nhà văn họ Ngô Thì.

5 Phương phỏp nghiờn cứu

Trang 12

5.1 Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi chữ Hán thời Trung

đại cho nên nghiên cứu nó ở khía cạnh nào, chúng tôi cũng quán triệt hai quanđiểm:

- Quan điểm duy vật lịch sử, tức là khi nghiên cứu tác phẩm phải chú ýtính lịch đại và đồng đại

- Quan điểm duy vật biện chứng, tức là chú ý mối quan hệ giữa nội dung

và hình thức, giữa lịch sử và văn học…

5.2 Ngoài ra, để giải quyết được các nhiệm vụ đã đặt ra, chúng tôi còn

sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, hệ thống và một số phương phápkhác

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài Mở đầu, Kết luận và mục Tài liệu tham khảo, nội dung được trìnhbày trong ba chương:

Chương 1 Khái lược về vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật và tác

phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

Chương 2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa thuộc tuyến phản

diện trong Hoàng Lê nhất thống chí.

Chương 3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa thuộc tuyến chính

diện trong Hoàng Lê nhất thống chí.

Trang 13

NỘI DUNG

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ VÀ GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

1.1 Giới thuyết về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm tự sự

M Goocky đã từng nói “Văn học là nhân học”, nghĩa là văn học bao giờcũng là chuyện của con người Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi nhânvật chính là hình thức cơ bản để văn học phản ánh thế giới một cách hìnhtượng Nhân vật được xem là linh hồn của tác phẩm, nhân vật văn học có thể

có tên riêng (Chí Phèo, Chị Dậu, Grăng-đê…), cũng có thể không có tên riêngnào như: Ông lái đò, chị thợ nhuộm, bà lão mù lòa, ông ăn mày… Trong tácphẩm tự sự, nhân vật là yếu tố không thể thiếu và nó biểu hiện là những conngười hành động “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ,không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống” [7; 235] Nhân vật đặcbiệt quan trọng đối với loại hình tự sự , nó là một trong hai hạt nhân cơ bảncấu thành loại hình tự sự

Việc nhà văn làm cho nhân vật hiện lên như thế nào trong tác phẩm đó lànghệ thuật xây dựng nhân vật Nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật thườngđược thể hiện qua các phương diện: ngoại hình, hành động, thế giới nội tâm,ngôn ngữ, những nét tính cách… Nhân vật có thể được mô tả trực tiếp quangôn ngữ của các nhà văn với tư cách là người kể chuyện, cũng có thể đượcthể hiện bằng sự cảm nhận của những người xung quanh (những nhân vậtkhác) trong tác phẩm

Hiện thực đời sống vô cùng đa dạng, phong phú, con người trong cuộcsống ấy cũng đa chiều, đa diện… Nhân vật văn học, chính vì vậy, cũng không

Trang 14

cố định theo những khuôn hình cơ bản nào Các phương diện thể hiện nhânvật có thể giống nhau, song các thủ pháp thể hiện các phương diện đó ở mỗitác phẩm, mỗi tác giả, mỗi nhân vật lại càng khác nhau.

Mỗi nhà văn, dù vẫn chịu chi phối của những nguyên tắc chung của vănhọc thời đại, nhưng vẫn luôn tồn tại sự khác biệt trong việc thể hiện các nhânvật của mình Đó cũng là lý do để nhà văn và đứa con tinh thần của mình tồntại

Nói như vậy để thấy rằng, nếu như nhân vật là yếu tố không thể thiếu củavăn học, thì nghệ thuật xây dựng nhân vật lại là điều làm cho nhân vật và tácphẩm văn học tồn tại Đồng thời, đó cũng là yếu tố thể hiện rõ nhất sự sángtạo nghệ thuật, sự độc đáo riêng biệt của người cầm bút và đó cũng là điềulàm nên sức hấp dẫn cho mỗi tác phẩm văn học

1.2 Giới thiệu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí

1.2.1 Tác giả

Về tác giả Hoàng Lê nhất thống chí cũng có nhiều vấn đề cần phải bàn.

Là một tác phẩm lớn, mà giá trị tiềm tàng của Hoàng Lê nhất thống chí ngày

càng được khám phá, vì vậy những người viết nên nó đương nhiên cũng cầnđược coi là những nhà văn lớn Xác định được ai là tác giả, đi sâu vào cuộcđời họ để nghiên cứu các tác phẩm thơ văn khác của họ sẽ càng có điều kiệnhiểu rõ hơn về tác phẩm chính, từ đó để hiểu thêm giá trị văn chương trong

Hoàng Lê nhất thống chí Cho đến nay, đã có nhiều giả thuyết khác nhau về

tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí Những ý kiến tựu trung xung quanh bốn

người là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du, Ngô Thì Nhậm và Ngô Thì Thiến Có bốn

bản chép tay Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy

Chú Có một bản ghi tác giả Ngô Thì Ức và một bản ghi tác giả là Ngô Thì

Sỹ Nhưng có lẽ là do chép nhầm Qua quá trình nghiên cứu các tư liệu lịch sử

và thư tịch cổ, nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu cho rằng: “ Cho tới nay, chúng

Trang 15

ta vẫn phải để tác giả Hoàng Lê nhất thống chí gồm cả bốn người nói trên,

sắp xếp theo thứ tự từ trước đến sau và mức độ chắc chắn là Thì Chí, Thì Du,Thì Nhậm và Thì Thiến Phạm Tú Châu cũng nhấn mạnh thêm rằng: “ Chưa

có lý do gì chắc chắn để loại trừ một người nào trong số bốn người trên Cấutrúc của tác phẩm cùng cách viết của các hồi cũng chứng tỏ ít nhất có ba

người trở lên tham gia viết Hoàng Lê nhất thống chí Còn vấn đề họ viết

nhiều hay ít, sửa chữa, thêm bớt của nhau và sử dụng tài liệu của người khácnhư thế nào, cũng như những người đọc sửa chữa thêm bớt cuốn sách như thếnào thì ngoài những điều chúng tôi đã tìm ra và trình bày, các tài liệu hiệnchưa cho phép ta khẳng định một cách dứt khoát, rõ ràng, mặc dù ta biết mộtcách chắc chắn là có những việc đó” [3; 111]

Theo tác giả Mai Quốc Liên và Kiều Thu Hoạch trong bài viết Góp phần

xác định tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí” in trên tạp chí Văn học (Số 4

- 1981), tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí có thể là hai người, đó là Ngô

Thì Chí và Ngô Thì Du Ngô Thì Chí tên tự là Học Tốn, hiệu là Uyên Mật, làcon thứ hai của Ngô Thì Sỹ và là em ruột của Ngô Thì Nhậm, ông đỗ ÁNguyên hương tiến, làm quan đến chức Thiêm Thư Bình Chương tỉnh sự Vềnăm sinh của ông gia phả không ghi, nhưng căn cứ vào bài thơ khai bút năm

Ất Tị (1885) của ông ghi trong Học phi thi tập có câu Ngô niên tam thập

tam (Tuổi ta năm nay ba mươi ba) mà suy ngược lên thì có thể đoán ông sinh

năm 1752 Năm 1784, Nguyễn Huệ sai Võ Văn Nhậm ra Bắc diệt NguyễnHữu Chỉnh, trong khi Ngô Thì Nhậm ở lại cộng tác với nhà Tây Sơn, thì NgôThì Chí bỏ Thăng Long chạy theo Lê Chiêu Thống (Lê Chiêu Thống đóng

quân tại vùng Chí Linh – Hải Dương) Ngô Thì Chí dâng bản Sách lược trung

hưng tỏ ra rất tha thiết với công cuộc phục hưng cơ nghiệp nhà Lê Sau đó

ông được Lê Chiêu Thống cử đi công cán ở Lạng Sơn, nhưng mới tới huyệnPhượng Nhãn thì bị ốm nặng, sau ráng về đến huyện Gia Bình thì chết, lúc đó

Trang 16

vào khoảng năm 1788 Những sự việc này, chính hồi X và hồi XI trong

Hoàng Lê nhất thống chí đã ghi chép khá rõ ràng Ngô Thì Chí là một người

có tài thơ văn, lại làm quan Nội hàn viện (chức quan văn trong nội các), do

đó ông có điều kiện để sáng tác thơ văn Ông còn để lại Học phi thi tập, Học

phi văn tập, Hòa mầu khoa sở được tập hợp trong Ngô gia văn phái với cái

tên Học tốn công di thảo

Theo gia phả, ông viết sách Tân đàm tâm kính và gia phả cũng ghi ông viết sách An Nam nhất thống chí bảy hồi Từ thực tiễn sáng tác của Ngô Thì Chí như vậy càng cho phép chúng ta tin rằng, điều mà gia phả ghi và Vũ

trung tùy bút đã ghi không phải là không có căn cứ Hơn nữa, có một số bản

sao cũng đều ghi rõ Ngô Thì Chí là tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí

cũng là một căn cứ

Như vậy, Ngô Thì Chí là một trong số các tác giả của Hoàng Lê nhất

thống chí, Ngô Thì Du tự xưng là Trưng Phủ, hiệu là Văn Bác, sinh năm

1772, mất năm 1840, là con Ngô Thì Đạo và cháu Ngô Thì Sỹ, ông từng làm

đến Đốc học Hải Dương vào đầu thời Gia Long, là tác giả của Trưng phủ thi

văn tập trong Ngô gia văn phái và cũng chính là người soạn Ngô gia thế phả

ký Ngô Thì Du cũng là đồng tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí, mà nếu

Ngô Thì Chí là tác giả của phần “chính biên”, thì Ngô Thì Du là tác giả củaphần “tục biên” Nhưng do gia phả chỉ ghi ông viết bảy hồi mà không ghi rõ

là bảy hồi nào cho nên nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm và dịchgiả Ngô Tất Tố đầu có thắc mắc là không biết Ngô Thì Du có phải là tác giảcủa phần tục biên hay không ? Sở dĩ như vậy là vì phần tục biên có nhữngmười hồi, chứ không phải là bảy hồi Nếu Ngô Thì Du là tác giả của bảy hồi,thì ba hồi còn lại là do ai viết? Điều này là một hoài nghi khoa học rất đánglưu ý và cần phải tìm hiểu sâu hơn [6; 33 – 36]

