Năm 1858, thực dân Pháp nổ sung xâm lược nước ta, tiếng súng đó khơng những báo hiệu cuộc chiến bắt đầu mà còn báo hiệu cho những chuyển biến dữ dội trong xã hội. Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa, bóc lột vơ vét sức lao động và tài nguyên thiên nhiên nước ta, chúng đồng thời tiến hành chính sách văn hóa nơ dịch. Trước tình hình phức tạp ấy, quần chúng nhân đân đứng lên tiến hành những cuộc đấu tranh chống xâm lược. Nhưng những cuộc đấu tranh đó nhanh chóng bị đàn áp, lúc này nước ta bị biến thành một nước nửa thực dân nửa phong kiến. Quang cảnh xã hội trở nên lố lăng, đảo điên khi đạo đức phong kiến, tư tưởng Nho gia dần dần bị rạn vỡ.
Trước tình hình đó, văn học trào phúng giai đoạn này đã có những điểm mới mẻ về mặt nội dung và hình thức trào phúng. Đối tượng đả kích lúc này là những mặt xấu của xã hội thực dân nửa phong kiến, là bộ mặt của bọn tay sai bán nước. Văn học trào phúng phát triển và trong đó vẫn giữ nội dung yêu nước nhất định. Về nghệ thuật, các nhà thơ trào phúng đều để lại những tác phẩm xuất sắc với ngơn ngữ trào phúng, hình ảnh độc đáo. Các tác giả tiêu biểu của khuynh hứơng này là Nguyễn khuyến, Trần Tế Xương, Học Lạc, Nguyễn Thiện kế, Tú Quỳ, Kép trà, Trần Tích Phiên,, Nguyễn Hiển Dĩnh, Học Quế… Bên cạnh đó cịn có những tác giả dân gian, của loại truyện Ba giai Tú Xuất, chất tố cáo càng mạnh mẽ. Đến đây, dòng văn học trào phúng đã phát triển thành một dòng lớn mạnh bên cạnh các dòng văn học khác, với một đội ngũ tác giả đông đảo và những hình tượng nghệ thuật điển hình. Sự phát triển của văn học trào phúng chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của văn học dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới, thúc đẩy nhanh q trình hiện đại hóa nội sinh, tiến tới hình thành nền văn học cận hiện đại. Tiến trình của một nền văn học cũng giống như cuộc đời một con người. Con người ta cũng chỉ thực sự biết cười một khi đã trưởng thành, đã có đủ trí tuệ, đã biết đến đau khổ và điều quan trọng hơn là đã tự nhận thức được về những hạn chế của chính bản thân mình. Đó cũng là lúc con người ấy khơng chỉ cịn biết cười thiên hạ, mà còn biết cười buồn về mình, biết tự trào.
Với một cái nhìn tổng quan có thể thấy, thơ văn từ thế kỉ XIX trở về trước thường là sáng tác của các nhà Nho ( đây là lực lượng sáng tác chủ yếu). Các nhà nho chân chính, có tấm lịng hướng về quần chúng nhân dân đau khổ, đứng trước xã hội đầy ngang trái bất cơng họ đã cất lên tiếng nói tuy kín đáo nhưng đánh đúng đối tượng. Tiếng cười thấm đòn rất đau. Tuy nhiên, thời trung đại , chữ Hán được xem như là chữ chính thống trong học hành thi cử, sáng tác cho nên nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của thơ văn trào phúng thời kì này.Theo Vũ Ngọc Khánh: “ Những tác phẩm trào phúng bằng Hán văn, kể cả những “đại tự” trên các hoành phi vẫn địi hỏi sự tìm tịi xa xơi, hiểm hóc q. Thành thử rất có thể có những bài trào phúng mạnh mẽ đã bị lãng quên đi trong thời gian, vì cái thâm thúy nhà nho đã đẩy quần chúng vào kho lưu trữ thâm nghiêm, ít ai buồn đụng đến” [37]
Thơ trào phúng giai đoạn này là sự kết hợp nhuần nhị giữa hai yếu tố trữ tình và trào phúng, mà tiêu biểu nhất là Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
Nguyễn Khuyến viết nhiều về quan lại, với một ngịi bút đả kích kín đáo, thâm trầm. Dưới con mắt của nhà thơ, hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu với chế độ vua quan của nó là một trị hề:
Vua chèo cịn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề? ( Lời người vợ hát chèo, Nguyễn Khuyến)
Giọng điệu của nhà thơ Yên Đổ là một giọng châm biếm nhẹ nhàng mà thâm th:
Tơi nghe kẻ cướp nó lèn ơng Nó lại lơi ơng đến giữa đồng Cướp của đánh người quân tệ nhỉ
Xương già da cóc có đau khơng?
Bài thơ nhẹ nhàng, như một lời hỏi thăm ân cần, chu đáo. Nhưng ẩn sau mỗi câu chữ là một nụ cười mỉa mai kín đáo. Thơ trào phúng Nguyễn Khuyến là vậy: nhẹ nhàng mà thâm thúy.
Cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương “xuất hiện với một nụ cười sắc sảo và độc địa. Dưới ngịi bút linh hoạt của ơng, xã hội thực dân nửa phong kiến giả dối và ngu xuẩn, vừa mới thành lập ở nước ta, bị bóc trần một cách thảm hại” [16;tr.765]
Thơ trào phúng của Tú Xương hết sức đa dạng. Có những bài cách diễn đạt tưởng như trào phúng, nhưng lại trữ tình, ngược lại, có những bài có cách diễn đạt trữ tình nhưng thực ra lại trào phúng một cách tinh tế, kín đáo, sâu sắc. Khác với Nguyễn Khuyến, tiếng cười của Tú Xương có khi pha lẫn nước mắt, khi lại đầy khinh bạc khi tự cười mình, cịn đối với đối tượng khách thể tiếng cười khinh bỉ, đánh thẳng.. Nghệ thuật trào phúng của Tú Xương đã đạt đến đinh cao, tiếng cười trong thơ ông là tiếng cười của lý trí nhạy bén và cảm xúc của con tim. Với ngơn ngữ, hình ảnh sinh động, những lối đánh bất nhờ, thơ Tú Xương tạo tiếng cười độc địa. Tú Xương chứng kiến xã hội lố lăng, kệch cỡm đến mỉa mai, cộng với nỗi ngậm ngùi vì thi hỏng, buồn rầu vì nho học tàn tạ, đau đớn vì cảnh nghèo túng…khiến cho thơ ơng có cái giọng châm biếm, sắc cạnh trực diện, nhiều khi tự khuếch trương, phóng đại cái đáng cười của bản thân, để rồi tung hê tất cả. Không như Nguyễn Khuyến với tiếng thơ châm biếm kín đáo, Tú Xương đánh vỗ mặt, không e dè, kiêng nể:
Mới biết hồng nhan là thế thế Trăm năm tuổi lại trăm thằng
(Để vợ chơi nhăng, Tú Xương)
“Trăm năm” đi với “trăm tuổi” thì khơng có gì là lạ. Nhưng cái cụm tự đứng sau chữ “lại” kia là một số từ khơng chính xác định, chỉ số nhiều. Liệu có chỉ là trăm thằng khơng, hay là cịn bao nhiêu nữa? Câu thơ đả kích mới thật thấm thía làm sao.
Trong thơ Tú Xương, cái lưỡi sắc lạnh như thế rất nhiều. Có thể nói đây chính là giọng điệu chủ đạo trong thơ trào phúng Tú Xương chẳng hạn:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ơng cử ngẩn đầu rồng
( Giễu người thi đỗ, Tú Xương)
Ngược với cái cười thế sự, cái cười tự trào trong thơ Tú Xương mang nhiều âm sắc phong phú hơn. Ơng tự cười mình một cách đầy chua xót -cái cười cay đắng ngậm ngùi:
Một việc văn chương thôi cũng chậm Trăm năm thân thế có ra gì
( Hỏng thi, Tú Xương)
Ngịi bút trào phúng vì thế mà lắng xuống trong cảm xúc trữ tình, đó là tiếng cười trào lộng nhẹ nhàng mà lắng sâu.
Nguyễn Khuyến, Tú Xương hai con người, hai giọng điệu, hai sắc điệu trào phúng khác nhau. Mặc dù vậy, đóng góp lớn của hai nhà thơ trào phúng này là đã kế thừa tiếng cười có từ dân gian, tạo cơ sở để cho thơ trào phúng Việt Nam đạt tới đỉnh cao và phát triển ở các giai đoạn sau này. Bên cạnh đó là các tác giả Học Lạc với Ơng làng hát bội, Chó chết trơi , Nguyễn Thiện Kế với Vịnh Lê Hoan, Vịnh tri phủ Quảng….Và như thế, khuynh hướng trào phúng có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc. Tiếp tục sự phát triển của khuynh hướng trào phúng ở giai đoạn trước, các tác giả dùng ngòi bút để đi vào phản ánh tất cả những khía cạnh của xã hội, những gì là mâu thuẫn, xấu xa, phi lý, bất bình trong xã hội, trong giới thị dân, trong môi trường xô bồ, hỗn loạn của thành thị. Chế độ thực dân thiết lập ở nước ta đồng thời là sự chém giết, đốt phá, cuộc sống của người dân trở nên xơ xác, tiêu điều. Cùng với điều đó là sự phát tài, sang giàu của bọn tay sai bán nước, bọn đầu cơ trục lợi. Chúng thi nhau leo lên nắm giữ tất cả các vị tri quan trọng trong xã hội ( tri huyện, tri phủ, tổng đốc..)..Điều này được các tác giả khai thác mạnh. Ở giai đoạn này, văn xi trào phúng ít phát triển hơn so
với giai đoạn trước, có lẽ đặt trong tình hình xã hội nửa thực dân phong kiến, thơ ca dễ lưu truyền, dễ thuộc, dễ nhớ hơn, và vì thế khuynh hướng trào phúng trong thơ ca rõ nét hơn rất nhiều.
Văn học là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc sống, là sản phẩm văn hoá tinh thần của thời đại. Khuynh hướng trào phúng xuất hiện trong văn học Việt Nam từ rất sớm, điều đó bắt nguồn từ tình hình chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta. Văn học trào phúng Việt Nam có nguồn gốc từ lâu đời, ngay trong văn học dân gian ( tục ngữ, ca dao, truyện cười, truyện ngụ ngôn) đã xuất hiện tiếng cười trào phúng. Trong suốt 10 thế kỉ của văn học trung đại, dân tộc ta có được một kho tàng trào phúng đáng kể. Xã hội chất chứa trong nó rất nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa dân tộc và ngoại xâm, phong kiến và nội dân, mâu thuẫn trong nội bộ tầng lớp thống trị, bị trị. Đây là nguồn cảm hứng trào phúng mãnh liệt cho các tác giả.
I.3.Giới thiệu chung về tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí