Đối với vua QuangTrung (Nguyễn Huệ)

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí (Trang 78 - 86)

Hình tợng nhân vật Nguyễn Huệ - Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí, đã đợc các tác giả họ Ngô Thì xây dựng từ một nhân vật có thật trong lịch sử. Khi đi vào tác phẩm văn học, dới nhãn quan tôn phò nhà Lê, nhân vật này đã đợc các tác giả phản ánh một cách khách quan, chân thực, sinh động, đầy đủ và toàn diện nhất bằng những nét tính cách rất ngời trong những mối quan hệ khác nhau đợc biểu hiện trong tác phẩm, cũng nh thiên tài quân sự của một vị chủ tớng bách chiến bách thắng và khí phách hùng dũng vô song của những ngời anh hùng dân tộc. Hình tợng nhân vật Nguyễn Huệ – Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí, vì thế có những nét độc đáo so với các tác phẩm văn học và các sử sách đã viết về ngời anh hùng này. Điều làm nên sự độc đáo đó, chính là tài năng nghệ thuật của các tác giả họ Ngô. Với những thủ pháp nghệ thuật của văn học trung đại, đợc thể hiện dới hình thức tiểu thuyết chơng hồi, các tác giả đã xây dựng rất thành công hình tợng nhân vật Nguyễn Huệ - Quang Trung, một con ngời vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Để xây dựng thành công nhân vật này, các tác giả vừa kết hợp tài tình giữa lời kể và lời tả, các tác giả đã phản ánh nhân vật này trong từng thời điểm khác nhau, qua các sự kiện và những biến cố trong cuộc đời của ngời anh hùng. Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện nhất về ngời anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung; từ lúc phò tá Nguyễn Nhạc đánh chiếm Phú Xuân, theo Nguyễn Hữu Chỉnh tiến quân ra Bắc lần thứ nhất diệt chúa Trịnh, đem quân ra Bắc lần thứ hai diệt Võ Văn Nhậm, lên ngôi hoàng đế kéo quân ra Bắc Hà lần thứ ba đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lợc..., cho đến khi Nguyễn Huệ qua đời. Có thể nói hình tợng nhân vật đó sáng ngời qua từng thời điểm, từng sự kiện khác nhau và nhất là qua các trận chiến lớn. Nếu nh khi đề

hoạt trong cung vua phủ chúa để từ đó làm nổi rõ lên sự xa hoa lãng phí, ăn chơi trác táng của vua chúa lúc bấy giờ, thì nói về Nguyễn Huệ, các tác giả tập trung tả cảnh chiến trận hơn là cảnh sinh hoạt. Hơn thế nữa, cảnh chiến trận không phải đợc kể một cách tràn lan theo lối biên niên sử mà chú trọng vào những điểm chính, những trận đánh lớn có tính chất quyết định, để từ đó làm nổi bật tài năng, phẩm chất của ngời anh hùng. Trong cuộc sống đời thờng, Nguyễn Huệ là một ngời giản dị, nhẹ nhàng, tinh tế..., thì trong chiến trận lại là một ng- ời dũng cảm, mu lợc, nhạy bén. Có thể nhận rõ điều này qua các chiến công vang dội mà Nguyễn Huệ đã lãnh đạo nghĩa quân dành thắng lợi (nh trận đánh chiếm Phú Xuân, lần kéo quân ra Bắc lần thứ nhất diệt Trịnh, lần kéo quân ra Bắc lần hai diệt Võ Văn Nhậm. Đặc biệt là lần kéo quân ra Bắc Hà lần ba đánh tan hai mơi vạn quân Thanh xâm lợc. Khác với hai lần trớc, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần này không phải nhân danh cho một lực lợng, mà đại diện cho một quốc gia, dân tộc chống lại quân ngoại bang xâm lợc). ở đoạn trích hồi thứ mời bốn, tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật kể chuyện với nghệ thuật tả cảnh chiến trận để thể hiện hình tợng nhân vật Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn. Nhờ khéo léo đặt nhân vật vua Quang Trung vào trong những hoàn cảnh lịch sử căng thẳng, đầy kịch tính, nên tác giả đã miêu tả khá điển hình những phẩm chất cao đẹp của nhân vật này.Trớc sự sụp đổ của triều đình Lê - Trịnh, Lê Chiêu Thống cho ngời sang cầu viện, quân Thanh kéo sang đóng chặt ở thành Thăng Long. Tin tức ấy báo về Phú Xuân, Nguyễn Huệ hết sức căm giận “ Bắc Bình Vơng tiếp đợc tin báo, giận lắm, liền họp các tớng sỹ, định thân chinh cầm quân đi ngay”. Miêu tả sự nổi giận, bất bình của Nguyễn Huệ, tác giả muốn nhấn mạnh: ngay từ đầu Nguyễn Huệ đã thấy đợc dã tâm xâm lợc, c- ớp nớc ta của quân Thanh và tỏ rõ thái độ căm thù giặc sâu sắc, đồng thời bộc lộ quyết tâm chiến đấu chống lại quân xâm lợc. Cũng ở hồi này, tác giả miêu tả một chi tiết hết sức có ý nghĩa, đó là việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế: “ Bắc Bình Vơng lấy làm phải..., lên ngôi hoàng đế...Lễ xong, hạ lệnh xuất quân”. Với

