Đối với nhân vật vua Lê

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí (Trang 39 - 44)

Trong Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả họ Ngô đã dành khá nhiều trang viết để tả về các ông vua cuối cùng của triều Lê: đó là vua Lê Cảnh Hng, vua Lê Chiêu Thống, giám quốc Lê Duy Cận... Trong số đó, tác giả tập trung vào hai vị hoàng đế là Lê Hiển Tông và Lê Chiêu Thống. Chỉ qua những hành động, suy nghĩ và tính cách đợc các tác giả phác hoạ rất tinh tế, cả hai ông vua này hiện lên với dáng vẻ khác nhau, nhng đều có điểm chung là bất tài, vô tích sự, đê hèn, bất lực trớc thời cuộc.

Khi viết về vua Lê, các nhà văn họ Ngô đã kết hợp một cách tài tình giữa lời kể và lời tả; nhờ đó mà hiện thực cuộc sống đợc phản ánh trong tác phẩm vừa hiện lên phong phú, đa dạng, sinh động nh nó vốn có, vừa nhuốm màu sắc tâm trạng tác giả... Sự kết hợp hữu cơ, linh hoạt giữa hai bút pháp ấy đã tạo ra khả năng rộng lớn của tác phẩm trong việc tái hiện sinh động, hoàn chỉnh bức tranh đời sống theo lý tởng thẩm mỹ của tác giả. Trong tác phẩm tác giả thờng đứng ở điểm nhìn trần thuật ngôi thứ ba để kể lại diễn biến câu chuyện. Nhà văn hầu nh có mặt khắp nơi để kể lại và không một phút nào rời bỏ nhân vật của mình. Mở đầu là lời giới thiệu khái quát về triều Lê dới sự thống trị của vua Lê Hiển Tông ( Lê Cảnh Hng): “ Truyền đến đời Hiển Tông vinh hoàng đế, niên hiệu Cảnh Hng (1740- 1786) thì thánh tổ Thịnh Vơng chuyên quyền cậy thế, làm oai làm phúc; vua Lê chỉ còn biết chắp tay rủ áo mà thôi”[16, 13]. Mới dừng lại ở đó, nó cũng đã gợi ra trớc mắt ngời đọc sự bất bình thờng trên đấu tr- ờng chính trị của xã hội lúc bấy giờ nớc ta vừa có vua vừa có chúa, nhng chúa nắm quyền lực, còn vua giữ ngôi hờ. Mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh đã đợc giải quyết theo cách vua chấp nhận “khoanh tay rủ áo”, mặc Chúa muốn làm gì thì làm, nh chính ông vua này từng nói “ Chúa gánh cái lo, ta hởng cái vui”[16, 155]. Đằng sau cái vẻ bề ngoài mà các tác giả họ Ngô miêu tả “ râu rồng, mũi rồng, tóc hạc, mắt phợng, đi nhẹ nh nớc, ngồi vững nh non”, thì Lê Hiển Tông về thực chất chỉ là một ông vua bù nhìn, vô tích sự không hơn

không kém. Ông là ngời tại vị lâu nhất trong dòng tộc nhà Lê kể từ khi triều Lê đợc thiết lập (1428) đến lúc bị diệt vong (1789) trải qua 27 đời vua với 362 năm trị vì. Lê Cảnh Hng cũng là ngời sống thọ nhất (70 tuổi), nhng cũng là vị vua vô dụng nhất. Trong khoảng bốn mơi bảy năm làm vua công tích lớn nhất của ông là “ Theo tranh Tam quốc, sai các cung nữ mặc áo trận, cầm giáo mác, chia thế trận ba nớc Nguỵ, Thục, Ngô, rồi dạy họ cách ngồi, đứng, đâm, đỡ để mua vui”[16, 154]. Đặc biệt, phơng châm sống của ông ta là “ Trời sai chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hởng cái vui. Mất chúa, tức cái lo lại về ta, ta còn vui gì”[16, 155]. Thật đáng buồn khi ông ta không những không lấy làm hổ thẹn, mà còn rất tự hào về triết lý sống đó “ Mọi ngời chỉ biết một mà không biết hai(...) nếu trẫm lấy việc mất quyền làm tức giận, thì nhà Chúa ắt phải ngấm ngầm tính chuyện chẳng hay. Vì vậy, trẫm phải mợn hứng vui chơi nh thờng để tránh tai vạ”và hơn thế nữa ông còn cho rằng: mất thiên hạ “ chẳng phải là điều ta vui mừng”[16, 154]. Hẳn rằng, Lê Hiển Tông không phải không nhận thấy sự lấn lớt, đè nén đủ đờng của nhà chúa. Nhng ông ta chấp nhận, thậm chí thoả mãn với việc làm đó của chúa Trịnh. Cũng chỉ vì sợ hãi, không dám làm mất lòng nhà chúa để tránh tai vạ, để đợc yên vui hởng thái bình, mà ngay khi con trai mình là thái tử Lê Duy Vĩ bị nhà chúa vu oan, xông vào điện đòi bắt, sau đó đem ra treo cổ, Hoàng thợng cũng không dám làm gì hơn, ngoài sự im lặng. Thật không còn gì để nói! Đờng đờng là một vị hoàng đế - ngời nắm mọi quyền hành trong tay, vậy mà lại không có quyền hành gì.

Dù không trực tiếp, nhng chỉ với việc mô tả những hành động, những suy nghĩ, những lời đối thoại có tính chất điển hình của ông vua này, các nhà văn họ Ngô bộc lộ rõ nỗi lòng trăn trở, xót xa của ngời cầm bút trớc sự sa sút, nhu nh- ợc, đớn hèn của vua Lê Hiển Tông. Ông ta chẳng khác gì một con rối để ngời khác giật giây, suốt một đời chỉ biết “Chắp tay rủ áo” để hoàng gia mỗi ngày một suy yếu dần; và nhà vua đã tồn tại nh cái bóng bên cạnh nhà chúa.

Nếu Lê Cảnh Hng đợc khắc hoạ điển hình cho loại vua bù nhìn, nhu nhựơc, vô dụng, thì Lê Chiêu Thống lại điển hình cho loại vua nhỏ nhen, vô liêm sỉ, phản động...cam tâm bán nớc để giữ lấy ngai vàng. Tính cách đó đợc thể hiện một cách nhất quán từ khi hắn lên ngôi cho đến lúc chết. Khi mới nghe tin vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc tuần du ra Bắc, Chiêu Thống cha hiểu rõ sự tình ra sao nhng định theo lời xúi của Nguyễn Hữu Chỉnh “sẵn ngọc tỷ ..giục các quan trong triều thảo gấp một tờ biểu xin hàng”[16, 141]. Rồi buổi hội kiến với Nguyễn Nhạc, Lê Chiêu Thống sai viên quan nói thay mình rằng: “Đất đai cùng dân chúng nớc Nam đều do thánh thợng ( Nguyễn Nhạc) gây dựng lại. Nếu nh thánh thợng muốn thu nhận một vài quận ấp của nớc tôi để làm quà khao thởng quân sĩ, thì quốc dân chúng tôi nhất nhất vâng mệnh” [16, 142]. Hoá ra ý tởng bán nớc đã nảy mầm khá sớm trong con ngời Chiêu Thống, ngay từ khi vừa ngồi lên chiếc ngai vàng cha kịp đặt niên hiệu. Là một ông vua, đứng đầu một nớc, mà những việc trong thiên hạ không mấy quan tâm “ Ngoài thành là bãi chiến trờng, thiên hạ đang loạn lớn” ông cũng mặc, suốt ngày chỉ lo lắng, quan tâm tới việc “ Lập mu chế ngự chúa”, nhằm thâu tóm quyền lực về tay mình.

Không chỉ là con ngời đê hèn, luồn cúi, đầy tham vọng, mà Lê Chiêu Thống còn là con ngời nhỏ nhen, bần tiện, hẹp hòi và luôn lấy thù riêng làm ph- ơng châm cho mọi hành động. Khi thấy Trịnh Tông bị chết vì Tây Sơn, Chiêu Thống (lúc này đang là hoàng tự tôn, cha đợc lên ngôi) đã tới gặp Nguyễn Bình và nói: “ Tôi có thù cha cha trả. Nay ông trả thay cho tôi. Đời tôi không còn mong gì hơn thế”[16, 148]. Rồi ông ta thề với Nguyễn Bình: “ Nếu thân này có phải chết ở quý quốc, tôi cũng không hề phàn nàn”. Hẳn thế mà sau khi chúa án Đô Vơng bỏ chạy, Lê Chiêu Thống đã cho ngời “ phóng hoả đốt hết phủ chúa...khói lửa bốc lên ngút trời, hơn 10 ngày cha tắt”[16, 191]. Một con ngời bất tài, nhỏ nhen, nhu nhợc...nhng lại đầy tham vọng, luôn muốn thâu tóm quyền hành về tay mình. Song, Chiêu Thống vừa là kẻ bất tài, bất nhân, bất tri nhân, lại vừa là kẻ đa nghi. Ban đầu, để trừ Trịnh Lệ, ông dựa vào Trịnh Bồng,

rồi đến khi thấy Trịnh Bồng không thể tin dùng đợc nữa, ông lại mợn tay Nguyễn Hữu Chỉnh để khử Trịnh Bồng. “Tránh vỏ da lại gặp vỏ dừa”, Hữu Chỉnh là tay gian ác, xảo tả và nham hiểm vô cùng mà ông ta không hề hay biết. Vì vậy, sau khi đuổi đợc Trịnh Bồng, đốt đợc phủ chúa, Chiêu Thống lại sống dở, chết dở vì tên loạn thần Nguyễn Hữu Chỉnh. Cuối cùng, để giết Hữu Chỉnh, ông ta lại phải nhờ đến tay của Ngô Vi Quý và Nguyễn Xuân Hợp. Từ đó cho ta thấy Lê Chiêu Thống cũng là con ngời dã tâm, gian ác, song vì ngu dốt, bất tài, chẳng làm nên trò trống gì, suốt đời theo đuổi danh vọng và trả thù mà thôi.

Dới mắt các nhà văn họ Ngô, các chúa Trịnh đã thê thảm, nhng vua Lê còn thê thảm hơn nhiều. Với Lê Cảnh Hng, nếu ông ta mới bị các nhà văn họ Ngô kể bằng lời văn đùa giỡn, bông phèng thì với Chiêu Thống, các nhà văn đã kể bằng thái độ khinh bỉ ra mặt. Để làm rõ hơn bản chất của vị vua này, các tác giả họ Ngô đã đi vào một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của ông trớc bá quan văn võ:

- “ Cứ nằng nặc đòi phong vơng để ăn hiếp mới sớng hay sao?”[15, 168] - “ Muốn ở phủ, tức là muốn làm chúa rồi!”[15, 161]

- “ Ta nay không còn ai giúp rập nữa rồi! Tuy vậy, nó cũng không thể cậy đông hiếp ta đợc!”[15, 169].

Lời lẽ, cách nói năng của một bậc đế vơng mà chẳng ra thể thống gì, không khác một đứa trẻ ngoài đờng đang cãi nhau với bạn. Con ngời nh vậy làm sao đủ uy đức làm vua đợc? Bởi thế, Dơng Trọng Tế chỉ là kẻ bề tôi mà dám xé chỉ dụ của vua ban. Trịnh Bồng, vừa mới đợc phong vơng, đã đem quân đến vây cung điện. Rồi “Có kẻ giữ lấy vua, sờ nắn trong lng không có gì mới tha cho đi”[16, 272]. Còn trấn thủ Kinh Bắc Nguyễn Cảnh Thớc thì không những “trấn” vàng lụa của nhà vua, mà còn “ cho ngời đuổi theo lột chiếc ngự bào của nhà vua đang mặc”[16, 275].

Bên cạnh sự kết hợp hài hoà giữa lời kể và lời tả để làm nổi rõ bản chất đê hèn, bạc nhợc đến mức thảm hại của Lê Chiêu Thống, thì các tác giả họ Ngô

