TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NỘI 2 KHOA NGU VAN
NGUYEN THI NGOC HIEU
NHAN VAT VUA CHUA
TRONG HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Trang 2Lời cảm ơn!
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí'', em đã nhận được sự giúp đố của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ
Văn, các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam - Trường Đại học su phạm Hà Nội 2 Em xin gửi tới các thây cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Nhàn, người đã tận tình giúp đố em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Xuân Hoà, tháng 5 năm 2007 Sinh viên
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác Nếu sai tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm
Xuân Hoà, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Trang 4MUC LUC Mo dau 5 1 Ly do chon dé tai 5 2 Lịch sử vấn đề 6 3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu 9 4 Phương pháp nghiên cứu 10 Nội dung 11 Chương 1: Tác giả và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí 11 1.1 Tác giả 11 1.2 Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí 14 1.2.1 Thể loại tác phẩm 14 1.2.2.Bối cảnh lịch sử - cơ sở hiện thực của tác phẩm 15 1.2.3 Giá trị tác phẩm 17
Chương 2: Nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí 19 2.1 Tìm hiểu chung về nhân vật 19
2.1.1 Khái niệm nhân vật 19
2.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự 20
2.1.3 Phân loại nhân vật 21
2.2 Nhận xét chung về nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí22 2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong
Hoàng Lê nhất thống chí 23
2.3.1 Nghệ thuật kết cấu 24
2.3.1.1 Mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh 24 2.3.1.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống giàu kịch tính 29 2.3.1.3 Mối quan hệ giữa nhân vật với nhân vật 32 2.3.2 Các biện pháp nghệ thuật khắc hoạ nhân vật 36
Trang 5MO DAU
1 Ly do chon dé tai
A.Tônxtôi đã chỉ ra rằng, tiểu thuyết về đề tài lịch sử “nhất nhất không được biến thành một thứ ghi chép thời sự lịch sử Đấy là một cuốn tiểu thuyết, một cuốn sách về cuộc sống, về tính cách, về con người về những sự kiện ”, rằng ở đấy, nhà văn phải “đóng góp vào lịch sử ý đồ của mình”, Làm được điều đó, văn phái họ Ngơ đã sáng tạo Hồng Lê nhất thống chí, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo Tác phẩm đánh dấu một bước tiến quan trọng - Nhà văn rút dần khỏi phương thức tư duy nghệ thuật kiểu trung đại
Luôn giữ thái độ khách quan khi kể về các sự việc, sự kiện lịch sử, ngòi bút của Ngô gia đã tái hiện chân thực vận mệnh xã hội, đất nước Họ đặc biệt thành công khi xây dựng hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú Mỗi nhân vật như những mảnh khảm lớn nhỏ trong toàn cảnh của bức tranh xã hội ấy Không nhân vật nào giữ vai trò chi phối toàn bộ cốt truyện, nhưng khi xâu chuỗi và kết nối chúng lại với nhau, ta sẽ thấy các nhân vật vua chúa là hệ thống nhân vật
trung tâm, làm xương sống cho toàn tác phẩm Các nhân vật tối thượng ấy tác động trực tiếp đến vòng quay thăng trầm của lịch sử xã hội đương thời, cũng như con đường phát triển chung của lịch sử dân tộc
Chọn đề tài nghiên cứu Nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí, người viết mong muốn đóng góp phần hiểu biết khiêm tốn của mình về một trong những khía cạnh thành công của tác phẩm Đồng thời qua đó làm rõ tư tưởng, tình cảm của tác giả trước những đối tượng được miêu tả trong tác
phẩm, nhằm làm sáng rõ chủ đề của nó
Trang 6Hoang Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu cho văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại được trích giảng trong nhà trường trung học phổ thông Vì thế, nghiên cứu về nhân vật vua chúa là công việc thiết thực giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn tác phẩm, cũng như năng lực phân tích đoạn trích Qua đó, việc truyền đạt cho học sinh có sức thuyết phục để các em tiếp thu giá trị đích thực của tiểu thuyết này
2 Lịch sử vấn đề
“Trong van xuôi chữ Hán của văn học dân tộc, trước và sau Hồng Lê nhất thống chí, khơng có một tác phẩm thứ hai nào có qui mô to lớn và đạt nhiều thành công như vậy” Đó là công trình nghệ thuật độc đáo của Ngô gia văn phái, điểm hội tụ tỉnh hoa văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại Bản thân sự thành công và độc đáo của tác phẩm là nguyên nhân cuốn hút bạn đọc tìm hiểu khám phá
Trong phần lịch sử vấn để này chúng tôi điểm qua tình hình nghiên cứu chung về tác phẩn Hoàng Lê nhất thống chí và vấn đề khoá luận quan tâm
2.1 Hướng nghiên cứu chung về Hoàng Lê nhất thống chí
Nghiên cứu chung Hoàng Lê nhất thống chí có khá nhiều công trình của các tác giả tiêu biểu như: Kiều Thu Hoạch, Phạm Luận, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Dục, Trần Đình Sử, Nguyễn Lộc, Nguyễn Đăng Na
Mặc dù được nghiên cứu trong khoảng thời gian khác nhau song Hoàng Lê nhất thống chí được các công trình tập chung vào một số vấn đề sau:
Về thể loại, hầu hết các ý kiến cho rằng, Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tự sự lịch sử viết theo lối tiểu thuyết chương hồi
Về tác giả, Hoàng Lê nhất thống chí là công trình sáng tạo tập thể của
Ngô gia văn phái Ngô Thì Chí viết bảy hồi đầu, Ngô Thì Du viết bảy hồi tiếp
theo và Ngô Thì Thiến viết ba hồi cuối
Trang 7Vấn đề nội dung tư tưởng, đa số ý kiến khẳng định: Hoàng Lê nhất thống chí có tư tưởng hoài Lê và phản ánh hiện thực rộng lớn của xã hội phong kiến Việt Nam ba mươi năm cuối thé ky XVIII, dau thé ky XTX D6 1a su sup dé triều Lê - Trịnh và sự vùng lên mãnh liệt của nhân dân, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn
Về thành công nghệ thuật, Hoàng Lê nhất thống chí là đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam trung đại Nó đánh dấu bước phát triển văn xuôi tự sự dân tộc Thành công nổi bật nhất là Ngô gia xây dựng được thế giới các nhân vật phong phú, đa dạng, với hình ảnh trung tâm là các vua chúa - những yếu nhân làm nên lịch sử
2.2 Hướng nghiên cứu nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí
Vấn đề nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào, giới nghiên cứu thường dừng lại ở các công trình có liên quan tới để tài chúng tôi đang tìm hiểu không nhiều Một số công trình tiêu biểu như sau:
Phạm Luận Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3 Nxb Giáo dục 1978
Trang 8Nguyễn Đăng Na Đặc điển Văn học Việt Nam trung đại, Những vấn đề văn xuôi tự sự, Ñxb Giáo dục 2007
Từ phân tích và hệ thống các tài liệu, chúng tôi rút ra một số kết luận về hướng nghiên cứu chung của các tác giả trên khi tìm hiểu về nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí như sau:
Các tác giả tập trung ngòi bút khá nhiều vào việc tìm hiểu chân dung giai cấp thống trị qua hình tượng các nhân vật vua Lê - chúa Trịnh và vẻ đẹp người anh hùng Nguyễn Huệ
Trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam, nửa cuối thế kỷ XVIII — hết thế kỷ XIX (Nxb Giáo dục 1997), từ trang 242 đến 258 (chương năm) Nguyễn Lộc đã phân tích tái hiện chân dung một số nhân vật vua chúa tiêu biểu và đánh giá “Một xã hội vua chúa như thế, quan lại như thế nên cương thường đảo lộn, con người đối với nhau không còn tình nghĩa, chỉ có thù hằn mọi giá trị tỉnh
thần đều sụp đổ” Bên cạnh đó, tác giả phân tích tìm hiểu sức mạnh của phong
trào Tây Sơn và hình ảnh đẹp của Nguyễn Huệ
Kiều Thu Hoạch qua “Lời giới thiệu” trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Nxb Kim Đồng, 2006) đưa ra các đánh giá nhận xét có giá trị “Dưới ngòi bút hiện thực sắc bén của các tác giả, những nhân vật lớp trên của xã hội phong kiến không còn là những thần tượng thiêng liêng tôn quí Bên phủ
Liêu, chúa chẳng ra chúa; trong triều đình, vua chẳng ra vua” Khi đánh giá về
phong trào Tây Sơn, ông cho rằng “Mặc dầu đứng ở phía đối lập, song ngọn bút của tác giả đã giành nhiều sự chân trọng đối với lực lượng Tây Sơn mà tiêu biểu là người anh hùng Nguyễn Huệ Ở đây, nhân vật Nguyễn Huệ bao giờ cũng xuất hiện như một người anh hùng kiệt xuất của thời đại”
Trang 9tiếp cận nhân vật trên nhiều bình điện một cách thuyết phục nhất, qua đó giúp độc giả nắm bắt được chân dung các nhân vật và tư tưởng của Ngô gia
Các tác giả cũng tập trung ngòi bút vào thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong đó hình tượng trung tâm là các nhân vật vua chúa
Đỗ Đức Dục qua bài viết “Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí” (Tạp chí văn học số 9 - 1986) cho rằng: “điều đặc sắc nhất của Hoàng Lê nhất thống chí là ở sự mô tả những nhân vật, những tính cách”
Cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 2005) từ trang 300 đến 308, Trần Đình Sử có nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: “nhân vật được miêu tả bằng âm mưu, lời đối thoại, bằng cử chỉ, tiếng cười, tiếng khóc, rất cô đọng”
Ngoài ra các bài viết của Phạm Luận, Phạm Tú Châu, Lê Trí Viễn cũng xoay quanh hai vấn đề này
Tóm lại, nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí 1a van dé không mới, nhưng nó chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, nhiều vấn đề chưa được đề cập, tiêu biểu là một số nhân vật ít xuất hiện: vua Nguyễn Ánh, Nguyễn Nhạc, Quang Toản Các nhân vật thường được nhìn nhận dưới góc độ nội dung xã hội là chính Những ý kiến của tiền bối có tính gợi mở định hướng quí giá để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1 Tư liệu
Khoá luận tiến hành khảo sát trong phạm vi văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí - Ngo gia van phái Kiều Thu Hoạch dịch Nxb Kim Đồng 2006
Ngoài ra trong quá trình sử lý đề tài, chúng tôi còn so sánh với một số tác phẩm tiêu biểu khác
3.2 Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Trang 10Khoá luận nhằm khẳng định thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí và góp phần làm sáng rõ giá trị của tác phẩm
Khoá luận nhằm rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học giúp ích việc giảng dạy sau này
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu loại hình - Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
Trang 11NOI DUNG
CHUONG 1
TAC GIA VA TAC PHAM HOANG LE NHAT THONG CHI
1.1 Tác giả
Trong bộ sách của Ngô gia văn phái, “Hoàng Lê nhất thống chí nổi lên như một kiệt tác, tập đại thành của nền văn xuôi chữ Hán” Việt Nam trung đại Đó là công trình nghệ thuật độc đáo được tập thể các tác giả thuộc dòng Ngô Thì cùng tham gia sáng tạo và hoàn thiện Họ đều là người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà Sơn Bình (nay là Hà Tây) Họ nổi tiếng với truyền thống nghiên cứu, sáng tác văn chương ở nước ta những thế kỷ trước
Theo sự phân tích của B.Riptin, Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử, hơn nữa là lịch sử đương thời Tác giả của nó là chứng nhân trong dòng chảy lịch sử ấy Họ trực tiếp viết về những điều mắt thấy tai nghe trong tác phẩm, khiến các sự việc diễn ra trở lên chân thực, giàu sức thuyết phục Tuy nhiên, xoay quanh việc xác định chính xác tên tác giả chủ yếu trong dòng họ Ngô Thì tham gia viết tiểu thuyết này, có nhiều ý kiến khác nhau Từ kết quả xưa nay, ta có kết luận: Tác giá Hoàng Lê nhất thống chí là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du và Ngô Thì Thiến Trong đó, Ngô Thì Chí chắc chắn là tác giả của bảy hồi mở đầu, còn mười hồi sau đó, có thể Ngô Thì Du viết tiếp bảy hồi, Ngô Thì Thiến hoàn thiện nốt ba hồi
Trước hết là Ngô Thì Chí Ông có tên chữ Học Tốn, hiệu Uyên Mật, là con trai thứ hai của Ngô Thì Sỹ, em Ngô Thì Nhậm - một mưu sỹ lỗi lạc của vua Quang Trung Hiện chưa thấy tài liệu nào ghi rõ năm sinh năm mất của ông, nhưng căn cứ vào dấu ấn để lại qua các sáng tác, ta có thể xác định ông
Trang 12sinh vào khoảng 1752 hoặc 1753 va mất 1788 Dưới thời Lê Chiêu Thống, ông đã làm tới chức Thiêm thư bình chương tỉnh sự
Về quan điểm và lập trường chính trị, Ngô Thì Chí là một trung thần của nhà Lê, “một nho sĩ chống Tây Sơn từ đầu đến cuối” Cả cuộc đời, dù có lúc bệnh nặng nhưng nghĩ đến “nghĩa vua tôi” trong cơn nguy biến, ông vẫn “nguyện đeo bệnh tật để dấn bước”) trên con đường khuông phò cỗ xe chính trị đang nghiêng đổ của Lê Chiêu Thống Ông dày tâm sức cùng vua nghĩ sách lược trung hưng và được vua trọng dụng, tin dùng Có thể nói, thù địch với Tây Sơn và đứng bên trận tuyến của nhà Lê là quan điểm chính trị rõ ràng của quan thiêm thư bình chương Học Tốn
Về sáng tác văn chương, với lối viết “trong sáng, giản dị, chân thành tự nhiên, mạch lạc” (Phạm Tú Châu), Ngô Thì Chí đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Học Phi thi tập và Học Phi văn tập trong Ngô gia văn phái, Chỉ ngôn tiểu thoại tự (một tập Tạp ghi những điều tai nghe mắt thấy), một số văn sách đề ra đường lối kháng chiến dâng vua lê (Trung hưng sách) và việc tế lễ (Hào môn khoa sơ) Đặc biệt thành công phải kể đến là Hoàng Lê nhất thống chí - Tác phẩm làm nên tên tuổi của ông, bởi ông đã kịp phản ánh trong đó vài ba khía cạnh chủ yếu của cuộc cách mạng đương thời Bắt đầu viết tiểu thuyết này vào cuối 1786 khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc phò Lê diệt Trịnh, Ngô Thì Chí đã có cái nhìn, dự cảm tỉnh nhạy tuyệt vời của người cầm bút để chế ngự mọi thiên kiến của bản thân, nhìn thẳng vào sự thật Từ đó tác giả phản ánh trực tiếp hiện thực lịch sử đương thời một cách sâu sắc, có ý nghĩa xã hội - thẩm mĩ cao Bảy hồi đầu, “tác giả giữ một thái độ đối lập với xã hội thời Lê mạt Đối với vị anh hùng áo vải, thủ lĩnh quân Tây Sơn, tác giả tỏ ra có cảm tình rõ rệt” (Phạm Tú Châu)
Để nhìn nhận và đánh giá về tác giả này một cách đúng đắn, người nghiên cứu phải đặt thế giới quan của ông trong thời điểm lịch sử đang diễn
Trang 13tiến, mọi hỗn loạn của những sự kiện đang xô đẩy, va đập vào nhau, mọi xu thế xã hội đan cài nhau, mọi tín điều chủ chốt của Nho giáo đang đổ vỡ trước hiện thực vĩ đại và khắc nghiệt có như thế mới tìm được cái nhìn toàn diện và đúng về vai trò lịch sử, cũng như vai trò trong văn học của Ngô Thì Chí
Người kế tục xuất sắc sự nghiệp dở dang của Ngô Thì Chí là Ngô Thì Du Ơng viết bảy hơi tiếp theo của cuốn tiểu thuyết Ngô Thì Du sinh năm 1772 và
mất năm 1840, có tên chữ là Trưng Phủ, hiệu là Văn Bác Ông là con Ngô Thì
Đạo, cháu gọi Ngô Thì Sĩ (thân sinh ra Ngô Thì Chí) bằng bác ruột
Xuất thân trong gia đình quan chức nhỏ, Ngô Thì Du có điều kiện học tập Tuy học giỏi nhưng không dự thi nên ông chẳng đỗ đạt gì Sau khi cha mất, ông trở về sinh sống ở quê Năm 1812, Gia Long xuống chiếu cầu hiền tài, ông ra giúp nước và được bổ làm Đốc học Hải Dương Vốn không ham mê đường quan chức, nên làm quan chưa đầy năm năm, ông đã tìm cách lui về sống một cuộc sống thanh nhàn và sáng tác văn chương ở quê hương
Là nhân chứng của buổi giao thời, trong sáng tác của mình, Ngô Thì Du đã thể hiện một nỗi cảm khái sâu sắc trước cuộc đời chìm nổi Cùng với lối nghệ thuật được coi là sáng sủa và chân thật, ông để lại cho đời hai tác phẩm có giá trị đáng kể là: Trưng Phú thi văn tập và Hoàng Lê nhất thống chí
Theo các nhà nghiên cứu, Ngô Thì Thiến là người có vai trò hoàn thiện ba hồi cuối của tác phẩm Nhưng điều này không thấy ghi trong gia phả Hơn nữa, tài liệu viết về ông quá sơ sài
Như vậy, vấn đề tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí còn có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau, song chiều hướng chung đều thừa nhận : Tác phẩm là ánh sáng rực rỡ bởi những thành tựu do tài nghệ thuật mà Ngô gia đã tạo dựng
được Họ khá thống nhất với nhau trong tư tưởng và bút pháp thể hiện để tạo
Trang 14được xem là tác phẩm làm rạng danh cho dòng họ Ngô Thì ở mọi thời đại khác
nhau
1.2 Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
1.2.1 Thể loại tác phẩ
Với nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí, Đgơ gia mặc nhiên khẳng định tác phẩm của mình là sử không phải là văn Bởi lẽ, Chí là một trong ba lối viết sử của thể kỷ truyện (Bản ký - liệt truyện - chí ) Song, khi đọc “ta không khỏi ngạc nhiên nhận thấy rằng, tác phẩm này không thuộc loại hình lịch sử Mà thuộc loại hình văn chương; chẳng những thế, mà nó còn là tác phẩm văn chương đặc sác”U), Vấn đề đặt ra là: tại sao lại có mâu thuẫn này,mâu thuẫn này cần được lí giải thế nào để xác định cho đúng thể loại của tác phẩm?
Trong quan niệm của xã hội trung đại, sáng tác văn vần và tiểu thuyết là thứ hạng thấp, ít có giá trị, chỉ có thơ ca, văn chương lịch sử mới được tôn vinh Vì lẽ đó, họ Ngô Thì không thừa nhận mình viết tiểu thuyết là điều dễ hiểu Khi thẩm bình Hoàng Lê nhất thống chí, hầu hết các nhà nghiên cứu có tên tuổi như: Kiều Thu Hoạch, Nguyễn Đăng Na, Trân Đình Sử đều khẳng định, đây là tác phẩm tự sự lịch sử viết theo lối tiểu thuyết chương hồi, một thể loại có xuất xứ từ nền văn học Trung Quốc vào thế kỷ II và thịnh hành vào thế kỷ XIV - XV,
Trước hết là tác phẩm tự sự lịch sử, Hoàng Lê nhất thống chí lấy đề tài lịch sử để phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra Qua đó, biểu hiện tư tưởng và tình cảm của tác giả
Tiểu thuyết được triển khai theo hình thức chương hồi Mỗi hồi chứa
đựng một số sự kiện chính Nhan đề mỗi hồi là hai vế đối nhau tóm lược nội dung sự kiện
(1) Nguyễn Đăng Na Đặc điểm Văn học Việt Nam trung đại, những vấn đề văn xuôi tự sự Ñxb Giáo dục,
Trang 15Hoàng Lê nhất thống chí thuần tuý là sáng tác của Ngô gia Đặc biệt hơn, đó còn là tác phẩm viết về lịch sử đương thời Ở đó, người cầm bút đồng thời phải đảm nhận vai trò quan trọng: Một nhân chứng lịch sử; tác giả và nhân vật tham gia vào cốt truyện để diễn tả những điều mình đã và đang trải qua
Hoàng Lê nhất thống chí là đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại Tác phẩm ra đời đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của nền văn xuôi tự sự dân tộc Từ đây, văn xuôi tự sự đủ sức phản ánh những vấn đề lịch sử - xã hội rộng lớn với tầm khái quát hoá cuộc sống trên quy mơ tồn quốc Trước đó, Thiên Nam liệt truyện chỉ là bức phác hoạ cuộc nội chiến Lê - Mạc những năm 1533-1593, hay Nam triéu công nghiệp diễn chí là bức tranh huynh đệ tương tàn của chiến cuộc Nam - Bắc triều trong ngót một thế kỷ, thì Hoàng Lê nhất thống chí là bức tranh hoành tráng tổng hợp một thời kì bão táp của dân tộc với phong trào Tây Sơn, một cuộc khởi nghĩa quét sạch thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nước
1.2.2 Bối cảnh lịch sử - Cơ sở hiện thực của tác phẩm
Viết về đề tài lịch sử xã hội, hơn nữa còn là lịch sử đương thời, các tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đã chọn cho mình các sự kiện và nhân vật lịch
sử làm nguồn cảm hứng sáng tác, làm phương tiện để biểu đạt sâu sắc ý đồ và
tư tưởng nghệ thuật Muốn tiếp cận tác phẩm, trước hết ta cần tìm hiểu bối cảnh xã hội - cơ sở hiện thực của nó
Nền chung cho tác phẩm là lịch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII dau thé ky XIX, cu thé 1a tir khi Trịnh Sâm say mê cô thị tỳ họ Đặng 1776 đến khi vua Gia Long đánh bại phong trào Tây Sơn 1802 Trong khoảng thời gian đó, những biến cố lịch sử lớn có ý nghĩa thời đại đã dồn dập diễn ra
Trang 16giai cấp phân hoá dữ dội đã sinh ra một mớ bòng bong của những tập đoàn bè phái tranh chấp, chém giết lẫn nhau giành cương vị bá chủ thiên hạ
Mặt khác, mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân và giai cấp thống trị tất yếu dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVIII Phong trào phát triển liên tục, có sức mạnh như vũ bão trên phạm vi toàn quốc Đặc biệt cuộc khởi nghĩa Tây Sơn không những tiêu diệt tập đoàn phong kiến chúa Nguyễn trong Nam, lật đổ triều đình Lê - Trịnh ngoài Bắc, mà còn đánh tan năm vạn quân Xiêm, rồi hai mươi vạn quân xâm lược Mãn Thanh trong chớp nhoáng, bảo vệ độc lập cho dân tộc, thống nhất nước nhà Đó là biểu tượng đẹp đẽ nhất về sức mạnh tinh thần và lực lượng vật chất của quần chúng nhân dân trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Phong trào nông dân khởi nghĩa không những làm giai cấp phong kiến thống trị kinh hồn khiếp? vía mà làm cho hệ tư tưởng chính thống và nên văn hoá phục vụ giai cấp ấy khủng hoảng rồi phá sản hoàn toàn Những đạo nghĩa: quân - thần, phu - phụ, phụ - tử, bằng - hữu, huynh - đệ, .tóm lại là /m cương ngũ thường của Nho giáo bị suy yếu
Trong xã hội rộng lớn với bao biến động thăng trầm, bao bức xúc nội tại ấy, Hoàng Lê nhất thống chí ra đời như một nhu cầu tất yếu của thời đại Nó
phản ánh chân thực, sinh động, sâu sắc vận mệnh toàn xã hội, toàn đất nước trong thời kỳ giơng tố Tác giả Hồng Lê nhất thống chí ý thức rất rõ mình là
nhà văn không phải nhà sử học, họ không chỉ dùng thể tài của văn học để viết,
mà còn viết với một cảm hứng văn học thực sự, để sáng tác ra bộ tiểu thuyết vừa có giá trị văn học vừa có giá trị lịch sử độc đáo
1.2.3 Giá trị tác phẩm
Trang 17Trước hết, Hoàng Lê nhất thống chí dựng nên bức tranh rộng lớn, phức tạp, chân thực, sinh động của đất nước ta khoảng hon 30 năm cuối thế kỉ XVIHI và mấy năm đầu thế kỷ XIX Tác phẩm tạo ra được không khí lịch sử, đi sâu vào bản chất lịch sử, nêu nên được quá trình suy vong không thể cứu vãn nổi của tập đoàn phong kiến thống trị, sự lớn mạnh của phong trào Tây Sơn và cuộc sống của nhân dân trong thời loạn
Xã hội Việt Nam trong Hoàng Lê nhất thống chí là xã hội hỗn loạn, trật tự phong kiến đảo điên Chân dung giai cấp thống trị được khắc hoạ muôn hình muôn vẻ Những thần tượng tôn quý trở thành những bức biếm hoạ, xấu xa Quan lại dung tục bất tài, tranh quyền đoạt lợi Tất cả là dấu hiệu báo trước sự
sụp đổ không gì cứu vấn nổi của chế độ phong kiến sau này
Đối lập hình ảnh bi hài ấy là hình tượng sáng ngời của người anh hùng áo vải và nghĩa quân Tây Sơn Họ mang sức mạnh của thời đại để làm sứ mệnh của lịch sử - quét sạch rác rưởi ứ đọng cản trở bước tiến của dân tộc, thống nhất nước nhà
Cuộc sống của nhân dân tuy không được tập trung miêu tả nhưng sự khốn đốn và tai ương họ phải chịu cũng được thể hiện rõ nét Có áp bức có đấu tranh, họ trở thành mầm mống sức mạnh trong lòng xã hội
Đằng sau bức tranh xã hội được phản ánh chân thực, Hoàng Lê nhất thống chí còn thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc Đồng thời đó còn là biểu hiện đẹp về tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc của các tác giả dòng họ Ngô Thì
Bên cạnh giá trị nội dung tư tưởng là thành công nghệ thuật của tác phẩm Với ngòi bút phóng khoáng điêu luyện, các tác giả đã kết hợp tài tình chân lý nghệ thuật và chân lý lịch sử
Trang 18Đó là thành công trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật; những đặc sắc của bút pháp thể hiện; giọng điệu nghệ thuật linh hoạt Đó là thành công đặc sắc trong thời gian nghệ thuật của tác phẩm Ngô gia đã đưa tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thoát dần lối tư duy trung đại, tiến gần đến lối tiểu thuyết cận hiện đại
Mặc dù còn có những hạn chế nhất định xong điều đó không làm “mờ đi ánh sáng rực rỡ bởi những thành tựu do tài năng nghệ thuật mà Ngô gia đã tạo
dựng được”),
Trang 19CHƯƠNG 2
NHÂN VẬT VUA CHÚA
TRONG HOÀNG LÊ NHẤ THỐNG CHÍ
2.1 Tìm hiểu chung về nhân vật
2.1.1 Khái niệm nhân vát
Nhân vật luôn được coi là yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học, là nơi để nhà văn thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của mình Tuy nhiên, nhân vật văn học mang tính ước lệ, không phải bển đập như nó vốn có ở ngoài đời Nhân vật được xây dựng trên nhiều quan điểm, nhiều bình diện và nhiều cấp độ khác nhau
Qua tìm hiểu các tài liệu tham khảo, chúng tôi thấy một số định nghĩa cơ
bản về nhân vật được các nhà nghiên cứu đưa ra như sau:
“Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”
“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ”),
“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để
bộc lộ chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học”Ở"
“Nhân vật văn học không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên được khắc họa sâu đậm hoặc thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có
Trang 20thể là sự vật hoặc loài vật khác, ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con
người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người”
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật, với các mặt ưu điểm riêng Nhưng nếu chỉ quan niệm nhân vật là con người trong tác phẩm thì chưa đủ Bởi nhân vật là yếu tố, đối tượng có sức khái quát lớn Đối tượng có thể là con người - Con người có tên cụ thể như: Tấm, Cám, Thuý Kiểu, Kim Trọng, Chí Phèo, A Phủ, MỊ hoặc có thể là con người không tên như: thằng bán tơ (trong Truyện Kiểu của Nguyễn Du), chị vợ nhặt (trong Vợ nhất của Kim Lân) Cũng có khi là con vật, đồ vật trong truyện cổ tích, thậm chí là những hiện tượng như thời gian trong truyện ngắn Shêkhôp, chiến tranh trong Chiến tranh và hoà bình
Từ nhận định trên, tựu chung lại, chúng tôi hiểu, nhân vật là con người (tôn tại ở nhiều dạng thúc khác nhau) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học, nhằm thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn
2.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự
Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là trong tiểu thuyết, nhân vật giữ vai trò quan trọng Nó là mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các biến cố, sự kiện và là công cụ để nhà văn triển khai tư tưởng chủ đề Khi nhân vật xuất hiện, hiện thực cuộc sống không còn tồn tại như một khái niệm khô khan, trừu tượng mà trở nên cụ thể, rõ ràng để người đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm
Ta có thể khái quát ba vai trò chính của nhân vật trong tác phẩm như sau: Nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực
Nhân vật là phương tiện cốt yếu để thực hiện tư tưởng của tác phẩm
Đặc biệt, nhân vật là phương tiện có tính thứ nhất, quyết định hình thức của tác phẩm Việc lựa chọn chỉ tiết, ngôn ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật thể hiện đều liên quan đến nhân vật
Trang 212.1.3 Phan loai nhân vật
Có nhiều cách phân loại nhân vật khác nhau Có thể phân loại dựa vào
tính cách nhân vật và lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhà văn; có thể dựa vào vai trò của nhân vật trong tác phẩm; cũng có thể dựa vào thể loại văn học theo cách
chia của Aritxtôt
Ở đây, chúng tôi xem xét cách phân loại theo tiêu chí dựa vào vị trí và vai trò của nhân vật đối với nội dung và hình thức của tác phẩm Theo tiêu chí này, xưa nay, giới nghiên cứu chia nhân vật làm ba loại: nhân vật chính, nhân
vật trung tâm, nhân vật phụ
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò then chốt trong việc tổ chức và
triển khai tác phẩm Loại nhân vật này xuất hiện trong các tình huống và xung đột Số lượng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào ý đồ sáng tạo của nghệ sỹ
Nhân vật trung tâm cũng đồng thời là nhân vật chính, quyết định phần lớn tới việc bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm Nhân vật này không chỉ tham gia vào các tình tiết xung đột, mà còn đóng vai trò tổ chức kết nối những xung đột nhỏ thành xung đột lớn
Nhân vật phụ là nhân vật đóng vai trò thứ yếu, có thể xuất hiện ít hoặc
thoáng qua trong tác phẩm Nhân vật phụ vừa có ý nghĩa làm rõ tính cách, số phận nhân vật chính vừa có ý nghĩa tương đối độc lập
2.2 Nhận xét chung về nhân vật vua chúa trong Hoàng lê nhất thống chí
Trang 22xu thế chính trị, các tầng lớp xã hội Ở đó già có - trẻ có, trai có - gái có, thành
trị có - nông thôn có, Việt Nam có - Trung Hoa có, Triều đình có - dân gian có,
văn quan có - võ tướng có, hào hoa phong nhã có - dung tục bỉ ổi có, quân tử có - tiểu nhân có, anh hùng cái thế có - luồn cúi đê hèn có ”0, Tất cả hợp thành hạt nhân cơ bản cấu thành lên bộ tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi - một kiệt tác trong nên văn xuôi chữ Hán Việt Nam
Trong cấu trúc các nhân vật, hệ thống các nhân vật vua chúa được xem là tiêu điểm để Ngô gia thể hiện sâu sắc nội dung, tư tưởng thẩm mỹ của mình Tuy xuất hiện với số lượng khiêm tốn so với thế giới nhân vật trong tác phẩm (13/400) nhưng lại là con số đáng kể trong một giai đoạn giông tố của dân tộc
Hệ thống nhân vật đó giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác
phẩm Họ là các nhân vật chính, các yếu nhân gần như quyết định tới số phận lịch sử
Trong số 13 nhân vật xuất hiện, có những nhân vật được tác giả khắc họa
sắc nét để biểu đạt một tư tưởng, chủ để chính của tác phẩm Đó là chúa Trịnh
và vua Lê, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ Nguyễn Ánh tuy xuất hiện trong phần cuối tác phẩm, nhưng giữ vai trò kết thúc một thời kỳ lịch sử, với sự thống nhất đất nước Nam Bắc một nhà Ngoài ra, các nhân vật khác như chúa Nguyễn Phúc Thuần, vua Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Quang Thiệu, Quang Toản), vua Thanh dù không xuất hiện nhiều, nhưng góp phần bổ sung hoàn thiện diện mạo vua chúa, làm sáng tỏ thêm giá trị tư tưởng chung của tác phẩm
Như vậy, xét từ vị trí, vai trò của từng nhân vật, khi khảo sát, chúng tôi tìm hiểu tập trung vào các nhân vật sau: nhân vật vua Lê, chúa Trịnh để lý giải cho sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến như một tất yếu lịch sử; các nhân vật triều Tây Sơn, với hình tượng trung tâm là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung, để thấy sức mạnh kết tinh cộng đồng và sứ mệnh lịch sử lớn lao
Trang 23(cách mạng dân chủ, dân tộc); vua Nguyễn (Nguyễn Ánh) để nhìn nhận đúng vai trò thống nhất thiên hạ, kết thúc gần một phần tư thế kỷ cát cứ phân tranh
2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí
Nguyễn Đăng Na đã khẳng định “nhân vật là một trong hai hạt nhân cơ bản cấu thành loại hình tự sự Không có nhân vật thì chẳng có gì mà kể, cũng nghĩa là không có cốt truyện”), Như vậy, sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật là yếu tố đầu tiên dẫn đến thành công chung trong một tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là một bộ tiểu thuyết độc đáo cả về hai mặt văn học và sử học Khi độc giả đón nhận tác phẩm từ góc độ văn chương nghệ thuật, thì “điều đặc sắc của Hoàng Lê nhất thống chí là ở sự mô tả những nhân vật, những tính cách con người”? đa dạng, sinh động và sắc nét Trong thế giới
gần 400 nhân vật, tác giả khắc họa nổi bật hình tượng đế vương và các chúa tể
thiên hạ Ở đây, người đọc không chỉ bắt gặp họ như những danh nhân lịch sử, mà còn bắt gặp những con người bằng xương bằng thịt, có đời sống nội tâm
phức tạp và có số phận cụ thể trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội”® Ở các
mức độ nào đó, họ được các nghệ sĩ xây dựng đạt tính điển hình, điển hình cho một giai cấp trong một thời đại nhất định Để có được thành công này, Ngô gia đã sử dụng tài tình các yếu tố nghệ thuật cần thiết Họ đặt nhân vật của mình vào các hoàn cảnh và tình huống giàu kịch tính để nhân vật tự bộc lộ tính cách, số phận Đồng thời, không để cho những tính cách ấy cứng nhắc, chết yểu, nhà văn đã kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật khắc hoạ khiến nhân vật hiện lên sinh động và thật hơn con người thật ở ngoài đời
2.3.1.Nghệ thuật kết cấu
Trong tác phẩm văn học, “kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo
Trang 24thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều
hướng tư tưởng nhất định”), Nghệ thuật xây dựng kết cấu nhân vật có nghĩa là
nhà văn lấy nhân vật làm trung tâm với việc sắp xếp hệ thống nhân vật đó như thế nào; quan hệ giữa chúng ra sao; chúng được đặt trong hoàn cảnh môi trường và tình huống cụ thể nào để tự bộc lộ tính cách và số phận?
