Đọc tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, chúng ta không thể không bị cuốn hút bởi cảm hứng văn chơng mà tác giả đã truyền vào từng trang viết, đặc biệt là những trang miêu tả khí thế của nghĩa quân Tây Sơn trong những cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng lừng lẫy, những trận đánh xuất quỷ nhập thần của họ, làm cho quân thù khiếp sợ. Dù có lời bình, hay không có lời bình, thì ngời đọc vẫn nhận ra những tình cảm của tác giả trớc những nhân vật trong tác phẩm và sự thật đã làm cho chúng ta hiểu rõ hơn thái độ của nhóm tác giả họ Ngô Thì đối với triều đình nhà Lê, nhà Trịnh đối với nghĩa quân Tây Sơn, nhất là vị thủ lĩnh Nguyễn Huệ. Ngay trong tác phẩm của mình, các nhà văn họ Ngô cũng có khi không hiểu nổi phong trào Tây Sơn. Họ cho đó là vài ngời nhân cơ hội nào đó nổi lên, (cũng nh bất cứ ngời nào đó trong lịch sử phong kiến nổi lên làm vua, lập ra triều đại của dòng họ mình). Họ cho rằng dới con mắt của vua tôi nhà Nguyễn thì Tây Sơn chỉ là “giặc” mà thôi. Song với tâm lực của mình, các tác giả đã chứng minh đợc sự rạng rỡ, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc của phong trào Tây Sơn. Trận đánh thắng 20 vạn quân Thanh là một ví dụ tiêu biểu. Mặc dù coi Tây Sơn là “ giặc,” nhng họ thật sung sớng khi quân Tây Sơn chiến thắng quân Thanh, và các tác giả họ Ngô cảm thấy nh chính mình chiến thắng; đồng thời đã coi nghĩa quân Tây Sơn là một lực lợng vĩ đại mang tầm vóc của dân tộc, đấu tranh vì chính nghĩa. Để viết về phong trào Tây Sơn và ngời anh hùng Nguyễn Huệ đợc nh vậy, các tác giả họ Ngô đã phải tự chiến thắng những mặc cảm cá nhân, những thiên kiến giai cấp đối với lực lợng vốn đối lập với thế lực của triều đình. Có lẽ, lòng yêu nớc thiết tha, ý thức tự tôn về một dân tộc ở các nhà văn họ Ngô, đã chiến thắng phần nào những định kiến giai cấp mù quáng trong t tởng của họ. Một mặt, do ngọn cờ mà Nguyễn Huệ
giơng lên khi tiến quân ra Bắc là “ Phù Lê diệt Trịnh”, cùng những chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn trớc kẻ thù ngoại xâm đã làm cho các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí vô cùng sảng khoái, hân hoan, hả hê nh chính họ là ngời chiến thắng. Lập trờng của các tác giả họ Ngô đã đứng hẳn về phía nghĩa quân Tây Sơn, về ngời anh hùng Nguyễn Huệ, khi chiến thắng quân xâm lợc nhà Thanh. Vì đó là một hiện thực hào hùng mà không một ngòi bút có lơng tri nào có thể bỏ qua hoặc xuyên tạc. Và các tác giả họ Ngô đã không dấu nổi sự khâm phục, ca ngợi hết lời.
So với tất cả các nhân vật hoàng đế trong Hoàng Lê nhất thống chí, thì Nguyễn Huệ – Quang Trung là một hoàng đế thông minh, dũng cảm, lấy nhiệm vụ cứu nớc cứu dân làm nhiệm vụ chính của đời mình. Nguyễn Huệ không chỉ là một hoàng đế yêu nớc, yêu chính nghĩa, mà còn là vị anh hùng dân tộc luôn phát huy cao độ truyền thống dân tộc để vừa giữ gìn bảo vệ đất nớc, vừa thể hiện sự bang giao hoà hảo giữa các quốc gia lúc bấy giờ.
Tiểu kết
Dờng nh có sự mâu thuẫn giữa nhan đề tác phẩm với nội dung tác phẩm. Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê, nhng nội dung tác phẩm lại vạch rõ sự thối nát, mục ruỗng của triều đình nhà Lê và ca ngợi ngời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Điều đó nói lên quan điểm phản ánh hiện thực của các tác giả họ Ngô là tôn trọng sự thật lịch sử và rất có ý thức dân tộc. Dù có cảm tình với nhà Lê, họ cũng không thể bỏ qua sự thực về một triều đại thối nát với một vị vua bất tài, hèn hạ, bạc nhợc nh Lê Hiển Tông, hay một ông vua phản động, “bán n- ớc cầu vinh” nh Lê Chiêu Thống. Mặc dù không theo Tây Sơn, nhng họ không thể không thấy chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của dân tộc. Bởi thế mà hình tợng ngời anh hùng áo vải hiện lên oai phong, lẫm liệt và hết sức chân thực trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của các nhà văn họ Ngô.
Kết luận
1. Với cái nhìn khách quan của ngời trong cuộc, với bản lĩnh vợt qua thiên kiến giai cấp, kết hợp với cái nhìn sáng tạo, sắc sảo, tinh tế của ngời cầm bút, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã tập trung mô tả sinh động những mâu thuẫn gay gắt và quyết liệt trong tập đoàn vua Lê - chúa Trịnh thông qua hình tợng vua chúa. Tất cả những con ngời ấy, những sự kiện đợc mô tả ấy là minh chứng xác thực cho một xã hội “cơng thờng đảo lộn”, “huynh đệ tơng tàn”, “nồi da xáo thịt”, một thời đại suy đồi, băng hoại cả về tinh thần lẫn t t- ởng đạo đức.
2. Mặc dù tiêu đề, Hoàng Lê nhất thống chí đợc viết theo quan điểm ủng hộ sự thống nhất đất nớc của nhà Lê; đợc viết từ sự tác động mạnh mẽ của t tởng chính thống, nhng trong thực tế toàn bộ tác phẩm lại phơi bày, vạch trần tất cả những mặt đen tối, đau thơng, tất cả sự bất lực và mục nát của triều đại Lê – Trịnh. Dù là bề tôi của vua Lê, có cảm tình với nhà Lê, ủng hộ vua Lê, nhng đợc tận mắt chứng kiến, đợc sống trong hiện thực của cái xã hội mà triều đại thống trị đã đến hồi mục ruỗng...,các tác giả dù không muốn cũng vẫn phải chấp nhận sự cáo chung của một giai cấp trong thế kỷ XVIII. Trong
Hoàng Lê nhất thống chí, mặc dù các tác giả vẫn tỏ ra có cảm tình với các vua Lê, nhng những tình cảm và thiên kiến giai cấp không thể xoá đi cái hiện thực khách quan, nhất là trớc nạn ngoại xâm, vấn đề sống còn của dân tộc, thì lập trờng dân tộc càng làm cho cái nhìn của các tác giả thêm đúng đắn, sắc sảo. Về quan điểm chính trị, các nhà văn họ Ngô thù địch với Tây sơn và đứng bên trận tuyến nhà Lê, nhng họ đã chế ngự đợc thiên kiến bản thân, nhìn thẳng vào sự thật. Do vậy, họ không chỉ miêu tả phong trào Tây Sơn một cách chân thực, sinh động, mà còn miêu tả bằng cả tấm lòng ngỡng mộ, kính mến. Là những trí thức phong kiến, nên ít nhiều các nhà văn họ Ngô ủng hộ, bảo vệ chế độ ấy, thể hiện trong ý thức xây dựng hình tợng, sự tôn sùng nhà Lê. Song mặt khác, phải nhận ra sức mạnh của đội quân chính nghĩa đã làm thay đổi t
duy nghệ thuật của các tác giả. T tởng của các nhà văn thì ủng hộ vua Lê, song cách miêu tả lại thiên về ngợi ca chiến công của Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn.
Việc xây dựng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ thành những hình tợng văn học tiêu biểu đã thể hiện cái nhìn tơng đối mới mẻ của các nhà văn. Bởi vì ng- ời anh hùng không cần thiết là ngời có nguồn gốc cao quý, họ có thể xuất thân rất bình thờng, từ tầng lớp dới của xã hội. Tuy nhiên, do trong ý thức của các nhà văn họ Ngô thì nhà Lê mới là chính thống, nên đã để cho Nguyễn Huệ xuất hiện muộn hơn so với các hình tợng khác. Chính lập trờng dân tộc, chính nghĩa đã giúp cho các nhà văn họ Ngô trân trọng ca ngợi ngời anh hùng áo vải và đối với vua chúa, giai cấp phong kiến thì đó là sự mỉa mai, sự giễu cợt lúc công khai, lúc kín đáo. Nguyễn Huệ xuất hiện rõ nhất ở hồi 14 và đây là một hình tợng hoàng đế độc đáo. Việc xây dựng hình tợng Nguyễn Huệ – Quang Trung đã thể hiện t tởng tiến bộ của các nhà văn họ Ngô ở quan niệm về ngời anh hùng cứu nớc trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của nớc ta.