còn kết hợp nghệ thuật tự sự với nghệ thuật trào phúng, châm biếm để thể hiện cảnh chạy trốn nhục nhã của bè lũ bán nớc cầu vinh. Trớc sức mạnh của phong trào Tây Sơn, Chiêu Thống chỉ còn một con đờng duy nhất là quỳ gối dâng đất nớc cho ngoại bang. Có lẽ hồi thứ 14 ( Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận. Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài) trong tác phẩm là hồi thể hiện một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất hình tợng ông vua cuối cùng của nhà Lê. Trong hồi này, đều viết về cảnh chạy trốn, song đối với bọn cớp nớc, các nhà văn họ Ngô tỏ thái độ hả hê khi vừa kể, vừa miêu tả tâm lý hoảng loạn, sợ hãi, hoang mang của giặc Thanh, mà nổi bật là chủ tớng Tôn Sỹ Nghị. Còn đối với bè lũ bán nớc nh Lê Chiêu Thống, tác giả vừa tỏ vẻ ngậm ngùi, vừa tỏ thái độ phê phán khi thuật lại những việc làm, hành động của ông vua này. Trên đ- ờng chạy trốn, Lê Chiêu Thống đã tiếp xúc với một số ngời dân và đã có những hành động, ứng xử thật đáng buồn, đáng trách, đáng khinh bỉ: nhà vua đã cớp thuyền của dân để vợt sông. Đờng đờng là một ông vua mà lại đi ăn cớp, còn gì đáng hổ thẹn hơn điều này! Rồi sau đó chỉ có một ngời “ thổ hào” giúp đỡ ( do tình cờ biết mặt nhà vua từ trớc nên đã mời cơm), và sau khi dùng cơm, nhà vua vẫn chỉ một mực tìm đờng chạy lên cửa ải theo giặc. Những tình tiết ấy cho thấy từ những việc lớn ( rớc quân Thanh vào xâm lợc nớc ta) đến những việc nhỏ ( c- ớp thuyền của dân, tìm đờng chạy theo giặc), Lê Chiêu Thống trớc sau nh một vẫn chỉ là một ông vua phản nớc - hại dân thật vô nhân đạo, vô liêm sỹ. Mặt khác, việc tác giả kể chuyện ngời thổ hào chỉ mời vua Lê một bữa cơm rồi sai con đa đờng, dẫn lối cho nhà vua chạy lên biên giới theo nguyện vọng của ông còn có ý nghĩa tố cáo sâu sắc: Lê Chiêu Thống là một ông vua phản động; phản động đến mức ngoan cố, ngay những giờ phút nguy biến nh thế này ông ta vẫn không nhận ra sai lầm và sửa chữa sai lầm, mà vẫn cố theo chân giặc tới cùng. Hơn nữa, với sự việc ấy, tác giả còn chỉ rõ cái gọi là lực lợng “ cần vơng” để phù trợ Lê Chiêu Thống lúc này hầu nh chẳng có ai; có chăng chỉ là một số tên

cận thần tiểu nhân, tráo trở nh Lê Quýnh, Trịnh Hiến và một số viên quan bất tài, chỉ biết “ nhìn nhau than thở, oán giận, chảy nớc mắt”.

Vị vua cuối cùng của nhà Lê chính là Lê Chiêu Thống. Ông đã khép lại những trang sử hào hùng của các bậc tiền bối nhà Hậu Lê bằng hành động “ R- ớc voi về dày mả tổ”, là ông vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam mang đất nớc trao vào tay giặc để mong giữ đợc cái ngai vàng đã không còn chút giá trị nào. Một ông vua nh thế ắt phải nhận cái kết cục bi thảm, phải sống kiếp lu vong xứ ngời, ôm hận chết nơi đất khách quê ngời, may còn nắm xơng tàn đem về cố quốc.

Ta thấy rằng mặc dù viết về cái chết thê thảm của Lê Chiêu Thống, các tác giả họ Ngô không mỉa mai một cách quá đáng, nhng cũng không tỏ vẻ thơng xót, tiếc nuối gì, mà với một giọng văn lạnh lùng ráo hoảnh.

Ngoài ra, khi viết về ông vua này, các tác giả họ Ngô còn sử dụng lời bình luận, nhận xét của các nhân vật khác, nhằm làm bật nổi phẩm chất, tính cách nhân vật vua Lê: “ Nớc Nam từ khi có Đế, có Vơng tới nay, cha có ông vua nào luồn cúi, đê hèn nh thế”[16; 420].

Nh vậy, nhờ sự kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn nghệ thuật kể, tả; nhờ sự phối hợp nghệ thuật tự sự với nghệ thuật trào phúng, các tác giả họ Ngô đã khắc hoạ một cách sinh động hình tợng những vị vua cuối cùng của nhà Hậu Lê. Những ngời vốn đợc xem là đại diện cho lợi ích của quốc gia, dân tộc....giờ đây không còn là những thần tợng thiêng liêng, tôn quý, mà chỉ là những hình ảnh vô cùng xấu xa, đáng phê phán.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí (Trang 39 - 44)