Trang 17

Từ những băn khoăn của nhà nghiên cứu trong việc trả lời câu hỏi ai là

tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí, ngày nay chúng ta vẫn hay sử dụng cách gọi chung là Ngô gia văn phái để thay tên cho từng tác giả cụ thể Đấy là cách

làm hợp lý, ngắn gọn nhưng lại rất đầy đủ cho đến khi chúng ta tìm kiếm

được một bước mới trong việc xác định tác giả Hoàng Lê nhất thống chí Nếu

không, chỉ còn cách là nêu tên tất cả bốn người, mà như vậy thì không tiện lợichút nào

1.2.2 Nội dung

Có thể nói, nội dung của tác phẩm chính là hiện thực lịch sử mà tác phẩm

đã phản ánh thông qua các hình tượng

Trước hết, ta nhận thấy rằng toàn bộ tác phẩm là sự vạch trần với mộttinh thần phê phán cương trực về một xã hội đầy rẫy những mặt đen tối vàđau thương, trong đó nổi bật lên bộ mặt của một guồng máy thống trị thối nát.Những sự tranh giành, cướp giật quyền bính giữa các phe phái trong tập đoànphong kiến Lê – Trịnh, những âm mưu đen tối, những cuộc chém giết, những

vụ nổi loạn, trộm cướp, giết người, hãm hiếp và đàn áp dư luận Tất cả nhữngvết thương trên tấm thân già gần kiệt sức của chế độ phong kiến đã được tácgiả giải phẫu một cách tinh tế Qua việc mô tả những sự kiện ấy một cách sinhđộng, tác giả đã tỏ rõ sự chán ghét, sự bất mãn và sự phẫn nộ của chính mình.Những biến động của dòng lịch sử đang chảy xiết, sức vang dội của nhữngtrào lưu tư tưởng tiến bộ đã làm cho tác giả thấy sự mong manh, lung lay và

sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của một thiết chế xã hội xây dựng lên từ baothế kỷ Điều hành xã hội ấy là những vị chúa hoang dâm, xa xỉ vô độ nhưTrịnh Sâm, hèn nhát như Trịnh Tông, một ông vua cam tâm nhận một số phận

bù nhìn như Lê Cảnh Hưng, một ông vua bán nước ti tiện và tàn ác như LêChiêu Thống Tác giả đã không giấu nổi sự khinh bỉ của mình khi nói vềnhững nhân vật đó, mặc dù ở đây, sự tác động của tư tưởng chính thống cũng

Trang 18

mong manh hơn bao giờ hết Chúa Trịnh Sâm, tuy được tác giả khen là “bậccương minh, anh đoán, trí tuệ hơn người”, nhưng cũng chính con người ấy đã

bị tác giả vạch ra một cách rõ ràng rằng y chỉ là một tên nô lệ của người đàn

bà họ Đặng, cũng dâm đãng không kém Còn chúa Trịnh Tông, may mắn làcon trưởng, được lũ kiêu binh tung hô trên chiếc mâm bày cỗ, cũng chỉ là conrối trong tay mấy viên quan trung thành với chúa Trịnh Trước thái độ luồncúi, ti tiện của vua Lê Chiêu Thống đến với giặc Thanh, tác giả đã mượn lờicủa một người dân thốt lên : “Nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến naychưa bao giờ có ông vua đê hèn khuất phục như thế” Chỉ qua việc mô tảnhững vụ trả thù man rợ của y đối với những người trong hoàng tộc đã trót gảcon gái cho Tây Sơn, hay thái độ của y trong những vụ cướp giật tài sản giữaban ngày thì ngàn năm sau chưa có kẻ nào có thể biện bạch cho những tội áccủa y

Một xã hội như vậy sẽ là nơi cho những kẻ hung hăng, ác ôn như ĐặngMậu Lân tác oai tác quái, là điều kiện thuận lợi cho những vụ nổi loạn củađám kiêu binh Tác giả đã thấy hết cảnh lầm than của nhân dân và cũng nhậnthấy sức mạnh như vũ bão của họ khi kết thành một khối, dưới sự lãnh đạocủa một minh quân Những lời đe dọa, những hình phạt dã man cũng khôngngăn được làn sóng phản kháng ngày một mạnh mẽ của những người dân đen.Tất cả những sự kiện lớn nhỏ đó đã cho ta thấy bóng dáng của lực lượng quầnchúng nhân dân đông đảo bắt đầu quan tâm đến những vấn đề thuộc về vậnmệnh của chính mình, của quốc gia dân tộc Một hiện thực hào hùng nhất lànhững chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn Tác giả đã không che dấu lòngkính phục của mình đối với lực lượng nông dân áo vải Có lẽ lòng yêu nước, ýthức tự tôn dân tộc vốn được sinh ra từ một bọc trứng đã chiến thắng phầnnào những định kiến giai cấp mù quáng Ngọn cờ mà nghĩa quân Tây Sơngiương lên khi tiến quân ra Bắc là “phù Lê diệt Trịnh”, vì thế chiến thắng của

Trang 19

quân Tây Sơn là chiến thắng của người Việt trước kẻ thù ngoại xâm Chínhbởi vậy, mà dường như chưa bao giờ ngòi bút của tác giả lại hào sảng, niềmhân hoan bỗng tuôn trào trên ngòi bút như chính họ là người chiến thắng Lúcnày, lập trường của các tác giả đã đứng hẳn về phía nghĩa quân Tây Sơn, vềngười anh hùng Nguyễn Huệ, bởi chiến thắng này là chiến thắng của ngườiViệt Nam trước quân xâm lược nhà Thanh Đó là một hiện thực mà khôngmột ngòi bút lương tri nào có thể xuyên tạc [9; 78 - 81]

1.2.3 Nghệ thuật

Hoàng Lê nhất thống chí là một truyện chí ghi chép người thực việc

thực Ngoài giá trị về sử học, nó còn có giá trị về văn học Đứng về mặt văn

học mà xét, Hoàng Lê nhất thống chí chưa hẳn đã thành một sáng tác nghệ

thuật hoàn chỉnh, tác giả chú ý ghi chép sự kiện nhiều hơn là xây dựng tínhcách, điển hình nhân vật Tuy nhiên, nó không phải là một cuốn sách khoahọc xã hội trình bày phân tích một số vấn đề lý luận nào và cũng không phải

là một cuốn sổ ghi chép tỉ mỉ những sự việc rời rạc khô khan

Trước hết ta thấy tác giả có dụng ý muốn cho người đọc coi tập sách củamình như một tác phẩm văn học Cuốn truyện viết theo thể tài diễn nghĩa –một lối tiểu thuyết xưa của văn học Trung Hoa Hình thức kết cấu của nókhông phải là hình thức kết cấu của một tác phẩm theo phương pháp sử học,

mà là theo phương pháp văn học Truyện chia thành nhiều hồi, mỗi hồithường dừng ở những nơi sự việc đang phát triển đến độ căng thẳng nhất,người đọc muốn biết sự việc rồi ra làm sao xem đến hồi sau sẽ rõ Một điều

đáng chú ý trong Hoàng Lê nhất thống chí là không chỉ ghi chép đại lược một

số sự kiện to lớn, mà trong nhiều hồi, nhiều đoạn, tác giả còn đưa vào nhữngchi tiết khá tỉ mỉ về cuộc sống thường ngày Phải chăng đó là một yêu cầuquan trọng của nghệ thuật tiểu thuyết Đáng tiếc, yêu cầu đó không phải luônluôn được tác giả coi trọng, nhất là trong những hồi cuối Tuy nhiên, phạm vi

Trang 20

đề tài đã làm tác giả chú ý đến những sự kiện to lớn Những sự kiện này chính

là biểu hiện cao độ của đời sống bình thường Vì thế cần xét xem tác giả đãtrình bày những sự kiện to lớn như thế nào Trong mỗi hồi, tác giả làm nổi lênmột vài sự kiện lớn thông qua những sự kiện nối tiếp từ hồi này sang hồi khác

mà hình thành nên sợi dây phát triển của lịch sử Nhưng cuốn truyện khôngdàn theo một đường thẳng cứng nhắc, trong khi mô tả sự tiến triển của lịch sử,tác giả trong nhiều đoạn đã kết hợp trình bày những con người hoạt độngtrong sự kiện Giữa con người và sự kiện luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau,

sự kiện nhờ yếu tố con người mà trở nên cụ thể phong phú, nhưng đồng thời

sự kiện cũng không che lấp con người, trái lại, nó làm rõ thêm về con người.Tính chất minh xác của sự kiện kết hợp với tính chất sinh động trong miêu tảcon người làm cho tác phẩm có sức thuyết phục mạnh mẽ Một sự kiện lớntrong hồi I, II là việc Trịnh Sâm bỏ con trưởng lập con thứ làm chúa Xoayxung quanh sự kiện trung tâm ấy, tác giả đã kết hợp nhiều chi tiết, chẳng hạnchuyện Đặng Thị Huệ hờn dỗi, Đặng Mậu Lân hoành hành giữa chốn kinhthành, chuyện Lân lấy công chúa Ngọc Lan, chuyện Trịnh Cán có cốt tướngnhà nòi nhưng quanh năm sài đẹn, chuyện các thầy lang được thăng thưởng,

kể cả một tên khách buôn cũng được phong tước hầu… Bấy nhiêu chi tiết cótác dụng tô đậm sự kiện, đồng thời cũng miêu tả được nhiều mặt trong nhâncách của con người Trịnh Sâm

Hoàng Lê nhất thống chí không phải là một tiểu thuyết tâm lý, nhưng

ngòi bút các tác giả vẫn tỏ ra đặc biệt thông thạo, tinh tế trong việc thể hiệnthế giới bên trong của nhân vật Cũng chung quanh việc lập Trịnh Cán làmchúa, diễn biến bao nhiêu là thái độ, tâm trạng Trên thì Trịnh Sâm, Thị Huệ,

mẹ con Trịnh Tông, dưới thì các quan văn võ, mỗi người đều có những ý nghĩkhác nhau Hoàng Đình Bảo – một danh tướng được Thị Huệ vời về lôi kéolàm tay chân của mình Khi tới kinh đô, thấy lòng người hãy còn phân vân về

Trang 21

việc chọn thế tử thì hắn suy nghĩ: “Thị Huệ tuy được chúa yêu, nhưng con trainàng còn nhỏ mà Tông thì đã lớn rồi, bám vào nàng quyết không phải là cáchlâu bền Vì thế, công việc đầu tiên của hắn là mang đồ lễ xin vào yết kiếnTông, không ngờ bị Tông cự tuyệt, hắn mới dứt khoát dựa vào Đặng ThịHuệ” Một người cậu của Trịnh Sâm là Quận Viêm thì lại tính toán khác : “

… Con vua thì lại làm vua Ai làm vua ta cũng là quốc cửu tiên triều Naymuốn cầu công, nếu mà việc thành ta cũng không được phú quý hơn nữa Vạn

nhất bại lộ, vậy là chết không có chỗ chôn” Hoàng Lê nhất thống chí có rất

nhiều nhận xét tinh tế, sâu sắc về tâm lý, tính cách nhân vật, nhưng nhữngtâm lý, tính cách nhân vật thường không được tác giả phát triển tới cùng Tuyvậy, đối với mỗi nhân vật trong mỗi hoàn cảnh cụ thể của sự kiện, tác giả rấtchú ý nhấn mạnh những nét đột xuất nhất, độc đáo nhất, gây nên ấn tượng rấtsâu sắc cho người đọc về bản chất của những người trong truyện Tuy chỉ nóithoáng qua trên một vài trang giấy, nhưng tất cả cái hung bạo của Đặng MậuLân, cái tráo trở của Thời Trung, cái khí tiết gàn dở của Lý Trần Quán, cáikhôn ngoan giàu tính thực tiễn của Ngô Thì Nhậm đều được thể hiện rất rõràng, cụ thể như những bức tượng điêu khắc Người đọc không bao giờ có thểquên câu nói của Tuần Huyện Trang khi hắn trả lời Lý Trần Quán về việc bắtTrịnh Tông, một câu nói mà thâu tóm cả nhân cách của một con người, mộthạng người trong xã hội bấy giờ: “ Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúakhông bằng yêu thân” Trong số hàng trăm con người được đưa vào tác phẩmcũng có một số nhân vật được thể hiện tương đối kỹ lưỡng như Trịnh Sâm,Đinh Tích Nhưỡng, Lê Chiêu Thống… ,đặc biệt là Nguyễn Hữu Chỉnh Nhânvật Nguyễn Hữu Chỉnh được chú ý, theo dõi, trình bày suốt cuộc đời của hắn

từ lúc còn nhỏ cho đến khi chết Trên một bối cảnh lịch sử rộng lớn, tính cáchcủa nhân vật này được hình thành gắn với những hoạt động về xã hội, quân

sự, chính trị rất phức tạp của hắn Đây là một con người đầy tham vọng đen

Trang 22

tối và để thực hiện những tham vọng đó trong suốt cuộc đời, hắn đã phải đóngnhiều vai khác nhau: một nhà Mạnh Thường Quân, một nhà đạo đức, một nhàhoạt động chính trị, quân sự và cả văn hóa… Một người chuyên dùng thứngôn ngữ khoa trương để gây lòng tin tưởng của người khác về cái đại tài, đạitrí, đại dũng của mình, nhưng bất cứ ở đâu, lúc nào, Nguyễn Hữu Chỉnh cũng

tỏ ra là người đáng ngờ nhất Bộ mặt đầu cơ gian ác của hắn ngày một bộc lộ

rõ nét và trở thành đại biểu xuất sắc nhất của những tên đầu cơ lúc ấy Mỗingười trong cái đám anh em của Nguyễn Hữu Chỉnh này đều có nét nhất địnhnào đó của người anh cả Có thể nói, Nguyễn Hữu Chỉnh như một bức ảnhphóng đại của mỗi nhân vật cùng loại Nói nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh làhoàn toàn thực cũng đúng, nhưng nếu nói đó là nhân vật được sáng tạo thì

chắc chắn cũng không sai Hoàng Lê nhất thống chí được viết theo phong

cách trang trọng như một tập sử thi, nhưng tập sử thi này lại phản ánh các giaiđoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử, tức là chế độ phong kiến phải diễn

tấn hài kịch của chính nó Thật vậy, xã hội Hoàng Lê nhất thống chí chẳng

những có rất nhiều chuyện bi thảm, nhưng cũng không ít những cái đángcười Cuộc đời của rất nhiều nhân vật như Lê Chiêu Thống, Trịnh Bồng,Dương Trọng Tế, Nguyễn Hữu Chỉnh…là những tấn bi hài kịch khác nhau.Bằng một nghệ thuật châm biếm sâu sắc và kín đáo, tác giả đã chôn vùinhững cảnh tượng, những con người lố lăng của xã hội suy tàn này một cáchvui vẻ Từ những sự việc có vẻ lớn lao, các cố gắng của Trịnh Lệ, Trịnh Bồngthay nhau diễn lại đoạn tuồng lên ngôi chúa, cái “cố đấm ăn xôi” của Lê DuyCẩn nhận chức giám quốc bù nhìn, cái nhẫn nhục của Lê Chiêu Thống trongnhững ngày cầu cứu quân Thanh, cái khí khái của Tổng đốc Tôn Sỹ Nghịmuốn vớt người bị chìm, cứu kẻ bị cháy…đến những chuyện nho nhỏ nhưĐặng Thị Huệ cắt tóc thề trong giờ hấp hối của Trịnh Sâm, Đinh TíchNhưỡng khóc lóc tỏ lòng trung thành với vua Lê, Phan Huy Ích sai các tướng

Trang 23

lớn để bắt Vũ Văn Nhậm, cả đến hình ảnh một ông huyện bụng to chạy loạnđều được trình bày với tất cả bộ mặt hài hước của chúng Chính nhờ ngòi búttrào phúng này mà ý nghĩa trữ tình, giá trị phê phán trong nhiều đoạn của tácgiả thêm phần sâu sắc, mạnh mẽ [24; 140-144].

Trang 24

Chương 2NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VUA CHÚA THUỘC TUYẾN

PHẢN DIỆN TRONG TÁC PHẨM HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

Văn học không thể thiếu nhân vật, vì nhân vật chính là phương tiện cơbản để nhà văn khái quát hiện thực đời sống một cách hình tượng Nhà vănsáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loạingười hay một vấn đề nào đó Nhân vật dẫn dắt người đọc vào một thế giớiriêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định Dựa vào đặc điểm củatính cách, cũng như việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân vật văn họcđược chia làm hai tuyến nhân vật là chính diện và phản diện Nhân vật phảndiện nằm trong sự phê phán, phủ định của tác giả Đó là những nhân vật mangphẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng, đối lập về tính cách với nhânvật chính diện

Nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực) là nhân vật được nhàvăn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định Trong vănhọc có những thể loại truyện viết về nhân vật phản diện như thơ văn châmbiếm, hài kịch, truyện cười…

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm phản ánh đời sống hiện thực một

cách sắc sảo nên các dạng thức nhân vật trong tác phẩm rất phong phú, baogồm: vua chúa, quan lại, quân thần, nho sỹ, tướng lĩnh… Vì thế nhân vật

trong Hoàng Lê nhất thống chí không chỉ rất đông đảo, chiếm một số lượng

lớn (khoảng 400 nhân vật) mà còn rất phức tạp.Trong khuôn khổ khoá luậnnày, chúng tôi chỉ đề cập, khảo sát đến hai loại hình, dạng thức nhân vật làvua và chúa Hơn nữa, hai loại hình nhân vật này trong tác phẩm được tác giảchú tâm, khai thác nhiều và sâu hơn cả

Trang 25

2.1 Các nhân vật vua chúa

2.1.1 Vua

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của nhóm tác giả Như Ý Chủ biên:

“Vua trong tiếng Anh gọi là King, monarch, nghĩa là người đứng đầu nhànước phong kiến được đưa lên cầm quyền bằng con đường cha truyền connối” [25; 539 ]

Còn theo Từ điển Tiếng Việt của nhóm tác giả Hoàng Phê (chủ biên):

“Vua là người đứng đầu nhà nước quân chủ, thường lên cầm quyền bằng conđường kế vị ngôi vua” [17; 1130]

Từ hai định nghĩa trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất: Vua là ngườiđứng đầu nắm giữ mọi quyền hành trong bộ máy nhà nước phong kiến, kể cảphương Đông lẫn phương Tây Vua xuất phát từ từ “vương”, (trong tiếng Hánbao gồm cả từ “đế” và từ “vương”)

Toàn bộ tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là sự tập trung phơi bày

những đau thương, đen tối, rối ren của xã hội lúc bấy giờ, trong đó nổi bật là

bộ mặt của guồng máy thống trị thối nát, mục ruỗng Để làm rõ bản chất đớnhèn, bạc nhược đến mức thảm hại của vua Lê, tác giả đã giành khá nhiềutrang viết để miêu tả các vị vua cuối cùng của nhà Lê : Lê Hiển Tông, LêChiêu Thống, Lê Duy Cận – Thái tử bị phế truất Dường như trong con mắtcác tác giả họ Ngô thì từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, nhà Lê không ai đáng mặtlàm vua (trừ Thái tử Lê Duy Vĩ – người đã bị Trịnh Sâm bày mưu tính kếghép tội và bị ám hại khi chưa bước lên ngai vàng kế vị)

* Vua Lê Hiển Tông

Lê Hiển Tông là vị vua xuất hiện đầu tiên trong Hoàng Lê nhất thống

chí Kể từ khi triều Lê được thiết lập (năm 1428) tới lúc bị diệt vong (năm

1789), trải qua tất cả 27 đời vua với 362 năm trị vì, chỉ có Lê Hiển Tông làngười sống thọ nhất: 70 tuổi (1717 - 1786), ở ngôi lâu nhất tới 47 năm (1740 -

Trang 26

1786) nhưng đồng thời cũng là vị vua bù nhìn, vô tích sự nhất Trong khoảngbốn mươi bảy năm làm vua, công tích lớn nhất của ông là “ theo tranh tamquốc, sai các cung nữ mặc áo trận, cầm giáo mác, chia thế trận Ngụy, Thục,Ngô rồi dạy họ cách ngồi, đứng, đâm, đỡ để mua vui” [15; 99] Triết lý sốngcủa ông vua này là “chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui” [15; 100] và dườngnhư ông ta vẫn luôn tự hào, thỏa mãn với triết lý và phương châm sống đó củamình, nên tuy bị Trịnh Sâm đè nén, lấn lướt đủ đường “có quyền mà khôngđược hành”, vậy mà vẫn vui vẻ, bằng lòng “ nhà vua vẫn vui vẻ như thường”.Chẳng những thế, có ai can ngăn, tức giận thay, thì ông còn tự hào cho rằng:

“Các người chỉ biết một mà chưa biết hai(…), nếu trẫm lấy việc mất quyềnlàm tức giận, thì nhà chúa ắt phải ngấm ngầm tính chuyện chẳng hay Vì vậytrẫm phải mượn hứng thú chơi như thường để tránh tai vạ” Và hơn thế nữa,ông còn cho rằng “mất thiên hạ chẳng phải là điều ta vui mừng” [15; 100 ].Điều đáng lo nhất đối với ông chính là sự nhất thống, vì nhất thống chính lànhà chúa bị diệt, mà mất chúa thì “cái lo về ta, ta còn vui gì” Vì sợ hãi,không dám làm mất lòng nhà chúa để tránh tai vạ, để được hưởng cái vui, cáinhàn hạ, mà Lê Hiển Tông ngày càng bị lép vế, nhu nhược, nên khi con traimình là Thái tử Lê Duy Vĩ mắc oan, chúa sai người vào tận trong cung điện

để bắt Duy Vĩ, sau đó ép tội treo cổ Vậy mà ông không biết làm gì hơn ngoài

sự im lặng, mặc Chúa muốn làm gì thì làm Sau đó, Chúa lại bắt nhà vua lấyngười con trai thứ tư của Lê Duy Vĩ là Lê Duy Cận làm Hoàng Thái Tử, nhàvua cũng đành chấp nhận

Có thể nói, Lê Hiển Tông là vị vua bạc nhược, đớn hèn chưa từng thấy,

là người nắm giữ quyền hành cao nhất, nhưng lại không có quyền hành, thậtchẳng còn gì để nói

Trang 27

* Vua Lờ Chiờu Thống

Sống trong lũng xó hội đầy rối ren, phức tạp, phải tận mắt chứng kiếnnhững hiện thực xung quanh chiếc ngai vàng “ọp ẹp”, “mục ruỗng” của bọnvua chỳa thời ấy, cỏc tỏc giả Ngụ Thỡ đó khụng nộ trỏnh hiện thực, mà luụnhướng ngũi bỳt của mỡnh vào hiện thực xó hội ấy để phản ỏnh những chuyện

bờ bối, nhơ nhuốc nơi cung vua, phủ chỳa Dường như trong cảm quan củacỏc nhà văn họ Ngụ, thỡ nhà Lờ khụng cũn ai đỏng mặt làm vua Vỡ thế, trongtỏc phẩm, nếu Cảnh Hưng điển hỡnh cho loại vua bự nhỡn, bạc nhược, vụ tớch

sự, thỡ vua Lờ Chiờu Thống lại điển hỡnh cho loại vua luồn cỳi, đờ hốn, vụliờm sỉ… cam tõm bỏn nước để giữ lấy ngai vàng

Tớnh cỏch luồn cỳi, đờ hốn, vụ nhõn đạo đú được thể hiện một cỏch nhấtquỏn từ đầu đến cuối Khi mới nghe tin vua Tõy Sơn Nguyễn Nhạc tuần du raBắc, Lờ Chiờu Thống hốt hoảng, lo sợ nghe theo lời khuyờn của Nguyễn HữuChỉnh “sắp sẵn ngọc tỷ mà ra hàng” [15; 141] Hay trong buổi hội kiến vớivua Tõy Sơn, Lờ Chiờu Thống sai viờn quan cận thần núi thay mỡnh rằng:

“Hiện nay đất đai cựng dõn chỳng nước Nam đều do thỏnh thượng gõy dựnglại Nếu như thỏnh thượng muốn thu nhận một vài quận ấp của nước tụi đểlàm quà khao quõn sỹ, thỡ quốc dõn nước tụi nhất nhất võng mệnh” [15; 142].Như vậy, tớnh cỏch đờ hốn, luồn cỳi của Lờ Chiờu Thống đó sớm bộc lộ, ngaykhi vừa ngồi lờn ngai vàng, chưa kịp đặt niờn hiệu Là người đứng đầu mộtnước mà những việc trong thiờn hạ khụng hề hay biết Dự “ngoài thành là bóichiến trường, thiờn hạ đang loạn lớn” ụng cũng mặc, suốt ngày chỉ lo lắng,quan tõm tới việc “lập mưu chế ngự chỳa” hũng thõu túm quyền lực về taymỡnh, thể hiện quyền uy của mỡnh

Không những thế, Chiêu Thống còn là một ngời nhỏ nhen, hẹp hòi, luônlấy thù riêng làm mục đích cho mọi hành động của mình Khi thấy Trịnh Tông

bị chết vì tay Tây Sơn, ông đã gặp Nguyễn Bình và nói: “ Tôi có thù cha ( Duy

Trang 28

Vĩ) cha trả, nay ông trả thay tôi, đời tôi không còn mong gì hơn nữa”[15;143].

Vì tham địa vị, quyền lực và nuôi dã tâm trả thù nên ngay sau khi chúa

án Đô vơng bỏ trốn, Lê Chiêu Thống đã cho ngời “ phóng hoả đốt hết phủchúa khói lửa bốc ngút trời, hơn mời ngày cha tắt”[16; 189] Nhằm thoảmãn tham vọng quyền lực, Lê Chiêu Thống đã mợn tay Nguyễn Hữu Chỉnhtiêu diệt Trịnh Bồng

Nhng khi đuổi đợc Trịnh Bồng, ông ta quay lại “ lập mu để giết HữuChỉnh”…, kết cục lại bị Chỉnh lấn át Quả là “kẻ cắp gặp bà già” Hữu Chỉnh

là một ngời cao tay hơn ông ta tởng Tuy tham vọng lớn, song lại là một ngờibất tài vô dụng, ích kỷ nhỏ nhen và hay “ngờ vực”, khi mới nghe tin quân Tâysơn ra Bắc (Vũ Văn Nhậm ra Bắc dẹp loạn Nguyễn Hữu Chỉnh), Lê ChiêuThống lại tởng Tây Sơn ra cớp nớc, nên tìm mọi cách đối phó Nhng thấy sứcmạnh của phong trào Tây Sơn quá lớn, Chiêu Thống đã sợ hãi bỏ trốn Dùquân Tây Sơn đã nêu rõ mọi lý do ra Bắc, ông ta vẫn không tin để đến nổi rơivào cảnh “có kẻ giữ lấy vua sờ nắn trong ngời không có gì mới thả cho đi”[16; 272] Còn Trấn thủ Kinh Bắc Nguyễn Cảnh Thớc thì “cho ngời đuổi theolột chiếc ngự bào vua đang mặc” [16; 252]…

Muốn làm vua ít nhất cũng là bậc trí giả trên đời Ngày xa Phan Trì hỏi

về phẩm chất của bậc trí giả, Khổng Tử chỉ trả lời có hai chữ “Tri nhân” Vậy

mà Chiêu Thống là một kẻ bất tri nhân Nh vậy, dới con mắt các nhà văn họNgô thì các Chúa Trịnh đã thảm, nhng vua Lê lại còn thảm hơn nhiều Nếu LêCảnh Hng mới bị đem ra đùa giỡn bông phèng, thì với Lê Chiêu Thống, cáctác giả họ Ngô căm ghét khinh bỉ rõ rệt Chiếu chỉ đổi niên hiệu của tân quốcquân khi mới lên ngôi là một văn kiện hành chính quốc gia quan trọng, ấy thế

mà trong chiếu chỉ đó “chỗ nào cũng một rằng, nhờ đức vua của quý quốc,nhờ thợng công của quý quốc” [16; 147]…

Trớc sức mạnh của phong trào Tây Sơn, Lê Chiêu Thống chỉ còn mộtcách là quỳ gối dâng đất nớc cho ngoại bang, thật nhục nhã, đê hèn đến mứcthảm hại và đây là giai đoạn Lê Chiêu Thống “ Rớc voi về dày mả tổ” Đúng

nh lời Bắc Bình Vơng từng nói: “Vua Lê do ta lập nên, nhng là ngời tối tămnhu nhợc, không thể gánh vác nổi công việc (…) bị Nguyễn Hữu Chỉnh sai

Trang 29

khiến, tự rớc lấy bại vong Đất nớc này ta không lấy thì cũng bị ngời khác lấymất” [16; 274].

Quả thực không nói hết sự đê hèn, nhu nhợc của một ông vua bất tài, dốtnát nhng nhiều tham vọng Qua lá th cầu viện ngoại bang, ta càng thấy rõ bảnchất luồn cúi, đê hèn của Lê Chiêu Thống “Vời trông thiên triều …xét đếntấm lòng kinh thuận của các đời trớc nhà tôi và thơng đến nổi khổ yếu ớt, langthang của tôi, xin hãy truyền cho đem quân tới sát bờ cõi, đánh kẻ có tội, dẹpyên loạn lạc, để gây dựng lại nớc tôi Muôn vàn lần nhớ ơn Thiên triều, ơn đứccủa Đại hoàng đế không sao kể xiết…[16; 375]

Mặc dù vua Lê Chiêu Thống là ngời “đã đợc phong vơng nhng mọi giấy

tờ đa đi các nơi đều dùng niên hiệu Càn Long” Sở dĩ nh vậy bởi có Tôn SỹNghị ở đấy nên không dám dùng niên hiệu Chiếu Thống Hằng ngày, sau buổichầu, vua lại tới chờ ở doanh trại của Tôn Sỹ Nghị để nghe truyền việc quân,việc nớc Vua cỡi ngựa đi trớc, Lê Quýnh cỡi ngựa đi sau, quân lính hộ vệ chỉvài chục ngời Ngời dân có kẻ không biết là vua hoặc có ngời biết thì đánh giárằng: “Nớc Nam ta từ khi có đế, có vơng tới nay, cha có ông vua nào luồn cúi,

có thể diễn tả đầy đủ, chi tiết hơn về sự bạc nhợc, đớn hèn, phản động đếnmức ngoan cố của một ông vua “bán nớc cầu vinh”

Nếu để ý một chút, ngời đọc có thể nhận ra rằng họ Ngô đã hé lộ chung

Trang 30

hãy nhớ lại sự kiện tháng 9 năm 1782, khi Trịnh Sâm vừa nằm xuống Lúc đó,

đám kiêu binh nhân phò Trịnh Tông lên ngôi chúa, đã đem kiệu xông vào nhàgiam đòi bắt Duy Kì - con của Vĩ ra, ép thái tử Duy Cận thoái vị, bắt Cảnh H -

ng phong Duy Kì làm Đông Cung Dới sự phù trợ của đám kiêu binh, TrịnhTông và Duy Kì kẻ thì đợc làm chúa, ngời thì đợc lên ngôi vua Song đámkiêu binh chỉ là ung nhọt của triều đình, là cặn bã của xã hội Chúng dựngvua, lập chúa chẳng qua chỉ là để dễ bề hoành hành, cớp bóc, đổi trắng thay

đen Đất nớc còn hay mất, nhân dân sống hay chết, Duy Kì hay Duy Cận làmvua, Tông hay Cán làm chúa, đối với chúng cũng vậy Khi dân bốn phơng nổidậy, “kiêu binh hai xứ Thanh – Quang Trung trong Nghệ đóng ở các trấn phải bỏ trốn Lúc điqua làng mạc chúng không dám lên tiếng Hể kẻ nào buột miệng ra thổ âmThanh – Quang Trung trong Nghệ, tức thì bị dân chúng bắt giết ngay Bọn chúng luôn luôn phảigiả cánh làm ngời câm, ăn xin ở dọc đờng” [16; 80] Núp dới đám rác rởi, xấu

xa, bẩn thỉu để lên ngôi, còn gì nhục nhã bỉ ổn hơn thế Nếu kết cục TrịnhTông bị phơi thây ngoài cửa Tuyên Vũ, thì cuộc đời Lê Chiêu Thống cũngchẳng tốt đẹp hơn, mà còn thê thảm gấp bội vì phải bỏ mạng nơi ngoại quốc

Đối với Lê Hiển Tông và Lê Chiêu Thống thì nh vậy, còn Lê Duy Cận thìsao? Do cầu may mà đợc làm Đông cung, do dựa dẫm vào ngời khác mà đợclàm giám quốc Dân kinh thành Thăng Long nhận xét rằng ông chẳng qua chỉ

là “ Giám quốc lại mục” – Quang Trung trong viên th lại coi việc nớc, hay nói nh Ngô Văn Sở,Cận chỉ là “cục thịt trong túi da” , “đứa tôi đòi ngoài chợ” [16; 289] ChínhDuy Cận, cũng nhận ra điều đó Ông nói, “ta nay tiếng làm giám quốc, thực rachỉ là một ông từ giữ đền, do may mắn mà đợc làm đông cung, nhờ núp bóngngời khác mà đợc làm giám quốc” [16; 294]

Và tất yếu, một kẻ bất tài, vô dụng, thất đức, thì cũng chỉ “nh cây tầm gửibám vào cành cây khác, rễ không bén đất, sống lâu dài làm sao đợc”[ 16;294]

Nh vậy, với sự thực lịch sử hỗn loạn ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, cáctác giả họ Ngô đã nhìn ra một cách rõ ràng các xu hớng phát triển cũng nhchung cục của xã hội bây giờ Đặc bịêt, các nhà văn họ Ngô đã dựng lênnhững bức chân dung sống động sâu sắc và điển hình về các vị vua cuối cùngcủa nhà Lê

2.1.2 Chúa

Trang 31

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của nhóm tác giả Nh ý chủ biên

“Chúa trong tiếng anh gọi là Master, lord, governor nghĩa là ngời có quyền lựccao nhất vùng, nhất nớc trong thời phong kiến”[25; 167]

Còn theo Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng phê chủ biên: “Chúa là

ng-ời có quyền lực cao nhất trong một miền hay trong một nớc có vua thng-ời phongkiến” [17; 181]

Từ những định nghĩa trên soi chiếu vào lịch sử – Quang Trung trong xã hội nớc ta, có thểhiểu một cách chung nhất, chúa là khái niệm xuất hiện về sau, cụ thể là từ thờivua Lê – Quang Trung trong chúa Trịnh, để chỉ những ngời có công “Phù Lê diệt Mạc” Saucông lao đó, họ trở nên chuyên quyền, đè nén, thậm chí lấn át cả quyền hànhcủa nhà vua

Nếu nh các tác giả dòng họ Ngô dành khá nhiều trang viết để miêu tả các

vị vua cuối cùng của nhà Lê, thì viết về chúa Trịnh với một lối tả thực xuấtsắc, đã dựng nên những bức chân dung sinh động, chân thực; và đã gây nêntiếng cời mỉa mai, châm biếm sâu sắc ở ngời đọc

* Chúa Trịnh Sâm

Ngay từ đầu tác phẩm, chúa Trịnh Sâm đã xuất hiện với một diện mạotuấn tú hơn ngời; đúng bậc vua chúa: “ Thịnh Vơng là ngời cứng rắn, thôngminh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn ngời, có đủ tài về văn lẫn võ, đã xemkhắp kinh sử, biết làm văn làm thơ” [15; 11] Khi lên ngôi, ông đã thi hànhhàng loạt biện pháp chấn chỉnh “ từ kỷ cơng trong triều đến chính trị trong n-

ớc, hết thảy đều đợc sửa đổi Bao nhiêu tớng giặc, đảng nghịch đều bị dẹp tan”[15; 12] Và dờng nh nhà chúa đi đến đâu là xã tắc bình yên đến đấy: “quânnhà chúa đã đến, không chỗ nào là không thắng”[15; 13] Trịnh Sâm nh mộtthánh chúa, mang lại thái bình thịnh trị cho đất nớc, cho nhân dân “ Bốn ph-

ơng yên ổn kho đụn đầy đủ” Song, nếu chỉ dừng lại ở đây, ta không thể biết

đến sự soa đoạ, thối nát, mục ruỗng của tập đoàn chúa Trịnh

Bằng cái cảm quan nhạy bén, nhìn xa trông rộng, các nhà văn họ Ngô đãsớm nhận thấy bản chất của chúa Trịnh, thấy đợc mầm mống diệt vong khôngthể tránh khỏi của nhà chúa, và mọi mâu thuẫn bắt đầu từ việc Trịnh Sâm say

mê sắc đẹp của Đặng Thị Huệ, bỏ con trởng lập con thứ, khiến phủ chúa sinh

ra bè nọ cánh kia, anh em sát phạt, hãm hại lẫn nhau

Có thể nói Trịnh Sâm là một kẻ thông minh, có tài, nhng không biết sửdụng đúng chỗ Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu tác phẩm, các tác giả lại

Trang 32

nói về sự lục đục trong phủ chúa Thực tế cho thấy lúc bấy giờ hoàng gia ngàymột suy yếu, nhà chúa nắm giữ hết mọi quyền bính trong tay, “ Thánh tổThịnh Vơng chuyên quyền cậy thế, làm oai làm phúc, vua chỉ còn biết chắptay rủ áo mà thôi” [15; 13] Vì thế Trịnh Sâm là ngời có quyền hành cao nhất,tất cả mọi quyền hành đều nằm trong tay nhà chúa, vua Lê chỉ ngồi cho có vị,

và để leo lên đợc ngôi vị đó, Trịnh Sâm đã không từ một thủ đoạn dã man, tànbạo nào nhằm đạt đợc mục đích của mình Với tham vọng muốn làm bá chủ,

ông vu hãm thái tử Lê Duy Vĩ tội thông dâm với cung nữ, truất xuống làm dânthờng, sau đó lại vu tội liên hệ với các nho sỹ làm loạn, khiến cho “ Thái tử bịghép vào tội thắt cổ” Việc giết hại thái tử chẳng những làm “ Già trẻ, gái traitrong thiên hạ không ai là không rơi nớc mắt” [ 15; 69], mà còn khiến đấtbằng nổi giận “ Giếng tam sơn bỗng có tiếng nổ nh sấm” [ 15; 69]; trời xanhcũng phải bất bình “ bầu trời tự nhiên tối tăm, giữa ban ngày mà cách nhaugang tấc cũng không trông rõ” [15; 69] Không những thế, Trịnh Sâm còn làmột kẻ háo sắc, ăn chơi trác táng “phi tần mỹ nữ kén vào rất nhiều, mặc sứcvui chơi thoả thích” [15; 12] Cuối đời, Trịnh Sâm còn mê ả họ Đặng, nên ôngbất chấp tất cả Phải chăng từ đây bút lực và cảm quan của tác giả họ Ngô mớiphát huy hết tinh lực để mô tả chi tiết, sâu sắc về chân dung của một vị chúa -ngời đợc xem là thông minh tài giỏi, nắm giữ quyền lực cao nhất, nhng kỳthực chỉ là một kẻ soa đoạ, dâm đãng, đam mê tửu sắc đến mức mù quáng.Biết em vợ là Đặng Mậu Lân – Quang Trung trong một tên tàn bạo, dâm đãng, trác táng, ngangtàng, ỷ thế, xem thờng phép tắc…Vậy mà, chúa vần gả con gái là công chúaNgọc Lan cho hắn Thậm chí, chúa còn tự ý phế con trởng, lập con thứ, khiếnphủ chúa dần sinh ra bè nọ cánh kia và là nơi “bọn đồng cốt ra vào tấp nập”

Từ đó, đủ thấy chúa Trịnh Sâm là ngời mù quáng , gàn giở quá Trịnh Sâm trởthành đầu mối của mọi mâu thuẫn: mâu thuẫn với mẹ là Thánh mẫu thái tôn,với con trởng là Trịnh Tông, với vợ là Ngọc Hoan…Từ đó lại kéo theo hàngloạt mâu thuẫn khác, mâu thuẫn giữa cung tần Ngọc Hoan với tuyên phi họ

Đặng đợc chúa yêu dấu, giữa Trịnh Tông – Quang Trung trong con trởng với con thứ – Quang Trung trong TrịnhCán, giữa con gái Ngọc Lan với em vợ Đặng Mậu Lân … Những mâu thuẫn

đó ngày một gay go, quyết liệt Do đó, khi Trịnh Sâm vừa nằm xuống, loạnkiêu binh nổ ra, rồi biết bao thủ đoạn, mu mô để sát phạt, tàn hại lẫn nhau,

Trang 33

hòng tranh giành ngôi vị nhà chúa, giữa phe Trịnh Tông với phe Đặng ThịHuệ.

