luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái 1.1.Văn hóa cười (thuật ngữ do Bakhtin đề xuất) là một phương diện cốt yếu của đời sống văn hóa tinh thần nhân loại. Nếu con người, như Aristote nói, là một động vật biết cười, thì người Việt đậm đặc phẩm chất người như thế. Cái cười làm bộc lộ một nét đặc sắc trong hệ thống tính cách người Việt. Cười ở đây không chỉ là tiếng cười cơ học, tiếng cười sảng khoái vì vui thú, mà còn là những tiếng cười mia mai, đả kích những cái xấu xa trong xã hội. Khi con người ta biết “cười” như vậy đồng nghĩa với việc ý thức dân chủ, nhận thức chính trị xã hội đã chin muồi, trưởng thành. Tiếng cười ấy không chỉ thấp thoáng trong văn học dân gian, trong khu rừng tiếu lâm, lan tỏa trong các câu đố tục giảng thanh hay đố thanh giảng tục, rồi tiếng cười trong các bài ca dao nói ngược, các chú bờm, chú hề làm nghiêng ngả sân chèo dưới những mái đình, mái làng, mà còn đậm nét trong văn xuôi trung đại, hình thành nên khuynh hướng trào phúng trong văn học. Nói như nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị :“ Với sự khủng hoảng và suy sụp của chế độ phong kiến, chủ yếu ở xã hội quan trường, trước hết là trong môi trường quý tộc quan liêu, có những người, những việc mâu thuẫn một cách nực cười với những khuôn vàng thước ngọc bất di bất dịch như quân thần, thần trung, phụ tử, tử hiếu…Mặt khác, cùng với sự phát triển của cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại ách chuyên chế phong kiến, ý thức phản đối xã hội và lý trí con người tựa như dòng song đóng băng bấy lâu, đột nhiên thức tỉnh, trào lên mãnh liệt. Giáo điều Nho giáo như là cơ sở của tư duy, như là bờ đê của mọi luồng tư tưởng bị rung chuyển, rạn vỡ. Tư tưởng phóng túng lan tràn, kích động hạt nổ của cái cười”.27; tr.32 Từ những mâu thuẫn lố bịch trong xã hội phong kiến ấy đã nảy sinh biết bao tiếng cười, tiếng cười hả hê, tiếng cười đả kích, tiếng cười để vĩnh biệt và tiễn đưa cái xấu xa xuống mồ. 1.2.Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học phản ánh những vấn đề lịch sử, xã hội rộng lớn như Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án... Trong đó Nam triều công nghiệp diễn chí là bức tranh về chiến cuộc Nam Bắc triều trong ngót hơn một trăm năm từ 1559 đến 1689. Trong Vũ Trung tuỳ bút,với cốt truyện đơn giản, kết cấu tự do, Phạm Đình Hổ đã ghi lại một cách tự nhiên,chân thực những điều “trái tai gai mắt” từ lối sống xa hoa, hưởng lạc của vua chúa, sự tham nhũng, lộng hành của đám quan lại thừa cơ đục nước béo cò, cho đến chế độ thi cử, hay những hiện thực trớ trêu trong cuộc sống của nhân dân trong những năm tháng cuối cùng của triều đình Lê Trịnh. Đặt bên cạnh những tác phẩm đó, Hoàng Lê nhất thống chí rất nổi bật. Thành tựu của nó vừa mang tính chất kết tinh, vừa mở ra nhiều ý nghĩa, vừa đánh dấu sự thay đổi quan niệm truyền thống của một nền văn học vốn đã coi trọng văn vần, coi nhẹ văn xuôi như Việt Nam. Tác phẩm là sự kết hợp tài tình giữa nghệ thuật tự sự sinh động ở một tác phẩm tiểu thuyết và tính chính xác của khoa học lịch sử ở một tác phẩm sử học. Có thể nói, trong văn học Việt Nam trung đại, chưa có tác phẩm văn xuôi nào có được vị trí quan trọng như Hoàng Lê nhất thống chí. Nó không chỉ phản ánh tư duy sáng tạo văn học của các nhà văn thời bấy giờ, mà cùng với việc phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng với hàng trăm nhân vật, Hoàng Lê nhất thống chí đã đạt tới trình độ của một tác phẩm sử thi. Không những thế, Hoàng Lê nhất thống chí còn khẳng định sự trưởng thành của văn xuôi trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam trung đại. Vì vậy, tiểu thuyết này đã nhận được sự quan tâm, đón đọc, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Đa số các ý kiến cho rằng tác phẩm có “sức cuốn hút kỳ lạ”. Một trong những giá trị làm nên sức cuốn hút đó là nghệ thuật trào phúng điêu luyện, góp phần tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm. Có thể nói trước Hoàng Lê nhất thống chí, trong văn học trung đại chỉ xuất hiện tiếng cười trào phúng chứ chưa xuất hiện khái niệm nghệ thuật, bút pháp trào phúng. Chỉ đến tác phẩm này, tiếng cười trào phúng mới thực sự rõ nét và có những biểu hiện phong phú, đa dạng, tạo tiền đề cho văn xuôi trào phúng sau này. Nhắc đến nghệ thuật trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí, một phương diện không thể bỏ qua đó là ngôn ngữ. M.Gorki đã từng khẳng định: “ Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”, có thể nói ngôn ngữ vừa là chất liệu, vừa là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của tác phẩm văn chương. Với văn học trào phúng nói chung và văn xuôi trào phúng nói riêng, ngôn ngữ trào phúng đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc thể hiện tiếng cười với tất cả những cung bậc và sắc thái khác nhau. 1.3. Tìm hiểu về Hoàng Lê nhất thống chí từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu có nhiều hướng khác nhau nhưng phần lớn thường thiên về vấn đề văn bản, tác phẩm, hoặc so sánh đối chiếu với tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc…Có một số công trình, luận án đã đề cập, đi sâu tìm hiểu những vấn đề nghệ thuật của tác phẩm, về bút pháp trào phúng…nhưng vấn đề ngôn ngữ trào phúng chưa được đào sâu một cách hệ thống, với tư cách là một chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu.Vì vậy, việc tìm hiểu về Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí chẳng những giúp ta hiểu hơn về nghệ thuật trào phúng dưới ngòi bút tài hoa của các tác giả Ngô gia mà còn một lần nữa chứng minh, khẳng định giá trị văn học đặc sắc của cuốn tiểu thuyết “hội tụ tinh hoa văn xuôi tự sự Việt Nam” này. Hoàng Lê nhất thống chí còn là tác phẩm được chọn giảng trong chương trình THCS (lớp 9), việc tìm hiểu về ngôn ngữ trào phúng trong tiểu thuyết chương hồi này sẽ có ý nghĩa thiết thực cho quá trình giảng dạy văn học trung đại nói chung và văn xuôi tự sự nói riêng của giáo viên, đồng thời ít nhiều giúp học sinh nắm được nét độc đáo của tác phẩm. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí Là một hiện tượng nổi bật của tiểu thuyết lịch sử chương hồi của văn học Việt Nam thời trung đại, Hoàng Lê nhất thống chí đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Có không ít bài viết, công trình tập trung khảo sát nội dung, nghệ thuật của tác phẩm ở nhiều mức độ, nhiều khía cạnh. Dưới đây chúng tôi chỉ xin điểm qua những công trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến đề tài: Năm 1858, trong Mấy câu giới thiệu về Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô Tất Tố đã đánh giá rất cao cuốn sách này. Ông cho đây là “ một cuốn rất có giá trị”,“ toàn bộ rất hùng vĩ, có thể đứng sau cái kho tác phẩm của Lê Quý Đôn” nhưng nội dung thì là “một bộ truyện chí, chép toàn sự thật, không bịa đặt, không tây vị” 54,tr.9. Bởi cách nhìn nhận như thế, Ngô Tất Tố đã cắt xén, gạt bỏ hết những yếu tố của lối “ tiểu thuyết Tàu”, đồng thời cũng chẳng đề cập gì tới tổ chức nghệ thuật của tác phẩm này, ngoại trừ việc nhắc tới sự “không bịa đặt” trong khi “ghi chép toàn sự thực” của các tác giả họ Ngô, cho dù “sự thực” đó thực tế còn nhiều điều phải bàn. Như vậy, Ngô Tất Tố đánh giá cao tác phẩm, nhưng lại chỉ xem nó có giá trị sử học. Cũng trong năm 1958, khi in tái bản Hoàng Lê nhất thống chí lần hai, học giả Đào Duy Anh đã có nhìn nhận khác hơn Ngô Tất Tố trong Tựa tái bản. Ông nhận thấy “tính chất hai khía của bộ sách này, vừa là một tác phẩm sử học, vừa là một tác phẩm văn học”,chất sử học chính là những sự thật lịch sử mà người ta có thể đối chiếu với các sách sử thời Lê mạt,“ nhưng cái đặc sắc của sách này là ở chất văn học của nó..”,“ xung quanh những sử thực làm nòng cốt, các tác giả đã them thắt những chi tiết, đặc biệt là những câu đối thoại”, để cho những chuyện tự thuật có dáng sinh động, có vẻ chân thực (…), cái phần văn học giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn cái phần lịch sử của nó (..), “ thấy được cái bước đầu của thể tiểu thuyết trong lịch sử văn học dân tộc”.1; tr.67 Việc nhắc tới những chi tiết thêm thắt, những câu đối thoại phải chăng tác giả Đào Duy Anh muốn nhắc tới những hư cấu nghệ thuật trong văn học? Và nhận định Hoàng Lê nhất thống chí là “cái bước đầu của thể tiểu thuyết trong lịch sử văn học dân tộc” đã chứng tỏ một quan niệm mới của các nhà nghiên cứu đối với tác phẩm này. Năm 1966, trên Tạp chí Văn học, số 10, có đăng bài Tìm hiểu giá trị hiện thưc của Hoàng Lê nhất thống chí, một tác phẩm văn xuôi cổ điển tiêu biểu” của hai tác giả Mai Quốc LiênKiều Thu Hoạch. Có lẽ đây là bài nghiên cứu đầu tiên đi sâu khảo sát Hoàng Lê nhất thống chí. Các nhà nghiên cứu trong khi phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm có điểm qua vài nét nghệ thuật nổi bật của nó. Thứ nhất là thành công của tác phẩm khi “ xây dựng lên được những điển hình đa dạng, có tính chất khái quát”,“ thế giới nhân vật phong phú, nhiều nhân vật mang dấu ấn thời đại “gân guốc hào hùng hoặc đau thương”, “các tính cách va chạm vào nhau (..), tác giả nắm lấy bối cảnh mà trong đó nhân vật bộc lộ rõ nhất tính cách và mô tả nhân vật qua một vài hành động, một vài câu nói…”31; tr.7677. Các tác giả bài viết phân tích kỹ hai nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh ( tiêu biểu cho thời đại) và Nguyễn Huệ ( tính chất anh hùng được chú ý miêu tả thông qua những sự việc bình thường), đồng thời khẳng định nhân vật một cách truyền thống, ước lệ.Thứ hai, Hoàng Lê nhất thống chí có kết cấu lối tiểu thuyết chương hồi cổ điển. Và thứ ba, về ngôn ngữ, hai nhà nghiên cứu kết luận Hoàng Lê nhất thống chí có hình thức văn tự sự bậc thầy, đối thoại hay, bộc lộ được tính cách nhân vật.Như vậy, với bài viết của các tác giả Mai Quốc Liên, Kiều Thu Hoạch, Hoàng Lê nhất thống chí đã được khám phá dưới góc độ tác phẩm văn học có giá trị nội dung hiện thực và cũng có nghệ thuật đặc sắc. Dù mới chỉ là bước đầu điểm qua nghệ thuật tác phẩm song những nhận xét của tác giả về nhân vật, ngôn ngữ..là chính xác, hợp lý. Sau đó, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục có bài viết Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí in trên Tạp chí Văn học, số 9 năm 1968. Tác giả nghiên cứu cách xây dựng tính cách nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia. ng nhận thấy một thế giới nhân vật đa dạng, tính cách, hành động, lời nói của nhân vật được đặt trong những hoàn cảnh căng thẳng, những quan hệ phức tạp, những trường hợp khá điển hình, phong cách miêu tả đơn giản, cô đọng, rất Việt Nam” 9;tr.7.Tác giả coi tính cách điển hình như một nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc xác định phương pháp hiện thực chủ nghĩa của tác phẩm. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí mới đạt đến mức điển hình “tâm lí thời phục hưng phương Tây” chứ chưa vươn đến điển hình xã hội như chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX ở phương Tây”. Với những ý kiến đánh giá nhạy bén, sắc sảo, đây là công trình đáng để ta suy ngẫm về hệ thống nhân vật trong tác phẩm. Lê Trí Viễn với cuốn Hoàng Lê nhất thống chítác phẩm chọn lọc trong nhà trường (1969) đã giới thiệu khá kĩ về Hoàng Lê nhất thống chí, từ tác giả đến giá trị tác phẩm. Nhờ công trình này, bạn đọc, đặc biệt là giáo viên, học sinh trong nhà trường phổ thông có dịp tiếp cận, đánh giá, nhìn nhận tác phẩm một cách toàn diện, hệ thống, với tư cách là một tác phẩm văn học thực sự, với tất cả đặc sắc nội dung và nghệ thuật của nó. Năm 1975, tác giả Phan Cự Đệ trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã đánh giá Hoàng Lê nhất thống chí là “ đỉnh cao nhất của các tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán” (…), dường như kết tính được những thành tựu nghệ thuật của tác phẩm truyền kì, tùy bút, kí sự từ thế kỉ XVIII trở về trước 12,tr.456. Quan điểm của tác giả Phan Cự Đệ cũng gần với quan điểm của nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục khi cho rằng Hoàng Lê nhất thống chí đã xây dựng được “ những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình” và Hoàng Lê nhất thống chí là “ cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ở nước ta bước đầu được viết theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa” 12;tr.465 Nguyên Lộc trong bộ giáo trình Văn học Việt Nam ( nửa cuối thể kỉ XVIIInửa đầu thế kỉ XIX) xuất bản năm 1976 nhận thấy chất trào phúng, khôi hài, châm biếm sâu cay và chất anh hùng ca của tác phẩm.Tất cả làm nên ngòi bút phong phú, đa dạng, “ nhiều sắc thái thẩm mỹ” (32;tr.253) của Hoàng Lê nhất thống chí. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, công phu, Năm 1984, trên tạp chí văn học ,số 2, trong bài viết Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đông, nhà nghiên cứu B.L.Riptin đã so sánh Hoàng Lê nhất thống chí với các tiểu thuyết Viễn Đông và rút ra kết luận: “Hoàng Lê nhất thống chí không phải là một bản ghi chép có tính chất biên niên và là một tác phẩm kí sự mà là một cuốn tiểu thuyết do tác giả họ Ngô viết về những sự kiện mà họ chính là những người được chứng kiến và tham gia vào đó” 53; tr.35. Như vậy, thêm một lần các nhà nghiên cứu khẳng định giá trị nghệ thuât của cuốn tiểu thuyết này. Năm 1990, ở cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thể kỉ XVIIIđầu thế kỉ XIX, tác giả chương IVHoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Hữu Yên, nhận xét các tác giả Ngô gia sử dụng nghệ thuật châm biếm ở mức độ “khá đạt”68;tr.22. Nhận định của tác giả đã góp phần khẳng định thành tựu của Hoàng Lê nhất thống chí ở nghệ thuật trào phúng. Năm 1997, trên tạp chí Hán Nôm số 3, tác giả Trần Nghĩa có bài viết Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, nội dung và nghệ thuật. Trong bài viết này, tác giả đã khái quát một số đặc điểm nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí như việc khắc họa nhân vật, tường thuật sự kiện, cấu trúc tác phẩm theo kiểu chương hồi…Tác giả cũng nhận thấy trong tác phẩm có sự kết hợp đó tạo cho tác phẩm “ tuy thực mà hư, tuy hư mà thực” 31; tr.24 bởi lịch sử đã được tái hiện một cách nghệ thuật. Cũng trong năm 1997, nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Hoàng Lê nhất thống chívăn bản, tác giả và nhân vật.