sự việc đó, chứng tỏ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế không vì mục đích cá nhân, trái lại là để gánh lấy trách nhiệm đánh giặc, cứu nớc mà lịch sử giao phó. Hơn nữa, với việc lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Huệ muốn tập hợp mọi lực lợng yêu n- ớc thành một khối thống nhất để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đồng thời, bằng việc lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Huệ còn muốn tỏ rõ cuộc ra quân chinh phạt quân Thanh trên đất Bắc Hà lần này là hoàn toàn “ danh chính ngôn thuận”, là xuất phát từ quyền độc lập tự chủ của một dân tộc, một quốc gia để chống lại sự bành trớng, xâm lăng của kẻ thù ngoại bang. Việc lên ngôi hoàng đế của Nguyễn Huệ thật chính đáng và đúng lúc, cho nên vua Quang Trung rất đợc mọi ngời hởng ứng, đồng tình, đề cao và điều đó cũng thể hiện một sự đồng tâm nhất trí từ hoàng đế đến bá quan văn võ triều đình, đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm một mục đích là đánh giặc cứu nớc. Đặc biệt ở hồi này hình tợng ngời anh hùng Nguyễn Huệ đợc khắc hoạ một cách sinh động, đầy đủ qua những trận đánh lớn, tiêu biểu là chiến dịch mùa xuân Kỉ Dậu năm 1789. Hình tợng vua Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn quyết chiến, quyết thắng đợc các tác giả họ Ngô miêu tả bằng sự kết hợp nghệ thuật tự sự với nghệ thuật anh hùng ca. Nổi bật lên hình tợng vua Quang Trung cỡi voi chiến, trực tiếp đốc thúc quân sĩ đánh chiếm các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, nhất là cứ điểm Ngọc Hồi – cái chốt của chiến dịch và đã giành thắng lợi vẻ vang. Vẻ đẹp vua Quang Trung qua miêu tả là vẻ đẹp của một vị anh hùng chiến trận thông minh - dũng cảm, gắn bó cùng đoàn quân yêu nớc, đánh bại kẻ thù, dù cho bọn chúng có vũ khí tối tân, lực lợng bọn chúng đông hơn gấp bội. Và để làm nổi bật vẻ đẹp hình t- ợng vua Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn “ bách chiến bách thắng”, các tác giả họ Ngô đã không quên việc miêu tả một cách điểm xuyết về những cái chết thảm hại, nhục nhã của quân tớng nhà Thanh trên chiến trờng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Dới ngòi bút của nhà văn họ Ngô, hình tợng vua Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn đợc thể hiện thật đẹp đẽ. Đó là những ngời anh hùng yêu nớc, ra

trận trong tâm thế chủ động, công đồn trong khí thế tiến công, hiểu rõ tình hình địch - ta, và đánh bại quân Thanh xâm lợc bằng tinh thần quyết chiến quyết thắng, bằng t thế hùng dũng đứng trên đầu kẻ thù. Vẻ đẹp của vua Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn chính là vẻ đẹp của dân tộc ta giai đoạn cuối thế kỷ XVIII. Chính vẻ đẹp ấy đã góp phần tô thắm truyền thống chống giặc ngoại xâm của đất nớc Đại Việt anh hùng. Nh vậy, tác giả đã kết hợp giữa nghệ thuật tự sự với nghệ thuật anh hùng ca để kể về quá trình chiến đấu, chiến thắng của vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn. Ngoài ra, các tác giả còn đối chiếu so sánh với các nhân vật thuộc tuyến phi nghĩa để làm nổi bật t thế hùng dũng, oai phong của hình tợng vua Quang Trung. Cụ thể nh trong hồi thứ mời bốn, các tác giả đã miêu tả t thế hào hùng, t thế chiến thắng, t thế làm chủ của vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn trên nền tô đậm t thế khiếp sợ, hãi hùng đến khiếp vía của tớng giặc Tôn Sỹ Nghị và đám tàn quân nhà Thanh.