Trong Hoàng Lê nhất thống chí, nhân vật vua chúa được xây dựng thông qua nghệ thuật kết cấu
2.3.1.1 Mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh
Đây là một trong những biện pháp khắc hoạ nhân vật quan trọng của tiểu thuyết Bởi con người “tất yếu xuất phát từ một môi trường xã hội nhất định” (Lê Nin) Trong môi trường ấy, con người nhận thức được bản chất cốt yếu của cuộc sống và biểu hiện mối quan hệ biện chứng qua lại với hoàn cảnh
Trong Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả đặt nhân vật của mình vào môi trường xã hội rộng lớn đó là xã hội thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, toàn diện của chế độ phong kiến Việt Nam Cương thường đạo lí hầu như bị đảo lộn, bị lay chuyển đến tận gốc Trong hoàn cảnh hỗn loạn đó tất yếu bộc lộ nhiều tính cách số phận khác nhau: kẻ luồn cúi, đê hèn, vô tích sự có; anh hùng cái thế có; tội nhân lịch sử có; vĩ nhân có; kẻ tham vọng, ích kỷ, lộng quyền có;
người cương trực, trí dũng, cơ mưu có; cái bi có; cái hùng có Nhiều tính cách và số phận nhân vật được xây dựng đạt tới mức điển hình, điển hình trong hoàn cảnh điển hình
Các bậc đế vương và chúa tế thiên hạ Bắc Hà là những nhân vật đầu tiên
xuất hiện trong vòng quay định mệnh ấy Tính cách và số phận của họ bộc lộ rõ
nét, sinh động, uyển chuyển do họ có hoàn cảnh phải tranh giành quyền bá chủ
Trịnh Sâm từ tài năng của bậc Thánh chúa đã dân sinh ra bụng kiêu căng xa xỈ mặc ý vui chơi thoả thích: “khi hoàn cảnh đất nước thay đổi, bốn
Trang 25phương yên ổn, kho dun đầy đủ”, thiên hạ thái bình, chúa lao vào ăn chơi hưởng lạc, đam mê sắc dục đến mù quáng, dénh mat di su tinh tdo va uy quyén để điều hành chính sự Tính cách, đạo đức và số phận Trịnh Sâm thay đổi khi chúa sủng ái Đặng Thị Huệ Sâm để ả lộng quyền, coi thường phép nước Chính những việc làm, sự suy thoái đạo đức, lối sống của chúa có tác động mạnh mẽ trở lại làm lịch sử thay đổi Trong phủ chúa, nội bộ lục đục, các phe phái hình thành tranh quyên đoạt lợi Xã hội không còn yên ổn thái bình, nuôi mầm đại loạn Như vậy, khi xây dựng hình tượng nhân vật Trịnh Sâm, tác giả đã đặt nhân vật này vào mối quan hệ đa chiều với hoàn cảnh Trong mối quan hệ đó, tính cách, lối sống, số phận và vai trò của Trịnh Sâm được biểu hiện rõ nét, vừa là kết quả của hoàn cảnh này, vừa là nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh xã hội khác
Sau khi Trịnh Sâm qua đời, hai số phận Trịnh Cán và Trịnh Tông bị cuốn
Trang 26éo le, nhân vật tự bộc lộ dần bản chất và số phận một cách sinh động, ấn tượng
vừa khái quát vừa cụ thể, thậm chí đạt tới điển hình
Trịnh Bồng là vị chúa cuối cùng của dòng họ Trịnh, là sản phẩm trực tiếp của hoàn cảnh Vốn “tính nết hiền từ khoan hậu, được nhiều người yêu
mến” ‹ những toan khác áo cà sa mà sống trọn cuộc đời thừa”?, Trịnh Bồng biến thành người đầy tham vọng quyên lực Trong hồn cảnh ngơi chúa bỏ trống mà lòng người còn nhớ tiếc nhà Trịnh , Bồng đã dựa vào sức mạnh của Trọng Tế để ép Chiêu Thống phong vương Lên ngôi, không những không có tác dụng phò trợ đất nước, Bồng còn làm cho quá trình suy vong nhanh đến hồi kết, góp phần hoàn thiện bức tranh biếm hoạ về chân dung nhà chúa Trong hoàn cảnh đó, Trịnh Bồng không tránh khỏi số phận chung như các chúa Trịnh Đó là một số phận bi hài, đằng sau nhân vật tác giả có pha chút thở dài xót thương
Hoàn cảnh của các đấng quân vương triều Lê còn bi hài hơn Trên nền xã hội chung, họ còn chịu hoàn cảnh riêng mà xưa nay chưa từng có
Là đấng chí tôn có khí tượng đế vương, nhưng Cảnh Hưng phải sống trong cảnh “nước có mà không được tham dự”, chỉ còn biết “khoanh tay rủ áo” mà thôi Vô hình, vua thành người thừa, vô tích sự Cả đời, Cảnh Hưng chỉ lấy trò mua vui làm trò tiêu khiển, mọi quyền lực đặt hết /ên vai nhà chúa với phương châm “chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui, mất chúa tức là cái lo lại về ta, ta còn gì vui”®) Phương châm và việc làm đó, Cảnh Hưng đã tự tay dâng thiên hạ cho chúa, đánh mất vai trò lịch sử của một vương triều Đặt cảnh Hưng trong mối quan hệ phức tạp của hoàn cảnh kép, đã giúp nghệ sĩ xây dựng thành công điển hình nghệ thuật về một vị đế vương hữu danh vô thực trong các triều đại phong kiến Việt Nam
Trang 27Chiêu Thống là nhân vật được ngòi bút Ngô gia khắc hoạ sắc nét nhất trong hình tượng các bậc đế vương Bắc Hà Họ đặt nhân vật trong nhiều hoàn
cảnh khác nhau, mỗi hoàn cảnh bộc lộ những nét tính cách riêng nhằm sáng tạo một điển hình về vị vua luồn cúi đê hèn Trước hết là hoàn cảnh khi Chiêu Thống lên ngôi Đó là tình trạng mấ đép đảo lộn, cương thường sụp đổ không cách nào cứu chữa nổi, làm vua nhưng bị loạn thần o ép Chiêu Thống đã tiến hành nhiều việc làm, hành động để nắm quyền lực bằng mọi giá: dùng người nọ
diệt người kia, trả thù chúa Có thể nói, hoàn cảnh là lực đẩy để Chiêu Thống
bộc lộ rõ tính cách ích kỷ, nhỏ nhen, bất tài nhưng đầy tham vọng Những nét tính cách này đạt đến đỉnh điểm của sự luồn cúi đê hèn, khi tác giả đặt nhân vật vào hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm, Tây Sơn ra Bắc Chiêu Thống quỳ gối dâng nước cho ngoại bang trên danh nghĩa dựa vào thiên triều để mưu cầu đại sự Cảnh lưu vong nơi đất khách quê người, vua tôi Chiêu Thống đã phải bán mình để cầu thân Hoàn cảnh để bậc đế vương này bộc lộ con người chỉ là một mặt, mặt khác chính những tính cách ấy lại qui định trở lại hành động bán nước gây ra loạn binh đao trong thiên hạ, gây ra nỗi ốn hận khơn cùng của nhân dân về triều đại đã suy tàn
Đấng quân vương cuối cùng của Hoàng Lê nhất thống chí là Duy Cận Lên ngơi trong hồn cảnh khác biệt: nước mất, nhà tan, triều đình Tây Sơn làm chủ, Cận lại chỉ là công cụ để họ trấn an lòng dân Bắc Hà Hoàn cảnh đó, vua chẳng có giá trị gì, số phận không tươi sáng mà còn bi thảm hơn các bậc tiền bối
Xét trong toàn tác phẩm, Nguyễn Huệ là nhân vật được ngòi bút Ngô gia
khai thác một cách toàn diện nhất Hoàn cảnh được bao quát rộng khắp từ Nam
Trang 28thống nhất các nét tính cách khác nhau, thậm chí đối lập nhau trong một con người Chứng kiến tình cảnh đất nước loạn lạc, tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh thối nát, lòng dân bốn cõi bất bình, Nguyễn Huệ đã thể hiện tài năng kiệt xuất,
trí tuệ siêu việt của nhà quân sự lỗi lạc, khi lãnh đạo đội quân “xuất quỉ nhập thân” quét sạch thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nước Nếu hoàn cảnh là nền để hình tượng Nguyễn Huệ thể hiện sinh động các phương diện về tính cách và số phận con người, thì vai trò của Nguyễn Huệ với hoàn cảnh xã hội lịch sử đó là rất lớn: làm xoay chuyển cục diện chính trị toàn xã hội, đưa lịch sử tiến lên theo qui luật phát triển chung
Nguyễn Ánh chỉ được khắc họa sơ lược qua hồi mười bảy Trong mối quan hệ với hoàn cảnh vương triều Tây Sơn suy yếu, nhân dân vẫn một lòng hướng về chúa cũ, ngòi bút tác giả đã mang tới cho người đọc cái nhìn đúng đắn về tư tưởng thống nhất, bá quyền rất lớn của ông Vua nhà Thanh được đặt trong quan hệ bang giao với nước Nam để thấy tư tưởng và mưu đồ xâm lược bành trướng Ngoài ra, hai nhân vật Quang Toản và Quang Thiệu được tác giả đặt trong hoàn cảnh nhà Tây Sơn suy yếu và bại vong, để làm nổi bật số phận b¡ thương của họ cũng như số phận của triều đại từng có phút huy hoàng nhưng đến hồi kết thúc
Tóm lại, trên nên cảnh chung rộng lớn, và hoàn cảnh riêng gắn theo từng nhân vật, tác giả Ngô Thì đã dựng lên bức tranh sinh động và chân thực về nhiều tính cách, nhiều số phận đại diện đầy đủ cho các giai cấp thống trị của cả một thời kỳ trong lịch sử
2.3.1.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống giàu kịch tính
Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi trong một thời điểm nhất định Những sự việc xảy ra đó mâu thuẫn nhau buộc nhân vật hành động và khi hành động, nhân vật bộc lộ mình một cách không che đậy
Trang 29sống trong mối quan hệ phức tạp đa phương với xã hội, nhân vật buộc phải bộc lộ bản chất, bộc lộ tính cách, phải hiện nguyên hình khi đã chọn được thời điểm /hứ vàng ấy, họ Ngô không dừng lại để kể lể dài dòng mà chỉ ch„p lấy một vài lời nói, cử chỉ, hành động mang ý nghĩa như những tín hiệu đặc trưng nhất cho tính cách nhân vật”0),
Trịnh Sâm được ngòi bút tác giả khắc hoạ làm nổi bật các nét tính cách, chính là nhờ sự lựa chọn một số tình huống giàu kịch tính xảy ra, làm điểm nhấn Xâu chuỗi các sự kiện ấy, nhân vật hiện lên khá sắc nét Tình huống đầu tiên khi Sâm còn là thế tử Trong một lần ngồi ăn cùng mâm với thái tử Vĩ bị chính phi cho là không được, khiến Sâm hậm hực - một người sống một người phải chết Tình tiết này đã hé lộ tính cách một vị chúa trong tương lai quyết đoán và tham vọng Tình huống chúa để Thị Huệ dám ném cả ngọc Dạ Quang trên đầu chúa xuống đất, mà vẫn phải tìm mọi cách dỗ cho ả vui lòng, cho thấy Trịnh Sâm đã rơi vào con đường ăn chơi trụy lạc, sa đọa, mù quáng không quan tâm đến triều đình chính sự Đặc biệt, trong tình huống cái chết gần kể mà di chiếu chưa kịp thảo, chúa cũng gật đầu để quận Khanh viết thay theo ý Huệ Tình huống này cho thấy hình ảnh nhu nhược của Trịnh Sâm giai đoạn cuối đời chỉ qua vài chi tiết ấy thôi, chân dung vị chúa đầu tiên trong tác phẩm hiện lên đầy ấn tượng
Trang 30chưa yêu bằng yêu thân”, bị bề tôi phản bội: Nguyễn Trang giao nộp chúa cho Tây Sơn, ép chúa phải tự tử chết thảm trên đường
Đến Trịnh Bồng, tác giả chỉ tập trung khắc họa một tình huống giàu kịch tính để nhân vật tự thể hiện mình Đó là việc Bồng lên ngôi nhờ một tay ăn ở hai lòng nên bị đẩy vào tình thế: “trót” làm chúa, “trót” cưỡi lên lưng hổ không thể xuống được, khóc dở, mếu dở không thương nổi thân mình, đang đêm bỏ phủ ra đi như con chim cháy tổ phiêu bạt giang hồ Một chân dung biếm hoạ, vừa hài, vừa bi về vị chúa không tài, không quyền, không sức mạnh
Qua tình huống giàu kịch tính, Ngô gia hướng ngòi bút chủ yếu vào Lê Chiêu Thống Họ để nhân vật này hành động liên tiếp trong nhiều cảnh huống với mức độ căng thẳng khác nhau Nằm trong tình thế bị Trịnh Tông và loạn thân uy hiếp, Lê Chiêu Thống vẫn “ngoan cố” không chịu “lép vế” Vì mối thâm thù nhà chúa, khi Án Đô Vương đã bỏ trốn, vua tức sai người phóng hoả đốt sạch cơ đồ nhà chúa tạo dựng hơn hai trăm năm Hành động đó không phải là phong thái và khí chất một bậc đế vương Tây Sơn ra Bắc đặt Chiêu Thống vào tình huống, ngôi vị lung lay, phải hành động thế nào? Trong lần thứ nhất, Chiêu Thống vội vàng sắp sẵn ngọc tỉ cho ngoại quốc - mầm bán nước được nảy sinh Vua Tây Sơn ra lần thứ hai, Chiêu Thống cầu cứu dâng nước cho nhà Thanh Đến đây, nét tính cách luồn cúi và hành động bán nước được đẩy đến cực điểm Trong tình huống này tác giả chuyển một tư tưởng tố cáo sâu sắc, mạnh mẽ về hình ảnh vua Lê đê hèn trong lịch sử
Chân dung Chiêu Thống trở nên hoàn thiện với nét vẽ biếm hoạ toát lên trong tình huống vua chạy loạn Kinh thành Thăng Long có người dám lần áo
Ba”
vua, Cảnh Thước dám trấn vàng bạc và “lột ngự bào” của vua Tiếng cười mỉa mai, khinh bỉ được bật lên Chiêu Thống mất hết vị thế lịch sử
Trang 31phận bi hài ở cố quốc, chuyển thành số phận thê thảm trong hoàn cảnh lưu vong nơi quê người
Với cái nhìn toàn diện của nghệ sĩ, Nguyễn Huệ được tập trung thể hiện trong nhiều tình huống nhất Mỗi tình huống góp phần làm rõ một phương diện của con người Nguyễn Huệ
Tình huống đầu tiên, Nguyễn Huệ được lệnh cầm quân ra lấy kinh thành Phú Xuân, nhưng thuận đà chiến thắng, Bình đưa quân ra chiếm Thuận Hoá và ra Thăng Long đẹp loạn phò Lê, khi chưa được lệnh vua anh Đây là ý chí quyết đoán của bậc anh hùng biết nắm lay thoi, thé, va co dé lap công giành đại thắng
Yếu tố con người bình thường, giản dị của Nguyễn Huệ đặc biệt được thể hiện qua hai tình huống: khi Bình vào ra mắt vua Lê và được vua gả công chúa Ngọc Hân cho Theo lễ nghi của Bắc Hà, Bình còn nét vụng về của người dân vùng núi Nghĩ đến chuyện ra Bắc dẹp loạn được vua gả con gái yêu cho, Bình tự thấy “kẻ chinh phu xa nhà, tính khuê phòng rất là cần thiết”“).Ngoài ra Bình còn có lúc tự kiêu, tự đặc, có lúc thích được khen, có lúc hậm hực giận dỗi, tự ái nhưng Bình sống rất bình đẳng, chân thành, tôn trọng trong cuộc sống gia đình với vợ, trọn đạo thuỷ chung với vua
Trong tình huống Bình lặng lẽ bỏ lại Chỉnh trở về Nam, để Chỉnh chết trong tay bề tôi và dân chúng, nhưng nửa đường Chỉnh lại đuổi theo Bề ngoài Bình an ủi, vỗ về và hứa hẹn bằng những lời ngọt ngào Bên trong Bình biết thừa im đen của Chỉnh và dặn trung thần Nguyễn Duệ “phải để ý đề phòng cẩn thận, chớ có dễ dàng tin theo Chỉnh mà mắc mưu hắn”, Đây là sự tỉnh nhạy, khôn khéo và nghệ thuật dùng người tài của Nguyễn Huệ
Trang 32chỉ đạo trận đánh, tuyệt vời trong nghệ thuật ngoại giao để giữ tình hoà hảo, siêu việt trong tư tưởng đem quân đòm ngó thiên triều
Qua tình huống giầu kịch tính, tác giả đã khắc họa được hình tượng người anh hùng áo vải hiện lên trong lăng kính khách quan đẹp và vĩ đại Đó là sự hội tụ hài hoà của yếu tố con người bình thường, thân quen giản dị, với yếu tố phi thường và trí tuệ siêu việt Nguyễn Huệ là kết tinh giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc
Nhìn chung, để nhân vật bộc lộ mình qua tình huống, các nhà văn đã tạo ra những điểm nhấn sắc nét, tinh tế trong việc xây dựng chân dung nhân vật Để nhân vật này không có dé nhoé sang nhân vật khác
2.3.1.3 Mối quan hệ giữa nhân vật với nhân vật
Mác nói “Con người là mối tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” Qua các mối quan hệ đó, con người sẽ bộc lộ mình Khi nhà văn gắn kết nhân vật thành một hệ thống nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau sẽ tạo nên bản chất xã hội của nhân vật Bản chất thẩm mĩ đó có thể là cái xấu, cái đẹp, cái bi,
cái hài, cái cao cả hay cái trác tuyệt Nó có thể xuất phát từ nhiều kiểu quan hệ
khác nhau một cách đa dạng và phong phú
Ở Hoàng Lê nhất thống chí, đời sống chính trị và tình cảm của các nhân vật vua chúa diễn ra trên phạm vi rộng, tức là mối quan hệ giữa các nhân vật đa dạng Ở đây, chúng tôi chỉ tìm hiểu những mối quan hệ cơ bản cốt yếu, qua đó nhân vật thể hiện mình rõ nhất Đó là quan hệ của các vua chúa với nhau, các nhân vật vua chúa với các nhân vật khác trong tác phẩm; giữa tập đoàn phong kiến này với tập đoàn phong kiến kia để làm nổi bật nét riêng và nét chung trong từng nhân vật