Đây là một công trình khảo cứu chuyên sâu về nhiều mặt tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí từ tác giả, tác phẩm cho đến hệ thống nhân vật. Khi đi sâu tìm hiểu hệ thống nhân vật của tác phẩm, tác giả Phạm Tú Châu chú ý nhiều đến các nhân vật nữ, các nhân vật nho sĩ Tràng An và vua quan Trung Hoa, từ đó đi đến kết luận: “ Nghệ thuật miêu tả tính cách, thể hiện nội tâm nhân vật đã đạt đến mức độ tài tình” 6;tr.179 Năm 2000, trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 3, Tiểu thuyết chương hồi, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí. Trong công trình của mình, tác giả đã chỉ ra bảy nét nghệ thuật độc đáo của tác phẩm. Ở mỗi nét đặc sắc nghệ thuật, ông đều có những kiến giải rất cụ thể, thấu đáo, khoa học với nhiều phát hiện thú vị, mới mẻ. Năm 2002, nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng có bài tiểu luận in trong cuốn Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX của viện văn học với nhan đề : Vạn Xuân,Hồ Quý Ky trên nền tiểu thuyết lịch sử. Tác giả đã nhận xét về giọng điệu của tác phẩm, “sự pha trộn hài hòa giữa cái bi tráng và cái hài hước”, nhà nghiên cứu đề cập đến tính chất “dân chủ” trong văn phong tiểu thuyết của Ngô gia. Tóm lại, qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, chúng tôi nhận thấy, cơ bản có hai xu hướng: Xu hướng thứ nhất là các công trình nghiên cứu giới thiệu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí với tư cách là một tiểu thuyết lịch sử viết theo thể chương hồi xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII. Xu hướng thứ hai là các chuyên luận, bài báo, giáo trình… trực tiếp nghiên cứu, phê bình về nội dung và nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí.Tuy chưa có sự thống nhất ý kiến giữa các nhà nghiên cứu về vấn đề thể loại của Hoàng Lê nhất thống chí nhưng xét dưới góc độ một tác phẩm văn chương, các tác giả đều đánh giá cao giá trị của tác phẩm này. 2.2. Về nghệ thuật trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí Năm 1969, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn khi soạn cuốn Hoàng Lê nhất thống chítác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường đã giới thiệu khá kĩ về tác gia và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.Lê Trí Viễn gọi đó là “ một cuốn truyện sử”, “một sáng tác văn học đúng với ý nghĩa của nó”. Điểm mới mẻ là tác giả Lê Trí Viễn đã nhận thấy trong tác phẩm một ngòi bút khôi hài kín đáo pha lẫn một ngòi bút trang trọng thấm chất anh hùng ca. Phát hiện này được nhiều nhà nghiên cứu sau ông tiếp tục khai thác. Năm 1976, tác giả Nguyễn Lộc trong chương V, bộ giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIIIhết thế kỉ XIX coi Hoàng Lê nhất thống chí là một “ kí sự về lịch sử”, là sự kết hợp “ tương đối hài hòa chân lí lịch sử với chân lí nghệ thuật”.Theo ông, sự kết hợp hài hòa đó thể hiện ở chỗ các tác giả họ Ngô đã kể các sự việc kết hợp với miêu tả không khí xảy ra sự việc và chú ý cả cách các nhân vật hành động.Cũng như Lê Tri Viễn, ông nhận thấy chất trào phúng, khôi hài, châm biếm sâu cay và chất anh hùng ca của tác phẩm., Năm 1990, trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIIInửa đầu thế kỉ XIX, ở chương IVHoàng Lê nhất thống chí, tác giả Hoàng Hữu Yên đã xếp Hoàng Lê nhất thống chí vào thể loại tiểu thuyết lịch sử kí sự, một tác phẩm văn học thực sự chứ không phải một cuốn sử biên niên.Từ đó, tác giả nhận xét diễn biến của truyện phát triển theo diễn biến lịch sử, cách xây dựng nhân vật khá sắc sảo về cá tính, tâm lí và cả ngoại hình.Tuy nhiên bút pháp xây dựng nhân vật điển hình “ còn có nhược điểm”. Tác giả cũng nhận xét nghệ thuật châm biếm được tác giả Ngô gia sử dụng khá đạt. Năm 2000, trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt nam thời trung đại, tập 3, Tiểu thuyết chương hồi, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí.Trong công trình của mình, tác giả đã chỉ ra bảy nét nghệ thuật độc đáo của tác phẩm. Ở mỗi nét đặc sắc nghệ thuật, ông đều có những kiến giải rất cụ thể, thấu đáo, khoa học với nhiều phát hiện thú vị, mới mẻ.Nét đặc sắc thứ bảy là “ trong Nhất thống chí có cả cái hào hùng, cái bi tráng và cái hài hước. Hai giọng điệu ngợi ca và trào lộng dường như song hành và hỗ trợ cho nhau tạo thành tiếng nói riêng vừa mới vừa độc đáo”. Đây là một công trình nghiên cứu chất lượng, đầy tâm huyết, giàu giá trị khoa học, hỗ trợ đắc lực cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Năm 2002, nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng có bài tiểu luận in trong cuốn Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX với nhan đề: Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử. Trong bài viết này, tác giả có bàn đến tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí như một cái mốc của tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán. Về giọng điệu tác phẩm, tác giả nhận xét đó là “ sự pha trộn hài hòa giữa cái bi tráng và cái hài hước” 22,tr.56. Bài viết đã cho chúng ta thấy cơ sở, nền tảng để đánh giá về giọng điệu trào phúng của tác phẩm. Có thể nói, các tác giả đã cho chúng ta cái nhìn tổng thế về đặc sắc nghệ thuật trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí, nghệ thuật trào phúng được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau, từ nhân vật, đến giọng điệu, ngôn từ…và đã đạt được những thành tựu nhất định, bước đầu làm rõ tiếng cười trào phúng trong tác phẩm. 2.3. Về ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí Nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn khi soạn cuốn Hoàng Lê nhất thống chítác phẩm chọn lọc trong nhà trường (1969), sau khi chọn lọc một số chương tiêu biểu và chú thích, đã giới thiệu khá kĩ tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí từ tác giả đến giá trị tác phẩm.Với cuộc tranh luận còn chưa ngã ngũ về thể loại của tác phẩm này, ông gọi nó là một cuốn truyện sử một sáng tác văn học đúng với ý nghĩa của nó.Điểm mới mẻ là tác giả đã nhận thấy trong tác phẩm một ngòi bút khôi hài kín đáo pha lẫn một ngòi bút trang trọng thấm chất anh hùng ca.Phát hiện này được nhiều nhà nghiên cứu sau ông khai thác tiếp. Nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu trong Hoàng Lê nhất thống chívăn bản, tác giả và nhân vật đã có những nhận xét rất sắc sảo về ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ mang đậm chất trào phúng sâu cay: “ Chúng giúp nhân vật trở nên sống động, ngôn ngữ nhân vật vừa hài hước vừa triết lí, giúp các nhà văn họ Ngô trốn được cách trực tiếp mô tả hình tượng và tâm lí nhân vật” 7; tr.37. Những nhận xét ấy rất hợp lí, thuyết phục, tuy nhiên, tác giả chưa chứng minh triệt để, để ngỏ cho người đọc tìm chi tiết trong tác phẩm. Bùi Thu Hằng trong luận văn Mấy nét đặc sắc nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí dành hẳn chương III nói về Ngôn ngữ Hoàng Lê nhất thống chí, trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh tính chất trào phúng của ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ trần thuật “ sắc sảo, dường như lạnh lùng, khách quan tái hiện lại những cảnh thực nhưng đằng sau mỗi lời kể đó lại ẩn chứa nụ cười mỉa mai, châm biếm sâu cay”. Luận văn tuy mang tính phát hiện, có cái nhìn tổng quan về những điểm nhấn nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí nhưng vấn đề ngôn ngữ trào phúng lại rất mờ nhạt. Trong luận văn Bút pháp trào phúng trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, tác giả Hoàng Thị Thảo đã dành hẳn chương III Bút pháp trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật để phân tích tính chất trào phúng của ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người trần thuật trong tác phẩm này. Tác giả đi đến kết luận : “ Ngôn ngữ nhân vật xuất hiện cả ở hai dạng đối thoại và độc thoại nhưng bút pháp trào phúng chủ yếu được sử dụng để xây dựng ngôn ngữ đối thoại.Tiếng cười hầu như không xuất hiện ở các lượt độc thoại của nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật xuất hiện cả ở dạng lời dẫn gián tiếp một giọng và lời dẫn gián tiếp hai giọng. Các điểm nhìn trào phúng của các tác giả luôn luôn thay đổi tạo nên một cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn” 57;tr.68. Có thể nói đây một luận văn đầy tâm huyết, giàu giá trị khoa học, là gợi ý lớn cho người viết thực hiện đề tài này. Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề ngôn ngữ trào phúng trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có thể thấy, các tác giả đều chú trọng phân tích ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện, chỉ ra những hiệu quả thẩm mỹ của việc dùng ngôn ngữ trào phúng vào việc xây dựng tính cách nhân vật, tạo ra sự hấp dẫn cho lời kể. Tuy nhiên, ngoài luận văn của Hoàng Thị Thảo, dành chương cuối để nói về ngôn ngữ trào phúng, các tài liệu còn lại chỉ để cập đến ngôn ngữ trào phúng như một yếu tố làm nên đặc sắc nghệ thuật cho tác phẩm, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng lê nhất thống chí một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện. Chính vì vậy, với việc tìm hiểu ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả khóa luận mong muốn góp một phần nhỏ vào hoạt động nghiên cứu Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái nói riêng và nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam thời trung đại nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí. Ở đây chúng tôi sử dụng bản dịch Hoàng Lê nhất thống chí của dịch giả Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch, NXB Văn học, Hà Nội, 2006 Phạm vi nghiên cứu: Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Để làm nổi bật điều đó, chúng tôi có so sánh với một số tác phẩm tiểu thuyết chương hồi khác như: Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Việt long hưng chí (Ngô Giáp Đậu), Tam quốc diễn nghĩa ( La Quán Trung) 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích, tổng hợp 5. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được triển khai thành ba chương: Chương I: Khái lược về khuynh hướng trào phúng trong văn học trung đại Việt Nam Chương II: Chất trào phúng của ngôn ngữ kể chuyện trong Hoàng Lê nhất thống chí Chương III: Chất trào phúng của ngôn ngữ nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí 6. Đóng góp của khóa luận Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu từng phương diện của nghệ thuật trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả khóa luận sẽ tiếp tục nghiên cứu trên một mức độ mới, từ đó hệ thống hóa các nội dung cơ bản của ngôn ngữ trào phúng trong tác phẩm như một chỉnh thểmột bức tranh toàn cảnh, toàn thể và biện chứng. Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sẽ đem lại cho việc nghiên cứu và dạy Hoàng Lê nhất thống chí một tài liệu tham khảo đã được cấu trúc thành chuyên đề. Trong đó, vấn đề ngôn ngữ nổi bật lên trong chỉnh thể nghệ thuật, bút pháp trào phúng của tác phẩm chắc chắn sẽ có một ý nghĩa thực tiễn, ứng dụng nhất định. NỘI DUNG CHƯƠNG I: Khái lược về khuynh hướng trào phúng trong văn học trung đại Việt Nam 1.1. Từ cái hàimột phạm trù mĩ họcđến văn học trào phúng 1.1.1. Cái hàimột phạm trù mĩ học Cũng như cái bi, cái hài có mặt từ rất sớm với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ, trở thành đối tượng thu hút sự chú ý, sự lý giải của nhiều học giả. Trong lịch sử tư tưởng mỹ học, cái hài được nhận định là kết quả của sự tương phản, sự bất đồng, sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp (theo Arixtốt), cái thấp hèn và cái cao cả (theo Kant), tính bất lực bên trong và vẻ bề ngoài cố tỏ ra là thực chất , giữa bản chất và hiện tượng (theo Heghen), cái vô lý và hữu lý (theo Paul Sar)…Việc tìm hiểu cái hài, thể hiện một nguyện vọng khám phá bản chất của một kiểu quan hệ đặc thù của con người với thế giới, một hình thức độc đáo của nhận thức và đánh giá hiện thực. “Cái hài là một phạm trù cơ bản dùng để nhận thức về một phương diện trong quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Cái hài tồn tại phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng được phản ánh tập trung và điển hình trong thể loại hài kịch” 19;tr.115 Bản chất của cái hài là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hộithẩm mỹ (chẳng hạn giữa hình thức với nội dung, hành động với tình huống, mục đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện). Trong đó, “hoặc là chính bản thân mâu thuẫn hoặc là một trong những mặt của nó đối lập với những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp” 19;tr.tr.35. Nó được bật lên từ mâu thuẫn giữa sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một “cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự” 19;tr.36. Cái hài thường gắn với tiếng cười. Tiếng cười là yếu tố không thể vắng mặt trong cái hài, bởi đó là dấu hiệu xác nhận mối quan hệ chủ thểkhách thể. Nếu cái hài là một hiện tượng khách quan thì cái cười là phản ánh chủ quan của con người trước đối tượng khách quan đó. Cái hài, do vậy thuộc về khách thể thẫm mỹ, còn lại tiếng cười lại thuộc chủ thể thẩm mỹ. Cái cười là kết quả của cái hài. Khi bị cù, khi trong lòng cảm thấy vui sướng, người ta có thể cười nhưng đó là cái cười sinh lý. Tiếng cười mang tính chất hàivới tư cách là một phạm trù thẩm mỹ trước hết phải có đối tượng đáng cười, tức là cái có thể gây cười và bị cười. Đối tượng của cái hài chủ yếu là những hiện tượng tiêu cực, chứa đựng những mâu thuẫn có khả năng gây cười. Những hiện tượng ấy tồn tại một cách khách quan trong mỗi con người và trong đời sống xã hội. Đó là những gì không phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ, với những chuẩn mực về cái đẹp đã được xã hội thừa nhận, là những gì đi chệch với quy luật phát triển bình thường của cuộc sống. Cụ thể, đó là những thói hư tật xấu, những thiếu sót, điểm yếu, những măt trái, mặt tiêu cực của đối tượng như: thói xu nịnh, háo danh, giả dối, độc ác, dốt nát, tham lam, khoác lác, ích kỉ, nhỏ nhen, ngốc nghếch, vụng về… Ngoài đối tượng gây cười còn phải có chủ thể cười. Đây là mặt thứ haimặt chủ quan của cái hài. Không có nó, không có cái hài. Bản thân đối tượng cười không thể gây nên tiếng cười nếu chủ thể không nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Đặc điểm của nhận thức gắn với tiếng cười là sự khám phá một số loại mâu thuẫn nào đó trong sự vật, hiện tượng và quan sát, soi chiếu chúng ở một góc nhìn khác, một khía cạnh khác, từ góc độ của cái hài, Platon từng viết: “ Trong thực tế, không thể nhận thức được cái nghiêm chỉnh nếu thiếu cái buồn cười, và nói chung, cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập với nó”. Dĩ nhiên, để có thể nhận thức, đòi hỏi ở chủ thể một năng lực trí tuệ sắc sảo, linh hoạt với những mâu thuẫn và sự tương phản. Từ những cơ sở trên, có thể khái quát rằng: Cái hài là một phạm trù mĩ học cơ bản dùng để nhận thức và đánh giá một loại hiện tượng đời sống, đó là những cái xấu nhưng cố sức chứng tỏ là đẹp. Khi mâu thuẫn này bị phát hiện đột ngột sẽ tạo nên tiếng cười tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu nhân danh cái đẹp. Tiếng cười trong cái hàiđó là sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu. Trong cái hài, tiếng cười thường có nhiều cung bậc và mang những sắc thái khác nhau. Người ta thường coi umua, hài hước là cung bậc đầu tiên và châm biếm là cung bậc cuối cùng. Trong u mua, phép biện chứng của trí tưởng tượng phóng khoáng hé mở cho ta thấy đằng sau cái tầm thường là cái cao quý, sau cái buồn cười là nỗi đau. Hài hước có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười mua vui, trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lý tưởng và thực tế. Hài hước khéo léo nhẹ nhàng vạch ra cái mâu thuẫn, tạo ra tiếng cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phân biệt đúng sai. Trái lại, trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu nên nổi bật lên là giọng đả kích,phủ định, tố cáo, dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng này hay đối tượng khác trong xã hội. Châm biếm khác với umua, hài hước ở mức độ gay gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật. Về phương diện xã hội, phần lớn châm biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của tư tưởng tiến bộ trong lịch sử Có thể thấy, cái hài trong đời sống biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng, thuộc mọi lĩnh vực. Còn cái hài trong nghệ thuật là sự phản ánh cái hài trong cuộc sống ở dạng tiêu biểu, tinh túy và ổn định hơn. Trong hầu hết các loại hình nghệ thuật, cái hài đều có mặt. Đặc biệt, trong văn học, nó tồn tại rất phổ biến và mạnh mẽ. Thông qua hàng loạt những thủ pháp nghệ thuật biểu hiện mang tính đặc thù như: phóng đại, cường điệu…thêm vào đó là sự sắc bén, ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện nên tác phẩm văn học có khả năng thâm nhập sâu vào cái hài, tập trung tô đậm, khắc sâu những mâu thuẫn mang tính hài, khiến cho nó nổi bật hơn, tiếng cười trong tác phẩm vì vậy nổ ra giòn giã, sảng khoái hơn, ý nghĩa phê phán cũng vì vậy mà thấm thía, sâu sắc hơn. 1.1.2. Văn học trào phúng Khái niệm trào phúng theo nghĩa hẹp là một từ được kết hợp từ hai yếu tố “trào” và”phúng”. Theo Từ điển từ nguyên, “trào” là “chọc cười”, “phúng” nghĩa là “không nói thẳng” để châm biếm, cười nhạo. Trong Từ điển Từ Hải, “trào” nghĩa là lời chế giễu. Gần đây, theo tác giả Vũ Ngọc Khánh, trong công trình Thơ ca trào phúng Việt Nam và Hành trình vào xứ sở cười, khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Thiên Nam ngữ lục: Rằng dương gian đứa Sĩ Thành Đọc thơ trào phúng, thiên đình dơ doi ( Thiên Nam ngữ lục, khuyết danh) Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên lại định nghĩa: “Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó, các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” 17; tr.306. Thực ra, trào phúng là một khái niệm rất phức tạp. Ở đây, tác giả khóa luận quan niệm chung về trào phúng theo nghĩa khái quát nhất là thể loại văn học nhằm gây cười. Tiếng cười trong tác phẩm trào phúng chủ yếu chế giễu, phê phán, đả kích những thói xấu trong xã hội. Những yếu tố của tiếng cười là hài hước, mỉa mai, châm biếm, đả kích, phóng đại, khoa trương…được sử dụng một cách phổ biến trong các tác phẩm trào phúng. Văn học trào phúng chỉ xuất hiện khi xã hội chất chứa trong nó những gì tiêu cực, xấu xa, đê tiện, giả dối, làm băng hoại giá trị đạo đức, nhân cách con người, cản trở bước tiến của loài người. Mục đích, sứ mệnh của văn học trào phúng là lên án, phê phán cái xấu, giúp cho xã hội ngày một tiến bộ và tốt đẹp hơn.Tiếng cười trào phúng, do vậy, bao giờ cũng là tiếng cười của trí tuệ, của công lý và chính nghĩa. Secnưsepxki có nói “khi cười cái xấu, chúng ta trở nên cao hơn nó” 27;tr.130. Như vậy, cái xấu, có thể nói, là đối tượng thẩm mỹ đặc biệt của văn học trào phúng. Nhưng không phải bất cứ cái xấu nào cũng đều là đích phản ánh của các tác giả. Đó phải là những cái xấu, cái tiêu cực về đạo đức, nhân cách, về lối sống, những cái không phù hợp với hoàn cảnh bình thường xung quanh, lại được che đậy dưới một vỏ bọc tưởng là tốt đep, có ý nghĩa. Từ xưa đến nay nền văn học nhân loại vẫn lưu giữ và truyền tụng nhiều tác phẩm trào phúng, nhiều vở hài kịch kinh điển gắn liền với những tên tuổi như Xecvantex, Rabơle, Môlie…Đặc biệt là Môlie, nhà hài kịch vĩ đại Pháp. Môlie nổi tiếng không chỉ vì nghệ thuật xây dựng tính cách mà còn vì nghệ thuật gây cười bậc thầy. Với sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ tài ba, ông đã phát hiện ra khía cạnh hài hước trong các hiện tượng, tính cách – kể cả những đối tượng có vẻ trang trọng, tôn nghiêm, đáng kính; khám phá ra được những mâu thuẫn kín đáo, những nét kệch cỡm trong cái xã hội đang lỗi thời dần, đáng cười để mà tống tiễn nó vào quá khứ. Trong các tác phẩm trào phúng, ngôn ngữ trào phúng là một biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật. Nhà văn thể hiện ý tưởng nghệ thuật của mình thông qua ngôn ngữ , qua thế giới hình tượng trong một cấu trúc chỉnh thể, có sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. Mỗi yếu tố ngôn ngữ của tiếu thuyết trào phúng có một giá trị nghệ thuật. Và chỉ trong sự hiện thực hóa ở mức tối đa của những liên hệ ngữ cảnh mới tạo ra thông tin nghệ thuật. 1.2. Khái quát về khuynh hướng trào phúng trong văn học Việt Nam trung đại Nằm trong nguồn mạch chung của văn chương thế giới,văn học trào phúng Việt Nam cũng đã tạo cho mình một vị trí riêng trong lịch sử văn học dân tộc. Văn học trào phúng đã trở thành một dòng chảy, khởi nguồn từ văn học dân gian, phát triển mạnh mẽ ở văn học viết, được tiếp sức bởi nhiều cây bút tài năng. Xét riêng trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam, khuynh hướng thơ văn trào phúng cũng đã nổi lên ở một số thời kì và đạt được những thành tựu nhất định.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1.Văn hóa cười (thuật ngữ do Bakhtin đề xuất) là một phương diện
cốt yếu của đời sống văn hóa tinh thần nhân loại Nếu con người, như Aristotenói, là một động vật biết cười, thì người Việt đậm đặc phẩm chất người nhưthế Cái cười làm bộc lộ một nét đặc sắc trong hệ thống tính cách người Việt.Cười ở đây không chỉ là tiếng cười cơ học, tiếng cười sảng khoái vì vui thú,
mà còn là những tiếng cười mia mai, đả kích những cái xấu xa trong xã hội.Khi con người ta biết “cười” như vậy đồng nghĩa với việc ý thức dân chủ,nhận thức chính trị xã hội đã chin muồi, trưởng thành Tiếng cười ấy khôngchỉ thấp thoáng trong văn học dân gian, trong khu rừng tiếu lâm, lan tỏa trongcác câu đố tục giảng thanh hay đố thanh giảng tục, rồi tiếng cười trong các bài
ca dao nói ngược, các chú bờm, chú hề làm nghiêng ngả sân chèo dưới nhữngmái đình, mái làng, mà còn đậm nét trong văn xuôi trung đại, hình thành nênkhuynh hướng trào phúng trong văn học
Nói như nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị :“ Với sự khủng hoảng và suysụp của chế độ phong kiến, chủ yếu ở xã hội quan trường, trước hết làtrong môi trường quý tộc quan liêu, có những người, những việc mâu thuẫnmột cách nực cười với những khuôn vàng thước ngọc bất di bất dịch nhưquân thần, thần trung, phụ tử, tử hiếu…Mặt khác, cùng với sự phát triểncủa cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại ách chuyên chế phong kiến, ýthức phản đối xã hội và lý trí con người tựa như dòng song đóng băng bấylâu, đột nhiên thức tỉnh, trào lên mãnh liệt Giáo điều Nho giáo như là cơ
sở của tư duy, như là bờ đê của mọi luồng tư tưởng bị rung chuyển, rạn vỡ
Tư tưởng phóng túng lan tràn, kích động hạt nổ của cái cười”.[27; tr.32] Từnhững mâu thuẫn lố bịch trong xã hội phong kiến ấy đã nảy sinh biết baotiếng cười, tiếng cười hả hê, tiếng cười đả kích, tiếng cười để vĩnh biệt vàtiễn đưa cái xấu xa xuống mồ
1.2.Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉXIX đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học phản ánh những vấn đề lịch sử, xã
Trang 2hội rộng lớn như Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm,
Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình
Hổ và Nguyễn Án Trong đó Nam triều công nghiệp diễn chí là bức tranh về
chiến cuộc Nam -Bắc triều trong ngót hơn một trăm năm từ 1559 đến 1689
Trong Vũ Trung tuỳ bút,với cốt truyện đơn giản, kết cấu tự do, Phạm Đình Hổ
đã ghi lại một cách tự nhiên,chân thực những điều “trái tai gai mắt” từ lốisống xa hoa, hưởng lạc của vua chúa, sự tham nhũng, lộng hành của đámquan lại thừa cơ đục nước béo cò, cho đến chế độ thi cử, hay những hiện thựctrớ trêu trong cuộc sống của nhân dân trong những năm tháng cuối cùng của
triều đình Lê - Trịnh Đặt bên cạnh những tác phẩm đó, Hoàng Lê nhất thống chí rất nổi bật Thành tựu của nó vừa mang tính chất kết tinh, vừa mở ra nhiều
ý nghĩa, vừa đánh dấu sự thay đổi quan niệm truyền thống của một nền vănhọc vốn đã coi trọng văn vần, coi nhẹ văn xuôi như Việt Nam
Tác phẩm là sự kết hợp tài tình giữa nghệ thuật tự sự sinh động ở một tácphẩm tiểu thuyết và tính chính xác của khoa học lịch sử ở một tác phẩm sử học
Có thể nói, trong văn học Việt Nam trung đại, chưa có tác phẩm văn xuôi nào có
được vị trí quan trọng như Hoàng Lê nhất thống chí Nó không chỉ phản ánh tư
duy sáng tạo văn học của các nhà văn thời bấy giờ, mà cùng với việc phản ánh
những sự kiện lịch sử quan trọng với hàng trăm nhân vật, Hoàng Lê nhất thống chí đã đạt tới trình độ của một tác phẩm sử thi Không những thế, Hoàng Lê nhất thống chí còn khẳng định sự trưởng thành của văn xuôi trong tiến trình phát
triển của văn học Việt Nam trung đại Vì vậy, tiểu thuyết này đã nhận được sựquan tâm, đón đọc, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước Đa số các
ý kiến cho rằng tác phẩm có “sức cuốn hút kỳ lạ”
Một trong những giá trị làm nên sức cuốn hút đó là nghệ thuật tràophúng điêu luyện, góp phần tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm Có thể nói
trước Hoàng Lê nhất thống chí, trong văn học trung đại chỉ xuất hiện tiếng cười trào phúng chứ chưa xuất hiện khái niệm nghệ thuật, bút pháp trào phúng Chỉ đến tác phẩm này, tiếng cười trào phúng mới thực sự rõ nét và có
những biểu hiện phong phú, đa dạng, tạo tiền đề cho văn xuôi trào phúng sau
này Nhắc đến nghệ thuật trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí, một
Trang 3phương diện không thể bỏ qua đó là ngôn ngữ M.Gorki đã từng khẳng định:
“ Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”, có thể nói ngôn ngữ vừa là chấtliệu, vừa là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của tác phẩm vănchương Với văn học trào phúng nói chung và văn xuôi trào phúng nói riêng,ngôn ngữ trào phúng đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc thể hiệntiếng cười với tất cả những cung bậc và sắc thái khác nhau
1.3 Tìm hiểu về Hoàng Lê nhất thống chí từ trước đến nay, các nhà
nghiên cứu có nhiều hướng khác nhau nhưng phần lớn thường thiên về vấn đềvăn bản, tác phẩm, hoặc so sánh đối chiếu với tiểu thuyết chương hồi TrungQuốc…Có một số công trình, luận án đã đề cập, đi sâu tìm hiểu những vấn
đề nghệ thuật của tác phẩm, về bút pháp trào phúng…nhưng vấn đề ngôn ngữtrào phúng chưa được đào sâu một cách hệ thống, với tư cách là một chỉnh
thể, một đối tượng nghiên cứu.Vì vậy, việc tìm hiểu về Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí chẳng những giúp ta hiểu hơn về nghệ thuật
trào phúng dưới ngòi bút tài hoa của các tác giả Ngô gia mà còn một lần nữa
chứng minh, khẳng định giá trị văn học đặc sắc của cuốn tiểu thuyết “hội tụ tinh hoa văn xuôi tự sự Việt Nam” này.
Hoàng Lê nhất thống chí còn là tác phẩm được chọn giảng trong
chương trình THCS (lớp 9), việc tìm hiểu về ngôn ngữ trào phúng trong tiểuthuyết chương hồi này sẽ có ý nghĩa thiết thực cho quá trình giảng dạy vănhọc trung đại nói chung và văn xuôi tự sự nói riêng của giáo viên, đồng thời ítnhiều giúp học sinh nắm được nét độc đáo của tác phẩm Từ những lý do trên,
chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái.
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Là một hiện tượng nổi bật của tiểu thuyết lịch sử chương hồi của văn
học Việt Nam thời trung đại, Hoàng Lê nhất thống chí đã thu hút nhiều nhà
nghiên cứu Có không ít bài viết, công trình tập trung khảo sát nội dung, nghệthuật của tác phẩm ở nhiều mức độ, nhiều khía cạnh Dưới đây chúng tôi chỉxin điểm qua những công trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến đề tài:
Trang 4Năm 1858, trong Mấy câu giới thiệu về Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô
Tất Tố đã đánh giá rất cao cuốn sách này Ông cho đây là “ một cuốn rất cógiá trị”,“ toàn bộ rất hùng vĩ, có thể đứng sau cái kho tác phẩm của Lê QuýĐôn” nhưng nội dung thì là “một bộ truyện chí, chép toàn sự thật, không bịađặt, không tây vị” [54,tr.9] Bởi cách nhìn nhận như thế, Ngô Tất Tố đã cắtxén, gạt bỏ hết những yếu tố của lối “ tiểu thuyết Tàu”, đồng thời cũng chẳng
đề cập gì tới tổ chức nghệ thuật của tác phẩm này, ngoại trừ việc nhắc tới sự
“không bịa đặt” trong khi “ghi chép toàn sự thực” của các tác giả họ Ngô, cho
dù “sự thực” đó thực tế còn nhiều điều phải bàn Như vậy, Ngô Tất Tố đánhgiá cao tác phẩm, nhưng lại chỉ xem nó có giá trị sử học
Cũng trong năm 1958, khi in tái bản Hoàng Lê nhất thống chí lần hai, học giả Đào Duy Anh đã có nhìn nhận khác hơn Ngô Tất Tố trong Tựa tái bản Ông nhận thấy “tính chất hai khía của bộ sách này, vừa là một tác phẩm
sử học, vừa là một tác phẩm văn học”,chất sử học chính là những sự thật lịch
sử mà người ta có thể đối chiếu với các sách sử thời Lê mạt,“ nhưng cái đặcsắc của sách này là ở chất văn học của nó ”,“ xung quanh những sử thực làmnòng cốt, các tác giả đã them thắt những chi tiết, đặc biệt là những câu đốithoại”, để cho những chuyện tự thuật có dáng sinh động, có vẻ chân thực (…),cái phần văn học giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn cái phần lịch sử của nó( ), “ thấy được cái bước đầu của thể tiểu thuyết trong lịch sử văn học dântộc”.[1; tr.6-7] Việc nhắc tới những chi tiết thêm thắt, những câu đối thoạiphải chăng tác giả Đào Duy Anh muốn nhắc tới những hư cấu nghệ thuật
trong văn học? Và nhận định Hoàng Lê nhất thống chí là “cái bước đầu của
thể tiểu thuyết trong lịch sử văn học dân tộc” đã chứng tỏ một quan niệm mớicủa các nhà nghiên cứu đối với tác phẩm này
Năm 1966, trên Tạp chí Văn học, số 10, có đăng bài Tìm hiểu giá trị hiện thưc của Hoàng Lê nhất thống chí, "một tác phẩm văn xuôi cổ điển
tiêu biểu” của hai tác giả Mai Quốc Liên-Kiều Thu Hoạch Có lẽ đây là bài
nghiên cứu đầu tiên đi sâu khảo sát Hoàng Lê nhất thống chí Các nhà
Trang 5nghiên cứu trong khi phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm có điểm quavài nét nghệ thuật nổi bật của nó Thứ nhất là thành công của tác phẩm khi
“ xây dựng lên được những điển hình đa dạng, có tính chất khái quát”,“ thếgiới nhân vật phong phú, nhiều nhân vật mang dấu ấn thời đại “gân guốchào hùng hoặc đau thương”, “các tính cách va chạm vào nhau ( ), tác giảnắm lấy bối cảnh mà trong đó nhân vật bộc lộ rõ nhất tính cách và mô tảnhân vật qua một vài hành động, một vài câu nói…”[31; tr.76-77] Các tácgiả bài viết phân tích kỹ hai nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh ( tiêu biểu chothời đại) và Nguyễn Huệ ( tính chất anh hùng được chú ý miêu tả thông quanhững sự việc bình thường), đồng thời khẳng định nhân vật một cách
truyền thống, ước lệ.Thứ hai, Hoàng Lê nhất thống chí có kết cấu lối tiểu
thuyết chương hồi cổ điển
Và thứ ba, về ngôn ngữ, hai nhà nghiên cứu kết luận Hoàng Lê nhất thống chí có hình thức văn tự sự bậc thầy, đối thoại hay, bộc lộ được tính
cách nhân vật.Như vậy, với bài viết của các tác giả Mai Quốc Liên, Kiều Thu
Hoạch, Hoàng Lê nhất thống chí đã được khám phá dưới góc độ tác phẩm văn
học có giá trị nội dung hiện thực và cũng có nghệ thuật đặc sắc Dù mới chỉ làbước đầu điểm qua nghệ thuật tác phẩm song những nhận xét của tác giả vềnhân vật, ngôn ngữ là chính xác, hợp lý
Sau đó, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục có bài viết Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí in trên Tạp chí Văn học, số 9 năm
1968 Tác giả nghiên cứu cách xây dựng tính cách nhân vật trong Hoàng
Lê nhất thống chí của Ngô gia ng nhận thấy một thế giới nhân vật đa
dạng, tính cách, hành động, lời nói của nhân vật được đặt trong nhữnghoàn cảnh căng thẳng, những quan hệ phức tạp, những trường hợp kháđiển hình, phong cách miêu tả đơn giản, cô đọng, rất Việt Nam”[9;tr.7].Tác giả coi tính cách điển hình như một nhân tố có ý nghĩa quyếtđịnh trong việc xác định phương pháp hiện thực chủ nghĩa của tác phẩm
Từ đó, tác giả đi đến kết luận: nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí
mới đạt đến mức điển hình “tâm lí thời phục hưng phương Tây” chứ chưa
Trang 6vươn đến điển hình xã hội như chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX ởphương Tây” Với những ý kiến đánh giá nhạy bén, sắc sảo, đây là côngtrình đáng để ta suy ngẫm về hệ thống nhân vật trong tác phẩm.
Lê Trí Viễn với cuốn Hoàng Lê nhất thống chí-tác phẩm chọn lọc trong nhà trường (1969) đã giới thiệu khá kĩ về Hoàng Lê nhất thống chí, từ
tác giả đến giá trị tác phẩm Nhờ công trình này, bạn đọc, đặc biệt là giáoviên, học sinh trong nhà trường phổ thông có dịp tiếp cận, đánh giá, nhìn nhậntác phẩm một cách toàn diện, hệ thống, với tư cách là một tác phẩm văn họcthực sự, với tất cả đặc sắc nội dung và nghệ thuật của nó
Năm 1975, tác giả Phan Cự Đệ trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã đánh giá Hoàng Lê nhất thống chí là “ đỉnh cao nhất của các tác phẩm
văn xuôi bằng chữ Hán” (…), dường như kết tính được những thành tựu nghệthuật của tác phẩm truyền kì, tùy bút, kí sự từ thế kỉ XVIII trở về trước[12,tr.456] Quan điểm của tác giả Phan Cự Đệ cũng gần với quan điểm của
nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục khi cho rằng Hoàng Lê nhất thống chí đã xây
dựng được “ những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình” và
Hoàng Lê nhất thống chí là “ cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ở nước ta bước
đầu được viết theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa” [12;tr.465]
Nguyên Lộc trong bộ giáo trình Văn học Việt Nam ( nửa cuối thể kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX) xuất bản năm 1976 nhận thấy chất trào phúng,
khôi hài, châm biếm sâu cay và chất anh hùng ca của tác phẩm.Tất cả làmnên ngòi bút phong phú, đa dạng, “ nhiều sắc thái thẩm mỹ” (32;tr.253)
của Hoàng Lê nhất thống chí Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu
chuyên sâu, công phu,
Năm 1984, trên tạp chí văn học ,số 2, trong bài viết Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đông, nhà nghiên cứu B.L.Riptin đã so sánh Hoàng Lê nhất thống chí với các tiểu thuyết Viễn Đông
và rút ra kết luận: “Hoàng Lê nhất thống chí không phải là một bản ghi chép
có tính chất biên niên và là một tác phẩm kí sự mà là một cuốn tiểu thuyết dotác giả họ Ngô viết về những sự kiện mà họ chính là những người được chứng
Trang 7kiến và tham gia vào đó” [53; tr.35] Như vậy, thêm một lần các nhà nghiêncứu khẳng định giá trị nghệ thuât của cuốn tiểu thuyết này.
Năm 1990, ở cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thể kỉ XVIII-đầu thế kỉ
XIX, tác giả chương IV-Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Hữu Yên, nhận xét
các tác giả Ngô gia sử dụng nghệ thuật châm biếm ở mức độ “kháđạt”[68;tr.22] Nhận định của tác giả đã góp phần khẳng định thành tựu của
Hoàng Lê nhất thống chí ở nghệ thuật trào phúng.
Năm 1997, trên tạp chí Hán Nôm số 3, tác giả Trần Nghĩa có bài viết
Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, nội dung và nghệ thuật Trong bài viết này, tác giả đã khái quát một số đặc điểm nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí
như việc khắc họa nhân vật, tường thuật sự kiện, cấu trúc tác phẩm theo kiểuchương hồi…Tác giả cũng nhận thấy trong tác phẩm có sự kết hợp đó tạo chotác phẩm “ tuy thực mà hư, tuy hư mà thực” [31; tr.24] bởi lịch sử đã được táihiện một cách nghệ thuật
Cũng trong năm 1997, nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu đã cho ra mắtbạn đọc cuốn sách Hoàng Lê nhất thống chí-văn bản, tác giả và nhân vật.Đây
là một công trình khảo cứu chuyên sâu về nhiều mặt tác phẩm Hoàng Lê nhấtthống chí từ tác giả, tác phẩm cho đến hệ thống nhân vật Khi đi sâu tìm hiểu
hệ thống nhân vật của tác phẩm, tác giả Phạm Tú Châu chú ý nhiều đến cácnhân vật nữ, các nhân vật nho sĩ Tràng An và vua quan Trung Hoa, từ đó điđến kết luận: “ Nghệ thuật miêu tả tính cách, thể hiện nội tâm nhân vật đã đạtđến mức độ tài tình” [ 6;tr.179]
Năm 2000, trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 3, Tiểu thuyết chương hồi, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nghiên cứu một
cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thốngchí Trong công trình của mình, tác giả đã chỉ ra bảy nét nghệ thuật độc đáocủa tác phẩm Ở mỗi nét đặc sắc nghệ thuật, ông đều có những kiến giải rất cụthể, thấu đáo, khoa học với nhiều phát hiện thú vị, mới mẻ
Trang 8Năm 2002, nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng có bài tiểu luận in trong
cuốn Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX của viện văn học với nhan đề : Vạn Xuân,Hồ Quý Ky trên nền tiểu thuyết lịch sử Tác giả đã nhận xét về
giọng điệu của tác phẩm, “sự pha trộn hài hòa giữa cái bi tráng và cái hàihước”, nhà nghiên cứu đề cập đến tính chất “dân chủ” trong văn phongtiểu thuyết của Ngô gia
Tóm lại, qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, chúng tôi nhận thấy, cơ bản có hai xu hướng: Xu hướng thứ nhất là các công trình nghiên cứu giới thiệu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí với tư cách là một tiểu thuyết lịch sử viết theo thể chương hồi xuất sắc
nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII Xu hướng thứ hai là các chuyênluận, bài báo, giáo trình… trực tiếp nghiên cứu, phê bình về nội dung và nghệ
thuật của Hoàng Lê nhất thống chí.Tuy chưa có sự thống nhất ý kiến giữa các nhà nghiên cứu về vấn đề thể loại của Hoàng Lê nhất thống chí nhưng xét
dưới góc độ một tác phẩm văn chương, các tác giả đều đánh giá cao giá trịcủa tác phẩm này
2.2 Về nghệ thuật trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí
Năm 1969, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn khi soạn cuốn Hoàng Lê nhất thống chí-tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường đã giới thiệu khá kĩ về
tác gia và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.Lê Trí Viễn gọi đó là “ một cuốntruyện sử”, “một sáng tác văn học đúng với ý nghĩa của nó” Điểm mới mẻ làtác giả Lê Trí Viễn đã nhận thấy trong tác phẩm một ngòi bút khôi hài kín đáopha lẫn một ngòi bút trang trọng thấm chất anh hùng ca Phát hiện này đượcnhiều nhà nghiên cứu sau ông tiếp tục khai thác
Năm 1976, tác giả Nguyễn Lộc trong chương V, bộ giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII-hết thế kỉ XIX coi Hoàng Lê nhất thống chí là
một “ kí sự về lịch sử”, là sự kết hợp “ tương đối hài hòa chân lí lịch sử vớichân lí nghệ thuật”.Theo ông, sự kết hợp hài hòa đó thể hiện ở chỗ các tác giả
Trang 9họ Ngô đã kể các sự việc kết hợp với miêu tả không khí xảy ra sự việc và chú
ý cả cách các nhân vật hành động.Cũng như Lê Tri Viễn, ông nhận thấy chấttrào phúng, khôi hài, châm biếm sâu cay và chất anh hùng ca của tác phẩm.,
Năm 1990, trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII-nửa
đầu thế kỉ XIX, ở chương IV-Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả Hoàng Hữu Yên đã xếp Hoàng Lê nhất thống chí vào thể loại tiểu thuyết lịch sử kí sự,
một tác phẩm văn học thực sự chứ không phải một cuốn sử biên niên.Từ đó,tác giả nhận xét diễn biến của truyện phát triển theo diễn biến lịch sử, cáchxây dựng nhân vật khá sắc sảo về cá tính, tâm lí và cả ngoại hình.Tuy nhiênbút pháp xây dựng nhân vật điển hình “ còn có nhược điểm” Tác giả cũngnhận xét nghệ thuật châm biếm được tác giả Ngô gia sử dụng khá đạt
Năm 2000, trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt nam thời trung đại, tập 3, Tiểu thuyết chương hồi, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí.Trong công trình của mình, tác giả đã chỉ ra bảy nét nghệ thuật độc đáo
của tác phẩm Ở mỗi nét đặc sắc nghệ thuật, ông đều có những kiến giải rất cụthể, thấu đáo, khoa học với nhiều phát hiện thú vị, mới mẻ.Nét đặc sắc thứbảy là “ trong Nhất thống chí có cả cái hào hùng, cái bi tráng và cái hài hước.Hai giọng điệu ngợi ca và trào lộng dường như song hành và hỗ trợ cho nhautạo thành tiếng nói riêng vừa mới vừa độc đáo” Đây là một công trình nghiêncứu chất lượng, đầy tâm huyết, giàu giá trị khoa học, hỗ trợ đắc lực cho chúngtôi thực hiện đề tài này
Năm 2002, nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng có bài tiểu luận in trong cuốn
Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX với nhan đề: Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử Trong bài viết này, tác giả có bàn đến tác phẩm Hoàng
Lê nhất thống chí như một cái mốc của tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán Về
giọng điệu tác phẩm, tác giả nhận xét đó là “ sự pha trộn hài hòa giữa cái bitráng và cái hài hước” [22,tr.56] Bài viết đã cho chúng ta thấy cơ sở, nền tảng
để đánh giá về giọng điệu trào phúng của tác phẩm
Có thể nói, các tác giả đã cho chúng ta cái nhìn tổng thế về đặc sắc
nghệ thuật trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí, nghệ thuật trào phúng
Trang 10được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau, từ nhân vật, đến giọng điệu,ngôn từ…và đã đạt được những thành tựu nhất định, bước đầu làm rõ tiếngcười trào phúng trong tác phẩm.
2.3 Về ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí
Nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn khi soạn cuốn Hoàng Lê nhất thống tác phẩm chọn lọc trong nhà trường (1969), sau khi chọn lọc một số chương tiêu biểu và chú thích, đã giới thiệu khá kĩ tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
chí-từ tác giả đến giá trị tác phẩm.Với cuộc tranh luận còn chưa ngã ngũ về thểloại của tác phẩm này, ông gọi nó là một cuốn truyện sử một sáng tác văn họcđúng với ý nghĩa của nó.Điểm mới mẻ là tác giả đã nhận thấy trong tác phẩmmột ngòi bút khôi hài kín đáo pha lẫn một ngòi bút trang trọng thấm chất anhhùng ca.Phát hiện này được nhiều nhà nghiên cứu sau ông khai thác tiếp
Nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu trong Hoàng Lê nhất thống chí-văn bản, tác giả và nhân vật đã có những nhận xét rất sắc sảo về ngôn ngữ nhân
vật, ngôn ngữ mang đậm chất trào phúng sâu cay: “ Chúng giúp nhân vật trởnên sống động, ngôn ngữ nhân vật vừa hài hước vừa triết lí, giúp các nhà văn
họ Ngô trốn được cách trực tiếp mô tả hình tượng và tâm lí nhân vật” [7;tr.37] Những nhận xét ấy rất hợp lí, thuyết phục, tuy nhiên, tác giả chưachứng minh triệt để, để ngỏ cho người đọc tìm chi tiết trong tác phẩm
Bùi Thu Hằng trong luận văn Mấy nét đặc sắc nghệ thuật của Hoàng
Lê nhất thống chí dành hẳn chương III nói về Ngôn ngữ Hoàng Lê nhất thống chí, trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh tính chất trào phúng của ngôn
ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ trần thuật “ sắc sảo, dường như lạnh lùng,khách quan tái hiện lại những cảnh thực nhưng đằng sau mỗi lời kể đó lại ẩnchứa nụ cười mỉa mai, châm biếm sâu cay” Luận văn tuy mang tính phát
hiện, có cái nhìn tổng quan về những điểm nhấn nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí nhưng vấn đề ngôn ngữ trào phúng lại rất mờ nhạt.