Trịnh Sâm đã qua đời khi mới 45 tuổi, bởi quá nhiều bệnh tật, bởi thói ănchơi xa xỉ, trác táng, dâm đãng Thật đáng buồn khi ông vừa nằm xuống, xáccòn quàn tại chính cung, mà các con ông đã chém giết, hãm hại lẫn nhau đểtranh quyền đạt lợi

* Trịnh Tông

Trịnh Tông do thái phi họ Dơng (Dơng Ngọc Hoan) sinh ra Ông sinhnăm Quý Mùi – Quang Trung trong Cảnh Hng hai mơi t (1763) “Khi thái tử Tông đã lớn dungmạo rất khôi ngô, tuấn tú, tính ham võ nghệ không thích học hành” [15; 21].Mặc dù vậy, chúa Trịnh Sâm vẫn không a thích Trịnh Tông Theo lệ cũ, ngờicon trai nối ngôi chúa, đến 12 tuổi đợc ra ở Đông cung Bây giờ chúa Trịnhkhông đồng ý nên chúa bắt thế tử ra ở nhà riêng của quan A bảo là hậu quậncông Nguyễn Đỉnh Và ngôi đông cung vẫn còn bỏ trống nh có ý chờ đợi ng-

ời khác Vì thế mà trong phủ chúa sinh ra mâu thuẫn giữa bè nọ cánh kia, nhất

là từ khi Trịnh Cán ra đời Trịnh Tông đã cùng bọn kiêu binh dấy binh khởiloạn hòng cớp ngôi chúa Đợc sự hậu thuẫn của Thánh mẫu thái tôn nên kiêubinh càng hợm mình, hống hách, ngang ngợc, cuối cùng, quân Trịnh Tông đãthắng thế và kiêu binh phò Trịnh Tông về chính cung Nhng, có lẽ đây là mộtbuổi lễ đăng quang hiếm thấy trong lịch sử, bởi nó không cần gì đến nghi lễ,phép tắc trang nghiêm của một lễ đăng quang Qua vài nét phác hoạ các tácgiả họ Ngô gợi cho ta cảm giác lễ đăng quang ngôi chúa chẳng khác một tròchơi trẻ con : “Họ kiệu Trịnh Tông lên vai rồi đứng xúm xung quanh, gào lênvui sớng Xin ngồi cao hơn nữa để thiên hạ thấy đợc mặt rồng, cho thoả lòngmong mỏi của mọi ngời,… Trong lúc nóng vội không có lễ sập, họ phải dùngtạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế đặt thế tử ngồi lên rồi tám ngời kề vaivào khiêng Chốc chốc họ nâng bổng chiếc mâm lên đầu mà đội, đầu mỏi lạihạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu Cứ thế lên lên xuống xuống nh tadỡn một quả cầu, hoặc rớc một pho tợng phật [16; 50] Lễ đăng quang TrịnhTông chẳng khác một trò hề, khiến “Những kẻ buôn bán ở các phố phờng chợbúa đều tranh nhau kéo đến xem… Sân phủ đông nh họp chợ” [ 16; 50] Dớimắt Ngô gia, ngôi chúa chẳng qua chỉ là một mâm cỗ để lũ tiểu nhân tranhnhau chọc đũa vào Ngay quận Thạc cũng nói toạc điều đó trớc mặt ba quân:

Trang 34

“Ngời khó nhọc mới làm đợc mâm cỗ ngon, mình bổng xông đến chọc ngay

đũa vào mà ăn, còn ra cái mặt mũi gì nữa” [16; 173]

Có thể thấy Trịnh Tông là ngời đợc nói đến rất nhiều trớc khi lên ngôichúa; còn sau khi đăng quang, chúa Trịnh Tông lại đợc nhắc đến không nhiều

Từ đó cho thấy việc Trịnh Tông lên ngôi chúa chẳng có gì quan trọng, chẳng

có ý nghĩa gì trong triều đình

* Trịnh Cán

Trịnh Cán là con của Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ Từ khi đắm say nhansắc của Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm bỏ bê việc triều chính và chiều chuộng ThịHuệ hết mực, đặc biệt là từ khi Trịnh Cán ra đời “ Trịnh Cán là nòi đích TrịnhSâm, là anh tú của núi sông tạo nên, là điểm sao sáng biển hoà” [16; 28].Ngay từ khi lọt lòng, Trịnh Cán đã đợc chào đón, yêu quý hết mức “Chúahết sức yêu mến đứa bé, lúc cha đầy trăm ngày chúa lấy tên của mình lúc nhỏ

là Cán mà đặt cho nó, tớng mạo của con nhà “Thế phiệt trâm anh”, “lúc vơng

tử Cán đầy tuổi, cốt cách tớng mạo khôi ngô, đẫy đà, khác hẳn ngời thờng

Đến khi biết nói, vơng tử Cán đối đáp gãy gọn, cử chỉ không khác gì ngời lớn.Mỗi khi các quan văn võ vào thăm, vơng tử tiếp đón với dáng nghiêm chỉnh,

có ngời cách hàng trăm năm mới gặp, vơng tử cũng vẫn nhớ họ tên, kể lạichuyện cũ vanh vách” [15; 14] Hẳn rằng với tớng mạo, trí tuệ hơn ngời đócủa vơng tử Cán sẽ hứa hẹn một cuộc sống sung túc, đầy đủ, vơng giả của mộtbậc đế vơng sau này ấy thế mà, dù đợc xem là “Sơn xuyên anh dục, hà hải túchung,” nhng ngay từ nhỏ vơng tử Cán đã mắc bệnh cam sài “bụng to, rốn lồi,

da nhợt, gân xanh, chân tay gầy khẳng khiu Chúa phải sai ngời đi tìm danh ykhắp bốn phơng về cứu chữa cho vơng tử [16; 34]

Mặc dù cúng bái lễ cầu khắp nơi, chữa chạy tốn kém hết năm này quanăm khác mà bệnh vẫn không khỏi, không một danh y nào chữa đợc Trớc khichết, Trịnh Sâm đã phong vơng cho Trịnh Cán, nhng khi đợc lên ngôi mà bụngvẫn to, rốn lồi hơn một tấc”, và sau cơn binh biến, bị ép phải từ ngôi Cơn sốcmạnh ấy khiến chúa Cán vì quá sợ hãi không ăn uống gì đợc, bệnh thêm nặng

và chỉ ít lâu sau thì qua đời… lúc đó chúa mới đợc 5 tuổi

Tóm lại, chỉ qua mấy trang viết, các tác giả họ Ngô đã cho ta thấy TrịnhCán – Quang Trung trong một vơng tử kế vị, nhng có số mệnh quá yểu, và khi Trịnh Sâm mớiqua đời cha đợc bao lâu thì Trịnh Cán cũng kết thúc số mệnh non trẻ của

Trang 35

* Trịnh Lệ, Trịnh Bồng

Trịnh Tông kế vị ngôi chúa chẳng bao lâu thì bị phế truất, cuối cùng lạichịu cái chết thảm khốc – Quang Trung trong tự sát và bị phơi xác ngoài cửa Tuyên Vũ Sau khiTrịnh Tông bị phế bỏ ngôi chúa không đợc bao lâu, thì Trịnh Lệ, Trịnh Bồnglăm le lên làm chúa, lại tranh giành, chém giết lẫn nhau Trịnh Lệ (tức ThuỵQuân Công) vốn là một kẻ khôn ngoan, mu mô, cả một đời chỉ chăm một việc

là cớp ngôi chúa, nhng không thành Các quan trong triều đều nhận xét: “Conngời mà tâm địa nh vậy, không phải là của quý” [16; 76]

Còn Trịnh Bồng (tức Côn Quận Công) là kẻ nhút nhát, nhu nhợc; songvẫn hằng ao ớc ngôi chúa, nên dù đi tu rồi nhng khi đánh hơi đợc cái ngaivàng thì liền vứt bỏ Phật Trịnh Bồng đợc ngôi chúa nhờ một số bề tôi bất tài,lật lọng, tráo trở và Trịnh Bồng trở thành một nớc cờ trong tay bọn chúng Khithất bại, bị lũ tiểu nhân bỏ rơi khiến cho án Đô vơng “ở vào thế cỡi hổ khôngthể xuống đợc”[ 16; 87], ông ta đã phải khóc dỡ, mếu dỡ mà than rằng “Tachẳng may đẻ ra ở nhà chúa, lại bị một lũ tiểu nhân làm cho lầm lỡ Nếu biếtthế này thà cứ ở Chơng Đức làm ông s già, chống cây thiền trợng ở trớc cửathiền mà lại hoá hay!” [16; 87] “Nhng hối thì đã muộn! Nếu trớc đó TrịnhBồng dựa vào Nhỡng, ép Chiêu Thống phải phong cho mình bằng đợc tớc v-

ơng, thì giờ đây ông ta lại thấy rất đau khổ vì “đã trót làm chúa” [16, 115].Bức th gửi quan Bình chơng là tiếng thổn thức thốt lên từ đáy lòng ông: “Kiếpnày sinh ra lỗi thời…lạm dụng vào dòng đích nhà chúa …Con chim bị cháy

tổ, bay quanh không biết nơng nhờ vào đâu vì thế phải phiêu bạt giang hồ”[16, 253] Cuối cùng Trịnh Bồng bị dân Lạng Sơn nổi dậy đuổi đi, phải ẩn náutrong chốn núi rừng, và từ đó “cả nớc không còn thấy mặt chúa đâu nữa” [ 16,262]

Chỉ trong vòng sáu năm từ 1780 đến 1786, đã có tới 4 ngời kế vị ngôichúa của Tĩnh Vơng, đều tranh giành quyền lực, và lần lợt bị lật đổ, trừ khử,tất thảy đều có một kết cục bi thảm, không một ông chúa nào đợc chết mộtcách yên ổn trọn vẹn, thậm chí còn chết thê thảm Trịnh Sâm qua đời lúc 45tuổi vì quá nhiều bệnh tật không thể chữa trị đợc, đáng buồn hơn là sau khi

ông chết, xác còn quàn tại đó, mà các con ông đã sát phạt, tranh quyền đoạtlợi để giành giật ngôi chúa Trịnh Cán chết khi mới 5 tuổi vì bẩm sinh ốm yếu,lại gặp cơn binh biến do Trịnh Tông gây ra làm cho sợ hãi, đói khát và bệnhtật càng nặng thêm nên không cứu đợc Còn Trịnh Tông sau đó cũng chịu cái

Trang 36

kết cục không mấy tốt đẹp, xác bị phơi ngoài cửa Tuyên Vũ khi mới hai mơi

ba tuổi Rồi đến lợt Trịnh Lệ, Trịnh Bồng là những kẻ bất tài vô dụng, nhu

nh-ợc và cơ hội cũng chịu chung số phận nh thế! Kẻ thì lăm le cớp ngôi ba lầnbảy lợt nhng không thành, ngời thì bỏ trốn rồi mất tích

Nh vậy, cũng viết về hiện thực lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế

kỷ XVIII, viết về sự già cõi, mục ruỗng, thối nát của các tập đoàn phong kiến,

trong đó có tập đoàn phong kiến vua Lê chúa Trịnh nhng các tác phẩm: Thợng

kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Tang thơng ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và

Nguyễn án, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ …, là những tác phẩm văn

xuôi tự sự có cốt truyện đơn giản, thờng ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, nên quy mô và phạm vi vẫn cha rõ nét, cha toàn diện, chỉ tập trung một,

hoặc vài sự kiện tiêu biểu nào đó của tác phẩm Chẳng hạn, qua tác phẩm

Th-ợng kinh ký sự cho ta sự hình dung đầy đủ về Trịnh Cán – Quang Trung trong một vơng tử kế

ngôi …ốm yếu bệnh tật, qua ốm yếu bệnh tật, qua Vũ trung tuỳ bút , Phạm Đình Hổ phơi bày trớc

mắt chúng ta những thú vui, những trò giải trí lố lăng, sa đoạ hoang dâm xa xỉ của chúa Trịnh Sâm cùng đám quan lại xấu xa, cơ hội, lật lọng “đục nớc, béo

cò”… Khác với những tác phẩm trên, Hoàng Lê nhất thống chí đợc xem là tác

phẩm có quy mô phản ánh hiện thực xã hội thời kỳ này một cách toàn diện nhất Bằng cảm quan nhạy bén và tài năng nghệ thuật của mình, các tác giả họNgô đã dựng lên một bức chân dung sinh động, chân thực, cụ thể về vua Lê, chúa Trịnh, mỗi cuộc đời là một tấn bi hài kịch, gợi lên tiếng cời nhạo báng, mỉa mai ở ngời đọc về một tập đoàn phong kiến thối nát, mục ruỗng

“Nếu chúng ta hình dung chế độ phong kiến Lê – Quang Trung trong Trịnh nh một cái nhà,

thì theo Hoàng Lê nhất thống chí, cái nhà ấy quả thật không còn cách gì có

thể đứng vững đợc nữa Cột kèo đều mục ruỗng, mộng chốt hết thảy rã rời,nền móng khắp nơi sụp đổ, mối mọt đục từ bên trong đục ra” [22, 8]

2.2 Nghệ thụât xây dựng nhân vật vua chúa tuyến phản diện

Có lẽ không gì thuyết phục hơn chính là những sự kiện và nhân vật lịch

sử Với tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí lần đầu tiên công chúng bạn đọc

đ-ợc tiếp cận với những chuyện đđ-ợc gọi là “thâm cung bí sử” của các vua chúacũng nh triều đình phong kiến thời Lê - Trịnh Điều thú vị nhất của tác phẩm

là ở chỗ nó đã đợc xây dựng đợc một hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú,muôn hình muôn vẻ và cực kì sinh động, cha bao giờ trong lịch sử văn học dân

Trang 37

trong Hoàng Lê nhất thống chí đợc kể với lý lịch rõ ràng, có hành động, có

tính cách và nhiều nhân vật đạt đến độ điển hình, không còn là một nhân vậtlịch sử đơn thuần mà thực sự đã trở thành nhân vật văn học Có thể nói điều

đặc sắc nhất trong Hoàng Lê nhất thống chí là việc thể hiện những nhân vật

thuộc hàng ngũ các tầng lớp thống trị phong kiến thật là đủ hạng ngời khácnhau, tiêu biểu cho nhiều thứ bậc từ trên xuống dới của xã hội phong kiến thốinát đang trên đà suy vong, sụp đỗ trớc sức tấn công nh vũ bão của khởi nghĩanông dân ở trong nớc, cũng nh trớc sự xâm lợc của thế lực phong kiến ngoạibang Song, có lẽ trong hàng trăm nhân vật thuộc đủ mọi hạng ngời, mọi tầnglớp trong xã hội mà các tác giả họ Ngô đã xây dựng, thì sống động hơn cả vẫn

là hình ảnh các bậc vua chúa trong tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh

2.2.1 Đối với nhân vật vua Lê

Trong Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả họ Ngô đã dành khá nhiều

trang viết để tả về các ông vua cuối cùng của triều Lê: đó là vua Lê Cảnh Hng,vua Lê Chiêu Thống, giám quốc Lê Duy Cận Trong số đó, tác giả tập trungvào hai vị hoàng đế là Lê Hiển Tông và Lê Chiêu Thống Chỉ qua những hành

động, suy nghĩ và tính cách đợc các tác giả phác hoạ rất tinh tế, cả hai ông vuanày hiện lên với dáng vẻ khác nhau, nhng đều có điểm chung là bất tài, vô tích

sự, đê hèn, bất lực trớc thời cuộc

Khi viết về vua Lê, các nhà văn họ Ngô đã kết hợp một cách tài tìnhgiữa lời kể và lời tả; nhờ đó mà hiện thực cuộc sống đợc phản ánh trong tácphẩm vừa hiện lên phong phú, đa dạng, sinh động nh nó vốn có, vừa nhuốmmàu sắc tâm trạng tác giả Sự kết hợp hữu cơ, linh hoạt giữa hai bút pháp ấy

đã tạo ra khả năng rộng lớn của tác phẩm trong việc tái hiện sinh động, hoànchỉnh bức tranh đời sống theo lý tởng thẩm mỹ của tác giả Trong tác phẩmtác giả thờng đứng ở điểm nhìn trần thuật ngôi thứ ba để kể lại diễn biến câuchuyện Nhà văn hầu nh có mặt khắp nơi để kể lại và không một phút nào rời

bỏ nhân vật của mình Mở đầu là lời giới thiệu khái quát về triều Lê dới sựthống trị của vua Lê Hiển Tông ( Lê Cảnh Hng): “ Truyền đến đời Hiển Tôngvinh hoàng đế, niên hiệu Cảnh Hng (1740- 1786) thì thánh tổ Thịnh Vơngchuyên quyền cậy thế, làm oai làm phúc; vua Lê chỉ còn biết chắp tay rủ áo

mà thôi”[16, 13] Mới dừng lại ở đó, nó cũng đã gợi ra trớc mắt ngời đọc sựbất bình thờng trên đấu trờng chính trị của xã hội lúc bấy giờ nớc ta vừa cóvua vừa có chúa, nhng chúa nắm quyền lực, còn vua giữ ngôi hờ Mâu thuẫn

Trang 38

giữa hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh đã đợc giải quyết theo cách vua chấpnhận “khoanh tay rủ áo”, mặc Chúa muốn làm gì thì làm, nh chính ông vuanày từng nói “ Chúa gánh cái lo, ta hởng cái vui”[16, 155] Đằng sau cái vẻ bềngoài mà các tác giả họ Ngô miêu tả “ râu rồng, mũi rồng, tóc hạc, mắt ph-ợng, đi nhẹ nh nớc, ngồi vững nh non”, thì Lê Hiển Tông về thực chất chỉ làmột ông vua bù nhìn, vô tích sự không hơn không kém Ông là ngời tại vị lâunhất trong dòng tộc nhà Lê kể từ khi triều Lê đợc thiết lập (1428) đến lúc bịdiệt vong (1789) trải qua 27 đời vua với 362 năm trị vì Lê Cảnh Hng cũng làngời sống thọ nhất (70 tuổi), nhng cũng là vị vua vô dụng nhất Trong khoảngbốn mơi bảy năm làm vua công tích lớn nhất của ông là “ Theo tranh Tamquốc, sai các cung nữ mặc áo trận, cầm giáo mác, chia thế trận ba nớc Nguỵ,Thục, Ngô, rồi dạy họ cách ngồi, đứng, đâm, đỡ để mua vui”[16, 154] Đặcbiệt, phơng châm sống của ông ta là “ Trời sai chúa phò ta Chúa gánh cái lo,

ta hởng cái vui Mất chúa, tức cái lo lại về ta, ta còn vui gì”[16, 155] Thật

đáng buồn khi ông ta không những không lấy làm hổ thẹn, mà còn rất tự hào

về triết lý sống đó “ Mọi ngời chỉ biết một mà không biết hai( ) nếu trẫm lấyviệc mất quyền làm tức giận, thì nhà Chúa ắt phải ngấm ngầm tính chuyệnchẳng hay Vì vậy, trẫm phải mợn hứng vui chơi nh thờng để tránh tai vạ”vàhơn thế nữa ông còn cho rằng: mất thiên hạ “ chẳng phải là điều ta vuimừng”[16, 154] Hẳn rằng, Lê Hiển Tông không phải không nhận thấy sự lấnlớt, đè nén đủ đờng của nhà chúa Nhng ông ta chấp nhận, thậm chí thoả mãnvới việc làm đó của chúa Trịnh Cũng chỉ vì sợ hãi, không dám làm mất lòngnhà chúa để tránh tai vạ, để đợc yên vui hởng thái bình, mà ngay khi con traimình là thái tử Lê Duy Vĩ bị nhà chúa vu oan, xông vào điện đòi bắt, sau đó

đem ra treo cổ, Hoàng thợng cũng không dám làm gì hơn, ngoài sự im lặng.Thật không còn gì để nói! Đờng đờng là một vị hoàng đế - ngời nắm mọiquyền hành trong tay, vậy mà lại không có quyền hành gì

Dù không trực tiếp, nhng chỉ với việc mô tả những hành động, những suynghĩ, những lời đối thoại có tính chất điển hình của ông vua này, các nhà văn

họ Ngô bộc lộ rõ nỗi lòng trăn trở, xót xa của ngời cầm bút trớc sự sa sút, nhunhợc, đớn hèn của vua Lê Hiển Tông Ông ta chẳng khác gì một con rối đểngời khác giật giây, suốt một đời chỉ biết “Chắp tay rủ áo” để hoàng gia mỗingày một suy yếu dần; và nhà vua đã tồn tại nh cái bóng bên cạnh nhà chúa

Trang 39

Nếu Lê Cảnh Hng đợc khắc hoạ điển hình cho loại vua bù nhìn, nhunhựơc, vô dụng, thì Lê Chiêu Thống lại điển hình cho loại vua nhỏ nhen, vôliêm sỉ, phản động cam tâm bán nớc để giữ lấy ngai vàng Tính cách đó đợcthể hiện một cách nhất quán từ khi hắn lên ngôi cho đến lúc chết Khi mớinghe tin vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc tuần du ra Bắc, Chiêu Thống cha hiểu rõ

sự tình ra sao nhng định theo lời xúi của Nguyễn Hữu Chỉnh “sẵn ngọc

tỷ giục các quan trong triều thảo gấp một tờ biểu xin hàng”[16, 141] Rồibuổi hội kiến với Nguyễn Nhạc, Lê Chiêu Thống sai viên quan nói thay mìnhrằng: “Đất đai cùng dân chúng nớc Nam đều do thánh thợng ( Nguyễn Nhạc)gây dựng lại Nếu nh thánh thợng muốn thu nhận một vài quận ấp của nớc tôi

