1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

71 681 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 653,83 KB

Nội dung

Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ” Trong đề tài, chúng tôi có sử dụng một số thuật ngữ như: “Truyện lịch sử giả” c

Trang 1

lời cảm ơn

Lý luận là một phân môn khoa học về văn chương Lấy tác phẩm văn chương làm đối tượng nghiên cứu, lí luận chỉ ra bản chất, đặc trưng, quy luật hình thành, phát triển của văn học Nắm vững lí luận là một cách để đi vào khám phá tác phẩm văn chương một cách hiệu quả

Là một sinh viên khoa ngữ văn năm cuối, tôi nhận thấy cần thiết phải nắm vững hệ thống công cụ này, làm cơ sở cho việc học tập nghiên cứu về sau Vì vậy tôi

đã chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” như một hình thức làm việc thực tiễn để nắm vững kiến thức, đồng thời, tạo cho mình thói quen, phương pháp tự nghiên cứu khoa học

Trong quá trình thực hiện khoá luận, tôi đã được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô trong khoa, trong tổ, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn trực tiếp đã giúp tôi hoàn thành đề tài này

Đây là một đề tài còn mới mẻ, hơn nữa trong khoảng thời gian hạn hẹp, cũng như sự hạn chế về năng lực tìm tòi nghiên cứu, người viết không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Hoà ngày 10 tháng 5 năm 2007

Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Kim Liên

Trang 2

Lời cam đoan

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của T.s Nguyễn Thị Kiều Anh Tôi xin cam đoan:

- Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của tác giả

- Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Người viết khóa luận

Lê Thị Kim Liên

Trang 3

Mục lục

Trang

Lời cảm ơn……… 1

Lời cam đoan……… 2

Mục lục……… 3

Mở đầu 1 Tính thời sự của đề tài……….5

2 Lịch sử vấn đề……….6

3 Giới hạn hẹp của đề tài………8

4 Phương pháp nghiên cứu……….9

5 Đóng góp và cấu trúc khóa luận………10

Nội dung Chương 1: Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật……… 11

1.1 Quan niệm về nhân vật……… 11

1.1.1.Khái niệm nhân vật……… 11

1.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học……….13

1.2.3 Các loại nhân vật văn học cơ bản………14

1.2 Quan nịệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật……….15

1.2.1 Kết cấu………15

1.2.2 Các biện pháp thể hiện nghệ thuật……… 16

1.2.3 Lời nói nghệ thuật………20

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ………22

2.1 Kết cấu……….…… 22

2.2 Các Biện pháp thể hiện nghệ thuật……….………31

2.3 Lời nói nghệ thuật……… 46

Chương 3: Sự sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử….……… ……….51

Trang 4

3.1 Từ lịch sử đến văn học - một bước chuyển thể sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp……… 51 3.2 Sự sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử……… 53 Kết luận……….68 Tài liệu tham khảo………70

Trang 5

mở đầu

1 Tính thời sự của đề tài

1.1 Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 26 tháng 7 năm 1950, quê Thanh Xuân Hà Nội Ông tốt nghiệp ĐHSP khoa sử năm 1970 rồi lên Tây Bắc dạy học Đến 1980,

ông về Hà Nội làm ở cục xuất bản thuộc Bộ Giáo Dục đào tạo Hiện nay, ông sống ở

Hà Nội, là hội viên hội nhà văn

Nguyễn Huy Thiệp bắt đầu cầm bút khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ XX Vừa xuất hiện, ông đã được coi là một “hiện tượng” văn học, là thành quả của đổi mới

1.2 Thập niên 80-90 của thế kỉ XX Nguyễn Huy Thiệp nổi bật lên như một hiện tượng văn học độc đáo, gây xôn xao nền văn học nước nhà vốn đang trầm lặng sau chiến tranh Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện lập tức gây không khí tranh luận trên văn đàn Người khen, kẻ chê Dù khen hay chê, cuối cùng công chúng cũng gặp nhau ở một điểm: công nhận văn tài của nhà văn Nhất là khi chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử được đăng trên tuần báo Văn nghệ, lập tức gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi Ngay sau đó, sách “Nguyễn Huy Thiệp tác phẩm và dư luận” được in năm 1989, đến năm 2001 Phạm Xuân Nguyên lại tập trung khoảng một phần ba bài viết đăng rải rác trên các báo thành cuốn “ Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp ” để xác định chân dung, vị trí của nhà văn này

Xuất hiện nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận về tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp Các ý kiến tranh luận có nhiều khác biệt nhưng đều cho thấy Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo, là một mạch ngầm xuất hiện cùng với đổi mới

Tuy nhiên, nghiên cứu tỷ mỉ về phương diện sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp thì chỉ có rải rác một số công trình Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ Vì vậy, để góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi xin đề cập

đến một khía cạnh nhỏ liên quan đến tài năng của nhà văn : “Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”

Trang 6

Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn mang đến một đóng góp nhỏ trong tiếng nói chung khẳng định tài năng của Nguyễn Huy Thiệp Đồng thời nó còn

có ý nghĩa rất lớn trong việc tập nghiên cứu khoa học về văn chương của sinh viên ngữ văn sắp tốt nghiệp

1.3 Việc tiến hành nghiên cứu đề tài này giúp người tập nghiên cứu tổng hợp những kiến thức văn học đã đựơc học ở phổ thông và được trang bị ở đại học, vừa có

điều kiện soi sáng những kiến thức lý luận ấy vào tác phẩm cụ thể, tạo tiền đề cho việc tiếp tục học tập và nghiên cứu sau này

2 lịch sử vấn đề

Nhân vật là vấn đề căn bản của tác phẩm văn chương Vừa thuộc yếu tố nội dung vừa thuộc yêu tố hình thức của tác phẩm Bởi vậy khi đi kèm với nghiên cứu về tác phẩm, bao giờ cũng có sự xem xét đánh giá về nhân vật Do đó những công trình nghiên cứu về nhân vật nhiều không kể hết

Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam sau 1975

Ông thử bút ở nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, kịch Nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn Năm 1987, Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện giữa làng văn với truyện ngắn đầu tay “Tướng về hưu” Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn và

được coi là sản phẩm của một tài năng độc đáo Văn đàn chưa hết xôn xao bàn tán

về truyện ngắn này thì liên tiếp tác giả lại tung ra chùm truyện ngắn viết về đề tài

lịch sử: Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, làm thổi bùng lên một cuộc tranh luận kéo

dài Người khen, khen hết lời, người chê đôi khi mất hết cả sự bình tĩnh cần thiết Có người đòi bỏ tù, có người lại bảo phải trao cho ông giải cây bút xuất sắc

Châm ngòi cho cuộc tranh luận là bài viết của Tạ Ngọc Liễn: “Về truyện

ngắn Vàng lửa”,(Văn Nghệ 26/06/1988) Ông coi nhầm đây là “Một truyện ký danh

nhân lịch sử” Sau đó ông lại tiếp tục khẳng định lập trường của mình bằng bài viết “

Về mối quan hệ giữa sử và văn” (Nhân Dân, 28/08/1988), mà vẫn không hiểu bản chất đích thực của văn học như là một thứ nghệ thuật của ngôn từ

Cùng nằm trong nhóm những người phản bác, Đỗ Văn Khang tuy không cùng xuất phát điểm là mối quan hệ văn - sử như Tạ Ngọc Liễn nhưng cũng phủ nhận Nguyễn Huy Thiệp một cách kiên quyết, ông đưa ra “Có một cách đọc Vàng

Trang 7

lửa” rất nhiều tính sách vở Từ nguyên lý hệ thống ông chê “Vàng lửa, chỉ là phép nói ngược”(21-tr188) Ông vin vào phát ngôn của nhân vật Phăng để qui kết chính trị cho nhà văn

Lập tức có sự phản hồi từ các tác giả khác Lại Nguyên Ân khẳng định lập trường của mình ngay ở nhan đề bài viết “Đọc văn phải khác đọc sử”(Văn Nghệ,16/07/1988), Văn Tâm cũng cùng ý kiến “Không thể đọc truyện ngắn bằng

đôi mắt sử kí giáo khoa thư” (“ Đọc Nguyễn Huy Thiệp”, Văn Nghệ, 26/11/1988) Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh cũng mượn khái niệm “phê bình kiểu băt vít” của Trần Duy Thanh để phản đối Tạ Ngọc Liễn và đề nghị một cách thận trọng “ Nên coi những tác phẩm của nhà văn này như một thứ đề dẫn” Cuộc tranh luận này chỉ xoay quanh vấn đề đọc văn hay đọc sử

Nhưng khi Phẩm tiết xuất hiện còn gây được sự khen chê quyết liệt hơn

Nguyễn Thuý ái và Vũ Phan Nguyên công phẫn “Viết như thế là một cách bắn súng lục và quá khứ” (Văn Nghệ 20/08/1988) Mai Ngữ lại đặt ra một xuất phát điểm mới đó là cái tài và cái tâm của người viết (QĐND, 27/08/1988) (21-tr418) Theo

ông: “Viết như thế là ác tâm” Rất nhiều tác giả cũng phẫn nộ công kích cách viết của Nguyễn Huy Thiệp Thậm chí hội Nhà Văn Việt Nam đã họp tháng 09/1988 để chấn chỉnh báo Văn nghệ

Dù vậy, vẫn có nhiều người bênh vực tác giả

Đỗ Đức Thịnh phân tích mối quan hệ rất người mà rất thanh khiết của Quang Trung với Vinh Hoa để chứng minh cho cái tâm trong sáng của Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Những vấn đề cơ bản đặt ra trong các cuộc tranh

luận của giới văn học hiện nay đã có những lời nhận xét rất chí lý: “ Tôi cho rằng,

chữ tài và chữ tâm có thể tách rời đâu đâu, chứ khi đã nhập vào trong một áng văn chương thì làm sao có sự tách rời… Tôi muốn nói phải tìm hiểu chữ tâm trong những trường hợp cụ thể Nó hướng vào đâu ? Hướng vào ai? Nó tha thiết với quá khứ hay hướng về thực tại tương lai” (11-tr36)

Thuỷ Minh lại cho rằng: phê phán Phẩm tiết do cách đọc đã lỗi thời, rằng: “

Nhà văn có quyền được thể nghiệm tìm tòi, khai phá những con đường mới mà xưa nay chưa ai đi, chưa ai làm Chẳng hạn Nguyễn Huy Thiệp đã làm và đã viết về các

Trang 8

danh nhân anh hùng trong lịch sử ở bình diện khía cạnh con người bình thường với mọi khía cạnh đời thường của các vị ấy” (Thông tin văn hoá Việt Nam , số 3/1988)

Gred Lockhart - tiến sỹ người Australia khẳng định “ Nguyễn Huy Thiệp là một tác giả có tài năng ngang tầm với những nhà văn xuất sắc quốc tế”( 21-tr115)

Đặng Anh Đào không hề có ấn tượng gì về việc xúc phạm Quang Trung Bà chỉ ra rằng sở dĩ Nguyễn Huy Thiệp đã gây quy mô tranh luận dai dẳng là do vấn đề thị hiếu và cách đọc truyện “ Nguyễn Huy Thiệp đẫ gây ra một cái hẫng giữa phát

và nhận Lối viết đa âm đụng phải lối đọc thánh thư”(21-tr541)

Như vậy, các ý kiến khen chê đều xoay quanh vấn đề về mối quan hệ văn -

sử, cái tài - cái tâm của người viết, cách viết và thị hiếu bạn đọc Rất ít bài viết đề cập tới hình thức nghệ thuật của tác phẩm một cách toàn diện Đôi khi chỉ là một khía cạnh như lời tác giả của Nguyễn Văn Đông (Báo Văn học tuổi trẻ 05/2005), hay “ kĩ thuật nhại” của Nguyễn Huy Thiệp trong bài viết của Lê Huy Bắc (11-tr 316)

Nghiên cứu về nghệ thuật trong chùm truyện ngắn lịch sử là một mảnh đất trống cần khám phá Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ”

Trong đề tài, chúng tôi có sử dụng một số thuật ngữ như: “Truyện lịch sử giả” của Đặng Anh Đào, “Truyện giải lịch sử” của Nguyên Ngọc, “Truyện lịch sử-thế sự hư cấu ” của Văn Giá, để nói về chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử này

Lấy tác phẩm nghệ thuật làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi không bàn đến lập trường chính trị của người viết mà chỉ đơn thuần xét đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả

3 Giới hạn hẹp của Đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Lấy chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp Kiếm

sắc, Phẩm tiết, Vàng lửa, Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ làm khách thể nghiên

cứu, chúng tôi chọn một phương diện của khách thể là “ Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử ” trong chùm truyện này làm đối tượng nghiên cứu

Trang 9

Nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận là chỉ ra nét riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở ba mặt: kết cấu, các biện pháp thể hiện nghệ thuật, lời văn nghệ thuật Chúng tôi có sử dụng những tư liệu lịch sử làm phương tiện so sánh với tác phẩm Đồng thời, sử dụng một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để so sánh ở mặt này hay mặt kia trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp

3.2 Giả thiết khoa học

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm làm rõ câu trả lời Nguyễn Huy Thiệp

có thực sự có tài? Đâu là sự kế thừa ? Đâu là sự cách tân của nhà văn trong công cuộc đổi mới văn học Nhà văn có vị trí gì trong nền văn Việt Nam sau 1975

ấy có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau để tìm hiểu khám phá

Trong đề tài chúng tôi chọn, phương pháp này cho phép chúng tôi khảo sát xây dựng nhân vật theo ba yếu tố nhỏ của hình thức: kết cấu, các biện pháp thể hiện nghệ thuật, lời nói nghệ thuật

4.2 Phương pháp phân tích hệ thống

Đây là phương pháp tách đối tượng nghiên cứu thành những yếu tố nhỏ hơn, khi đã tiến hành chia tách đối tượng lớn Điều này thể hiện ở việc tách kết cấu ra làm ba mặt, tách các biện pháp thể hiện nghệ thụât thành bảy yếu tố và qua đó cũng nhằm xem xét mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố nhỏ với nhau

4.3 Phương pháp so sánh hệ thống

Phương pháp này yêu cầu việc so sánh không phải tiến hành ở các yếu tố bộ phận mà là so sánh cả hệ thống lớn với nhau để tìm ra giá trị độc đáo của hệ thống này so với hệ thống kia Trong khoá luận này, đó chính là thao tác so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với nghệ thuật này trong truyện của Nguyễn Huy Tưởng trên cả ba mặt của hình thức nghệ thuật

Trang 10

5 Đóng góp và cấu trúc khóa luận

5.1. Khoá luận giúp nắm rõ hơn những vấn đề về nhân vật, xây dựng nhân vật nói chung và nhân vật trong truyện ngắn nói riêng Góp phần khẳng định tài năng

và vị trí của Nguyễn Huy Thiệp trong nền văn học mới

5.2 Cấu trúc khoá luận

Khoá luận của chúng tôi gồm 71 trang Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung được triển khai thành 3 chương như sau:

Chương 1: Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Chương 3: Sự sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp trong nghệ thuật xây dựng

nhân vật lịch sử

Trang 11

nội dung

Chương 1 Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật

1.1 quan niệm về nhân vật

1.1.1.Khái niệm nhân vật

Về mặt thuật ngữ:

Nhìn một cách rộng nhất, “nhân vật” là khái niệm không chỉ được dùng

trong văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác Theo bộ Từ điển tiếng Việt của

Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng,

2002 thì : “nhân vật” là khái niệm mang hai nghĩa: nghĩa thứ nhất, đó là đối tượng (thường là con người ) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học” Thứ hai, đó

là “người có một vai trò nhất định trong xã hội” Tức là, thuật ngữ “nhân vật” được dùng phổ biến ở nhiều mặt cả đời sống nghệ thuật, đời sống xã hội - chính trị lẫn đời sống sinh hoạt hằng ngày … Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm “nhân vật “ theo nghĩa thứ nhất mà bộ từ điển tiếng Việt định nghĩa như vừa trích ở trên tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương

Với ý nghĩa như thế của khái niệm “nhân vật”, ta sẽ trở lại xuất xứ của thuật ngữ này

Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật”(đọc là “persona”) lúc đầu mang ý nghĩa

chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu Theo thời gian, chúng ta đã sử dụng

thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện

Cuốn “Lí luận văn học”, NXB GD, H, 2004 do tác giả Phương Lựu, chủ biên,

có định nghĩa khá kĩ về nhân vật văn học: Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh(…) Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong “Truyện Kiều” (…) Đó là những con vật

Trang 12

trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma qủi, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người(…) Khái niệm nhân vật có khi chỉ được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm(…) Nhưng chủ yếu là hình tượng con người trong tác phẩm(…) Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra(6-tr277,278)

Một cách định nghĩa khác về nhân vật trong cuốn Lí luận văn học.NXB

GD,H,1993 do giáo sư Hà Minh Đức chủ biên: “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách v.v…Và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu

đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người,(…) Cũng có khi đó không phải

là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm”(2_tr102)

Khái niệm Nhân vật văn học còn được định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật

ngữ văn họcNXBQG, H, 2000 của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi với nội dung cơ bản giống với định nghĩa trong cuốn “ Lí luận văn học” đã nêu: “Nhân vật văn học” là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha…), cũng có thể không có tên riêng(…) Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một

ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm(…) Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống’’(4-tr202)

Như vậy, các nhà văn, nhà nghiên cứu, lý luận văn học, bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn cơ bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học Thứ hai đó là những con người, hoặc

Trang 13

những con vật, đồ vật, sự vật hiện tượng mang linh hồn con người là hình ảnh ẩn dụ của con người Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn

Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học Đôtxtôievxki cũng khẳng định: “Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách” Tính cách, với ý nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình Nga đã gọi nhân vật là tính cách ở đây cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ, “ tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa

đạt đến mức độ là những điển hình” (2-tr105) Và tính cách tự nó cũng bao hàm những thuộc tính như có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cả những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định,

đồng thời có một quá trình phát triển hợp với logíc khách quan của đời sống

Như vậy, nhân vật có hạt nhân là tính cách Trong tác phẩm văn chương có nhân vật được khắc hoạ tính cách nhiều hay ít nhưng cũng có nhân vật không được khắc hoạ tính cách

1.1.2.Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn chương

Ta biết rằng nhân vật là hình ảnh về con người, khi tính cách của nhân vật

được nhà văn xây dựng ở một mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng về con người, và cao hơn, nếu tính cách được khắc hoạ ở những nét điển hình thì nhân vật sẽ trở thành điển hình với con người Mà theo Biêlinxki: “nhà triết học tư duy bằng phép tam đoạn luận, còn nhà thơ tư duy bằng hình tượng cụ thể của một bức tranh Nói rộng ra tức là văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng bằng những nhân vật cụ thể Do đó, vai trò chức năng đầu tiên trọng yếu nhất của nhân vật là làm phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực Văn học không thể thiếu được nhân vật bởi chỉ có qua nhân vật nhà văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội,

về con người với những đặc điểm về số phận tính cách của nó “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch

sử nhất định” (2-tr126)

Trang 14

Tính cách của nhân vật mang vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung

và hình thức của tác phẩm văn học Về nội dung: nhân vật với tính cách của nó, là phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm, nó có nhiệm vụ cụ thể hoá sự thực hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, tức thông qua sự vận động và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát hoá về nhận thức tư tưởng Về hình thức: nhân vật với tính cách của nó quyết định phần lớn các yếu tố của hình thức như kết cấu, các biện pháp thể hiện nghệ thuật, lời nói nghệ thuật…Về luận điểm

này Hêghen cũng đã từng nói: “ tính cách là điểm trung tâm của mối quan hệ giữa

nội dung và hình thức” Ta cũng cần lưu ý rằng: tính cách nhân vật mang tính lịch

sử, nghĩa là với mỗi một thời đại lịch sử các tính cách được tôn vinh hay coi nhẹ là khác nhau, có thể trong thời này tính cách này được tôn sùng nhưng thời sau thì không

Đó là những vai trò chức năng cơ bản của nhân vật trong tác phẩm văn chương

1.1.3 Các loại nhân vật văn học cơ bản

Nhân vật văn học là một thế giới vô cùng đa dạng Nhân vật càng độc đáo thì càng hầu như không có sự lặp lại Cho nên bộ mặt nhân vật là rất phong phú Song nhìn tổng thể trong tác phẩm văn học các nhà nghiên cứu, lý luận, nghiên cứu văn học đã chia thế giới nhân vật văn học thành các kiểu loại khác nhau để dễ tiếp nhận,

dễ phân tích, đánh giá theo những tiêu chí như: nội dung cấu trúc, chức năng …của nhân vật

Thứ nhất, dựa trên vai trò của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm…nhân vật chính đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, và liên quan đến các sự kiện chủ yếu trong tác phẩm,

là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình Trong các nhân vật chính lại nổi lên nhân vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa, “đó

là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm”(6- tr283) Còn lại là các nhân vật phụ mang tình tiết sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ bổ sung

Thứ hai, dựa trên mối quan hệ với lý tưởng xã hội của nhà văn lại có thể nói tới nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực)

Trang 15

Hai kiểu nhân vật này cũng mang tính lịch sử, trong đó nhân vật chính diện mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại, được nhà văn khẳng định, đề cao, còn nhân vật phản diện thì ngược lại mang những phẩm chất xấu xa trái với lý tưởng và đạo đức, đáng lên án và phủ định

Ngoài hai cách chia thường thấy như thế về nhân vật và dựa trên cấu trúc về nhân vật người ta có thể nói tới các kiểu nhân vật như: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng Trong phạm vi có hạn của khoá luận chúng tôi không bàn sâu về những loại nhân vật này

1.2 Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật

Như đã trình bày ở trên, nhân vật ngoài chức năng quan trọng là phương tiện

để nhà văn gửi gắm ý tưởng nghệ thuật của mình còn có vai trò quyết định tới phần lớn những yếu tố hình thức của tác phẩm văn chương Vì thế, có thể nói: Qua mỗi yếu tố của hình thức tác phẩm, ta sẽ thấy đươc cụ thể nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Cả ba yếu tố: kết cấu, sự tổng hợp các biện pháp thể hiện nghệ thuật và lời nói nghệ thuật đều tham gia vào xây dựng nhân vật ở mặt này hay mặt kia Do vậy, việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật thực chất là xem xét, tìm hiểu ba khía cạnh đó của hình thức

1.2.1.Kết cấu

Kết cấu, theo quan niệm của nhóm tác giả của cuốn Lý luận văn học, Nxb

GD, H,2004 “ là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm

vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng tác phẩm”.(6-tr295)

Trong bài: “ Tính nghệ thuật, một đối tượng nghiên cứu riêng và một cách tiếp cận riêng”, DĐVNVN, số tháng 3+4, năm 2000, tác giả Nắng Mai đã có một quan niệm cụ thể hơn về kết cấu : “Kết cấu là việc sắp xếp, lắp ráp chẳng những kiến trúc trong chiều sâu, mà còn bố cục, bài trí ở bên ngoài, nhằm tổng hợp những

tương quan giữa các yếu tố của tác phẩm gắn kết lại mọi mảnh vụn rời rạc trong số

đó sao cho thành sinh thể toàn vẹn Kết cấu là yếu tố không thể hiện trực tiếp trên câu chữ, mà nó là chất kết dính liên kết toàn bộ các chi tiết rời rạc thành dòng thống

nhất Trong tác phẩm, kết cấu có vai trò của người đạo diễn thay mặt tác giả tạo nên

Trang 16

hệ thống các hình tượng như là kết quả của sự thống nhất hoàn thiện các yếu tố hình thức nghệ thuật”

Từ các quan niệm khá giống nhau ở những nét cơ bản của kết cấu như thế (đều là sự liên kết, lắp ráp, tổ chức các yếu tố hình thức cũng như tưởng tác phẩm), theo chúng tôi việc xem xét, tìm hiểu nội dung của kết cấu tác phẩm có thể tiến hành ở những phương diện sau:

Kết cấu, trước hết thể hiện ở việc người nghệ sỹ trong tác phẩm của mình gắn nhân vật này với nhân vật kia, tạo ra quan hệ qua lại giữa chúng Từ đó các nhân vật

sẽ tự bộc lộ bản chất xã hội - thẩm mỹ của mình

Kết cấu còn là việc nhà văn gắn nhân vật vào các hoàn cảnh môi trường cụ thể, đặc biệt là những tình huống kịch tính, có vấn đề cho nhân vật hoạt động Qua

đó, nhân vật sẽ thể hiện phẩm chất, nhân cách, cá tính riêng cũng như chiều hướng con đường đời của nó

Kết cấu đồng thời còn là việc người nghệ sỹ gắn kết thành dòng thống nhất những điều xảy ra trước với những điều xảy ra sau trong cuộc đời mỗi nhân vật

Điều này có tác dụng làm nổi bật vấn đề trung tâm, nội dung tư tưởng chủ yếu của tác phẩm, cùng chiều hướng con đường đời của các loại nhân vật

1.2.2 Các biện pháp thể hiện nghệ thuật

Để xây dựng được các nhân vật trong tác phẩm văn chương một cách sinh

động, hấp dẫn, nhà văn phải mượn đến các thủ pháp nghệ thuật phong phú, sao cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc càng cụ thể, càng rõ nét, thông qua càng nhiều giác quan càng tốt Hệ thống này được coi là thường xuyên và đầy đủ nhất Các biện pháp thể hiện nhân vật bao gồm bảy yếu tố: biện pháp tả, biện pháp kể, biện pháp để nhân vật đối thoại, độc thoại, tâm tình, bàn luận - triết lý, biện pháp để nhân vật vào những hoàn cảnh xung đột - kịch tính Việc sử dụng những biện pháp thể hiện nghệ thuật này gắn liền với việc xây dựng hình tượng nhân vật toàn vẹn và sinh động(20-tr26)

1.2.2.1 Biện pháp tả

Đây là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi nhà văn phải khéo kết hợp các danh từ với các tính từ, động từ, khéo kết nối các kiểu câu sao cho hiệu quả

Trang 17

cuối cùng là đối tượng được miêu tả hiện lên trước sự hình dung của bạn đọc càng bằng nhiều giác quan càng tốt Biện pháp này rất hữu dụng trong việc cụ thể hoá đối tượng Nó không chỉ cho người đọc hình dung về hình thức, vẻ bên ngoài của đối tượng, mà cùng với dụng ý của nhà văn, còn hé mở cả những điều thầm kín sâu xa, bản chất bên trong của đối tượng

Tuy nhiên, với từng loại văn, từng loại nhân vật, đặc biệt với từng dụng ý nghệ thuật và từng tài năng sáng tạo riêng, mỗi nhà văn lại có cách sử dụng biện pháp thể hiện nghệ thuật này ở mức độ và hình thức khác nhau Song mục đích cuối cùng của các biện pháp tả là để cho ngoại hình nhân vật, dáng vẻ và hành động, cử chỉ của nó, môi trường thiên nhiên - xã hội bao quanh (vừa sinh ra nó, vừa lưu giữ dấu vết của nó) hiện lên cụ thể trước sự hình dung, tưởng tượng bằng cả năm giác quan của bạn đọc(20- tr 26)

1.2.2.2 Biện pháp kể

Giống như tả, kể cũng là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, cụ thể đó là hình thức trần thuật lại các sự kiện, biến cố xảy ra trong quá trình phát triển của đối tượng làm cho tác phẩm trở thành một dòng chảy các sự kiện, biến cố, chi tiết, hoạt

động…Và làm cho đối tượng miêu tả có một quá trình phát triển riêng, sinh động, không lặp lại Qua biện pháp kể, quan hệ giữa các nhân vật, quan hệ giữa nhân vật với môi trường hay các hành động, cử chỉ, ý nghĩ của nhân vật được xâu chuỗi, nối kết một cách lôgíc với nhau Nếu biện pháp tả tạo ra không gian nghệ thuật thì biện pháp kể tạo ra thời gian nghệ thuật cho tác phẩm Trong tác phẩm có nhiều cách kể,

có thể theo trình tự thời gian hoặc xáo trộn trình tự thời gian có thể nhà văn trực tiếp làm người kể chuyện, cũng có thể để nhân vật kể chuyện Không chỉ là một biện pháp thể hiện nghệ thuật đơn thuần, kể còn được nâng cao thành một phương thức, tạo ra tác phẩm như một câu chuyện Lúc đó, các biện pháp thể hiện nghệ thuật khác chỉ đóng vai trò bổ trợ cho kể

Có thể nói, kể là biện pháp thể hiện nghệ thuật chủ đạo của truyện

1.2.2.3 Biện pháp đối thoại

Đối thoại trong văn chương là hình thức nhà văn để các nhân vật trò chuyện trao đổi, thậm chí tranh luận gay gắt với nhau về một vấn đề nào đó Các mối quan

Trang 18

hệ giữa các nhân vật càng đa dạng các nhân vật đối thoại càng nhiều thì càng bộc lộ các đặc điểm thuộc về tính cách, cá tính, nghề nghiệp, giai cấp, lứa tuổi, của mình…Sự bộc lộ đó qua nội dung lời nói, qua cả cách nhân vật đối thoại biện pháp này “giúp bạn đọc như nghe thấy nhân vật nói năng với lối tư duy và ứng xử riêng trong những tình huống cụ thể Đôi khi lời đối thoại còn được tác giả giới thiệu kèm theo giọng nói, cách nói”(20- tr 26)

Với mỗi loại văn, biện pháp này được sử dụng đậm đặc hay thưa thớt Thơ trữ tình hầu như không sử dụng đối thoại, kịch thì sử dụng đậm đặc đối thoại,văn xuôi

tự sự sử dụng đối thoại rất đa dạng, linh hoạt

Đối thoại tạo sự khu biệt hoá, cá tính hoá các nhân vật Có nghĩa là, những

đặc điểm riêng trong lời nói mỗi nhân vật (cách nói, lời nhân vật hay dùng, cử chỉ,

điệu bộ kèm theo…) Có tác dụng phân biệt người này với người kia Biện pháp này giúp bạn đọc như nghe thấy nhân vật nói năng, tư duy ứng xử trong từng tình huống

cụ thể Đôi khi lời đối thoại bộc lộ cả quan điểm, thể giới quan, nhân sinh quan của nhân vật

1.2.2.4 Biện pháp độc thoại

“ Biện pháp độc thoại nội tâm cho biết tiếng nói thầm thì, ý nghĩ sâu kín chỉ riêng nhân vật với mình bên trong Đó là lúc nhân vật thật nhất”(18- tr26) Trong tác phẩm, biện pháp này thường được sử dụng khi nhân vật rơi vào hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính,xung đột, rơi vào trạng thái cô lập, đòi hỏi nhân vật phải băn khoăn, trăn trở để đưa ra quyết định cuối cùng Cùng với những biện pháp khác cho thấy hình thức bên ngoài của nhân vật, biện pháp độc thoại nội tâm hoàn thiện nhân vật ở mức độ cao hơn: đó là chiều sâu tâm hồn nhân vật Đây cũng chính là ưu thế của văn chương so với các loại hình nghệ thuật khác Nếu như hội hoạ, điêu khắc chỉ nói

rõ ngoại hình vóc dáng của đối tượng, âm nhạc chỉ tác động trực tiếp vào thính giác

để người tiếp nhận tự suy ra hoàn toàn cái hồn của đối tượng thì nhờ độc thoại nội tâm, văn chương có khả năng vượt trội trong việc miêu tả đời sống tâm lí- cái trừu tượng khó nắm bắt của đối tượng Những suy nghĩ tình cảm tinh tế của nhân vật sinh

động hay không tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo của nhà văn, chứ không bị hạn chế như việc sáng tạo trong các ngành nghệ thuật khác

Trang 19

1.2.2.5 Biện pháp để nhân vật tâm tình

Tâm tình là hình thức nhân vật bày tỏ thành lời những suy nghĩ tâm tư của mình (hay của tác giả) với nhân vật khác Thường thì lời tâm tình cũng chính là đối thoại, nhưng với một sắc điệu khác, một giọng điệu khác, điềm đạm thâm trầm và giàu cảm xúc hơn, suy tư hơn Qua biện pháp nghệ thuật này, ta có cái nhìn vào chiều sâu nhân vật, thấy được niềm say mê, nỗi vui sướng hay tuyệt vọng, những tâm sự, bức xúc của nhân vật Theo tác giả Nắng Mai: “biện pháp để nhân vật tâm tình dù trong thơ trữ tình hay ở kịch và truyện cũng có tác dụng khơi sâu, đồng thời bộc lộ bản chất tâm hồn cũng như đời sống tình cảm riêng tư của nó”(20- tr26)

1.2.2.6 Biện pháp bàn luận triết lí

“ Bàn luận như là đoạn trữ tình ngoại đề nảy sinh với mục đích giúp bạn đọc thấy rõ tầm quan trọng của hành động nào đấy”( 20-tr26)

Hình thức của biện pháp này thường là để các nhân vật tự bàn luận, nhưng thực chất nó chính là điểm nhấn trực tiếp của nhà văn để lưu ý bạn đọc một nội dung quan trọng nào đó Nhà văn dừng lại để cho các nhân vật đưa ra ý kiến nhận xét

đánh giá cùng chiều hoặc trái chiều, thể hiện những điểm nhìn phong phú về một

đối tượng hoặc nội dung xã hội thẩm mỹ cụ thể Tham gia vào quá trình bàn luận này, người đọc sẽ tự tìm ra nội dung tư tưởng chủ đề chiều sâu tư tưởng của nhà văn

Nếu “bàn luận là đoạn trữ tình ngoại đề” thì triết lí được xem như một hình thức diễn đạt ngắn gọn, độc đáo một chân lí sống, một kinh nghiệm sống, nào đó dưới dạng những luận đề mang nội dung tự nhiên, tất yếu có tính quy luật Nhà văn xoáy sâu vào những vấn đề mà mình quan tâm bình luận về nó, từ đó khái quát những quy luật của bản chất đời sống Triết lý có khi do chính nhân vật nói ra (theo quan niệm của nó) Cũng có khi do chính tác giả trực tiếp diễn đạt, song đôi lúc là lời nửa trực tiếp khó phân biệt lời tác giả hay lời nhân vật Nhưng dù ở hình thức nào, nó cũng có tác dụng, xoáy sâu vào nội dung thông báo và bộc lộ những đặc

điểm những tính cách cá nhân

1.2.2.7 Biện pháp đặt nhân vật vào xung đột kịch tính

Đây là biện pháp mà ở đó, người nghệ sỹ đặt nhân vật của mình vào những tình huống xung đột mang kịch tính Xung đột này thể hiện ở sự mâu thuẫn giữa hai

Trang 20

hay nhiều nhân vật với nhau Mâu thuẫn mang tính triết học Nó luôn được đẩy lên

đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết Biện pháp nghệ thuật này sử dụng triệt để mâu thuẫn để làm nguyên tắc xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các nhân vật Trong tác phẩm, khi sử dụng biện pháp này, tác giả thường tạo dựng những tình huống, những hoàn cảnh điển hình cao độ có các mâu thuẫn Đó có thể là một trạng thái tình cảm cao độ, một nghịch cảnh trái ngang, một tình huống éo le trớ trêu hay

sự hiểu lầm mà dẫn đến mâu thuẫn

Quá trình: khác biệt - mâu thuẫn - xung đột - giải toả là một mạch vận động Biện pháp này làm cho quá trình ấy vận động Phẩm chất, nhân cách của nhân vật

được bộc lộ qua cách giải quyết mâu thuẫn, như thế cũng có nghĩa là tính quy luật chiều hướng con đường đời được thể hiện rõ ràng Có nhiều cách giải quyết xung

đột khác nhau: lời nói, hành động, cử chỉ…

Mục đích của biện pháp này được giới nghiên cứu cho rằng: để nhân vật dễ dàng bộc lộ cá tính cùng bản chất sâu xa của mình, vừa đem lại cho bạn đọc trực tiếp chứng kiến khoảnh khắc giàu tính xã hội thẩm mỹ của đời sống

1.2.3 Lời nói nghệ thuật

Lời nói nghệ thuật được hiểu là lời văn trong tác phẩm văn học Theo Từ

điển thuật ngữ văn học, NXBGD,H,2000 thì: “ Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn

được tổ chức một cách nghệ thuật tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học (…) Lời văn nghệ thuật có tính chất cố định, tính độc lập hoàn chỉnh trong bản thân nó có tính vĩnh viễn” (4 - tr161) Lời nói nghệ thuật còn mang tính hình tượng, tính biểu cảm, tính tổ chức cao

và phục vụ cho cấu trúc hình tượng của tác phẩm

Căn cứ vào hệ thống tác phẩm văn chương, trong lịch sử văn chương, giới nghiên cứu cho rằng: Lời nói nghệ thuật bao gồm hai thành phần chính là lời nói gián tiếp của người kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật Mỗi yếu tố này trong tác phẩm có đặc điểm riêng và có nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể khác nhau

Lời người kể chuyện khá phổ biến ở các tác phẩm tự sự (ở đây là lời tác giả hay nhân vật kể) là phương tiện hết sức cơ bản để bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, nêu bật tính cách của nhân vật Nó tạo nên ở bạn đọc một thái độ nhất định

Trang 21

đối với vấn đề được nói tới Ngôn ngữ người kể chuyện đóng vai trò chủ yếu trong việc dẫn dắt câu chuyện, từ những manh nha của mâu thuẫn, xung đột đến từng bước giải quyết chúng trong tác phẩm Lời nói trực tiếp của nhân vật (lời nhân vật đối thoại hay độc thoại) phản ánh diễn biến của sự việc, lời nói thể hiện xung đột và sự cởi mở, lời nói thể hiện vị trí xã hôị, nghề nghiệp tính tình, tư cách, dục vọng của nhân vật và diễn biến của nó

ở tác phẩm văn chương, mỗi yếu tố của lời nói nghệ thuật có ý nghĩa khác nhau nhưng cùng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để đạt tới dụng ý nghệ thuật của tác giả Lời nói trực tiếp của nhân vật có vai trò khắc họa những đặc điểm thuộc tính của nhân vật Nó lại được thể hiện thông qua ngôn ngữ của tác giả Và chính ngôn ngữ người kể chuyện có kết hợp với lời nhân vật đưa lại tính hoàn chỉnh thống nhất của một chỉnh thể nghệ thuật