Trong luận văn Bút pháp trào phúng trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, tác giả Hoàng Thị Thảo đã dành hẳn chương
Trang 11III- Bút pháp trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật để phân tích tính chất trào phúng của ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ
người trần thuật trong tác phẩm này Tác giả đi đến kết luận : “ Ngôn ngữ nhânvật xuất hiện cả ở hai dạng đối thoại và độc thoại nhưng bút pháp trào phúng chủyếu được sử dụng để xây dựng ngôn ngữ đối thoại.Tiếng cười hầu như khôngxuất hiện ở các lượt độc thoại của nhân vật Ngôn ngữ trần thuật xuất hiện cả ởdạng lời dẫn gián tiếp một giọng và lời dẫn gián tiếp hai giọng Các điểm nhìntrào phúng của các tác giả luôn luôn thay đổi tạo nên một cách kể chuyện sinhđộng, hấp dẫn” [57;tr.68] Có thể nói đây một luận văn đầy tâm huyết, giàu giátrị khoa học, là gợi ý lớn cho người viết thực hiện đề tài này
Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề
ngôn ngữ trào phúng trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có thể thấy,
các tác giả đều chú trọng phân tích ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ kểchuyện, chỉ ra những hiệu quả thẩm mỹ của việc dùng ngôn ngữ trào phúngvào việc xây dựng tính cách nhân vật, tạo ra sự hấp dẫn cho lời kể Tuynhiên, ngoài luận văn của Hoàng Thị Thảo, dành chương cuối để nói vềngôn ngữ trào phúng, các tài liệu còn lại chỉ để cập đến ngôn ngữ tràophúng như một yếu tố làm nên đặc sắc nghệ thuật cho tác phẩm, chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng lê nhất thống chí một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện Chính vì vậy, với việc tìm hiểu ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả khóa luận mong muốn góp một phần nhỏ vào hoạt động nghiên cứu Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái nói riêng và nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử
chương hồi Việt Nam thời trung đại nói chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí Ở đây chúng tôi sử dụng bản dịch Hoàng Lê nhất thống chí của
dịch giả Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch, NXB Văn học, Hà Nội, 2006
- Phạm vi nghiên cứu: Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát
ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn
phái Để làm nổi bật điều đó, chúng tôi có so sánh với một số tác phẩm
Trang 12tiểu thuyết chương hồi khác như: Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Việt long hưng chí (Ngô Giáp Đậu), Tam quốc diễn nghĩa ( La Quán Trung)
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
5 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được triển khai thành ba chương:Chương I: Khái lược về khuynh hướng trào phúng trong văn học trungđại Việt Nam
Chương II: Chất trào phúng của ngôn ngữ kể chuyện trong Hoàng Lê nhất thống chí
Chương III: Chất trào phúng của ngôn ngữ nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí
6 Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu từng phương diện của
nghệ thuật trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả khóa luận sẽ
tiếp tục nghiên cứu trên một mức độ mới, từ đó hệ thống hóa các nội dung cơbản của ngôn ngữ trào phúng trong tác phẩm như một chỉnh thể-một bứctranh toàn cảnh, toàn thể và biện chứng
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sẽ đem lại cho việc nghiên
cứu và dạy Hoàng Lê nhất thống chí một tài liệu tham khảo đã được cấu trúc
thành chuyên đề Trong đó, vấn đề ngôn ngữ nổi bật lên trong chỉnh thể nghệthuật, bút pháp trào phúng của tác phẩm chắc chắn sẽ có một ý nghĩa thựctiễn, ứng dụng nhất định
Trang 13NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Khái lược về khuynh hướng trào phúng trong văn
học trung đại Việt Nam
1.1 Từ cái hài-một phạm trù mĩ học-đến văn học trào phúng
1.1.1 Cái hài-một phạm trù mĩ học
Cũng như cái bi, cái hài có mặt từ rất sớm với tư cách là một phạm trù
thẩm mỹ, trở thành đối tượng thu hút sự chú ý, sự lý giải của nhiều học giả.Trong lịch sử tư tưởng mỹ học, cái hài được nhận định là kết quả của sựtương phản, sự bất đồng, sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp (theo Arixtốt),cái thấp hèn và cái cao cả (theo Kant), tính bất lực bên trong và vẻ bề ngoài
cố tỏ ra là thực chất , giữa bản chất và hiện tượng (theo Heghen), cái vô lý vàhữu lý (theo Paul Sar)…Việc tìm hiểu cái hài, thể hiện một nguyện vọngkhám phá bản chất của một kiểu quan hệ đặc thù của con người với thế giới,một hình thức độc đáo của nhận thức và đánh giá hiện thực
“Cái hài là một phạm trù cơ bản dùng để nhận thức về một phương diệntrong quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực Cái hài tồn tại phổ biếntrong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng được phản ánh tập trung vàđiển hình trong thể loại hài kịch” [19;tr.115]
Bản chất của cái hài là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta
có thể cảm nhận được về phương diện xã hội-thẩm mỹ (chẳng hạn giữa hìnhthức với nội dung, hành động với tình huống, mục đích và phương tiện, bảnchất và biểu hiện) Trong đó, “hoặc là chính bản thân mâu thuẫn hoặc là mộttrong những mặt của nó đối lập với những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp”[19;tr.tr.35] Nó được bật lên từ mâu thuẫn giữa sự trống rỗng và sự vô nghĩabên trong được che đậy bằng một “cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nộidung và ý nghĩa thực sự” [19;tr.36]
Cái hài thường gắn với tiếng cười Tiếng cười là yếu tố không thể vắngmặt trong cái hài, bởi đó là dấu hiệu xác nhận mối quan hệ chủ thể-khách thể
Trang 14Nếu cái hài là một hiện tượng khách quan thì cái cười là phản ánh chủ quancủa con người trước đối tượng khách quan đó Cái hài, do vậy thuộc về kháchthể thẫm mỹ, còn lại tiếng cười lại thuộc chủ thể thẩm mỹ Cái cười là kết quảcủa cái hài Khi bị cù, khi trong lòng cảm thấy vui sướng, người ta có thể cườinhưng đó là cái cười sinh lý Tiếng cười mang tính chất hài-với tư cách là mộtphạm trù thẩm mỹ trước hết phải có đối tượng đáng cười, tức là cái có thể gâycười và bị cười Đối tượng của cái hài chủ yếu là những hiện tượng tiêu cực,chứa đựng những mâu thuẫn có khả năng gây cười Những hiện tượng ấy tồntại một cách khách quan trong mỗi con người và trong đời sống xã hội Đó lànhững gì không phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ, với những chuẩn mực về cáiđẹp đã được xã hội thừa nhận, là những gì đi chệch với quy luật phát triểnbình thường của cuộc sống Cụ thể, đó là những thói hư tật xấu, những thiếusót, điểm yếu, những măt trái, mặt tiêu cực của đối tượng như: thói xu nịnh,háo danh, giả dối, độc ác, dốt nát, tham lam, khoác lác, ích kỉ, nhỏ nhen, ngốcnghếch, vụng về…
Ngoài đối tượng gây cười còn phải có chủ thể cười Đây là mặt thứ mặt chủ quan của cái hài Không có nó, không có cái hài Bản thân đối tượngcười không thể gây nên tiếng cười nếu chủ thể không nhận thức được nhữngmâu thuẫn chứa đựng trong nó Đặc điểm của nhận thức gắn với tiếng cười là
hai-sự khám phá một số loại mâu thuẫn nào đó trong hai-sự vật, hiện tượng và quansát, soi chiếu chúng ở một góc nhìn khác, một khía cạnh khác, từ góc độ củacái hài, Platon từng viết: “ Trong thực tế, không thể nhận thức được cáinghiêm chỉnh nếu thiếu cái buồn cười, và nói chung, cái đối lập được nhậnthức nhờ cái đối lập với nó” Dĩ nhiên, để có thể nhận thức, đòi hỏi ở chủ thểmột năng lực trí tuệ sắc sảo, linh hoạt với những mâu thuẫn và sự tương phản
Từ những cơ sở trên, có thể khái quát rằng: Cái hài là một phạm trù mĩhọc cơ bản dùng để nhận thức và đánh giá một loại hiện tượng đời sống, đó lànhững cái xấu nhưng cố sức chứng tỏ là đẹp Khi mâu thuẫn này bị phát hiệnđột ngột sẽ tạo nên tiếng cười tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấunhân danh cái đẹp Tiếng cười trong cái hài-đó là sự chiến thắng của cái đẹpđối với cái xấu
Trang 15Trong cái hài, tiếng cười thường có nhiều cung bậc và mang những sắcthái khác nhau Người ta thường coi u-mua, hài hước là cung bậc đầu tiên vàchâm biếm là cung bậc cuối cùng Trong u- mua, phép biện chứng của trítưởng tượng phóng khoáng hé mở cho ta thấy đằng sau cái tầm thường là cáicao quý, sau cái buồn cười là nỗi đau Hài hước có mức độ phê phán nhẹnhàng, chủ yếu gây cười mua vui, trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa, cân đốigiữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lý tưởng vàthực tế Hài hước khéo léo nhẹ nhàng vạch ra cái mâu thuẫn, tạo ra tiếng cườibất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phânbiệt đúng sai.
Trái lại, trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấunên nổi bật lên là giọng đả kích,phủ định, tố cáo, dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc,thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng này hay đốitượng khác trong xã hội Châm biếm khác với u-mua, hài hước ở mức độ gaygắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật Về phươngdiện xã hội, phần lớn châm biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của tưtưởng tiến bộ trong lịch sử
Có thể thấy, cái hài trong đời sống biểu hiện vô cùng phong phú, đadạng, thuộc mọi lĩnh vực Còn cái hài trong nghệ thuật là sự phản ánh cái hàitrong cuộc sống ở dạng tiêu biểu, tinh túy và ổn định hơn Trong hầu hết cácloại hình nghệ thuật, cái hài đều có mặt Đặc biệt, trong văn học, nó tồn tại rấtphổ biến và mạnh mẽ Thông qua hàng loạt những thủ pháp nghệ thuật biểuhiện mang tính đặc thù như: phóng đại, cường điệu…thêm vào đó là sự sắcbén, ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện nên tác phẩm văn học có khả năngthâm nhập sâu vào cái hài, tập trung tô đậm, khắc sâu những mâu thuẫn mangtính hài, khiến cho nó nổi bật hơn, tiếng cười trong tác phẩm vì vậy nổ ra giòngiã, sảng khoái hơn, ý nghĩa phê phán cũng vì vậy mà thấm thía, sâu sắc hơn
Trang 161.1.2 Văn học trào phúng
Khái niệm trào phúng theo nghĩa hẹp là một từ được kết hợp từ hai yếu
tố “trào” và”phúng” Theo Từ điển từ nguyên, “trào” là “chọc cười”, “phúng”
nghĩa là “không nói thẳng” để châm biếm, cười nhạo Trong Từ điển Từ Hải,
“trào” nghĩa là lời chế giễu Gần đây, theo tác giả Vũ Ngọc Khánh, trong
công trình Thơ ca trào phúng Việt Nam và Hành trình vào xứ sở cười, khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Thiên Nam ngữ lục:
Rằng dương gian đứa Sĩ ThànhĐọc thơ trào phúng, thiên đình dơ doi
( Thiên Nam ngữ lục, khuyết danh)
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi chủ biên lại định nghĩa: “Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác vănhọc và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó, cácyếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hàihước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cáitiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [17; tr.306]
Thực ra, trào phúng là một khái niệm rất phức tạp Ở đây, tác giả khóaluận quan niệm chung về trào phúng theo nghĩa khái quát nhất là thể loại vănhọc nhằm gây cười Tiếng cười trong tác phẩm trào phúng chủ yếu chế giễu,phê phán, đả kích những thói xấu trong xã hội Những yếu tố của tiếng cười làhài hước, mỉa mai, châm biếm, đả kích, phóng đại, khoa trương…được sửdụng một cách phổ biến trong các tác phẩm trào phúng
Văn học trào phúng chỉ xuất hiện khi xã hội chất chứa trong nó những
gì tiêu cực, xấu xa, đê tiện, giả dối, làm băng hoại giá trị đạo đức, nhân cáchcon người, cản trở bước tiến của loài người Mục đích, sứ mệnh của văn họctrào phúng là lên án, phê phán cái xấu, giúp cho xã hội ngày một tiến bộ vàtốt đẹp hơn.Tiếng cười trào phúng, do vậy, bao giờ cũng là tiếng cười của trítuệ, của công lý và chính nghĩa Secnưsepxki có nói “khi cười cái xấu, chúng
ta trở nên cao hơn nó” [27;tr.130]
Trang 17Như vậy, cái xấu, có thể nói, là đối tượng thẩm mỹ đặc biệt của văn họctrào phúng Nhưng không phải bất cứ cái xấu nào cũng đều là đích phản ánhcủa các tác giả Đó phải là những cái xấu, cái tiêu cực về đạo đức, nhân cách,
về lối sống, những cái không phù hợp với hoàn cảnh bình thường xung quanh,lại được che đậy dưới một vỏ bọc tưởng là tốt đep, có ý nghĩa Từ xưa đếnnay nền văn học nhân loại vẫn lưu giữ và truyền tụng nhiều tác phẩm tràophúng, nhiều vở hài kịch kinh điển gắn liền với những tên tuổi nhưXecvantex, Rabơle, Môlie…Đặc biệt là Môlie, nhà hài kịch vĩ đại Pháp.Môlie nổi tiếng không chỉ vì nghệ thuật xây dựng tính cách mà còn vì nghệthuật gây cười bậc thầy Với sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ tài ba,ông đã phát hiện ra khía cạnh hài hước trong các hiện tượng, tính cách – kể cảnhững đối tượng có vẻ trang trọng, tôn nghiêm, đáng kính; khám phá ra đượcnhững mâu thuẫn kín đáo, những nét kệch cỡm trong cái xã hội đang lỗi thờidần, đáng cười để mà tống tiễn nó vào quá khứ
Trong các tác phẩm trào phúng, ngôn ngữ trào phúng là một biểu hiệncủa ngôn từ nghệ thuật Nhà văn thể hiện ý tưởng nghệ thuật của mình thôngqua ngôn ngữ , qua thế giới hình tượng trong một cấu trúc chỉnh thể, có sựliên kết chặt chẽ giữa nội dung và hình thức Mỗi yếu tố ngôn ngữ của tiếuthuyết trào phúng có một giá trị nghệ thuật Và chỉ trong sự hiện thực hóa ởmức tối đa của những liên hệ ngữ cảnh mới tạo ra thông tin nghệ thuật
1.2 Khái quát về khuynh hướng trào phúng trong văn học Việt Nam trung đại
Nằm trong nguồn mạch chung của văn chương thế giới,văn học tràophúng Việt Nam cũng đã tạo cho mình một vị trí riêng trong lịch sử văn họcdân tộc Văn học trào phúng đã trở thành một dòng chảy, khởi nguồn từ vănhọc dân gian, phát triển mạnh mẽ ở văn học viết, được tiếp sức bởi nhiều câybút tài năng Xét riêng trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam, khuynhhướng thơ văn trào phúng cũng đã nổi lên ở một số thời kì và đạt được nhữngthành tựu nhất định
Trang 181.2.1 Giai đoạn từ thế kì X-XV
Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt Đó làkhi dân tộc ta vừa giành được quyền độc lập tự chủ vào giữa thế kỉ X và lậpnhiều kỳ tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (chống quân Tống
ở thế kỉ XI-XII, chống quân Nguyên Mông ở thế kỉ XIII); sau những cuộcchiến tranh vệ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình Chế độphong kiến Việt Nam đang ở thời kì ổn định và phát triển Có thể nói đây làthời đại hào hùng và oanh liệt, rực rỡ và đẹp đẽ nhất trong lịch sử chế độphong kiến Việt Nam
Chính vì vậy, cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca, tự hào về đấtnước, con người Việt Nam.Văn học nói nhiều về cái hùng hơn là cái hài, cái
bi Xuất phát từ quan điểm “văn chở đạo”, các tác giả cho rằng văn chươngkhông phải chỉ để giải trí mà cốt yếu để nói lên cái chí hướng (văn dĩ ngônchí) và để truyền đạo thánh hiền, đó là tuyên ngôn của các nhà Nho ngày xưađối với nhiệm vụ và mục đích của văn học “Đạo” là đạo đức, lễ giáo, cươngthường của Nho gia, “văn là để chở đạo” cho nên cái gì không chở đạo tức làkhông phù hợp với kinh điển của Nho gia, thì không thể gọi là văn được.Quan điểm chính thống đã gạt bỏ ra khỏi lĩnh vực văn học viết những tácphẩm chứa đựng tiếng cười giải trí Thơ giai đoạn này chủ yếu là thơ thiền,mang màu sắc Phật giáo Văn xuôi tự sự chưa tách khỏi văn học chức năng và
có mối gắn bó rất chặt chẽ với văn học dân gian, đồng thời còn là đối tượngcủa văn học chức năng và văn học dân gian Trong đó dòng tự sự lịch sử, cáctác giả thiên về việc phản ánh những sự kiện đã qua, các nhân vật quá khứ,nhân vật truyền thuyết và huyền thoại Các nhân vật lịch sử phần nhiều đềuđược thần thánh hóa, tôn giáo hóa nên yếu tố trào phúng ít khi xuất hiện.Tiêu
biểu cho văn xuôi tự sự thời kỳ này là các tác phẩm như: Báo cực truyện (thế
kỷ XI), Ngoại sử ký (thế kỷ XII), Việt điện u linh tập (nửa đầu thế kỷ XIV), Thiền uyển tập anh ngữ lục (giữa thế kỷ XIV), Tam Tổ thực lục (nửa cuối thế
kỷ XIV), Lĩnh Nam chích quái lục (cuối thế kỷ XIV).