Trang 33Còn trong quan hệ với bề tôi, Trịnh Sâm là vị chúa nhu nhược Chúa để quan
Huy và Khanh lộng quyền Qua cái nhìn của nhiều đối tượng, nhân vật hiện lên khách quan, sinh động và biểu hiện được các tư tưởng thẩm mĩ rõ ràng
Xét trong quan hệ với kiêu binh, Trịnh Tông không có vị trí thực quyền nào, chỉ là công cụ tốt để họ điều hành triều chính Trong quan hệ với cha, Tông là đứa con đại bất hiếu, dám “bãi bỏ mệnh cha giữa triều đình, phô bày tội lỗi của cha với cả nước” Trong con mắt của bàn dân thiên hạ chúa là “giặc”, chúa không có một giá trị gì
Là đứa trẻ lên năm, Trịnh Cán hiện lên khá sinh động Cán là nạn nhân đáng thương ngay trong tay mẹ mình, là công cụ để Thị và quận Huy mưu quyền bá chủ
Khi đặt các vị chúa Trịnh tương quan với các vị tiên triều nhà Lê, ta sẽ có cái nhìn bổ sung và toàn diện: “bên phủ liêu, chúa chẳng ra chúa; trong triều đình vua chẳng ra vua”), Sự bổ sung đó là minh chứng sắc sảo cho quá trình sụp đổ không cưỡng được của một triều đại
Lê Hiển Tông được khắc hoạ chủ yếu qua hai mối quan hệ chính: Trước Trịnh Sâm, Hiển Tông chỉ là vị vua hờ, vô tích sự, “có nước mà không được tham dự”, chỉ “khoanh tay rủ áo” mà thôi Trong vai trò của người cha, vua có tình yêu thương con nhưng nhu nhược: để Trịnh Sâm bắt Duy Vĩ ngay trong phủ, gả Ngọc Hân cho Bình nhằm giữ tình bang giao giữa hai nước
Các mối quan hệ của Lê Chiêu Thống được mở rộng hơn với nhiều đối tượng khác nhau Vì vậy, vua được nhìn nhận từ nhiều phía, nhiều cấp độ và khách quan Trong quan hệ với nhà chúa, Chiêu Thống luôn tìm cách chế ngự,
Trang 34nhìn nhiều chiều, Chiêu Thống là nhân vật mang màu sắc bỉ hài Ở đó, tác giả không chỉ phản ánh với thái độ khinh bỉ, cham biém ma dang sau đó còn nỗi xót xa cho một triều đại tới hồi bị diệt vong
Vua Tây Sơn là hình tượng duy nhất trong tác phẩm được Ngô Gia xây dựng với hệ thống các mối quan hệ phong phú và đa dạng Trong quan hệ rộng nhất, tác giả đặt vua Tây Sơn tương quan với các vua chúa đàng ngoài, để nhận ra sự tương phản Dường như nó đẩy các nhân vật tới hai thế cực khơng thể dung hồ
Nguyễn Huệ trở thành trung tâm của các mối quan hệ trong tác phẩm Trước hết, làm nổi bật yếu tố con người đời thường gần gũi, Ngô gia đặt Nguyễn Huệ trong quan hệ với Ngọc Hân và vua Hiển Tông Ở đó, Nguyễn Huệ là người chồng trách nhiệm, lo chu tất lễ tang cho bố vợ, yêu thương bình đẳng với Ngọc Hân Nguyễn Huệ cũng là một người kiêu căng thích nịnh Khi Ngọc Hân ca tụng, chỉ mình nàng lấy được chàng “ví như hạt mưa, bụi ngọc bay ở giữa đời, được sa vào chốn lâu đài”; Huệ hãnh diện Hiển Tông mất, chàng rất quan trọng việc nghỉ lễ, đó là cái hiếu đạo
Trong quan hệ với quân lính, Nguyễn Huệ là vị tướng có tài có tâm Nguyễn Huệ dùng quân luật để hành binh “phép quân Tây Sơn lệnh cấm ban
”4) biết động viên và khao thưởng kịp thời
đêm rất ngặt
Đối với kẻ thù, Nguyễn Huệ vừa kiên quyết vừa khôn khéo mềm dẻo Sức mạnh trong con người Nguyễn Huệ là nỗi khiếp sợ khôn cùng đối với Lê Chiêu Thống ngay từ ngày đầu tiên ra Bắc
Trước kẻ sĩ và quan lại Bắc Hà, Nguyễn Huệ được nhìn nhận đa chiều khách quan và cụ thể như ông vốn hiện diện Nguyễn Đình Giản nói: “Bắc Bình vương cũng là một bậc anh hùng, xem thường ông ta không được đâu”?, Phan Lê Phiên nhận xét Nguyễn Huệ là “người rất quỉ quyệt hay dùng mưu khôn để
(1) Hồi thứ năm, Tr 159
Trang 35lung lạc người ta Trong lúc bàn bạc, khi ném xuống khi nâng lên không biết
đường nào mà dò”, Kiêu căng như Nguyễn Hữu Chỉnh mà nói đến Nguyễn
Huệ cũng phải thán phục “Bắc Bình Vương là tay hùng hào kiệt Nam Hà”), Hống hách như bọn quan lại Trung Quốc nhưng “tai nghe thanh thế Quang Trung đang mạnh mà trong bụng không khỏi e dè ” Dưới cảm nhận của người đương thời, con người Nguyễn Huệ như một nhân vật pha màu sắc thần kì siêu nhiên Một cung nhân đã thán phục: “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng cảm và có tài cầm quân Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như
quỷ thân không ai có thể lường biết”®)
Trong quan hệ phức tạp, các nhân vật lần lượt xuất hiện, hoặc để tôn thêm cái đẹp, hoặc để lột tẩy bản chất xấu, hoặc để diễn tả cái bi, hoặc để ngợi ca cái hùng mỗi tình huống giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về một tính cách, một số phận nhân vật, cũng như tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn
Tóm lại thông qua nghệ thuật xây dựng kết cấu, Ngô Gia đã khắc họa thành công các nhân vật đại diện cho một thời kì /ang thương dâu bể của dân tộc Đi vào xây dựng nhân vật qua từng yếu tố cụ thể của kết cấu, nhà văn đã thể hiện cho bạn đọc thấy tài năng qua ngòi bút điêu luyện của mình
2.3.2 Các biện pháp nghệ thuật khắc hoạ nhân vật
Bàn về tiểu thuyết, nhà lí luận phê bình văn học Trung Quốc (đời Minh), Kim Thánh Thán cho rằng “tiểu thuyết tuy cũng có viết về người thật, việc thật nhưng chủ yếu là hư cấu”, Như thế có nghĩa, sức sống của tiểu thuyết được quy định bởi tài năng 1 cấu của tác giả Trong đó, nhân vật là tiêu điểm thể hiện sự sáng tạo của nhà văn, đúng như Đôttôiepxki đã từng nói “Đối với nha văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách”
Nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí, cũng được Ngô gia xây dựng từ việc khai thác triệt để các biện pháp khắc hoạ nhân vật trong tiểu (3) Hồi thứ chin, Tr 283
Trang 36thuyết một cách linh hoạt và sáng tạo Cùng với sự kết hợp hài hoà giữa chân lí lịch sử và chân lí nghệ thuật, bút pháp hiện thực và bút pháp sử thi các nhân vật đã hiện lên sinh động, thậm chí được đẩy đến mức điển hình, vừa có tính khái quát cao, vừa có cá tính sâu sắc
Ở đây, chúng tôi chỉ tìm hiểu qua một số biện pháp nghệ thuật khắc hoạ chính như: Biện pháp tả, lời văn nghệ thuật và qua sự lựa chọn giọng điệu chung cho toàn tác phẩm
2.3.2.1 Nghệ thuật miêu tỉ nhân vật
Miêu tả là biện pháp cơ bản nhằm tái hiện con người, sự vật và sự kiện một cách cụ thể Qua sự miêu tả của nhà văn, nhân vật hiện lên vừa chân thực vừa sinh động, vừa có sự khái quát hoá cao Đây là biện pháp nghệ thuật giữ vai trò đắc lực trong việc xây dựng chân dung nhân vật, nhất là nhân vật điển hình
Nghệ sĩ có thể tả ngoại hình, tả hành động Qua đó tính cách, tâm hồn, số phận của nhân vật được thể hiện Điểm nhìn có thể thay đổi từ tác giả đến các nhân vật khác
Nhân vật gây ấn tượng sâu sắc đầu tiên trong tác phẩm hiện lên qua ngòi bút đặc tả của nhà văn là Vương Tử Cán Cán được giới thiệu là đứa trẻ rất thông minh, tuấn tú Lúc chưa đầy tuổi tôi, Cán có “cốt cách tướng mạo khôi ngô, đẫy đà, khác hẳn người thường đến khi biết nói đối đáp gẫy gọn, cử chỉ
x 6,
không khác gì người lớn”?) Đúng là “con thánh”, là nòi đích của Trịnh Sâm, là điểm “sao sáng biển hoà” Từ hình ảnh đẹp mở đầu người đọc chờ đợi đấng thánh nhân xuất thế Nhưng bất ngờ họ Ngô cho ra mắt bạn đọc một quái thai,
“bụng to mắt lồi, da nhợt gân xanh, chân tay gầy khẳng khiu”.” Tự nhiên tiếng
cười bật ra trước chân dung vị ấu chúa sẽ trị vì thiên hạ Trịnh Cán giống như nhân vật của bức tranh biếm hoa, tuy gây tiếng cười nhưng không đáng ghét Cái mâu thuẫn trong ngòi bút tỉnh tế của họ Ngô khi miêu tả Trịnh Cán đã gợi
