Đối với nhân vật chúa Trịnh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí (Trang 44 - 50)

Để xây dựng thành công những bức chân dung sinh động, chân thực, sắc nét về chúa Trịnh, các tác giả họ Ngô đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kể và tả.

Trớc hết, viết về Trịnh Sâm, các tác giả họ Ngô đã cho ta thấy đó là một con ngời không tầm thờng “ thông minh..., sáng suốt, trí tuệ hơn ngời, có đủ cả

tài văn lẫn võ, đã xem khắp kinh sử. Sau khi Thịnh Vơng lên nối ngôi Chúa, từ kỷ cơng trong triều đến chính trị trong nớc hết thảy đều đợc sửa đổi; bao nhiêu tớng giặc, phản nghịch đều bị đập tan”[15; 13]. Dờng nh nhà Chúa đi đến đâu là xã tắc bình yên đến đó. Mọi trật tự kỷ cơng đợc chấn chỉnh, nhân dân sống trong cảnh thái bình, thịnh trị. Trịnh Sâm lúc này nh vị Thánh chúa cứu nhân độ thế. Song, nếu chỉ dừng lại ở đó, thì chẳng khác gì câu chuyện cổ tích, cũng không có gì đặc sắc, hấp dẫn đối với ngời đọc. Ngợc lại, các tác giả họ Ngô luôn dõi theo hành trình cuộc đời vị vua này. Tuy nhiên bằng cảm quan nhạy bén, tác giả đã thấy đợc bản chất của chúa Trịnh, thấy đợc mầm mống diệt vong không thể tránh khỏi của nhà chúa, và tiên đoán: Trịnh tộc sẽ bị diệt bởi chính bàn tay của Tĩnh vơng Trịnh Sâm - một kẻ thông minh, có tài nhng không có đức. Trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí các tác giả họ Ngô tập trung mô tả Trịnh Sâm chỉ là một kẻ “ kiêu căng, xa xỉ” và cái tham vọng muốn bá chủ thiên hạ đã khiến cho Trịnh Sâm trở thành một kẻ “ chuyên quyền cậy thế, làm oai làm phúc”, thậm chí không từ một thủ đoạn dã man, tàn bạo nào để đạt đợc. Vì thế, khi mới lên ngôi chúa, Thịnh vơng đã vu hãm cho thái tử Duy Vỹ tội thông dâm với cung nữ, truất xuống làm dân thờng, sau đó lại vu tội liên hệ với các nho sĩ làm loạn, khiến cho “ Thái tử bị ghép vào tội thắt cổ”. Ngần ấy chi tiết cũng đủ cho ta thấy Trịnh Sâm là ngời độc ác, thủ đoạn, nham hiểm nh thế nào rồi. Việc làm vô nhân đạo đó của ông, khiến cho lòng ngời cũng nh trời đất oán hận. Hơn thế nữa vào lúc cuối đời, Trịnh Sâm lại say mê cung phi họ Đặng nên ông bất chấp tất cả. Cũng từ đâym, bút lực và cảm quan của tác giả họ Ngô Thì mới phát huy hết tinh lực để mô tả đầy đủ về chân dung một vị chúa - đợc xem là thông minh, tài giỏi, nắm giữ quyền lực cao nhất, nhng thực chất chỉ là một kẻ ăn chơi trác táng, hoang dâm vô độ đến mức mù quáng, để dẫn tới nhiều việc làm sai trái, không hợp lòng ngời. Chẳng hạn, gả con gái là công chúa Ngọc Lan cho em vợ Đặng Mậu Lân - một kẻ bệnh hoạn, dâm đãng,... Rồi đến

việc phế con trởng lập con thứ, từ đó “trong phủ chúa dần dần sinh ra bè nọ cánh kia”.

Viết về chúa Trịnh, các nhà văn họ Ngô còn kết hợp giữa nghệ thuật tự sự với nghệ thuật trào phúng, châm biếm. Đây là đoạn văn miêu tả cảnh bọn kiêu binh lập Trịnh Tông lên làm chúa:

“... Anh em Quận Huy chết rồi, quân lính vui mừng reo hò nh sấm. Họ kéo nhau vào nhà Tả xuyên phò thế tử Tông lên miếu đờng. Họ kiệu thế tử lên vai, rồi đứng xúm chung quanh gào lên vui sớng:

- Xin ngồi cao thêm nữa để thiên hạ đều thấy đợc mặt rồng, cho thoả lòng vui của mọi ngời!

Trong lúc gấp vội không có kỷ sập, phải dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt thế tử ngồi lên, rồi tám ngời kề vai vào khiêng. Chốc chốc họ lại nâng bỗng chiếc mâm lên đầu mà đội, đầu mỏi lại hạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu. Cứ thế, lên lên xuống xuống, giống y nh ngời ta giỡn quả cầu hoặc rớc pho tợng Phật. Mỗi lần thế tử đợc nhô lên cao, quân lính lại vỗ tay reo hò vang lên một chập. Những kẻ buôn bán ở các phố phờng đều tranh nhau kéo đến xem chúa, sân phủ đông nh họp chợ”[16; 59].

Đoạn văn miêu tả rất sinh động, chỉ qua vài nét phác hoạ, các tác giả gợi cho ta cảm giác lễ đăng quang ngôi chúa chẳng khác một trò hề rẻ tiền. Thực chất việc lập Trịnh Tông lên làm chúa là một cuộc tôn phò chính thống, theo đúng cơng thờng đạo lý. Lẽ ra phải là một đại lễ tôn nghiêm, trang trọng... Đằng này, ngời ta thực hiện nh một trò mua vui cho thiên hạ. Ngay cách so sánh việc kiêu binh kiệu Trịnh Tông với hình ảnh “ ngời ta giỡn một quả cầu hay rớc một pho tợng Phật” cũng rất có ý nghĩa. Bởi về sau này, trớc sự thao túng, lộng hành của kiêu binh, Trịnh Tông cũng chẳng làm đợc gì, thực chất y cũng chỉ là một quả cầu hay một pho tợng Phật mà thôi. Phải chăng các tác giả họ Ngô đã “ bắt chộp” đợc những chi tiết “đắt giá”, rồi khéo sắp đặt, trình bày chúng trong những hoàn cảnh điển hình, tạo tình huống bất ngờ, thú vị, biết đan

xen cái nghiêm trang với cái trào lộng nên đã mang lại tiếng cời hài hớc, để rồi sau đó gợi lên trong chúng ta những liên tởng, những suy t thâm trầm về những cái kệch cỡm, xấu xa, loạn lạc của xã hội đơng thời, chúa mà nh một vai hề, một con rối. Điều đó phần nào thể hiện nét độc đáo của Hoàng Lê nhất thống chí trong việc phơi bày bản chất, bộ mặt thật của tập đoàn chúa Trịnh đơng thời. Tơng lai của một triều đại sẽ ra sao? Đó là câu hỏi luôn đặt ra cho xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII.

Dòng văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại từ Lý Tế Xuyên ( Nửa đầu thế kỷ XIV), Trần Thế Pháp ( nửa cuối thế kỷ XIV), Nguyễn Hàng ( nửa đầu XVI) đến Nguyễn Khoa Chiêm ( cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII).... chủ yếu viết về cái hào hùng, bi tráng, do đó ngợi ca là giọng điệu đợc thể hiện nổi bật. Nhng b- ớc vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam không chỉ có cái hào hùng, bi tráng, mà còn tồn tại cái hài, hay cái bi xen lẫn cái hài. Xã hội đó đã đi vào tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Bởi thế, trong tác phẩm cái hào hùng, cái hài hớc và cái bi đều xuất hiện. Đặc biệt, để xây dựng thành công các nhân vật chúa Trịnh, tác giả họ Ngô thờng miêu tả với những nét bút có tính chất trào phúng, khôi hài, có khi là châm biếm sâu cay. Ngay cả giọng điệu ngợi ca và trào lộng dờng nh song hành hỗ trợ cho nhau tạo thành tiếng nói riêng vừa mới mẻ vừa độc đáo. Chẳng hạn, bớc vào tác phẩm ta thấy các tác giả họ Ngô miêu tả chúa Trịnh Sâm với giọng điệu có vẻ nh ngợi ca, tán dơng hết mức: “ cứng rắn, thông minh sáng suốt hơn ngời, đủ cả tài về văn lẫn võ...”[15, 13]. Song, đó không phải là điều các tác giả họ Ngô muốn hớng tới, mà cái chính là thông qua những chi tiết đó để làm nổi bật tính chất bi hài sau này. Để minh chứng cho điều đó, chúng ta hãy đi vào những chi tiết miêu tả phút lâm chung của chúa Trịnh Sâm:

“Bấy giờ chúa bệnh đã nguy kịch, nhân có Thánh mẫu vào thăm, Thị Huệ phải ôm chúa ngồi dậy – Thánh mẫu đứng ở đầu sập vừa khóc vừa hỏi han, chúa cũng khóc mà rằng:

- Con xin chắp tay cúi đầu lạy mẹ. Nay con chẳng may xấu số, không đợc thờ mẹ cho đến cùng. Nghĩ đến đạo lý cha tròn, ruột gan con đau nh dao cắt. Xin mẹ hãy ngự giá về cung, cố ăn ngủ cho thảnh thơi, đừng nghĩ đến con mà đau lòng mẹ.

Thánh mẫu nức nở, sụt sịt, ngập ngừng hồi lâu, ý muốn nói đến ngôi thế tử, nhng vì có Thị Huệ ở đấy nên cũng khó hé răng, dùng dằng mãi cha ra.

Chúa thấy vậy lại nói:

- Mẹ quá thơng con, không nỡ dứt tình mà đi. Con trông thấy mẹ cũng đau lòng không thể nhắm mắt. Vậy cúi xin mẹ hãy ngự giá về cung.

Thánh mẫu bèn ứa nớc mắt trở ra. Chúa quay sang dặn Thị Huệ:

- Bệnh ta không khỏi, không ở đợc cùng khanh đến lúc bạc đầu...duyên sắt cầm đành hẹn kiếp khác.

Thị Huệ nấc đến hơn một khắc, rồi ả cắt tóc thề rằng:

- Chúa thợng chẳng thơng thiếp, nỡ bỏ thiếp vò võ một mình! Thiếp xin liều thân mà chết theo chúa...

Rồi thị khóc oà lên.

Chúa ngoảnh sang Thuỳ Trung hầu nói:

- Sau khi ta qua đời, các ngời phải khuyên giải chính cung cho khéo chớ để nàng liều mình. Vạn nhất nếu không ngăn cản nỗi ý chí của nàng thì cứ để nàng chung thuyền với ta mà đa đi, cho nàng đợc hầu hạ ta nơi lăng tẩm[ 15, 39- 40].

“ Đây là một màn kịch diễn ra với ba nhân vật: Trịnh Sâm, Thánh mẫu ( mẹ Trịnh Sâm) và Vơng Phi Đặng Thị Huệ. Cả ba đều khóc nhng có lẽ chỉ có Trịnh Sâm là khóc thật vì nghĩ đến “ đạo hiếu cha tròn” và “ duyên cầm sắt” dang dở. Nh ngời ta thờng nói “ Con chim sắp lìa tổ thì kêu lên những tiếng bi thơng. Ngời sắp lìa đời thì nói những lời chân thật”. Nhng cái hay, cái hấp dẫn của màn hài kịch cũng chính là chỗ đó, chúa Trịnh Sâm càng nói thật bao nhiêu thì tiếng cời châm biếm càng lộ rõ bấy nhiêu. Bởi Thánh mẫu “ nức nở sụt sịt”

hay “ ngập ngừng hồi lâu”, “ dùng dằng mãi cha ra” đến nỗi chúa lại tởng là mẹ thơng mình “ không nỡ dứt tình mà đi”. Nhng sự thực bà đến đây đâu phải để vĩnh biệt con trai của mình mà bà “ dùng dằng”, “ ngập ngừng” là bởi “ muốn nói đến ngôi thế tử, nhng vì có Thị Huệ ở đấy nên cũng không hé răng”. Còn Thị Huệ thì sao? ả cũng đòi “ cắt tóc thề”, “ nấc lên đến hơn một khắc”, hoặc “ xin liều thân mà chết theo chúa”, có vẻ nặng tình và buồn bã trớc sự an nguy của chúa, nhng tất cả chỉ với mục đích lớn nhất là ả “ sợ không dự định trớc, đến lúc tình thế khẩn cấp sẽ bị ngời khác cớp mất ngôi thế tử của con mình”. Thật tội nghiệp cho chúa trớc khi trút hơi thở cuối cùng còn tởng ả nặng tình với mình”[15, 103]. Những màn bi hài kịch nh vậy trong tác phẩm rất nhiều khi viết về các chúa Trịnh.