Trang 191.2.2 Giai đoạn từ thế kỉ XV-XVII
Đây là thời kì mà nhân dân ta tiếp tục lập nên những chiến công trongcuộc kháng chiến chống giặc Minh ở thế kỉ XV, đưa chế độ phong kiến ViệtNam đạt đến cực thịnh ở cuối thể kỉ đó ( dưới triểu đại Lê Thánh Tông) Bướcsang thế kỉ XVI, tuy nhìn chung tình hình xã hội vẫn tạm thời ổn định nhưngchế độ phong kiến đã có những biểu hiện suy thoái dẫn đến nội chiến và đấtnước bị chia cắt.Vì vậy,văn học đi từ âm hưởng ngợi ca dân tộc, ngợi cavương triều sang âm hưởng phê phán hiện thực xã hội Chính điều này đánhdấu một bước chuyển của văn học trào phúng Việt Nam Nếu như văn học thế
kỉ XV ngợi ca cuộc kháng chiến chống quân Minh, ngợi ca lãnh tụ cuộc khởinghĩa, ngợi ca sức mạnh thời đại và truyền thống dân tộc, thì sang thế kỉXVII, văn học gắn liền với cuộc đấu tranh chống sự suy thoái của chế độphong kiến vì quyền lợi của nhân dân
Về thơ ca, tiếng cười trào phúng dường như vắng bóng trong tiếng thơcủa nhà Nho chính thống, chỉ xuất hiện thấp thoáng, vụn vặt Nguyễn Trãikhi bất đắc chí,về ở ẩn cũng trần tình, ngôn chí, “bảo kính cảnh giới” theotinh thần khiêm cung của Nho gia, với những triết lý sâu sắc về lẽ đời:
Phượng những tiếc cao diều hay liệngHoa thường hay héo cỏ thường tươi
( Tự thuật IX, Nguyễn Trãi)
Lời thơ tạo nên một nghịch lý đáng cười về sự bất công, phi lí trong xãhội Câu thơ mang tính ẩn dụ : "Hoa" là hình ảnh ẩn dụ chỉ người tài năng nổibật, "cỏ" chỉ người bình thường Người tài năng thường bị đố kị, gièm pha,cuộc đời thường mang bi kịch Có khi ông phơi bày mặt tối, mặt trái của tâmhồn con người:
- Ngoài chưng mọi chốn đều thông hếtBui một lòng người cực hiểm thay
( Mạn thuật IV, Nguyễn Trãi)
Trang 20Nhưng ta không thấy tiếng cười châm biếm, đả kích, phê phán trongthơ ông Chỉ thấy những vần thơ nặng lòng ưu ái hoặc siêu thoát theo Lão -
Trang, theo Phật giáo (Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu - Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng – Tố Hữu)
Nguyễn Bỉnh Khiêm với triết lý "minh triết bảo thân” chỉ phê phán thóiđời đen bạc bằng những vần thơ đượm màu sắc triết lý của bậc trí giả, đứngcao hơn cuộc đời mà nhìn xuống để bảo ban răn dạy, nhắc nhở Ta luôn gặptrong thơ Trạng Trình một cái nhìn đăm chiêu mang đầy tinh thần đạo nghĩa
Và đâu đó ta thấy trong thơ ông ta thấy xuất hiện tiếng cười châm biếm Ông
đã mượn chuyện phá hoại của bọn chuột để chỉ bọn tham quan vô lại:
Chuột lớn sao bất nhânGậm khoét thật thảm độcĐồng ruộng trơ rơm khôKho đụn kiệt gạo thóc
( Tăng thử, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nghệ thuật phúng dụ được vận dụng sắc sảo để vẽ lên bộ mặt gớmghiếc của bầy chuột “bốn chân” và bầy chuột “hai chân” trong xã hội lúc bấygiờ, tội ác của chúng thật tày trời Mượn con chuột bốn chân để vạch mặt bọnquan lại tham ô gây ra bao cơ cực, lầm than cho nông dân, ngòi bút châmbiếm của tác giả thật tài tình
Về văn xuôi, có thể kể đến Thánh tông di thảo ( Lê Thánh Tông?) và Truyền kì mạn lục ( Nguyễn Dữ) Cả hai tác phẩm đều mang những tiếng cười
trào phúng khá rõ nét
Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều trong Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ là tác phẩm hài hước sâu cay không phải nhằm vào các vị sư sãilớp dưới mà nhằm vào những thần tượng của Phật giáo Hành vi “hộ pháp”của hai viên hộ pháp chùa Đông Trào được Nguyễn Dữ dựng lại như sau: lúcthì “vào bếp để khoắng hũ rượu của người ta…ghẹo vợ con người ta”, lúc lại
“thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn, cá nhỏ đều bỏvào mồm mà nhai nuốt hết” [10;tr.151], khi thì “vào vườn mía nhổ trộm mà
Trang 21tước, mà hít” [10;tr.152] Bức tranh biếm họa chân dung vị Thủy thần khi bị
lộ tẩy là đồng đảng của hai viên hộ pháp trông thật thảm hại: “mặt tái đi nhưchàm đổ, mấy cái vẩy cá hãy còn dính lèm nhèm trên mép” [10;153] Các vịthần ở đây hóa ra là thủ phạm trong các vụ trộm cắp ở huyện Dưới con mắtcủa nhà văn, các thần tượn Phật giáo hiện lên như những kẻ sa đọa, tham lam,
vô trách nhiệm, và thật hài hước
Với Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong Truyền kì mạn lục,
Nguyễn Dữ đã miêu tả miếu đền dưới sự cai quản của Minh ti là một nơi
“tham của đút” để đến nỗi đổi trắng thay đen Bản thân người đứng đầu Minh
ti là Diêm Vương cũng hết sức hồ đồ, trắng đen lẫn lộn Hồn ma viên quan họThôi ( người Trung Hoa) chuyên đi “tranh chiếm miếu đền…giả mạo tênhọ….quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược…hưng yêu tácquái ” [10;tr.94], vậy mà vẫn được Diêm vương khen là “trung thần khíchliệt, có công với tiên triều” Tiếng cười mỉa mai thốt ra như một sự phản ứngtrước một xã hội đảo điên Nguyễn Dữ đã sử dụng cái hài như một vũ khí phêphán lợi hại
Tiến vào lãnh địa của nhà Phật, Nguyễn Dữ đã mạnh dạn chỉ ra rằng:nhà chùa lúc này đã chứa chấp những kẻ gian dâm, du đãng Còn thầy chùaphần nhiều là những kẻ đạo đức giả, đầy dục vọng thấp hèn Sự mâu thuẫngiữa địa vị và bản chất làm tiếng cười trở nên thấm thía, mang sắc thái châm
biếm, tố cáo mạnh mẽ Tiêu biểu cho nội dung này là Chuyện nghiệp oan của Đào thị Mang tiếng là nhà sư và ni cô song trên thực tế, Vô Kỉ và Hàn than
đã làm hoen ố cửa thiền Cửa chùa là chốn tôn nghiêm, thanh tịnh nhất naytrở thành nơi diễn ra những sinh hoạt chốn phòng the Và nhà sư tưởng chừngnhư đã rũ bỏ hết mọi dục trần thì lòng vẫn vương vấn đến hồng nhan, nhi nữ
Trong Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông (?), có một số truyện đã phảng phất tiếng cười châm biếm, mỉa mai như truyện Hai Phật cãi nhau
(Lưỡng Phật đấu thuyết kí) Phật gỗ và Phật đất đều là những tượng phật vôcông vậy mà lại còn đem việc ngồi trên, ngồi dưới, lộc hậu lộc bạc để tranh
Trang 22nhau Phật Thích ca chê là phải Nhưng Phật thích ca, “tay xách bầu rượu,dáng say lảo đảo” [72;tr.19] thì có công gì với dân? Chẳng qua cũng chỉ nhưhai Phật kia mà thôi Chùa chiền đáng lẽ phải là chốn tôn nghiêm thì Thích
Ca say rượu, chư Phật cãi nhau Tiếng cười mỉa mai được bật ra từ đó Các
truyện Trận cười ở núi Vũ Môn (Vũ Môn tùng tiếu) hay Lời phân xứng chuyện anh điếc và anh mù cũng phảng phất tiếng cười trào phúng và toát lên
ý nghĩa răn đời
Nếu như ở giai đoan trước, nhân vật thần tiên trong Việt điện u linh tập, hay Lĩnh Nam chích quái được lý tưởng hóa, thần thánh hóa một cách
tuyệt đối thì đến giai đoạn này, họ cũng có đời sống tình cảm, tính cách nhưcon người, và đặc biệt là cũng có những thói hư tật xấu như con người Ngọchoàng trước nay vẫn được xem là đấng anh minh, tối cao nhất, tuyệt mỹ nhất
thì trong Nhị nữ thần truyện ( Thánh Tông di thảo), Ngọc hoàng có những
lúc nhầm lẫn, mê muội trước những lời khoe khoang của kẻ khác: “Nếu ngươikhông nói ra, trẫm sẽ bị khoe khoang làm mê hoặc” [72; tr.8] Sơn thần, thủy
thần trong Ngọc nữ về tay chân chủ ( Thánh Tông di thảo) đều là những kẻ tự
kiêu, tự đại: “Núi là cao, hơn hết mọi nơi Phượng lâu trúng tuyển, không ta
thì ai?” [72; tr.176] Các vị thần trong Nhị nữ thần truyện cũng ganh ghét,
gian dối như con người
Cách thức trần tục hóa đã kéo những hình tượng của tín ngưỡng tôngiáo từ trên “bảo tọa” xuống trần gian phàm tục Thiết nghĩ, đó cũng chính làmột phương diện của khuynh hướng trào phúng, giúp các tác giả hạ bệ đốitượng trào phúng một cách kín đáo, sâu sắc
Như vậy, mặc dù mới chỉ là những chi tiết lẻ tẻ, vụn vặt nhưng các tácphẩm giai đoạn này đã mang sắc thái trào phúng với những mức độ đậm, nhạtkhác nhau, đánh dấu sự biến chuyển trong mạch vận động của khuynh hướngtrào phúng, tạo tiền đề cho các sáng tác ở giai đoạn tiếp theo
Trang 231.2.3 Giai đoạn từ thế kỉ XVII- nửa đầu thế kỉ XIX
Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiềubiến động bởi nội chiến phong kiến dẫn đến sự khủng hoảng trầm trọng củachế độ phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnhcao là khởi nghĩa Tây Sơn Khởi nghĩa Tây Sơn cùng một lúc lật đổ các tậpđoàn phong kiến thống trị ở trong nước cả đàng Trong và đàng Ngoài, đánhtan quân xâm lược phía Nam (quân Xiêm) và phía Bắc (quân Thanh) Nhưngphong trào Tây Sơn suy yếu và thất bại Triều Nguyễn thống nhất đất nước,thiết lập một chế độ mới và đất nước đứng trước hiểm họa xâm lăng của thựcdân Pháp Sức mạnh của thời đại, sức mạnh của phong trào nông dân khởinghĩa không chỉ lật nhào ách thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động
mà còn đảo lộn quan niệm hệ thống thang bậc giá trị phong kiến, thổi mộtluồng sinh khí mới vào tinh thần thời đại Hệ quả của những biến động lịchsử-xã hội đã được khúc xạ rõ nét trong văn học, đưa tới sự chuyển biến mạnh
mẽ, sâu sắc trong đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm lí thời đại
Về thơ ca, đến giai đoạn này, văn học xuất hiện nhiều tác giả tràophúng lớn như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ…Hồ Xuân Hương đãvạch trần bộ mặt thật, lột chiếc áo đạo đức giả thùng thình, phơi bày cái xácthân phàm tục của họ Với vũ khí tiếng cười, bà đã đánh rất trúng rất đau từông vua ngất ngưởng trên ngai vàng đến anh thư sinh nghiên bút đến cửaKhổng sân Trình để học đạo thánh hiền Có thể thấy, đối tượng đả kích trongthơ bà rất rộng Với vua chúa, bà chỉ mắng nhè nhẹ mà đau vô kể, và chỉ cóthế cũng đủ làm cho vua chúa tối mặt, bà hạ bệ vua chúa ngang hàng vớinhững kẻ vẫn bị người “quân tử” cho là “phàm phu tục tử”:
Hồng hồng má phấn duyên vì cậyChúa dấu vua yêu một cái này
(Vịnh cái quạt II, Hồ Xuân Hương)
Trang 24Hình ảnh “một cái này” là cái quạt: “chành ra ba góc da còn thiếu, khéplại đôi bên thịt vẫn thừa” mà Hồ Xuân Hương đã từng phẩy vào mặt, che lênđầu đấng anh hùng, người quân tử.
Nếu đối với vua chúa, nữ sĩ châm chích thói mê hoa, hiếu sắc thìvới bạn quan thị, nữ sĩ giơ cao đánh thẳng vào cuộc sống trái lẽ tự nhiêncủa chúng:
Đố ai biết đó vông hay chócCòn kẻ nào hay cuống với đầu
( Vô âm nữ, Hồ Xuân Hương)
Có lẽ kẻ chịu nhiều thương tích nhất là bọn “hiền nhân quân tử”, bọn
mô phạm phong kiến Tự xưng hiền nhân quân tử, tức đồ đệ của Nho giáo,nhưng việc làm lén lút, thậm chí ý nghĩ trong đầu chúng cũng bị Hồ XuânHương phát hiện và phơi bày ra ánh sáng cho mọi người thấy rằng những kẻgiả dối ấy, chúng rất đói và háo ăn, song vì khoác chiếc áo đạo đức trên ngườinên chúng phải “ăn vụng” Bà đi guốc trong bụng chúng và chộp ngay được ýnghĩ mờ ám của chúng:
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở ở không xong
( Vịnh nằm ngủ, Hồ Xuân Hương)
Đó còn là đám nho sĩ dốt nát, còn huênh hoang, hợm mình là con quan,
là cậu ấm, tương lai sẽ là “rường cột nước nhà” nên ngổ ngáo, xem dưới gầmtrời không còn ai nữa Học không lo học lại còn đi ghẹo gái, thơ không ra thơ
mà dám đề thơ ở chùa, ở miếu Hồ Xuân Hương đã gọi chúng là “phường lòitói”, lũ “ngẩn ngơ”, xưng “chị” và đòi “dạy” chúng “làm thơ” và dọa “Muốnsống đem vôi quét trả đến” ngay
Nhắc đến cửa chùa, Hồ Xuân Hương cũng vạch trần những hành vidâm đãng diễn ra ngay trước cửa đền chùa:
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩmVãi nấp sau lưng sáu bảy bà
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọeGiọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha
( Chế sư, Hồ Xuân Hương)
Trang 25Qua đó ta thấy tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương rất đa dạng hướngđến mọi đối tượng khác nhau trong cuộc sống từ bọn vua chúa đến bọn quanthị, từ bọn “hiền nhân quân tử” đến bọn tu hành núp dưới bóng nhà Phật làmđiều xấu Điều đó đã thể hiện sức bao quát của Hồ Xuân Hương đối với thếthái nhân tình Bà đã cười với mọi giọng dõng dạc, chủ động, đàn chị “cườinhọn, cười sắc, cười gằn”,
Thơ Nguyễn Công Trứ buổi đầu say sưa với chí nam nhi trải qua nhiềunăm tháng làm quan cho nhà Nguyễn, va chạm với nhiều thực tế, dần dầnNguyễn Công Trứ nhận ra bản chất phản động của triều đaiû đương thời, ôngđâm ra chán ghét nó Cũng nhờ vậy mà Nguyễn Công Trứ đã có được nhữngnhận thức khách quan về xã hội, về con người Ðó cũng là nguyên nhân làmcho thơ của ông mang nhiều chất trào phúng Ông tố cáo thói đen bạc trong
xã hội phong kiến:
Thế thái nhân tình gớm chết thay!
Lạt nồng, trông chiếc túi vơi đầy
Hễ không điều lợi, khôn thành dại,
Ðã có đồng tiền dở cũng hayKhôn khéo, chẳng qua ba tấc lưỡi,Hẳn hoi, không hết một bàn tay!
(Vịnh nhân tình thế thái, Nguyễn Công Trứ)
Nguyễn Công Trứ đã nói tới một “thói đời” có sức mạnh tàn huỷ conngười của mọi thời đại một cách ghê gớm Ông nói tới cái “sự đời”, “thóiđời”, “nhân tình thế thái” đổi trắng thay đen của lòng người, chứ khôngphải của chế độ phong kiến, của vua chúa nhà Nguyễn đối với ông Ôngchẳng những ghê sợ, mà còn căm ghét những “thế tình” ấy đến mức phảibộc lộ rõ thái độ căm ghét (“gớm chết”), thì ta biết lòng ông đau đớn, tứctối đến mức nào
Phạm Thái trong Sơ kính tân trang (1804) đã dùng tiếng cười để lật tẩy
lối sống hoang dâm, xa xỉ của bọn nhà sư tu hành bịp bợm:
Trang 26Sư ông chải chuốt vãi già đong đưa
Ra vào tiểu gái lẳng lơLong lanh mắt liếc, say sưa miệng cười
(Sơ kính tân trang, Phạm Thái)
Chùa chiền là nơi thờ Phật đồng thời là danh thắng, nơi vãng cảnh của
du khách thập phương Nhưng khi đất nước nhiễu nhương, tôn giáo khủnghoảng thì nhà chùa cũng không giữ được vẻ tôn nghiêm vốn có của nó.Hãyxem Phạm Thái điểm mặt: “Sư huynh chải chuốt”, “vãi già đong đưa” Họthuộc hàng chức sắc, sống nhiều năm trong nhà chùa nhưng dường như chỉ lotrau chuốt, làm dáng hay đưa đẩy, lả lơi Còn “tiểu gái” thì lẳng lơ, cảnh bệrạc, sư không ra sư, chùa không ra chùa, lố bịch và kệch cỡm khiến người đọckhông khỏi bật cười
Phạm Thái còn khắc họa lại chân dung của viên đô đốc chốn kinh kỳvới những nét chấm phá, những “lát cắt” của cuộc đời hắn nhưng được tácgiả “nhìn” kỹ về cách ăn mặc, phục sức, tư thế, vì vậy mà tiếng cười bật rarất tự nhiên Đó là lúc hắn đi hỏi vợ Hắn phục sức rất trang trọng, diêmdúa trông đến lố lăng, kệch cỡm, tiêu xài hoang phí, sử dụng đồ dùngthượng hạng Được tin nhà họ Trương có cô con gái đẹp, hắn xông thẳngđến nhà đòi lấy bằng được:
Mần răng tính đỏ cho tròn mới xong!
(Sơ kính tân trang, Phạm Thái)
Bị khước từ, hắn dùng ngôn ngữ thô lỗ:
Đủ ỏa sấu đá, Đồng Nai ngầy ngà!