Mặc dù bị ảnh hởng của t tởng chính thống, nhng các tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đã phác hoạ thành công một phần đáng kể bức chân dung ng- ời anh hùng Nguyễn Huệ. Tài năng và khí phách của nhân vật này nhiều khi còn đợc biểu hiện qua lời kể của ngời đơng thời khi tiếp xúc trực tiếp, có khi là qua lời nhận xét của các đối thủ. Đây đợc xem là thủ pháp nghệ thuật hết sức độc đáo, tạo nên tính nhiều chiều của nhân vật nh C.Mác đã nói “ con ngời là sự tổng hoà của các mối quan hệ xã hội”. Nguyễn Hữu Chỉnh đã nhận xét về Nguyễn Huệ: “ Tôi đã từng cộng sự với ông ta, há lại chẳng biết? Ông ta quả thật là bậc anh hùng, nhng nhân tài xứ Bắc ta đây cũng không thua lắm.Vạn nhất xẩy ra việc binh đao, tôi xin chọn ông ta. Nay nghe nói Nhậm đã chiếm giữ đất Nghệ An, nhng cứ mặc y. Quân nớc ngoài ở trọ (...) về ta”. Nguyễn Hữu Chỉnh, một kẻ kiêu căng tự phụ nhất đất Bắc Hà mà cũng phải thừa nhận: “Bắc Bình Vơng là một anh hùng hào kiệt ở đất miền nam”. Nhìn chung, thái độ của Nguyễn Hữu Chỉnh đối với Nguyễn Huệ là kính nể. Một cung nhân cũ của triều đình nhà Lê khi nói về Nguyễn Huệ cũng có thái độ hết sức coi trọng: “Nguyễn

Huệ là một tay anh hùng lão luyện và có tài cầm quân. Xem hắn ra bắc vào nam ẩn hiện nh quỷ thần, không ai có thể lờng biết. Hắn bắt Nguyễn Hữu Chỉnh nh bắt trẻ con, giết Văn Nhậm nh giết con lợn, không một ngời nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn”[16; 430 - 431], thực chất đó là những chi tiết gián tiếp bộc lộ hoàn chỉnh tính cách con ngời Nguyễn Huệ. Tính cách, phẩm chất ấy còn đ- ợc biểu hiện qua suy nghĩ, hành động của chính bản thân nhân vật. Khi đợc Chỉnh gợi ý tiến quân ra Bắc với mục đích “phò Lê diệt Trịnh” thì Nguyễn Huệ đã nói “ Đó là việc rất hay, nhng ta vâng mệnh đi đánh Thuận Hóa, không phải vâng mệnh đi đánh nớc ngời. Tự ý thay đổi mệnh vua nh thế thì ra làm sao”[16; 118]. Đó là sự tự ý thức về bản thân của Nguyễn Huệ. Nh vậy qua Hoàng Lê nhất thống chí các tác giả họ Ngô đã cho thấy một Nguyễn Huệ cẩn trọng, cơ mu, trí dũng, bao dung, nhân ái. Nguyễn Huệ rất tự tin về mình, nhng cũng sẵn sàng nghe theo lời nói của ngời khác, dùng Hữu Chỉnh nhng biết rõ tâm đen của hắn, biết rõ bản chất của Vũ Văn Nhậm mà vẫn dùng Nhậm. Sẵn sàng tiêu diệt những kẻ phản trắc nhng rất bao dung và biết trọng dụng những kẻ sỹ nh Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích và còn xem là tri kỉ của mình, dù trớc đó họ là bề tôi của triều khác.

Tuy vậy, khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ nhất, lúc vào ra mắt vua Lê ở điện Vạn Thọ đã c xử nh một quần thần có tớc hầu thấp: “ Bình phục dới đất lạy năm lạy và rập đầu vái ba vái. Hoàng thợng sai hoàng tử nâng Bình dậy và mời đến ngồi vào một chiếc sập gụ khác bên trái sập ngự. Bình nhún nh- ờng không dám ngồi. Hoàng thợng phải hai ba lần dụ, Bình mới ngồi ghé vào một góc chiếu cuối sập, một chân bỏ thỏng xuống đất”[15;140].. Lâu nay ngời ta chỉ biết Nguyễn Huệ ở khía cạnh lịch sử chứ cha nhìn nhận ông nh một nhân vật văn học. Có lẽ là do những chiến công mà ông đóng góp cho lịch sử dân tộc là quá lớn, những chiến công đó đợc xem là hiển hách nhất trong lịch sử theo đúng cái nghĩa phò Lê, mà ông và nghĩa quân Tây Sơn còn đánh tan hai mơi

mà triều đình phong kiến phơng Bắc đặt ra cho nớc ta từ trớc. Những lễ cống nạp nặng nề của thiên triều, mãi đến khi Nguyễn Huệ - Quang Trung lên làm vua mới đợc bãi bỏ và nếu không có cái chết đột ngột thì biết đâu mong muốn mở đất đai về phơng Bắc của Nguyễn Huệ lại chẳng trở thành hiện thực. Từ vùng đất Thuận Hoá - Bình Định dấy binh, để đến một ngày trở thành Hoàng đế, Nguyễn Huệ một là con ngời có ý chí quật cờng, khí phách hiên ngang, tài năng kiệt xuất, không chỉ làm khiếp vía đội quân hùng hậu của Tôn Sĩ Nghị, dạy cho chúng bài học “nớc Nam có chủ”, mà còn khẳng định tinh thần bất khuất của nhân dân ta trong lịch sử đấu tranh giữ nớc. Tình yêu và cuộc hôn nhân của Nguyễn Huệ với công chúa Ngọc Hân, lòng trung thành, kính trọng, đạo hiếu đối với hoàng thợng nhà Lê và cũng là bố vợ đã biểu hiện Nguyễn Huệ là một con ngời có tình cảm trong sáng, giản dị, đàng hoàng, vợt qua những toan tính hẹp hòi để xứng đáng là một minh quân.

Xã hội Việt Nam những cuối thế kỷ XVIII đợc phản ánh trong Hoàng Lê nhất thống chí, có khả năng sản sinh ra hai loại ngời: một loại ngời là anh hùng và một loại ngời là gian hùng. Ngời anh hùng là ngời phản ứng lại thực tại đó xuất phát từ phía chính nghĩa, phía quần chúng nhân dân. Còn kẻ gian hùng là những ngời cũng phản ứng lại thực tại xã hội đó, nhng lại xuất phát từ một lập trờng chính trị cá nhân, có tính chất cơ hội chủ nghĩa, muốn t lợi cho bản thân, nhân lúc tình hình rối ren.

Tiêu biểu cho loại ngời thứ nhất là Nguyễn Huệ - Quang Trung; nhân vật chính diện, thuộc tuyến nhân vật chính nghĩa, đại diện cho chính nghĩa, đợc các tác giả họ Ngô khắc hoạ là một bậc anh hùng dân tộc, yêu nớc, yêu dân, luôn vì nớc vì dân mà chiến đấu, chống thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nớc. Tuy nhiên, điều đáng lu ý ở đây là nhân vật Nguyễn Huệ không phải là hình tợng đ- ợc lý tởng hoá, mà vẻ đẹp của nhân vật này đợc phản ánh một cách khách quan; bởi quan điểm sáng tác của các tác giả họ Ngô vẫn là trên tinh thần tôn phò nhà Lê. Tuy nhiên, với ngòi bút tiến bộ, bỏ qua thiên kiến giai cấp, các tác giả họ

Ngô đã dựng đợc một bức tợng đài vĩ đại về ngời anh hùng dân tộc trong tác phẩm của mình. Chính vì vậy, nhân vật Nguyễn Huệ trong tác phẩm không hề mang tính quy phạm, không đơn nhất một chiều, mà đã đa lại cho độc giả một cái nhìn đa chiều, đa dạng về nhân vật này.

Khi mô tả nhân vật Nguyễn Huệ, các nhà văn họ Ngô luôn đặt nhân vật này trong mối quan hệ nhiều chiều với các nhân vật khác nhau, trong những thời gian khác nhau. Xây dựng ngời anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, các tác giả không chỉ phản ánh những chiến công hiển hách, mà còn thể hiện cuộc sống đời thờng của nhân vật này. Nhân vật vì thế mà có sự gần gũi, giản dị và càng tăng thêm tính chất hiện thực sống động. Để khắc hoạ tính cách nhân vật Nguyễn Huệ, các tác giả thờng chọn những thời điểm mà vào khoảnh khắc đó, nhân vật ngời anh hùng này buộc phải bộc lộ tính cách của mình. Các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã rất tài tình trong việc lựa chọn, tạo dựng nên những tình huống nh vậy. Trong thời điểm khi mới đánh chiếm Phú Xuân, hoặc khi nghe tin quân Thanh sang xâm chiếm nớc ta, lúc chuẩn bị lực lợng tại Tam Điệp để thần tốc tiến đánh Thăng Long và kể cả các buổi yết kiến vua Lê Hiển Tông buổi đầu, lúc trò chuyện với công chúa Ngọc Hân sau lễ cới, hay sau đám tang nhà vua, thì Nguyễn Huệ luôn thể hiện bản chất anh hùng, quyết đoán với một khí phách uy dũng, yêu nớc thơng dân, tài kiêm văn võ, nhng có khi cũng thật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí (Trang 78 - 86)