Trang 37mở cho người đọc cảm nhận về một số phận không tốt đẹp trong tương lai, vừa đáng cười vừa đáng xót xa
Ngô gia không đặt ngòi bút vào miêu tả ngoại hình để xây dựng chân dung Trịnh Tông, mà đi vào miêu tả sự kiện, miêu tả các hành động, thậm chí là miêu tả trực tiếp số phận Trịnh Tông để khắc hoạ con người
Sự kiện lễ đăng quang của Trịnh Tông được miêu tả chỉ tiết, “trong lúc gấp vội không có kỷ sập, họ phải dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt thế tử ngồi lên rồi tám người kề vai vào khiêng, chốc chốc họ lại nâng bổng chiếc mâm lên đầu mà đội; đầu mỏi lại hạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta dỡn quả cầu hoặc rước pho tượng phật” Hình ảnh Tông được phác hoạ chỉ như một thứ cỗ lộc, tượng phật để thờ, như quả cầu cho thiên hạ dỡn Lễ đăng quang trang trọng diễn ra như trò hề Chúa là một trò chơi Nơi tôn nghiêm biến thành nơi ô hợp Tác giả khéo léo để nhân vật tự hé mở tính cách và số phận của mình Làm chúa mà chỉ như đồ vật cho thiên hạ dỡn chơi thì chúa bất tài Số phận cũng chỉ như là con rối cho người đời giật dây
Hình ảnh Trịnh Tông trong cơn loạn lạc hiện lên như là kẻ ham sống, “Chúa vội cởi bỏ quần áo trận, đội khăn chữ đinh tụt xuống núp trong ngăn
”® nhằm phía cửa Yên Hoa mà chạy hom da ở mé banh voi
Số phận buồn va đáng thương của chúa được xoáy sâu và hiện lên trực tiếp qua nét phác hoạ chính số phận nhà chúa Đó là cái chết thảm “chúa bèn dùng ngón tay chọc vào vết thương xé cho rách thêm ra”, quân Tây Sơn “đem
phơi xác chúa ra ngoài cửa Tuyên vũ”.#' Như vậy kết cục số phận Trịnh Tông
được tác giả vẽ lên qua cái nhìn chính diện, để tự người đọc cảm nhận, suy nghĩ và đánh giá bình phẩm
Trang 38Lê Hiển Tông được Ngô gia giới thiệu theo lối công thức ước lệ của văn học trung đại Cho nên, Cảnh Hưng xuất hiện với diện mạo của bậc quân vương “uý lạo hết sức ôn tồn”, “dâu rồng, mũi cao, tóc bạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non, tính nết hiển từ giản dị”), Vẻ đẹp của vua là vẻ đẹp của bậc thiên tử, của sức mạnh, tài năng và phẩm chất hơn người Thế nhưng, suốt đời vua chỉ biết “khoanh tay rủ áo”, có nước mà không được tham dự Sự đối lập này có tác dụng làm nổi bật hơn con người thực của nhà vua Số phận và tính cách phụ thuộc vào hoàn cách sâu sắc
Đối với Lê Chiêu Thống, tác giả không đặc tả nhiều ở ngoại hình, chỉ
điểm xuyết qua một số tư thế, hành động, việc làm cũng đủ để nhân vật đạt đến
tính khái quát Tác giả miêu tả hành động “tức thì sai người phóng hoả đốt hết
phủ chúa khói lửa bốc lên ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt”?, làm lộ rõ nét
tính cách nhỏ nhen trong con người Chiêu Thống, có thù dù nhỏ cũng phải trả Nó trở thành mục tiêu trong mọi hành động việc làm của vua Hình ảnh “vua lật đật chạy đến dinh của Chỉnh” trước sức mạnh của Tây Sơn là một tư thế bại trận, sợ hãi của người không nắm thực quyền Đặc biệt hơn, người đọc không thể quên một Chiêu Thống “ứa nước mắt cởi ngự bào”, trao cho bề tôi của Nguyễn Cảnh Thước
Với bút pháp hiện thực châm biếm, họ Ngô đã xây dựng hình tượng các đấng chí tôn và chúa tể Bắc Hà bằng các nét vẽ linh hoạt Họ gần giống nhau về số phận và kết cục, nhưng họ nổi lên với mỗi người một vẻ, gắn liền các hình ảnh, đặc trưng riêng, sinh động, hấp dẫn
Vua Tây Sơn hiện lên trong sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và sử thi của nhà văn Tác giả miêu tả Nguyễn Huệ chân thực như con người vốn có ở ngoài đời Nhưng khi miêu tả, tác giả lồng vào đó cảm hứng ngợi ca lãng mạn hoá các vẻ đẹp để nhân vật Nguyễn Huệ hiện lên như sự khái quát và kết tỉnh sức mạnh cộng đồng
(4) Hồi thứ năm, Tr 153
Trang 39Nguyễn Huệ được miêu tả đầu tiên ở chi tiết vào điện Vạn Thọ ra mat vua Bình “sụp xuống đất lạy hai lạy, rập đầu vái năm cái Bình nhún nhường không giám ngồi Bình mới ngồi ghé vào một góc chiếu cuối sập, một chân tha thong xuống đất”, Một con người không quen lễ nghi triều chính, quen tự do, phóng khoáng Đây là nét tính cách rất chân thực đời thường của Nguyễn Huệ, tạo ra cảm giác gần gũi, thân quen không xa vời
Nguyễn Huệ còn được miêu tả với vẻ đẹp của người anh hùng tài ba Vẻ đẹp đó được ngợi ca, sử thi hoá, “thần sắc của Bình rực rỡ, nghiêm nghị”? khiến mọi người trong điện Vạn Thọ phải hãi hùng Sức mạnh của người anh hùng áo vải là sức mạnh cố kết cộng đồng Khẳng định sức mạnh của Nguyễn Huệ chính là khẳng định sức mạnh đạo quân Tây Sơn: người Tây Sơn “hành binh như bay”, “tiến quân rất gấp”, “đi lại vùn vụt như thân” Ngô gia tài tình trong ngòi bút miêu tả trận đánh Chỉ vài nét tác giả đã phác ra bức tranh hoành tráng: Ngày 25 tháng 12 năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế và xuất phát từ Phú Xuân, ngày 29 tới Nghệ An, ngày 30 tới Tam Điệp Sức tấn công thần tốc đã đưa Nguyễn Huệ tới sức mạnh mang tầm vóc thời đại lớn lao Con người đó hiện lên vừa cụ thể cá nhân, vừa khái quát, vừa đạt mức điển hình của một vĩ nhân lịch sử
Qua xem xét, phân tích, độc giả nhận thấy ngòi bút khách quan của tác giả khi miêu tả nhân vật theo những quan điểm riêng dựa trên những gì nhân vật bộc lộ
2.3.2.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là đặc trưng quan trọng của thể loại tự sự bởi nó vừa là công cụ, vừa là phương tiện để nhà văn thể hiện tác phẩm Khi sáng tác, người nghệ sĩ có nhiệm vụ sử dụng khéo léo, sáng tạo ngôn ngữ để miêu tả các sự kiện
Trang 40trong tác phẩm sử dụng dưới hình thức là ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật
Qua Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái đã thể hiện tài năng nghệ thuật điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ của mình với việc khắc hoạ chân dung các nhân vật, nhất là nhân vật vua chúa một cách toàn diện từ ngoại hình, hành động cụ thể, cho đến lời nói, các trạng thái cảm xúc khác nhau trước mỗi hành động đó
Trước hết là ngôn ngữ người kể chuyện
Đây là yếu tố giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ trong một tác phẩm tự sự Người kể chuyện là người dẫn dắt mạch chảy của tác
phẩm và có thể đứng ngoài hoặc tham gia trực tiếp vào tác phẩm, để từng bước
định hướng cho người đọc về ý đồ sáng tạo nghệ thuật của mình Trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí có điểm đặc biệt là người kể chuyện tham gia trực tiếp vào tác phẩm, họ sống cuộc đời các nhân vật nên việc miêu tả nhân vật dễ thuyết phục và lôi cuốn hơn
Khi khắc hoạ các nhân vật vua chúa, ngôn ngữ người kể chuyện được biểu hiện ở hai dạng là lời trần thuật và lời trần thuật nửa trưc tiếp
Lời trần thuật xuất hiện hầu hết trong tác phẩm Nó đóng vai trò thuần tuý là thuật lại, kể lại ngoại hình, hành động, tính cách các nhân vật mà không
kèm theo thái độ đánh giá Viết theo lối tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất
thống chí lấy lịch sử làm đề tài, các câu chuyện, tình tiết trong tác phẩm được tổ chức xoay quanh nhân vật vua chúa; hơn thế viết theo lối chương hồi, cách kể bắt đầu bằng các niên hiệu lịch sử vì thế lời trần thuật là chủ yếu Qua lời trần thuật của người kể, các nhân vật được khách quan hoá, hiện lên như con người của lịch sử