( Sơ kính tân trang, Phạm Thái)
Trang 27Bộ mặt đạo đức giả, kệch cỡm, sự tàn ác và vô học của viên quan
đô đốc hiện lên thật sinh động và khôi hài, góp phần vào cuộc triển lãm độcđáo những bức tranh trào phúng về tầng lớp vua chúa, quan lại đương thời
Về văn xuôi, chúng ta không thể không nhắc đến Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ Truyện Trộm cắp trong Vũ trung tùy bút đã phảng phất tiếng
cười mỉa mai, không gian thành thị Thăng Long với chợ búa, cửa hàng vàngbạc xuất hiện nhiều mẹo lừa rất đặc trưng cho thị dân-những mẹo lừa vô cùngtàn bạo và liều lĩnh Nào là mẹo lừa để cuỗm đồ nữ trang của cửa hàng vàngbạc ở Đình Ngang, nào là mẹo lừa để ngủ với con gái nhà kia hám quan tânkhoa, nào là bày ra chuyện voi lồng ngựa xổ để cướp hàng hóa, tiền bạc khiphiên chợ đang đông…Thế mới biết những lối ăn cắp, lừa dối như thế rấtnhiều và cái tài giỏi của kẻ gian cũng lắm lối buồn cười
Trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ-Nguyễn Án có một
số truyện viết về danh nhân như truyện về Nguyễn Văn Giai, Nguyễn BáDương, Lê Tuấn Mậu, Chu Văn Trinh, Lê Trãi, Phạm Ngũ Lão, NguyễnDuệ…Điều đáng chú ý là các truyện trên đều chú ý đến phương diện đờithường của các danh nhân như truyện Lê Tuấn Mậu bôi mỡ vào người, càikim vào tóc và khố để đấu vật với Mạc Đăng Dung và đã giành phần thắng;truyện về hai ông quan Tể tướng có tiếng ở đời Trung hưng nhưng một người
vì thịt lợn, một người vì chả chim mà phải bẻ cong hình án Các tác giả đã sửdụng những chi tiết hài hươc để “hạ bệ” một cách kín đáo sự nghiêm minh bềngoài của các vị quan lại cầm cân nảy mực thời xưa Như trên đã nói, có lẽ,những truyện về tính chất “phàm tục” trong danh nhân như thế cũng là mộtphương diện liên quan đến tiếng cười trào phúng
Có thể nói, giai đoạn này bước đầu đánh dấu một bước phát triển mớicủa khuynh hướng trào phúng trong văn học, với những tiếng thơ vừa dí dỏmvừa lắng đọng, thâm thúy
Trang 281.2.4 Nửa cuối thế kỉ XIX
Năm 1858, thực dân Pháp nổ sung xâm lược nước ta, tiếng súng đókhông những báo hiệu cuộc chiến bắt đầu mà còn báo hiệu cho những chuyểnbiến dữ dội trong xã hội Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiếnhành những cuộc khai thác thuộc địa, bóc lột vơ vét sức lao động và tàinguyên thiên nhiên nước ta, chúng đồng thời tiến hành chính sách văn hóa nôdịch Trước tình hình phức tạp ấy, quần chúng nhân đân đứng lên tiến hànhnhững cuộc đấu tranh chống xâm lược Nhưng những cuộc đấu tranh đónhanh chóng bị đàn áp, lúc này nước ta bị biến thành một nước nửa thực dânnửa phong kiến Quang cảnh xã hội trở nên lố lăng, đảo điên khi đạo đứcphong kiến, tư tưởng Nho gia dần dần bị rạn vỡ
Trước tình hình đó, văn học trào phúng giai đoạn này đã có những điểmmới mẻ về mặt nội dung và hình thức trào phúng Đối tượng đả kích lúc này
là những mặt xấu của xã hội thực dân nửa phong kiến, là bộ mặt của bọn taysai bán nước Văn học trào phúng phát triển và trong đó vẫn giữ nội dung yêunước nhất định Về nghệ thuật, các nhà thơ trào phúng đều để lại những tácphẩm xuất sắc với ngôn ngữ trào phúng, hình ảnh độc đáo Các tác giả tiêubiểu của khuynh hứơng này là Nguyễn khuyến, Trần Tế Xương, Học Lạc,Nguyễn Thiện kế, Tú Quỳ, Kép trà, Trần Tích Phiên,, Nguyễn Hiển Dĩnh,Học Quế… Bên cạnh đó còn có những tác giả dân gian, của loại truyện Bagiai Tú Xuất, chất tố cáo càng mạnh mẽ Đến đây, dòng văn học trào phúng
đã phát triển thành một dòng lớn mạnh bên cạnh các dòng văn học khác, vớimột đội ngũ tác giả đông đảo và những hình tượng nghệ thuật điển hình Sựphát triển của văn học trào phúng chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của vănhọc dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới, thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóanội sinh, tiến tới hình thành nền văn học cận hiện đại Tiến trình của một nềnvăn học cũng giống như cuộc đời một con người Con người ta cũng chỉ thực
sự biết cười một khi đã trưởng thành, đã có đủ trí tuệ, đã biết đến đau khổ vàđiều quan trọng hơn là đã tự nhận thức được về những hạn chế của chính bảnthân mình Đó cũng là lúc con người ấy không chỉ còn biết cười thiên hạ, màcòn biết cười buồn về mình, biết tự trào
Trang 29Với một cái nhìn tổng quan có thể thấy, thơ văn từ thế kỉ XIX trở vềtrước thường là sáng tác của các nhà Nho ( đây là lực lượng sáng tác chủyếu) Các nhà nho chân chính, có tấm lòng hướng về quần chúng nhân dânđau khổ, đứng trước xã hội đầy ngang trái bất công họ đã cất lên tiếng nói tuykín đáo nhưng đánh đúng đối tượng Tiếng cười thấm đòn rất đau Tuy nhiên,thời trung đại , chữ Hán được xem như là chữ chính thống trong học hành thi
cử, sáng tác cho nên nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế củathơ văn trào phúng thời kì này.Theo Vũ Ngọc Khánh: “ Những tác phẩm tràophúng bằng Hán văn, kể cả những “đại tự” trên các hoành phi vẫn đòi hỏi sựtìm tòi xa xôi, hiểm hóc quá Thành thử rất có thể có những bài trào phúngmạnh mẽ đã bị lãng quên đi trong thời gian, vì cái thâm thúy nhà nho đã đẩyquần chúng vào kho lưu trữ thâm nghiêm, ít ai buồn đụng đến” [37]
Thơ trào phúng giai đoạn này là sự kết hợp nhuần nhị giữa hai yếu tố trữtình và trào phúng, mà tiêu biểu nhất là Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương
Nguyễn Khuyến viết nhiều về quan lại, với một ngòi bút đả kích kínđáo, thâm trầm Dưới con mắt của nhà thơ, hiện thực xã hội thực dân nửaphong kiến buổi đầu với chế độ vua quan của nó là một trò hề:
Vua chèo còn chẳng ra gìQuan chèo vai nhọ khác chi thằng hề?
( Lời người vợ hát chèo, Nguyễn Khuyến)
Giọng điệu của nhà thơ Yên Đổ là một giọng châm biếm nhẹ nhàng màthâm thuý:
Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông
Nó lại lôi ông đến giữa đồngCướp của đánh người quân tệ nhỉXương già da cóc có đau không?
( Hỏi thăm quan tuần mất cắp, Nguyễn Khuyến)
Trang 30Bài thơ nhẹ nhàng, như một lời hỏi thăm ân cần, chu đáo Nhưng ẩn saumỗi câu chữ là một nụ cười mỉa mai kín đáo Thơ trào phúng Nguyễn Khuyến
là vậy: nhẹ nhàng mà thâm thúy
Cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương “xuất hiện với một nụ cười sắcsảo và độc địa Dưới ngòi bút linh hoạt của ông, xã hội thực dân nửa phongkiến giả dối và ngu xuẩn, vừa mới thành lập ở nước ta, bị bóc trần một cáchthảm hại” [16;tr.765]
Thơ trào phúng của Tú Xương hết sức đa dạng Có những bài cách diễnđạt tưởng như trào phúng, nhưng lại trữ tình, ngược lại, có những bài có cáchdiễn đạt trữ tình nhưng thực ra lại trào phúng một cách tinh tế, kín đáo, sâusắc Khác với Nguyễn Khuyến, tiếng cười của Tú Xương có khi pha lẫn nướcmắt, khi lại đầy khinh bạc khi tự cười mình, còn đối với đối tượng khách thểtiếng cười khinh bỉ, đánh thẳng Nghệ thuật trào phúng của Tú Xương đã đạtđến đinh cao, tiếng cười trong thơ ông là tiếng cười của lý trí nhạy bén vàcảm xúc của con tim Với ngôn ngữ, hình ảnh sinh động, những lối đánh bấtnhờ, thơ Tú Xương tạo tiếng cười độc địa Tú Xương chứng kiến xã hội lốlăng, kệch cỡm đến mỉa mai, cộng với nỗi ngậm ngùi vì thi hỏng, buồn rầu vìnho học tàn tạ, đau đớn vì cảnh nghèo túng…khiến cho thơ ông có cái giọngchâm biếm, sắc cạnh trực diện, nhiều khi tự khuếch trương, phóng đại cáiđáng cười của bản thân, để rồi tung hê tất cả Không như Nguyễn Khuyến vớitiếng thơ châm biếm kín đáo, Tú Xương đánh vỗ mặt, không e dè, kiêng nể:
Mới biết hồng nhan là thế thếTrăm năm tuổi lại trăm thằng
(Để vợ chơi nhăng, Tú Xương)
“Trăm năm” đi với “trăm tuổi” thì không có gì là lạ Nhưng cái cụm tựđứng sau chữ “lại” kia là một số từ không chính xác định, chỉ số nhiều Liệu
có chỉ là trăm thằng không, hay là còn bao nhiêu nữa? Câu thơ đả kích mớithật thấm thía làm sao
Trang 31Trong thơ Tú Xương, cái lưỡi sắc lạnh như thế rất nhiều Có thể nóiđây chính là giọng điệu chủ đạo trong thơ trào phúng Tú Xương chẳng hạn:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịtDưới sân ông cử ngẩn đầu rồng
( Giễu người thi đỗ, Tú Xương)
Ngược với cái cười thế sự, cái cười tự trào trong thơ Tú Xương mangnhiều âm sắc phong phú hơn Ông tự cười mình một cách đầy chua xót -cáicười cay đắng ngậm ngùi:
Một việc văn chương thôi cũng chậmTrăm năm thân thế có ra gì
là các tác giả Học Lạc với Ông làng hát bội, Chó chết trôi , Nguyễn Thiện Kế với Vịnh Lê Hoan, Vịnh tri phủ Quảng….Và như thế, khuynh hướng trào
phúng có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc Tiếp tục sự phát triển của khuynh hướng trào phúng ở giai đoạn trước, cáctác giả dùng ngòi bút để đi vào phản ánh tất cả những khía cạnh của xã hội,những gì là mâu thuẫn, xấu xa, phi lý, bất bình trong xã hội, trong giới thịdân, trong môi trường xô bồ, hỗn loạn của thành thị Chế độ thực dân thiết lập
ở nước ta đồng thời là sự chém giết, đốt phá, cuộc sống của người dân trở nên
xơ xác, tiêu điều Cùng với điều đó là sự phát tài, sang giàu của bọn tay saibán nước, bọn đầu cơ trục lợi Chúng thi nhau leo lên nắm giữ tất cả các vị triquan trọng trong xã hội ( tri huyện, tri phủ, tổng đốc ) Điều này được các tácgiả khai thác mạnh Ở giai đoạn này, văn xuôi trào phúng ít phát triển hơn so
Trang 32với giai đoạn trước, có lẽ đặt trong tình hình xã hội nửa thực dân phong kiến,thơ ca dễ lưu truyền, dễ thuộc, dễ nhớ hơn, và vì thế khuynh hướng tràophúng trong thơ ca rõ nét hơn rất nhiều.
Văn học là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc sống, là sản phẩmvăn hoá tinh thần của thời đại Khuynh hướng trào phúng xuất hiện trong vănhọc Việt Nam từ rất sớm, điều đó bắt nguồn từ tình hình chính trị, văn hóa, xãhội của nước ta Văn học trào phúng Việt Nam có nguồn gốc từ lâu đời, ngaytrong văn học dân gian ( tục ngữ, ca dao, truyện cười, truyện ngụ ngôn) đãxuất hiện tiếng cười trào phúng Trong suốt 10 thế kỉ của văn học trung đại,dân tộc ta có được một kho tàng trào phúng đáng kể Xã hội chất chứa trong
nó rất nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa dân tộc và ngoại xâm, phong kiến vànội dân, mâu thuẫn trong nội bộ tầng lớp thống trị, bị trị Đây là nguồn cảmhứng trào phúng mãnh liệt cho các tác giả
I.3.Giới thiệu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
1.3.1 Bối cảnh thời đại-lịch sử-xã hội
Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII diễn ra đầy rối ren và hỗn tạp.Triều đình phong kiến Lê - Trịnh rơi vào khủng hoảng trầm trọng: Một hệthống từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, thối nát Đất nước chia làmhai miền Đàng trong và Đàng ngoài, chiến tranh xảy ra liên miên Với nhiệm
vụ phản ánh đời sống xã hội, Hoàng Lê nhất thống chí đã góp mặt và trở
thành đỉnh cao của văn học chữ Hán thời kỳ này, đánh dấu bước phát triểnmới của văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm đã thể hiện một thời kỳ lịch sửsống động, hào hùng, nhưng cũng không kém phần bi hài
Các tác giả của Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã tái hiện rõ nét, tường tận
lịch sử của dân tộc ta trong một giai đoạn có thể nói là đen tối nhất Bộ máy triềuđình dường như không còn thực hiện nổi vai trò lãnh đạo của mình: Giai cấpphong kiến thống trị, quý tộc bước vào con đường ăn chơi sa đoạ, dân chúng lầmthan, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân Những cuộc chiến tranh “nồi
da nấu thịt”, không bao giờ tắt mà ngược lại, ngày càng gây thêm bao tang
Trang 33thương nhức nhối Bằng lối phản ánh qua các hình tượng văn học, các nhà văn
họ Ngô đã thực sự phơi bày sự thối nát của bọn chúng ra ánh sáng lịch sử Dựatrên những sự kiện lịch sử, các tác giả đã xây dựng một tác phẩm văn học nhằmphản ánh lịch sử bằng cách khai thác các mối quan hệ, các mâu thuẩn trong xãhội lúc bấy giờ Đặc điểm văn hóa, xã hội Việt Nam đương thời đã hội tụ nhiềuyếu tố thuận lợi cho sự phát triển của tư duy trào phúng nói chung và ngôn ngữtrào phúng nói riêng Trong hoàn cảnh xã hội đầy bão táp đó, khi mà nhà Nhothể nghiệm sự bất lực của lí tưởng trước nạn nước và chứng kiến nền văn minhHán học cổ truyền dần dần bị mai một thì tiếng cười ra đời như một vũ khí củacác nhà Nho muốn chối bỏ thực trạng bế tắc của lí tưởng Họ dùng tiếng cười để
tự trấn an tinh thần, để cứu vãn đạo lý truyền thống Bên cạnh đó, quan niệmsáng tác văn chương của các tác giả cũng thay đổi, mở rộng phạm vi phản ánh,các phương tiện, kĩ thuật gây cười nhằm đả kích chính trị, tiêu diệt cái xấu, cái
ác, đáp ứng nhu cầu giải trí, giải tỏa tâm tư của số đông công chúng trước mộtthực tế xã hội nhiều bất công, vô lí
Như vậy, đặc điểm văn hóa, xã hội, thời đại đã hội tụ nhiều yếu tố thuậnlợi cho sự phát triển của tư duy trào phúng Trong hoàn cảnh đầy bão táp, cácnhà văn Ngô gia dùng tiếng cười như một thứ vũ khí đắc lực để công kíchnhững cái xấu xa, kệch cỡm trong xã hội
của Hoàng Lê nhất thống chí Những ý kiến tập trung xung quanh bốn người
là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Thiến Có bốn bản
chép tay Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy
Chú Có một bản ghi tác giả Ngô Thì Ức và một bản ghi tác giả là Ngô Thì
Trang 34Sỹ Nhưng có lẽ là do chép nhầm Qua quá trình nghiên cứu các tư liệu lịch sử
và thư tịch cổ, nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu cho rằng: “Cho tới nay, chúng
ta vẫn phải để tác giả Hoàng Lê Nhất thống chí gồm cả bốn người nói trên,sắp xếp theo thứ tự từ trước đến sau và mức độ chắc chắn là Thì Chí, Thì Du,Thì Nhậm, Thì Thiến”.Phạm Tú Châu cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Chưa có
lý do gì chắc chắn để loại trừ một người nào trong số bốn người trên Cấu trúccủa tác phẩm cùng cách viết của các hồi cũng chứng tỏ ít nhất có ba người trở
lên tham gia viết Hoàng Lê nhất thống chí Còn vấn đề họ viết nhiều hay ít,
sửa chữa, thêm bớt của nhau và sử dụng tài liệu của người khác như thế nào,cũng như những người đọc sửa chữa thêm bớt cuốn sách như thế nào thìngoài những điều chúng tôi đã tìm ra và trình bày, các tài liệu hiệ chưa chophép ta khẳng định một cách dứt khoát, rõ ràng, mặc dù ta biết một cách chắcchắn là có những việc đó”[7;tr.12] Đây là nhận định hợp lí, xác đáng, giúp
chúng tôi có cái nhìn tổng quan về vấn đề tác giả Hoàng Lê nhất thống chí
Theo Mai Quốc Liên và Kiều Thu Hoạch trong bài viết Góp phần xác định tác giả của Hoàng Lê Nhất thống chí in trên Tạp chí Văn học (số 4 –
1981), tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí có thể là hai người, đó là Ngô ThìChí và Ngô Thì Du
Ngô Thì Chí tên tự là Học Tốn, hiệu là Uyên Mật, là con thứ hai củaNgô Thì Sỹ và là em ruột của Ngô Thì Nhậm, ông đỗ Á Nguyên hươngtiến, làm quan đến chức Thiêm Thư Bình Chương tình sự Về năm sinh củaông gia phả không ghi, nhưng căn cứ vào bài thơi khai bút năm ất Tị(1885) của ông ghi trong Học phi thi tập có câu Ngô niên tam thập tam(Tuổi ta năm nay ba mươi ba) mà suy ngược lên thì có thể đoán ông sinhnăm 1752 Năm 1784, Nguyễn Huệ sai Võ Văn Nhậm ra Bắc diệt NguyễnHữu Chỉnh, trong khi Ngô Thì Nhậm ở lại cộng tác với nhà Tây Sơn, thìNgô Thì Chí bỏ Thăng Long chạy theo Lê Chiêu Thống (Lê Chiêu Thốngđóng quân tại vùng Chí Linh – Hải Dương) Ngô Thì Chí dâng bản Sáchlược trung hưng toả ra rất tha thiết với công cuộc phục hưng cơ nghiệp nhà
Trang 35Lê Sau đó ông được Lê Chiêu Thống cử đi công tác ở Lạng Sơn, nhưngmới tới huyện Phượng Nhãn thì bị ốm nặng, sau ráng về đến huyện GiaBình thì chết, lúc đó vào khoảng năm 1788 Những sự việc này, chính hồi
X và hồi XI trong Hoàng Lê nhất thống chí đã ghi chép khá rõ ràng Ngô
Thì Chí là một người có tài thơ văn, lại làm quan Nội hàn viện (chức quanvăn trong nội các), do đó ông có điều kiện để sáng tác thơ văn Ông còn đẻ
lại Học phí thi tập, Học phí văn tập, hoà mầu khoa sở được tập hợp trong Ngô gia văn phái với cái tên Học tốn công di thảo
Theo gia phả, ông viết sách Tân đàm tâm kính và gia phả cũng ghi ông viết
sách An Nam nhất thống chí bảy hồi Từ thực tiễn sáng tác của Ngô Thì Chí như
vậy càng cho phép chúng ta tin rằng, điều mà gia phả ghi và Vũ trung tuỳ bút đã
ghi không phải là không có căn cứ Hơn nữa có một số bản sao cũng đều ghi rõ
Ngô Thì Chí là tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí cũng là một căn cứ Như vậy, Ngô Thì Chí là một trong số tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí.