Như thế với sự phân tích ba yếu tố của hình thức tác phẩm: kết cấu, các biện pháp thể hiện nghệ thuật, lời nói nghệ thuật như trên, chúng tôi thấy mỗi yếu tố đều góp phần vào xây dựng nhân vật trong tác phẩm Vì vậy tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật chính là tìm hiểu ba mặt của hình thức tác phẩm

Trang 22

Chương 2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp

( Qua 5 truyện ngắn: Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết,

Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ)

ở chương 1 chúng tôi đã đưa ra và phân tích hệ thống lý thuyết cần thiết, làm cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu đề tài đã chọn Tới chương 2, chúng tôi chọn năm tác phẩm viết về đề tài lịch sử Nguyễn Huy Thiệp để làm rõ lý thuyết đã được xem xét Đó là những tác phẩm: Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam,

Nguyễn Thị Lộ

2.1 Kết cấu

Từ kết quả phân tích, tìm hiểu ở chương 1, sang đến chương2, chúng tôi sẽ xem xét nội dung cụ thể của nó qua việc xây dựng các hình tượng nhân vật lịch sử: Nguyễn ánh-Gia Long, Quang Trung-Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Hoàng Hoa Thám

trong năm truyện ngắn: Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam, Nguyễn

Thị Lộ

2.1.1 Thể hiện ở bình diện thứ nhất: Nghệ sỹ gắn nhân vật này với nhân vật kia, tạo cho chúng có mối quan hệ qua lại với nhau Từ đó nhân vật tự bộc lộ bản chất, tích cách và các đặc điểm xã hội - thẩm mỹ của mình

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp viết về những nhân vật đã được định hình trong lịch sử dân tộc: Nguyễn Trãi, Quang Trung - Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh - Nguyễn Gia Long, Hoàng Hoa Thám Họ xuất hiện với tư cách là nhân vật chính, hoặc nhân vật trung tâm của truyện Xung quanh họ là những nhân vật do tác giả hư cấu nên Và qua mỗi mối quan hệ với các nhân vật hư cấu này, lại cho ta một góc nhìn, một “ô cửa sổ” để khám phá nhân vật lịch sử

Nhân vật Nguyễn ánh - Gia Long được khắc hoạ trong ba truyện ngắn liên

tiếp “Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết ”

ở truyện Kiếm sắc, Nguyễn ánh là nhân vật chính được đặt trong mối quan

hệ phức tạp với nhân vật trung tâm Đặng Phú Lân Một mặt đây là hai nhân vật có

Trang 23

quan hệ hậu thuẫn Đó là quan hệ của những người cùng chiến tuyến, cùng trận địa,

là quan hệ vua tôi, quần thần Nguyễn ánh hiểu được năng lực của mưu thần và đặt niềm tin và năng lực đó “ánh đi đâu cũng cho Lân đi theo, nhiều khi xem ý lân để

xử thế với người, lần nào cũng trúng” Chính ông cũng khẳng định tài của Đặng Phú Lân “ lân là người có văn, có võ lại cương trực trung thành với chủ, cứ để hắn khu xử” Sự đoàn kết tin tưởng này tạo ra sức mạnh cho lực lượng chính trị Nguyễn ánh

Mặt khác, nhân vật này có quan hệ đối chọi ngấm ngầm với Đặng Phú Lân Bắt đầu là lòng ghen ghét đố kỵ tài năng Ngay trong buổi chia lộc thánh sáng Mồng một, Đặng Phú Lân khiến Nguyễn ánh khó chịu “ánh cau mày đáp: ta chỉ vỏn vẹn

có ba thước đất chôn thây thôi”(23-tr 142) Khi Nguyễn Huệ chết Nguyễn ánh định sai mở tiệc mừng, bị ra can ngăn Ông tức: “Nó chết, ta cũng không được cười ư?”.”

Đặng Phú Lân thì lại có cái nhìn công bằng với Nguyễn Huệ- kẻ tử thù của Nguyễn

ánh: “ Huệ không có tội gì, là một người tài, bị trời hành, cũng như chúa công vậy Huệ là một lực lượng”(23-tr142) “ánh nghe Lân nói vậy nghiến răng”, rắp tâm trả thù Việc thứ ba Đặng Phú Lân khuyên Nguyễn ánh “ham vui ít thôi”, ông công nhận đúng nhưng rất buồn rầu: “ Ngươi cứ ép ta, đến nay đã chín năm rồi” Chúa công mà có cảm giác bị thuộc hạ ép buộc, mối quan hệ ấy khó lâu bền Đỉnh điểm của sự lo sợ trước thuộc hạ là khi Nguyễn ánh gọi Đặng Phú lân vào múa kiếm Thanh bảo kiếm gia truyền và những đường kiếm khiến ông toát cả mồ hôi Nguyễn

ánh nảy ra ý định chiếm đoạt: “Ta giữ thanh kiếm này, để khi ngươi quay về, có tin hay, ta có cớ mà khen thêm Còn không được việc ta có linh khí mà trừng phạt”(23-tr145) Rõ ràng, tư tưởng “trừng phạt” đã được phát ngôn thành lời Đây là chứng bệnh nan y của các bậc hoàng đế dựng nghiệp gian nan: sát hại công thần Quả thực, Nguyễn ánh đã giết chết Đặng Phú Lân vì: “ Ngươi theo hầu ta chín năm một trăm ngày, chín năm không hỏng việc gì, còn một trăm ngày thì hỏng việc, vô tích

sự Thế là trèo cây mà không hái được quả, đáng tội chết”(23-tr146) Đây là cách ứng xử tàn nhẫn với bề tôi, biểu hiện tất yếu của mâu thuẫn ngầm kia:

Trang 24

Trong quan hệ với tuyến nhân vật phụ - ca nữ Ngô Thị Vinh Hoa chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, nhưng là một góc soi chiếu mới nhìn vào con

người Nguyễn ánh Nguyễn ánh yêu thích vinh hoa, nhưng bị cận thần can ngăn:

“vui ít thôi” Biết vậy, nhưng Nguyễn ánh vô cùng buồn “Ta chỉ thích như người thường thôi” Con người thường với những ham muốn thoả mãn rất con người Đây

là mâu thuẫn trong chính con người Gia Long

Đến Truyện Vàng lửa chân dung Gia Long hiện lên qua ba góc nhìn: Từ

dòng hồi ký của Phăng, từ hồi ký người Bồ Đào Nha từ cách kể chuyện của người

kể chuyện

Hồi ký của người nước ngoài nói thẳng, phanh phui trực tiếp bản chất của Gia Long, mà không cần người đọc nhọc công suy nghĩ:

“ Nhà vua là một khối cô đơn khổng lồ Ông đóng trò rất giỏi trong triều

đình Ông đi, đứng,vào, ra, ra các mệnh lệnh, chấp nhận sự tung hô của bọn quần thần” Trong quan hệ với gia đình “ là người chồng đáng kính của các bà vợ tầm thường, là người cha nghiêm khắc của lũ con ích kỷ đần độn” “ Với bọn cung tần

mỹ nữ trẻ ông bất lực” Với thực trạng hiện tại: “Ông biết rõ cái triều đình thiển cận

do ông dựng lên, biết rõ quốc gia mình nghèo đói”(23- tr150)

Trong con mắt của Phăng: “Ông trải đời ghê gớm” Triết lý của ông là “ Thời khắc đang sống là đáng kể” Vua Gia Long “không thèm đại diện cho ai ông chỉ chịu trách nhiệm với mình”, là một khối nguyên liệu lớn Vua Gia Long khủng khiếp ở khả năng bỡn cợt tạo hoá Không quan tâm tới Nguyễn Du, coi như một con vật tốt trong bầy đàn ông chăn dắt Bản chất của Gia Long bị vạch trần luôn trong từng mối quan hệ, từ gia đình đến dân tộc quốc gia, được người nước ngoài kia định tính, gọi tên từ bản chất

Trong hồi ký của người Bồ Đào Nha, vua Gia Long xuất hiện gián tiếp bằng hình ảnh Phăng giơ cao tấm thẻ tín bài nhưng vô hiệu Nghĩa là trước mâu thuẫn nguồn tài nguyên quý hiếm của đất nước bị khai thác, bị mất, nhân dân sẵn sàng đối chọi lại, không kể cả luật lệ của nhà vua

Đoạn kết là cách nhìn riêng của người kể chuyện Người kể chuyện không

đưa ra ý kiến của mình mà “xin hiến cho bạn đọc ba đoạn kết” Đoạn kết 1: Gia

Trang 25

Long đầu độc Phăng chết Đoạn kết 2: Gia Long để cho Phăng cùng người vợ Việt

về Pháp và bắt đầu từ đây “mới là sự bắt đầu lịch sử quốc gia người Việt, khi này biên giới phân định, chữ viết có từ gốc chữ la-tinh phổ biến…” (21-tr155) Đoạn kết 3: Đoàn tìm vàng bị giết, “ Gia Long cho xung công và sau đó cử một số người trong hoàng tộc đứng ra lo khai thác mỏ vàng” Ba đoạn kết đưa ra ba khả năng có thể xảy ra Tất cả tất cả đều ở thế khả năng Đoạn kết 1 là sự hiểm ác tính hai mặt của Gia Long Trước đó dù nhận thấy sự đê tiện khủng khiếp bên trong nhân cách của Gia Long nhưng Phăng còn mong manh hy vọng, đồng cảm về một thứ liên minh giữa y và vua Gia Long, về một thứ luật chơi Nhưng Phăng lầm Đoạn kết 2 là một giả định về một liên minh nhu nhược hèn yếu, phụ thuộc của vua An Nam

Đoạn kết 3: Gia Long giết đoàn đào vàng Đó là cách xử sự lật lọng, hiểm độc Rồi

“cử một số người trong hoàng tộc đứng ra lo khai thác mỏ vàng Cuối đời vua sống trong cung cấm tránh mọi tránh mọi tiếp xúc với người nước ngoài” Đó là chân dung quái đản và triệt để của hoàng đế phương Đông và đằng sau đó là diện mạo của một nền đế chế trọn vẹn điển hình

Như vậy, Gia Long được khắc họa qua những nhận xét chủ quan, một chiều chứ không phải trong mối quan hệ giữa các nhân vật Bạn đọc sẽ nghĩ gì về những

điều được nói trong truyện? Đến đoạn kết, tác giả lật ngửa ván bài với ba kết thúc khác nhau buộc chúng ta phải suy nghĩ Kết luận cuối cùng là do bạn đọc tự rút ra

Đến truyện Phẩm tiết Vua Gia Long được khai thác trong mối quan hệ phức

tạp với thuộc hạ và người đẹp Ngô Thị Vinh Hoa

Mối quan hệ với Vinh Hoa là mối quan hệ giữa vua với người đẹp Cả Gia Long, Nguyễn Huệ đều muốn sở hữu, chiếm đoạt Vinh Hoa nhưng không thành Nhưng nếu: “Nguyễn Huệ đối xử ân cần” thì Gia Long muốn sở hữu nàng như nuôi con gà con vịt trong nhà” Coi con người như một con vật Đó là thái độ miệt thị con người Tư tưởng này nổi rõ trong quan hệ với cận thần Vũ Văn Hoàn Khi y phạm tội, xin tha chết Gia Long lạnh lùng đáp:“Mày kể công với ta làm gì ? mày ở gần ta

mà không biết ta, mày chỉ dự vào trò chơi của ta, mà trò chơi nào chẳng vô công mày phạm luật thì mày phải chịu Đừng trách ta ác…” Coi con người-công thần chỉ

Trang 26

là một thứ đồ chơi trong tay, không kể trước kể sau, không trọng nhân nghĩa, đó là cái ác Chính Gia Long cũng phát ngôn ra như thế

Gia Long có quan hệ gián tiếp với Nguyễn Huệ Trên lĩnh vực chính trị đó là hai lực lượng đối chọi; nhưng cả hai cùng muốn sở hữu một người Vinh Hoa- tượng trưng cho cái đẹp Nguyễn Huệ trân trọng, nâng niu, khao khát có cả tâm hồn của cái đẹp thì Gia Long chỉ cần coi cái đẹp như một đồ vật trang trí không hơn Đây là góc một soi chiếu nữa làm nổi bật bản chất nhân vật

Ba truyện: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết là ba truyện tách rời nhau nhưng

cùng trong một mạch; cùng viết về những số phận, cùng thời và có mối quan hệ với nhau Qua ba truyện này, nổi rõ chân dung tinh thần bản chất của Gia Long một cách nhất quán: độc ác, thâm hiểm và coi thường mọi thứ Sống trong cô đơn, bi kịch

Chân dung Nguyễn Huệ trong Phẩm tiết gây nhiều tranh cãi nhất Nhà văn

đã sáng tạo ra những nhân vật không hề có trong lịch sử rồi gắn quan hệ với Nguyễn Huệ đem lại cái nhìn nhiều chiều về nhân vật này

Trước hết là mối quan hệ với nhân vật chính “ Vinh Hoa” Vinh Hoa là một người đẹp, có tài đoán biết mệnh giời, nói gì đúng đấy Nguyễn Huệ “đối xử ân cần, hết lòng thương yêu chiều chuộng” người đẹp Nhà văn đã thêu dệt nhiều tình huống chi tiết về mối quan hệ này nhưng có thể thấy : Quang Trung rất yêu quí Vinh Hoa, trân trọng Vinh Hoa; muốn chinh phục nàng không phải bằng sức mạnh của vị quân vương áp chế mà trong tư cách của những con người với con người, tâm hồn với tâm hồn Hiểu như thế mới lý giải được vì sao Vinh Hoa một mực không cho vua thành thân mà vua vẫn để yên Nhà vua quý trọng nàng Bởi vậy khi vua Gia Long muốn coi nàng “như nuôi con gà, con vịt” và Vinh Hoa ngang bướng “bệ hạ muốn làm vua

gà vịt hay sao”, thì kết cục Vinh Hoa buộc phải tự vẫn ở với Nguyễn Huệ được coi trọng như một con người với một con người còn ở với Gia Long coi người như thứ

đồ chơi, mà đồ chơi có thể thay thế, Vinh Hoa đã tự tử Rõ ràng trong mối quan hệ với Vinh Hoa Nguyễn Huệ nổi bật là đấng quân vương có nghĩa có tình Không vì quyền thế mà ép buộc người ta Cái chết của Nguyễn Huệ và dấu chấm để lại trên

mi mắt gây nhiều phản ứng Cái chết đột ngột của Nguyễn Huệ không phải chỉ là sự

Trang 27

kiện ngẫu nhiên trong lịch sử hay của một cá nhân Nguyễn Huệ ngoài đời mà còn mang theo tầng ngữ nghĩa của khát vọng không thành, một ảo ảnh hạnh phúc không thực hiện được”.(21-tr261) “Đôi mắt mở trừng trừng” khi chết tượng trưng cho nỗi khát khao tiếp tục ám ảnh, oan khốc của tâm hồn, Nguyễn Huệ khát khao, ánh ảnh

về điều gì? Phải chăng ám ảnh về một sự nghiệp đang trên đà thắng lợi thì tan vỡ, khát khao vì ước vọng công danh, sự nghiệp không thành hay tình riêng chưa thoả ? mắt “mở trừng trừng” là nỗi hận cổ kim khôn hỏi trời? Đôi mắt của Nguyễn Huệ khi chết gây ám ảnh nhức buốt trong lòng người đọc Ngón tay út của Vinh Hoa là một

sự phù phép giải thoát, và cũng là lần đầu tiên tiếp xúc cơ thể với Nguyễn Huệ Tại sao chỉ Vinh Hoa mới vuốt được mắt của Quang Trung? Phải chăng, nỗi khát khao tình cảm khi sống không được thoả mãn thì chỉ một cử chỉ chân thành lúc nhắm mắt xuôi tay cũng khiến con người ta xúc động

Quang Trung trong mối quan hệ với nhân vật phụ như Ngô Khải để thể hiện ý thức công lý bình dân, yêu ghét rõ ràng Cơn giận của vua Quang Trung với Ngô Khải không phải là một biểu hiện khinh xuất mà là sự ý thức về nhân cách của anh hùng xuất thân áo vải với “kẻ cướp không biết bao nhiêu lộc thiên hạ” Nhưng khi hiểu rõ sự tình, Khải chết, Quang Trung “đang đêm xoã tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp” báo tin cho Vinh Hoa Con người này sống không mập mờ thủ đoạn, không mặt nạ, báo ân báo oán thẳng thắn, và có tấm lòng phục thiện

Nhân vật Hoàng Hoa Thám trong truyện “Mưa Nhã Nam” cũng được soi

chiếu từ mối quan hệ cá nhân, với nhân vật chính Bà Xoan: quan hệ tình yêu không thành Nhưng mãi đến đoạn kết, khi người viết lại xuất hiện trực tiếp một lần nữa người đọc mới nhận ra “’ Ông ấy muốn thế … Tôi không phụ lời hứa …Ông ấy là nguồn an ủi suốt cuộc đời tôi ”(23-tr195) Tại sao Đề Thám không lấy Bà Xoan? Không có lời giải thích trên câu chữ nhưng rõ ràng, Xoan rất yêu Đề Thám và có lẽ cũng nhận được một phần tình yêu từ Đề Thám, hoặc ít ra là sức hấp dẫn toả ra từ nhân cách của ông Phải chăng Đề Thám không lấy Bà Xoan vì sự nghiệp còn dang

dở Vì cần cứu giúp một linh hồn như Hoạt “ Trong đồn Phồn Xương ông đã cầm trên tay một bông hoa hồng Ông nghĩ về điều khác ”

Trang 28

“ Chơi hoa nào đã mấy người biết hoa (23-tr187) Không rõ ràng bất cứ một

điều gì.” “Ông ấy chẳng hề nói năng gì cả” nhưng ta thấy từ cõi lòng của người anh hùng ấy toát ra một nỗi buồn man mác thấm vào lòng ta Sẽ rắc như những cơn mưa

“Mưa Nhã Nam ” Nỗi buồn tiếc vì một điều gì đó đã qua, không thành, không bao giờ thành

Còn với các nhân vật khác cùng tuyến như Bà Ba Cẩn, đồ Hoạt, ông Luỹ, Đề Thám nổi bật là một thủ lĩnh hành động, là một ân nhân giúp con trai đồ Hoạt có

vợ

Nhân vật Nguyễn Trãi trong truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ được đặt trong mối

quan hệ duy nhất với Nguyễn Thị Lộ Câu chuyện tình cảm giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là truyện không có chuyện, không có cốt, khó kể lại theo một trình

tự lôgic thời gian mà thấy được hết ý nghĩa của câu chuyện, thấy được thần thái của tác phẩm Ta chỉ có thể tóm lược như thế này Nguyễn Thị Lộ là tình nhân, là vợ, là

định mệnh oan khiên nghiệt ngã của Nguyễn Trãi; nhưng cũng là niềm chia sẻ, an ủi duy nhất của Nguyễn Trãi Nguyễn cô đơn tột đỉnh, Người chỉ có Nguyễn Thị Lộ là tri âm

Tuyến nhân vật phụ có Thái Quân Thực, Trịnh Ngọc Yến, đều xuất hiện rời rạc, không có tác dụng thể hiện chân dung nhân vật