để làm quà khao thởng quân sĩ, thì quốc dân chúng tôi nhất nhất vâng mệnh”[16, 142] Hoá ra ý tởng bán nớc đã nảy mầm khá sớm trong con ngời ChiêuThống, ngay từ khi vừa ngồi lên chiếc ngai vàng cha kịp đặt niên hiệu Là một

ông vua, đứng đầu một nớc, mà những việc trong thiên hạ không mấy quantâm “ Ngoài thành là bãi chiến trờng, thiên hạ đang loạn lớn” ông cũng mặc,suốt ngày chỉ lo lắng, quan tâm tới việc “ Lập mu chế ngự chúa”, nhằm thâutóm quyền lực về tay mình

Không chỉ là con ngời đê hèn, luồn cúi, đầy tham vọng, mà Lê ChiêuThống còn là con ngời nhỏ nhen, bần tiện, hẹp hòi và luôn lấy thù riêng làmphơng châm cho mọi hành động Khi thấy Trịnh Tông bị chết vì Tây Sơn,Chiêu Thống (lúc này đang là hoàng tự tôn, cha đợc lên ngôi) đã tới gặpNguyễn Bình và nói: “ Tôi có thù cha cha trả Nay ông trả thay cho tôi Đời tôikhông còn mong gì hơn thế”[16, 148] Rồi ông ta thề với Nguyễn Bình: “ Nếuthân này có phải chết ở quý quốc, tôi cũng không hề phàn nàn” Hẳn thế màsau khi chúa án Đô Vơng bỏ chạy, Lê Chiêu Thống đã cho ngời “ phóng hoả

đốt hết phủ chúa khói lửa bốc lên ngút trời, hơn 10 ngày cha tắt”[16, 191].Một con ngời bất tài, nhỏ nhen, nhu nhợc nhng lại đầy tham vọng, luônmuốn thâu tóm quyền hành về tay mình Song, Chiêu Thống vừa là kẻ bất tài,bất nhân, bất tri nhân, lại vừa là kẻ đa nghi Ban đầu, để trừ Trịnh Lệ, ông dựavào Trịnh Bồng, rồi đến khi thấy Trịnh Bồng không thể tin dùng đợc nữa, ônglại mợn tay Nguyễn Hữu Chỉnh để khử Trịnh Bồng “Tránh vỏ da lại gặp vỏdừa”, Hữu Chỉnh là tay gian ác, xảo tả và nham hiểm vô cùng mà ông takhông hề hay biết Vì vậy, sau khi đuổi đợc Trịnh Bồng, đốt đợc phủ chúa,Chiêu Thống lại sống dở, chết dở vì tên loạn thần Nguyễn Hữu Chỉnh Cuối

Trang 40

cùng, để giết Hữu Chỉnh, ông ta lại phải nhờ đến tay của Ngô Vi Quý vàNguyễn Xuân Hợp Từ đó cho ta thấy Lê Chiêu Thống cũng là con ngời dãtâm, gian ác, song vì ngu dốt, bất tài, chẳng làm nên trò trống gì, suốt đời theo

đuổi danh vọng và trả thù mà thôi

Dới mắt các nhà văn họ Ngô, các chúa Trịnh đã thê thảm, nhng vua Lêcòn thê thảm hơn nhiều Với Lê Cảnh Hng, nếu ông ta mới bị các nhà văn họNgô kể bằng lời văn đùa giỡn, bông phèng thì với Chiêu Thống, các nhà văn

đã kể bằng thái độ khinh bỉ ra mặt Để làm rõ hơn bản chất của vị vua này, cáctác giả họ Ngô đã đi vào một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của ông tr-

ớc bá quan văn võ:

- “ Cứ nằng nặc đòi phong vơng để ăn hiếp mới sớng hay sao?”[15, 168]

- “ Muốn ở phủ, tức là muốn làm chúa rồi!”[15, 161]

- “ Ta nay không còn ai giúp rập nữa rồi! Tuy vậy, nó cũng không thể cậy

đông hiếp ta đợc!”[15, 169]

Lời lẽ, cách nói năng của một bậc đế vơng mà chẳng ra thể thống gì,không khác một đứa trẻ ngoài đờng đang cãi nhau với bạn Con ngời nh vậylàm sao đủ uy đức làm vua đợc? Bởi thế, Dơng Trọng Tế chỉ là kẻ bề tôi màdám xé chỉ dụ của vua ban Trịnh Bồng, vừa mới đợc phong vơng, đã đemquân đến vây cung điện Rồi “Có kẻ giữ lấy vua, sờ nắn trong lng không có gìmới tha cho đi”[16, 272] Còn trấn thủ Kinh Bắc Nguyễn Cảnh Thớc thì khôngnhững “trấn” vàng lụa của nhà vua, mà còn “ cho ngời đuổi theo lột chiếc ngựbào của nhà vua đang mặc”[16, 275]

Bên cạnh sự kết hợp hài hoà giữa lời kể và lời tả để làm nổi rõ bản chất đêhèn, bạc nhợc đến mức thảm hại của Lê Chiêu Thống, thì các tác giả họ Ngôcòn kết hợp nghệ thuật tự sự với nghệ thuật trào phúng, châm biếm để thể hiệncảnh chạy trốn nhục nhã của bè lũ bán nớc cầu vinh Trớc sức mạnh củaphong trào Tây Sơn, Chiêu Thống chỉ còn một con đờng duy nhất là quỳ gối

dâng đất nớc cho ngoại bang Có lẽ hồi thứ 14 ( Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh

bị thua trận Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài) trong tác phẩm là

hồi thể hiện một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất hình tợng ông vua cuối cùngcủa nhà Lê Trong hồi này, đều viết về cảnh chạy trốn, song đối với bọn cớpnớc, các nhà văn họ Ngô tỏ thái độ hả hê khi vừa kể, vừa miêu tả tâm lý hoảngloạn, sợ hãi, hoang mang của giặc Thanh, mà nổi bật là chủ tớng Tôn Sỹ Nghị.Còn đối với bè lũ bán nớc nh Lê Chiêu Thống, tác giả vừa tỏ vẻ ngậm ngùi,

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Tuấn Anh (2009), Hình tợng nhân vật ngời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ – Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí ( Khóa luận tốt nghiệp), Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Tuấn Anh (2009), "Hình tợng nhân vật ngời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ – Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí
Tác giả: Phạm Tuấn Anh
Năm: 2009
2. Cao Thị Vân Anh (2008), Hoàng Lê nhất thống chí với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ( Khoá luận tốt nghiệp), Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao Thị Vân Anh (2008), "Hoàng Lê nhất thống chí với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
Tác giả: Cao Thị Vân Anh
Năm: 2008
3. Phạm Tú Châu (1997), Hoàng Lê nhất thống chí, văn bản, tác giả và nhân vật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Tú Châu (1997), "Hoàng Lê nhất thống chí, văn bản, tác giả và nhân vật
Tác giả: Phạm Tú Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
4. Đỗ Đức Dục (1968), Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí, văn học, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Đức Dục (1968), "Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Năm: 1968
5. Phạm Đình Hổ (2001), Vũ trung tuỳ bút, Nxb văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Đình Hổ (2001), "Vũ trung tuỳ bút
Tác giả: Phạm Đình Hổ
Nhà XB: Nxb văn học
Năm: 2001
6. Kiều Thu Hoạch (1981), Góp phần xác định tác giả Hoàng Lê nhất thống chí, Tạp chí văn học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiều Thu Hoạch (1981), "Góp phần xác định tác giả Hoàng Lê nhất thống chí
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Năm: 1981
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), "Từ điển thuËt ng÷ "văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
8. Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận (1999), "Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
9. Mai Quốc Liên – Kiều Thu Hoạch (1966), Tìm hiểu giá trị hiện thực của Hoàng Lê nhất thống chí, một tác phẩm văn xuôi cổ điển tiêu biểu, Tạp chí văn học, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Quốc Liên – Kiều Thu Hoạch (1966), "Tìm hiểu giá trị hiện thực của Hoàng Lê nhất thống chí, một tác phẩm văn xuôi cổ điển tiêu biểu
Tác giả: Mai Quốc Liên – Kiều Thu Hoạch
Năm: 1966
10. Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Lộc (1997"), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
11. Phơng Lựu (chủ biên, 2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nôị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phơng Lựu (chủ biên, 2002), "Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Nguyễn Đăng Na (1999), Đặc điểm văn học trung đại, những vấn đề văn xuôi tự sự, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đăng Na (1999), "Đặc điểm văn học trung đại, những vấn đề văn xuôi tự sự
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
13. Nguyễn Đăng Na (2000), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đăng Na (2000), "Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
14. Phạm Thế Ngũ (1997), Văn học sử giản ớc tân biên (tập 1), Nxb Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thế Ngũ (1997)", Văn học sử giản ớc tân biên
Tác giả: Phạm Thế Ngũ
Nhà XB: Nxb Đồng Tháp
Năm: 1997
15. Ngô Gia Văn Phái (1978), Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Gia Văn Phái (1978), "Hoàng Lê nhất thống chí
Tác giả: Ngô Gia Văn Phái
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1978
16. Ngô Gia Văn Phái (2006), Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch dịch, Nxb Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Gia Văn Phái (2006), "Hoàng Lê nhất thống chí
Tác giả: Ngô Gia Văn Phái
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 2006
17. Hoàng Phê (chủ biên, 1995), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Phê (chủ biên, 1995), "Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học
18. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Sử (1999"), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
19. Nguyễn Thị Chung Thuỷ (2007), Hoàng Lê nhất thống chí với lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII ( Luận văn thạc sỹ), Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Chung Thuỷ (2007), "Hoàng Lê nhất thống chí với lịch sử xã "hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII
Tác giả: Nguyễn Thị Chung Thuỷ
Năm: 2007
20. Trơng Xuân Tiếu - Thạch Kim Hơng (2000), Bài giảng văn học Việt Nam trung đại II giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ – XIX (lu hành nội bộ), Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trơng Xuân Tiếu - Thạch Kim Hơng (2000), "Bài giảng văn học Việt Nam trung đại II giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ"– "XIX
Tác giả: Trơng Xuân Tiếu - Thạch Kim Hơng
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w