Ngô Thì Du tự xưng là Trưng Phủ, hiệu là Văn Bác, sinh năm 1772,mất năm 1840, là con Ngô Thì Đạo và cháu Ngô Thì Sỹ, ông từng làm đến
Đốc học Hải Dương vào đầu thời Gia Long, là tác gỉả của Trưng phủ thi văn tập trong Ngô gia văn phái và cũng chính người soạn Ngô gia thế phả ký Ngô Thì Du cũng là đồng tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí, mà nếu Ngô Thì
Chí là tác gỉa của phần “chính biên”, thì Ngô Thì Du là tác giả của phần “tụcbiên” Nhưng do gia phả chỉ ghi ông viết bảy hồi mà không ghi rõ là bảy hồinào cho nên nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm và dịch giả Ngô Tất
Tố đều có thắc mắc là không biết Ngô Thì Du có phải là tác giả của phần tụcbiên hay không? Sở dĩ như vậy là vì phần tục biên có những mười hồi, chứkhông phải là bảy hồi Nếu Ngô Thì Du là tác gải của bảy hồi, lưu ý và cầnphải tìm hiểu sâu hơn
Từ những băn khoăn của nhà nghiên cứu trong việc trả lời câu hỏi ai là
tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí, ngày nay chúng ta vẫn hay sử dụng cách
gọi chung là Ngô Gia văn phái để thay tên cho từng tác giả cụ thể Đấy làcách làm hợp lý, ngắn gọn nhưng lại rất đầy đủ cho đến khi chúng ta tìm kiếm
Trang 36được một bước mới trong việc xác định tác giả Hoàng Lê nhất thống chí Nếu
không, chỉ còn cách là nêu tên tất cả bốn người, mà như vậy thì không tiện lợichút nào
1.3.3 Tác phẩm
Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được viết trong khoảng trên 70
năm, từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, gồm 17 hồi (7 hồi chính biên,
10 hồi tục biên) Phần chính biên, chép việc nhà Lê từ đời chúa Trịnh Sâmđến lúc họ Trịnh mất nghiệp Chúa, (tức là từ 1767 đến 1787) Phần tục biên,chép các sự việc tiếp theo cho đến lúc Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, đặt niênhiệu Gia Long, lập ra triều Nguyễn và việc thi hài của Lê Chiêu Thống (vịvua cuối cùng của nhà Lê) được đưa từ Trung Quốc trở về an táng tại nguyênquán (Thanh Hoá) Có thể tóm tắt nội dung các hồi như sau:
Tác phẩm đã được dịch 4 lần:
Bản dịch của Cát Thành năm 1912
Bản dịch của Ngô Tất Tố năm 1942
Bản dịch của Nguyễn Đăng Tấn và Nguyễn Công Liên năm 1950
Bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch năm 1964
Tác phẩm được tái bản nhiều lần và ngày càng được nhiều bạn đọc biết đến
1.3.4 Giá trị nội dung
Có thể nói, nội dung của tác phẩm chính là hiện thực lịch sử mà tácphẩm đã phản ánh thông qua các hình tượng Ta nhận thấy rằng toàn bộ tácphẩm là sự vạch trần với một tinh thần phê phán cương trực về một xã hội đầyrẫy những mặt đen tối và đau thương, trong đó nổi bật lên bộ mặt của guồngmáy chính trị thối nát Những sự tranh giành, cướp giật quyền bính giữa cácphe phái trong tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, những âm mưu đen tối và đauthương, những cuộc chém giết, những vụ nổi loạn, trộm cướp, giết người ,hãm hiếp và đàn áp dư luận Tất cả những vết thương trên tấm thân già gầnkiệt sức của chế độ phong kiến đã được tác giả giải phẫu một cách tinh tế.Qua việc mô tả những sự kiện ấy một cách sinh động, tác giả đã tỏ rõ sự chán
Trang 37ghét, sự bất mãn và sự phẫn nộ của chính mình Những biến động của dònglịch sử đang chảy xiết, sức vang dội của những trào lưu tư tưởng tiến bộ đãlàm cho tác giả thấy sự mong manh, lung lay và sụp đổ không gì cứu vãn nổicủa một thiết chế đã xây dựng nên từ bao thế kỉ Điều hành xã hội ấy là những
vị vua hoang dâm, xa xỉ vô độ như chúa Trịnh Sâm, hèn nhát như Trịnh Tông,một ông vua cam tâm nhận một số phận bù nhìn như Lê Cảnh Hưng, một ôngvua bán nước ti tiện và tàn ác như Lê Chiêu Thống
Một xã hội như vậy sẽ là nơi cho những kẻ hung hăng , ác ôn như ĐặngMậu Lân tác oai tác quái, là điều kiện thuận lợi cho những vụ nổi loạn của đámkiêu binh Tác giả đã thấy hết cảnh lầm than của nhân dân và cũng nhận thấy sứcmạnh như vũ bão của họ khi kết thành một khối, dưới sự lãnh đạo của một minhquân Những lời đe dọa, những hình phạt dã man cũng không ngăn được lànsóng phản kháng ngày một mạnh mẽ của những người dân đen Tất cả những sựkiện lớn nhỏ đã cho ta thấy bóng dáng của lực lượng quần chúng nhân dân đôngđảo bắt đầu quan tâm đến những vấn đề thuộc về vận mệnh của chính mình, củaquốc gia dân tộc Một hiện thực hào hùng nhất là chiến thắng của nghĩa quânTây Sơn Tác giả đã không che giấu lòng kính phục của mình đối với lực lượngnông dân áo vải Có lẽ lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc vốn được sinh ra từmột bọc trứng đã chiến thắng phần nào những định kiến giai cấp mù quán.Chính vì vậy, mà dường như chưa bao giờ ngòi bút của tác giả lại hào sảng,niềm hân hoan bỗng tuôn trào trên ngòi bút như chính họ là người chiến thắng.Lúc này, lập trường của các tác giả đã đứng hẳn về phía quân Tây Sơn, về ngườianh hùng Nguyễn Huệ, bởi chiến thắng này là chiến thắng của người Việt Namtrước quân xâm lược nhà Thanh Đó là một hiện thực mà không ngòi bút lươngtri nào có thể xuyên tạc được
1.3.5 Thành tựu nghệ thuật
Hoàng Lê nhất thống chí xuất hiện như một cuốn tiểu thuyết trường
thiên nổi tiếng đầu tiên bằng văn xuôi trong lịch sử văn học Việt Nam Điều
kỳ lạ là cuốn tiểu thuyết ấy cũng đã đạt tới trình độ nghệ thuật rất cao mà chođến bây giờ vẫn vô cùng hấp dẫn người đọc
Trang 38Trước hết, ta không thể không kể đến nghệ thuật tự sự đặc sắc: Hoàng
Lê nhất thống chí quả thực đã rất thành công trong việc lựa chọn một cốt
truyện hợp lý trong việc miêu tả hàng loạt sự kiện và nhân vật lịch sử Trong
đó, cốt truyện được xây dựng theo kết cấu chương hồi và theo dòng hồi tưởngcủa tác giả với nghệ thuật dồn nén sự kiện Kết cấu chương hồi cho phép nhàvăn có quyền dẫn dắt câu chuyện theo ý của mình để khai thác triệt để nộidung lịch sử Truyện chia thành nhiều hồi, mỗi hồi thường dừng ở những nơi
sự việc đang phát triển ở mức độ căng thẳng nhất, người đọc muốn biết sự
việc tiếp theo ra sao xem hồi sau sẽ rõ Một điểm độc đáo của Hoàng Lê nhất thống chí là không chỉ ghi chép đại lược một số sự kiện to lớn, mà trong nhiều
hồi, nhiều đoạn, tác giả còn đưa vào những chi tiết khá tỉ mỉ về cuộc sốngthường ngày Phải chăng đó là một đặc điểm quan trọng của nghệ thuật tiểuthuyết? Trong mỗi hồi, tác giả đã làm nổi lên một vài sự kiện lớn, thông quanhững sự kiện nối tiếp từ hồi này sang hồi khác mà hình thành nên sợi dâyphát triển của lịch sử Nhưng cuốn truyện không dàn theo một đường thẳngcứng nhắc, trong khi mô tả sự tiến triển của lịch sử, tác giả trong nhiều trườnghợp đã kết hợp trình bày những con người hoạt động trong sự kiện Giữa conngười và sự kiện luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự kiện nhờ yếu tốcon người mà trở nên cụ thể, phong phú hơn nhưng đồng thời sự kiện cũngkhông che lấp con người, trái lại nó làm rõ thêm về con người Tính chấtminh xác của sự kiện kết hợp với tính sinh động trong miêu tả con người làmcho tác phẩm có sức thuyết phục mạnh mẽ Một sự kiện lớn trong hồi I, hồi II
là việc Trịnh Sâm bỏ con trưởng lập con thứ làm chúa Xoay quanh sự kiệntrung tâm ấy , tác giả đã kết hợp nhiều chi tiết, chẳng hạn chuyện Đặng ThịHuệ hờn dỗi , Đặng Mậu Lân hoành hành giữa chốn kinh kì, chuyện Lân lấycông chúa Ngọc Lan, chuyện Trịnh Cán có cốt tướng nhà nòi nhưng mắcbệnh cam sài, chuyện các thầy lang được thăng thưởng, kể cả một tên kháchbuôn cũng được phong tước hầu…Bấy nhiêu chi tiết có tác dụng tô đậm sựkiện, đồng thời cũng miêu tả được nhiều mặt trong tính cách của con ngườiTrịnh Sâm
Trang 39Đặc biệt, về bút pháp, Hoàng Lê nhất thống chí trở thành một cuộc giao
duyên tuyệt đẹp giữa văn bút và sử bút Bút pháp này thể hiện rõ việc khắc họatính cách các nhân vật và trong việc miêu tả sự kiện Hiếm có một tác phẩm nàotrong lịch sử văn học Việt Nam trung đại lại có một khối lượng nhân vật lớn nhưHoàng Lê nhất thống chí mà hầu như nhân vật nào cũng ra nhân vật nấy, đều cóhành động và tính cách riêng Nếu chỉ có vai trò của sử bút như thường gặptrong các sách sử khác thì hẳn không có điều đó Các tác giả không chỉ nắm bắt
sự kiện mà quan trọng hơn là thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ Từ cốt cách đến
cá tính nhân vật, thông qua việc lựa chọn, tạo dựng những chi tiết có tư tưởngthẩm mỹ cao Nếu như sử học, vai trò của sự kiện là quan trọng nhất, thì với vănhọc, quan trọng hơn là vai trò các chi tiết của sự kiện Bởi chính điều đó mà tạo
ra tính cá thể sinh động, hấp dẫn của tác phẩm
Tác phẩm tuy miêu tả những sự kiện lịch sử, câu chuyện lịch sử, nhưng
bức tranh lịch sử của tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí thiên về miêu tả
cục diện chính trị và những mặt nổi bật của đời sống xã hội với nhữngchuyện, những giai thoại khôi hài Từ chuyện Vương Phi Đặng Thị Huệ làmnũng Chúa, chuyện phế con cả lập con thứ, chuyện Trịnh Tông mưu loạn bịtruất ngôi rồi lên ngôi, đến chuyện kiêu binh nổi loạn, Trịnh Bồng đi tu rồimất tích, hay chuyện vua Lê Chiêu Thống hèn hạ “rước voi về giày mả tổ” vàbiết bao chuyện từ trong cung, ngoài phủ đều được các tác giả miêu tả, khắchoạ thật sinh động, hấp dẫn khiến người đọc phải suy ngẫm và cảm thấy thú
vị Những chuyện, sự kiện được kể trong tác phẩm vừa theo trình tự thời gian,vừa sắp xếp theo ý đồ của tác giả, không hoàn toàn như trong thực tế lịch sử.Với cách viết này, người kể chuyện chú trọng trong việc dẫn dắt người đọc đitheo những vấn đề, sự kiện đang được kể Nghĩa là các nhà văn họ Ngô Thìkhông tuân thủ nguyên tắc biên niên, do đó cốt truyện tác phẩm của họ khôngphát triển theo trục tuyến tính thời gian Những hồi ức ngược dòng về quákhứ đã tạo thành chất keo quyện kết các sự kiện, các nhân vật và các tình tiếtthành một hệ thống chặt chẽ, khiến câu chuyện hấp dẫn Đó là một bước
Trang 40chuyển quan trọng về nhận thức thời gian nghệ thuật, và chính điều đó đã đưatiểu thuyết chương hồi Việt Nam lên đến đỉnh cao và tiến gần tới tiểu thuyếtcận hiện đại.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng là một thành công của Hoảng Lê nhất thống chí Đối với mỗi nhân vật trong mỗi hoàn cảnh cụ thể, tác giả rất
chú ý nhấn mạnh những nét đột xuất nhất, độc đáo nhất, gây nên ấn tượng rấtsâu sắc cho người đọc về bản chất của từng con người trong truyện Tuy chỉnói thoáng qua trên một vài trang giấy, nhưng tất cả cái hung bạo của ĐặngMậu Lân, cái tráo trở của thời Trung, cái khí tiết gàn dở của Lý Trần Quán,cái khôn ngoan giàu tính thực tiễn của Ngô Thì Nhậm đều được thể hiện rất
rõ ràng, cụ thể như những bức tượng điêu khắc Trong số hàng trăm conngười được đưa vào tác phẩm, có những nhân vật được miêu tả tương đối kĩlưỡng như Trịnh Sâm, Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Chiêu Thống… Dù được viếtbằng Hán văn, theo lối cổ, nhưng được phản ánh với một bút pháp linh hoạtđộng, với cảm quan nhạy bén, nên những sự kiện, nhân vật ở trong sử sách
khô cứng, trần trụi bao nhiêu thì ở Hoàng Lê nhất thống chí lại sinh động,
hấp dẫn bấy nhiêu Hơn nữa, tác phẩm lại được dựng lên bởi những gì mà cáctác giả mắt thấy tai nghe, hoặc đích thân tham dự tiếp xúc nên bên cạnhnghệ thuật, các tác giả còn có dũng khí nhìn thẳng vào hiện thực xã hội đangtồn tại với một tâm huyết phản ánh trung thực những vấn đề lớn lao của thờiđại đúng như nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc từng nói: “trong tácphẩm này, tất cả những sự kiện lịch sử chính xác như trong một tác phẩm sửhọc nhưng nó không phải được kể lại một cách khô khan, trần trụi, mà đượcnhà văn dựng lên thành những bức tranh cụ thể, sinh động có ý nghĩa kháiquát hoá và được đánh giá như những gì xứng đáng về mặt mỹ học” [30,tr.240-241]
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, đặc biệt sử dụng điển tích,điển cố, sử dụng nguồn chất liệu văn học dân gian (bao gồm thành ngữ, tụcngữ, ca dao ) là sự kết hợp hài hòa phong cách ngôn ngữ văn chương bác