Tiếng cời của các nhà văn họ Ngô thâm trầm, kín đáo, khi thì đợc bộc lộ ngay trong cảnh huống, lúc lại thể hiện qua lời nói hoặc cử chỉ nhân vật. Nhng đôi khi phải thông qua một chuỗi sự kiện, ngời đọc mới khám phá ra tiếng cời ấy. Ví dụ, khi Đặng Thị Huệ có mang Trịnh Cán, tác giả kể: “ Chúa liền sai ng- ời đi lễ khắp trăm thần để cầu sinh con thánh”[15, 13]. Cán ra đời, chúa hết sức yêu mến..., lúc đầy trăm ngày, chúa lấy tên của mình lúc nhỏ là Cán đặt cho nó để tỏ ra “nó cũng giống mình”. Khoa thi hơng năm ấy , chúa lấy hai câu: Sơn xuyên anh dục, hà hải tú chung ( nghĩa là khí thiêng của sông núi tụ lại, sự tốt đẹp của biển hồ đúc nên) để làm đề thi. Các quan văn võ cũng có nhiều kẻ lấy chữ Tinh huy hải nhuận ( nghĩa là “ sao sáng biển hoà” - điềm sinh thánh nhân) làm câu chúc mừng”[15, 13]. Tóm lại, Trịnh Cán là “ con thánh” , là nòi đích Trịnh Sâm – “ nó cũng giống mình” là anh tú của núi sông tụ lại đúc nên, là điểm sao sáng biển hoà. Ngời đọc hồi hộp chờ đợi đấng “thánh nhân” xuất thế. Nhng sau đó, các tác giả họ Ngô lại miêu tả hình ảnh cái quái thai: “ bụng to, rốn lồi, da nhợt gân xanh, chân tay gầy khẳng khiu”[15; 59]. Tiếng cời đợc bật ra tức khắc! “ Chúa (Trịnh Sâm) phải sai ngời đi tìm danh y khắp bốn phơng chữa cho Cán”, sai ngời đi “ lễ bái khắp các đền đài có tiếng linh thiêng”, rồi “

thiết lập đàn tràng ở ngay trong cung để ngày đêm đèn nhang cầu khấn”, và mặc “ Thị Huệ làm chay làm bùa tha hồ cúng lễ”[15, 30]. Song, danh y nào chữa đợc con bệnh họ Trịnh? Thần thánh nào cứu đặng Trịnh vơng? Sau cơn binh biến, chúa Cán “ vì quá sợ hãi không ăn uống gì đợc...ít lâu sau thì...qua đời”[16, 51].

Số phận Trịnh Lệ, Trịnh Bồng cũng không tốt đẹp gì! Trong tác phẩm, Trịnh Lệ là một kẻ khôn ngoan, mu mô, cơ hội, cả đời theo đuổi mộng làm chúa nhng không thành. Còn Trịnh Bồng khóc dở mếu dở vì sinh ra trong nhà chúa và cuối cùng sống chết ra sao không ai hay biết.

Kết cục, trong vòng cha đầy sáu năm trời ( từ 1782 đến 1788) mà năm đời chúa: Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Tông, Trịnh Lệ và Trịnh Bồng đều bị chết, thay nhau mà chết,và cái chết nào cũng bi thảm. Cái chết của Trịnh Sâm là kết quả tất yếu của một quá trình ăn chơi trác táng, hoang dâm khi mới 45 tuổi - ở vào cái tuổi mà ngời khác còn đang sung sức.Trịnh Cán chết khi mới 5 tuổi đầu vì bẩm sinh ốm yếu, lại gặp cơn binh đao do ngời anh gây ra làm cho sợ hãi suốt một ngày nên không cứu đợc. Trịnh Tông thì bị phơi xác ở ngoài cửa Tuyên Vũ khi mới 23 tuổi. Trịnh Lệ phải bỏ trốn rồi mất tích, còn Trịnh Bồng thì lại bị dân Lạng Sơn nổi dậy đuổi đi, phải nấp náu trong chốn núi rừng và từ đó “ cả nớc không còn thấy mặt chúa ở đâu nữa”[16, 262].

Các tác giả họ Ngô đã tập trung miêu tả về cái chết của các chúa Trịnh, cái chết nào cũng thê thảm. Các tác giả không mỉa mai một cách quá đáng, nhng cũng không tỏ vẻ thơng xót. Dờng nh sau những tình huống bi hài, hay trong tiếng cời phê phán họ Trịnh, ngời đọc vẫn cảm nhận đợc tiếng thở dài băn khoăn, rầu rĩ, của các tác giả.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí (Trang 44 - 50)