Có thể nói, nội dung của tác phẩm chính là hiện thực lịch sử mà tác phẩm đã phản ánh thơng qua các hình tượng. Ta nhận thấy rằng tồn bộ tác phẩm là sự vạch trần với một tinh thần phê phán cương trực về một xã hội đầy rẫy những mặt đen tối và đau thương, trong đó nổi bật lên bộ mặt của guồng máy chính trị thối nát. Những sự tranh giành, cướp giật quyền bính giữa các phe phái trong tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, những âm mưu đen tối và đau thương, những cuộc chém giết, những vụ nổi loạn, trộm cướp, giết người , hãm hiếp và đàn áp dư luận. Tất cả những vết thương trên tấm thân già gần kiệt sức của chế độ phong kiến đã được tác giả giải phẫu một cách tinh tế. Qua việc mô tả những sự kiện ấy một cách sinh động, tác giả đã tỏ rõ sự chán
ghét, sự bất mãn và sự phẫn nộ của chính mình. Những biến động của dịng lịch sử đang chảy xiết, sức vang dội của những trào lưu tư tưởng tiến bộ đã làm cho tác giả thấy sự mong manh, lung lay và sụp đổ khơng gì cứu vãn nổi của một thiết chế đã xây dựng nên từ bao thế kỉ. Điều hành xã hội ấy là những vị vua hoang dâm, xa xỉ vô độ như chúa Trịnh Sâm, hèn nhát như Trịnh Tông, một ông vua cam tâm nhận một số phận bù nhìn như Lê Cảnh Hưng, một ơng vua bán nước ti tiện và tàn ác như Lê Chiêu Thống.
Một xã hội như vậy sẽ là nơi cho những kẻ hung hăng , ác ôn như Đặng Mậu Lân tác oai tác quái, là điều kiện thuận lợi cho những vụ nổi loạn của đám kiêu binh. Tác giả đã thấy hết cảnh lầm than của nhân dân và cũng nhận thấy sức mạnh như vũ bão của họ khi kết thành một khối, dưới sự lãnh đạo của một minh quân. Những lời đe dọa, những hình phạt dã man cũng khơng ngăn được làn sóng phản kháng ngày một mạnh mẽ của những người dân đen. Tất cả những sự kiện lớn nhỏ đã cho ta thấy bóng dáng của lực lượng quần chúng nhân dân đơng đảo bắt đầu quan tâm đến những vấn đề thuộc về vận mệnh của chính mình, của quốc gia dân tộc. Một hiện thực hào hùng nhất là chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn. Tác giả đã khơng che giấu lịng kính phục của mình đối với lực lượng nơng dân áo vải. Có lẽ lịng u nước, ý thức tự tôn dân tộc vốn được sinh ra từ một bọc trứng đã chiến thắng phần nào những định kiến giai cấp mù qn. Chính vì vậy, mà dường như chưa bao giờ ngòi bút của tác giả lại hào sảng, niềm hân hoan bỗng tn trào trên ngịi bút như chính họ là người chiến thắng. Lúc này, lập trường của các tác giả đã đứng hẳn về phía quân Tây Sơn, về người anh hùng Nguyễn Huệ, bởi chiến thắng này là chiến thắng của người Việt Nam trước quân xâm lược nhà Thanh. Đó là một hiện thực mà khơng ngịi bút lương tri nào có thể xuyên tạc được.