Như vậy, bản chất xã hội - thẩm mỹ của nhân vật trong truyện Nguyễn Huy Thiệp không chỉ được thể hiện qua các mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau

mà còn bộc lộ qua lời nói, nhận xét của nhân vật hay những mệnh đề giàu chất triết

xâu chuỗi và kể lại mạch lạc Đó là “Kiếm sắc , Phẩm tiết ” còn một loại thứ hai ở

trong tình thế phá vỡ kết cấu thông thường Truyện không có chuyện, là những chi

Trang 29

tiết, nhận định rời rạc lắp ghép Người ta chú ý mệnh đề hơn là chuỗi hành động Nói đúng hơn hành động là cái cớ để tác giả gửi vào đó triết luận

qua nhóm truyện có kết cấu truyền thống như Kiếm sắc, Phẩm tiết ta thấy:

bản chất của nhân vật Nguyễn ánh trong Kiếm sắc bộc lộ trong đêm xem Đặng Phú

Lân múa kiếm Trong câu nói “ Ta giữ thanh kiếm này để khi ngươi quay về có tin

ta hay, ta có cớ mà khen thêm, còn không được việc ta có linh khí mà trừng phạt”

đã xuất hiện tư tưởng trừng phạt thuộc hạ Quả thực khi Đặng Phú lân không làm

được việc, Nguyễn ánh đã phủ nhận “trèo cây mà không hái được qủa, đáng tội chết” và chém chết Lân Đây là bản chất nham hiểm, độc ác tàn bạo của vị vua này

Trong Nguyễn ánhcòn có mâu thuẫn giữa nghĩa vụ giữ mình của đấng quân vương và khao khát được sống như một người bình thường Trước sự hấp dẫn của ca nữ Vinh Hoa, Nguyễn ánh thốt lên :“ta chỉ thích như người thường thôi” khi bị mọi người ngăn cản

ở truyện Phẩm tiết, bản chất của Gia Long và Quang Trung đều được bộc lộ qua cùng một tình huống : Nắm trong tay người đẹp, muốn chiếm hữu người đẹp Nguyễn ánh muốn “ sở hữu nàng như nuôi con gà con vịt trong nhà” còn Quang Trung muốn: “Ngỏ ý thành thân với nàng” Tức là Nguyễn Gia Long muốn sở hữu nàng như một đồ vật, còn Nguyễn Huệ coi nàng như một con người, trân trọng, yêu quý Qua đó ta thấy bản chất của hai vị hoàng đế

Có sự chiếu ứng giữa Gia Long và Quang Trung trong cách ứng xử với kẻ bề dưới phạm tội Quang Trung ban đầu cũng tức giận với Ngô Khải Khi rõ sự tình , nhà vua tự nhận “ta nóng nảy đã đành” và biết ăn năn nghĩ lại Còn Nguyễn Gia Long thì không, khi bề tôi phạm lội xin tha, đã phủ nhận hoàn toàn, thậm chí xỉ nhục y thậm tệ “thằng mặt xanh kia kề miệng lỗ còn dê ư? Ta cho cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt!” Sự chiếu ứng hai cách ứng xử, hai nhân vật này làm nổi bật bản chất của từng người: Gia Long tàn bạo, Quang Trung nóng giận, thẳng thắn và nhân

từ

Trang 30

ở nhóm truyện thứ hai: Vàng lửa-Mưa Nhã Nam-Nguyễn Thị Lộ là những truyện không có cốt truyện, chủ yếu là những mệnh đề, những nhận định, những triết lý Phương diện thứ hai của kết cấu bị mờ nhoè

2.1.3 Kết cấu là việc nghệ sỹ gắn kết thành dòng thống nhất những điều xảy ra trước với những điều xảy ra sau trong cuộc đời mỗi nhân vật từ đó làm nổi bật vấn đề trung tâm, nội dung tư tưởng chủ yếu của tác phẩm cùng chiều hướng con

đường đời mỗi nhân vật

Xem xét nhóm truyện này của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy các sự kiện được trình bày rời rạc Đọc truyện người ta thường chú ý những nhận định, mệnh đề mà ít chú ý đến chi tiết, sự kiện Vì thế, truyện của ông thường không rõ chủ đề tư tưởng, hoặc rất nhiều chủ đề, tư tưởng khác nhau

Chẳng hạn trong truyện Vàng lửa ta có thể tìm ra rất nhiều luồng tư tưởng khác nhau: Về chính trị, về vua Gia Long, về người nghệ sỹ Trong truyện Phẩm

tiết là tư tưởng ca ngợi hay phủ nhận Quang Trung? Mối quan hệ giữa quyền lực và

cái đẹp… Chính Nguyễn Huy Thiệp nói nói “tù mù về hình thức” (truyện “những người thợ xẻ”) nhưng bao giờ cũng bật lên điều gì đó, khiến người ta phải suy nghĩ

Hay trong truyện Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Trãi là nhà “duy mỹ khổng lồ”

Nguyễn Trãi có cô đơn hay không? Tất cả còn ở thế tranh luận

Đến truyện Kiếm sắc nhân vật Nguyễn ánh được khắc họa qua một chuỗi

hành động: trên sông Tiền, sáng Mồng một, đêm xem múa kiếm, trước khi ra Bắc

Hà và giết Đặng Phú Lân Qua đó nổi bật lên tư tưởng phê phán bản chất nham hiểm của bậc vua chúa này Nhưng mặt khác ta cũng thấy nổi lên nhiều luông tư tưởng nữa như: số phận hẩm hiu của các nhân tài khi không còn được trọng dụng, hay bi kịch giữa trách nhiệm của bâc quân vương và khát vọng được sống như con người bình thường của họ

Truyện Mưa Nhã Nam nhân vật Đề Thám hành động, quan hệ qua lại với

nhiều người, nhưng chiều hướng con đường đời bộc lộ qua hành động với cô Xoan

Từ việc Đề Thám nói chuyện với Xoan, thuyết phục Xoan, và Xoan van xin cho đi theo Ngã rẽ ở căn cứ Hố Chuối và Kế như là có một lực vô hình của thiên nhiên Gió mưa không thể đi vào trong núi, Đề Thám thức ngựa về Kế Quan hệ của họ ngả

Trang 31

sang ngả khác, hướng khác Đề Thám trở về là ông mối Bẵng đi mấy chục năm, khi Xoan đã là bà cụ 84 tuổi, theo lời cuả tác giả người ta mới nhận ra mối tình câm, bi kịch không lời của Đề Thám và của cả cô Xoan Chủ đề tư tưởng bị giấu kín bằng sự giản lược các chi tiết trong cốt truyện Nếu ta làm một phép thử dại dột, lược bỏ đi

đoạn đối thoại giữa tác giả và nhân vật Xoan ở cuối tác phẩm thì ta sẽ không thể phát hiện ra chủ đề tư tưởng mà tác giả gửi gắm Anh hùng cũng có nhiều bi kịch câm lặngtrong lòng, không phải lúc nào họ cũng vượt qua được mình Giọt nước mắt của Đề Thám “ Khóc cho mình, cho người, cho tất cả những hữu hạn của mình, của mỗi người”

Kết cấu là phương tiện khái quát nghệ thuật của người nghệ sỹ “bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc, nội dung cụ thể của tác phẩm” Truyện của Nguyễn Huy Thiệp đôi khi có thể hiện sự phá vỡ kết cấu truyền thống, nhưng nhân vật của ông không vì thế mờ nhoè bản chất Ngược lại, có khi chính trong kết cấu lỏng lẻo rời rạc đó cho phép người ta nhìn nhân vật nhiều chiều hơn Phải chăng vì thế mà nhân vật khắc sâu sắc hơn trong lòng người đọc

2.2 Các biện pháp thể hiện nghệ thuật

Nếu kết cấu tự sự có vai trò như người tổ chức, cấu trúc bên trong tác phẩm thì các biện pháp thể hiện nghệ thuật lại là yếu tố thuộc phạm vi hình thức bên ngoài của tác phẩm, được thể hiện qua lời nói nghệ thuật Bởi vậy, nó trực tiếp khắc hoạ nhân vật từ ngoại hình, tâm lý, tính cách, đến bản chất xã hội thẩm mỹ của nhân vật Đây là những yếu tố quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Với hệ thống bảy biện pháp thể hiện nghệ thuật: tả, kể, đối thoại, độc thoại, tâm tình, triết

lý, đặt nhân vật vào hoàn cảnh xung đột - kịch tính, nhân vật sẽ hiện lên cụ thể, sống

Trang 32

Nhân vật được tả bằng nhiều chi tiết và hành động Văn học dùng chi tiết để tả chân dung ngoại hình, hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm, hay miêu tả ngoại cảnh môi trường… nơi lưu giữ dấu vết nhân vật

Nhân vật lịch sử trong chùm truyện ngắn lịch sử - hư cấu của Nguyễn Huy Thiệp vừa là nhân vật tính cách vừa là nhân vật tư tưởng Mỗi nhân vật mang một tính cách riêng, một nỗi cô đơn riêng, nhưng đều để chứng minh cho tư tưởng “chỉ muốn là con người bình thường” của tác giả Bởi vậy, mỗi chi tiết đều trở thành một

“ ô cửa sổ” soi chiếu tâm lý, tính cách nhân vật

Sử dụng biện pháp tả để khắc hoạ nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ đơn thuần tả ngoại hình như các nhà văn truyền thống mà dùng nhiều chi tiết tả về hành

động, đặc biệt tâm lý, cảm xúc, môi trường để tạo một góc soi chiếu vào nhân vật Trước hết là tả trực tiếp hình dáng, trang phục của nhân vật Chúng ta thấy ở mỗi truyện, tả hình dáng này có tính điểm xuyết:

Ta thấy, ở nhóm tác phẩm không tả trực tiếp chân dung nhân vật như Kiếm

sắc và Nguyễn Thị Lộ là điều dễ hiểu vì Nguyễn Huy Thiệp không có chủ định vẽ

lại những gương mặt đã được lịch sử định hình, điều ông muốn là đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật

Vàng lửa, tác giả chỉ sử dụng duy nhất một chi tiết miêu tả chân dung hình

dáng nhân vật :“ Nhà vua cưỡi ngựa, lưng rất thẳng ở giữa thiên nhiên, trông ông rạng rỡ, mất đi vẻ đăm chiêu cau có hàng ngày” Tả trực tiếp nhưng gây ấn tượng

Trang 33

một cách khái quát “Lưng rất thẳng” là chi tiết tả trực tiếp duy nhất Tất cả các chi tiết theo đều tập trung vào miêu tả tâm lý nhân vật Chúng ta không thể hình dung

được gì ngoài dáng đi của nhà vua

ở nhóm tác phẩm sử dụng hai chi tiết miêu tả nhân vật cũng có sự phân hoá

Truyện Phẩm tiết tả trực tiếp về hoàng đế Quang Trung Khi Ngô Khải chết, Quang

Trung “đang đêm xoã tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo cho Vinh Hoa”(23- tr161) Chúng ta chỉ hiểu rằng nhà vua rất vội chứ không thể hình dung

được nhân vật theo kiểu “Hoàng Lê nhất thống chí” “nhà vua có tiếng nói như chuông, giọng sang sảng…” Chi tiết thứ hai là khi Quang Trung mất “con trai nhà vua là Quang Toản vuốt mắt cho cha nhưng hễ buông tay ra là mắt nhà vua lại mở trừng trừng Sau Vinh Hoa phải lấy ngón tay út của mình đặt lên hai mi mắt nhà Vua thì mắt nhà vua mới nhắm được Sau đấy chỗ ngón tay út củaVinh Hoa đen như chàm, rửa thế nào cũng không sạch”(23-tr163) Miêu tả trực tiếp nhân vật nhưng không phải là để khắc hoạ chân dung Đôi mắt trừng trừng không nhắm kia là hình

ảnh tượng trưng cho nỗi hận kim cổ khôn nguôi, là ảo ảnh về hạnh phúc không thành Và ngón tay út của Vinh hoa đã khiến cho đôi mắt nhắm lại, từ tận cùng của cõi mịt mù của thời gian, của truyền thuyết vẫn không thôi phù phép

Chỉ có truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” khắc hoạ trực tiếp chân dung nhân vật,

giúp bạn đọc hình dung cụ thể về Hoàng Hoa Thám: “Tôi sẽ đi một mình, đi ngựa (…) sẽ ăn mặc như một chàng rể Đề Thám vừa nói với bà Ba Cẩn, vừa đội lên đầu chiếc khăn xếp trứ danh mua mãi tận phố Hàng Lọng, Hà Nội, chiếc khăn quái đản không thể dùng làm mũ, cũng không thể lau mặt được”(23-tr186) Chân dung Đề Thám: “trông y hệt như tay địa chủ nông thôn họ vẫn hay gặp: cũng khăn xếp, áo lương, quần trắng, đi giày Gia Định”(23-tr187)

Những chi tiết bao quát ngoại hình này lặng lẽ nói với người đọc về đặc

điểm, tính chất và con người của Đề Thám và của cả phong trào Yên Thế: tính chất phong kiến, lạc hậu

Nguyễn Huy Thiệp thường khắc hoạ nhân vật qua việc tả hành động trạng

thái, cảm giác Trong truyện Kiếm sắc, phản ứng tâm lý, cảm giác của nhân vật

Nguyễn ánh khi nhìn Đặng Phú Lân múa kiếm được tả bằng một câu: “ánh nhìn

Trang 34

toát cả mồ hôi ” Đây là cảm giác lo sợ trước thuộc hạ của bậc quân vương Và tất nhiên điều đó sẽ dẫn đến hành động, kết cục bi thảm của Đặng Phú Lân sau này

Đến truyện Phẩm tiết, tác giả cũng miêu tả hai vị Hoàng đế trong tình huống

rất thảm hại trước người đẹp Vua Quang Trung “nhà vua thấy Vinh Hoa thốt nhiên rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm tay” Vua Gia Long “nhà vua đến gần, thấy Vinh Hoa đẹp quá bỗng nhiên xây xẩm mặt mày Nước thơm từ cung xuân Vinh Hoa tiết ra như mùi hoa sữa Nhà vua thở dài, ngã quay ra đất, ngất lịm

đi”(21-tr164) Đây là sự miêu tả phản ứng tâm lý bất thường trước người đẹp chứ không đơn thuần là miêu tả hành động

Truyện “Vàng lửa” chân dung vua Gia Long được khắc họa qua chi tiết

miêu tả hành động: “ông đi đứng, ra, vào, ra các mệnh lệnh, chấp nhận sự tung hô của của bọn quần thần”(23-tr150) Đây là kiểu tả tóm lược, Gia Long hiện ra như một cỗ máy lạnh lùng thản nhiên: “Nhà vua chăm chú ăn món gân hổ hơn là tiếp chuyện tôi Nhà vua nghe tôi một cách lơ đãng” (Phăng) Những chi tiết này cho ta cảm giác Gia Long là một con người kì lạ, cô đơn, không để ý tới thế giới xung quanh mà lấy mình làm tâm điểm

Sang đến Mưa Nhã Nam, nhân vật Đề Thám được miêu tả từ nội tâm “Đề

Thám khác người là ở thần thái, ở tinh thần tự chủ cao, nhãn quan bao quát rộng, nếu có kể thêm thì đấy là sự thất vọng về phẩm cách con người nói chung thỉnh thoảng lộ ra ở khoé mắt vô hồn nơi ông”(23-tr191) Đây là những cái hơn người của

Đề Thám, nhưng Đề Thám còn có cái giống như người bình thường: “Đề Thám phóng ngựa vào rừng Mưa quất vào mặt ông bỏng rát Ông bỗng oà khóc Ông khóc cho mình, cho người, cho tất cả những hữu hạn của chính mình, của mỗi người Đề Thám sụt sùi như một người bình thường Một anh bán bánh đa mật ở chợ Kế, một viên chức quèn, một chàng thợ bạc vụng về, một ông giáo nghèo Ông khóc như một người suốt đời thoả hiệp, một người nhu nhược nhất đời, không bao giờ bước qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ cương tỏa Ông khóc như chưa bao giờ là một anh hùng, một người khởi nghĩa” Tả về cái khóc của một vị anh hùng trong một con người bình thường Nguyễn Huy Thiệp đã không đi sâu vào đặc tả như kiểu Nam Cao đặc tả Lão Hạc: “Mắt lão ầng ậc nuớc Những nếp nhăn đột nhiên co dúm lại

Trang 35

ép cho nước mắt chảy ra… Lão hu hu khóc”(truyện ngắn Nam Cao) Nguyễn Huy Thiệp nghiêng về tả và đánh giá sắc thái tiếng khóc theo nhiều phạm trù của cuộc sống Muốn hiểu được cái oà khóc của Đề Thám như thế nào, chúng ta phải hiểu cái

oà khóc của một người thường: Một anh bán bánh đa mật ở chợ Kế, một viên công chức quèn, một chàng thợ bạc vụng về, ông giáo nghèo Trong giây phút yếu đuối nhất một người anh hùng cũng chỉ là một con người bình thường

Đến Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn trãi hiện ra hầu như không qua hình dáng,

hành động Tất cả chỉ là cảm giác, suy nghĩ Chỉ có một chi tiết miêu tả hành động

đầy lãng mạn của Nguyễn Trãi : “ông bước như đạp mây đến chỗ hai người phụ nữ” Đây là hành động xuất thần, hành động như bước vào cõi siêu thực, cõi định mệnh

Cách tả từ hành động cảm giác giúp nhà văn tái hiện những điều sâu kín trong tâm lý nhân vật, là sự lý giải cho tính cách, phẩm chất của nhân vật

Nguyễn Huy Thiệp còn sử dụng cách tả môi trường bao quanh nhân vật như

một phép chiếu ứng với nhân vật.(Kiếm sắc, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam, Nguyễn

Thị Lộ đều sử dụng thủ pháp này) Đây là thủ pháp rất đắc địa của Nguyễn Huy

Thiệp Chỉ qua một chi tiết về môi trường - nơi lưu giữ giấu vết nhân vật ta có thể phán đoán nhiều về nhân vật ấy Chẳng hạn nguyễn ánh: “thỉnh thoảng ánh vào sâu trong đất Thuận Quảng xuất quỷ nhập thần ánh đi đến đâu nghe nói cũng có mây đen cuồn cuộn đằng trước, hễ có mưa là biết ánh vừa đi qua” Nguyễn ánh

được miêu tả trong sự chiếu ứng thiên nhiên, dự báo ông là người mang chân mệnh thiên tử

Hay tả về khung cảnh siêu thực trong Phẩm tiết: “ ngày xưa, đom đóm lập

loè ở góc vườn” trong tiếng đàn gợi nhớ Nguyễn huệ, khiến cho câu chuyện về Vinh Hoa và cái chết oan khốc của Quang Trung cũng đượm màu huyền thoại

Nhìn chung, biện pháp tả được khắc hoạ nhân vật lịch sử thường rất nhạt

Điều đó dễ hiểu bởi các nhân vật đều có một diện mạo trong lịch sử, nên không thể tuỳ tiện mà tạo ra diện mạo cụ thể cho nhân vật Hơn nữa, cái đích mà nhà văn hướng tới là khám phá con người ở mặt khuất lấp trong tâm hồn

Ngày đăng: 31/10/2015, 10:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w