Ngôn từ trào phúng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (Trang 68 - 84)

Chương III Chất trào phúng của ngôn ngữ nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí

3.2.1.Ngôn từ trào phúng

Một trong những hạt nhân cơ bản để làm nên chất trào phúng trong ngôn ngữ nhân vật của Hồng Lê nhất thống chí là từ ngữ, những lớp từ, loại từ…trong lời nói của mỗi nhân vật. Lớp sóng ngơn từ trào phúng trong

Hồng Lê nhất thống chí rất đa dạng, chủ yếu được thể hiện qua những cuộc

đối thoại mang màu sắc cá thể hóa sâu sắc, mang đậm dấu ấn tính cách của các chủ thể phát ngơn. Dưới đây, bước đầu chúng tôi khảo sát về số lượng các nhân vật sử dụng ngôn ngữ trào phúng ( thuộc ngôn ngữ nhân vật) trong tác phẩm này, để thấy được dụng ý của Ngô gia.

Bảng 2: Bảng thống kê các nhân vật trong Hồng Lê nhất thống chí

có sử dụng ngơn từ trào phúng

STT

Kiểu nhân vật Tổng số nhân vật Số nhân vật sử dụng ngôn từ trào phúng 1 Vua 7 2 2 Chúa 7 2 3 Tôn thất 22 1 4 Quan lại 173 3 5 Tướng lĩnh 98 3 6 Nhân vật nữ 23 2

7 Vua quan Trung Hoa 18 1

8 Các nhân vật phụ và nhân vật số đông

52 3

Tổng 400 17

Qua bảng thống kê, có thể rút ra một số nhận xét: Thứ nhất, về tiêu chí thống kê, chúng tôi phân loại nhân vật theo giai tầng xã hội. Thứ hai, về số lượng nhân vật sử dụng ngôn từ trào phúng trong lời thoại, nhân vật sử dụng nhiều nhất là quan lại, tướng lĩnh và nhân vật phụ, đám đông, đặc biệt là nhân vật đám đơng. Sở dĩ như vậy có lẽ bởi quan lại tướng lĩnh thường gắn liền với những sự kiện quan trọng nhất của cốt truyện, họ được Ngô gia dành bút lực tập trung khắc họa chân dung trào phúng qua ngôn ngữ trào phúng mà họ sử dụng, đặt trong các mối quan hệ tương tác với các tuyến nhân vật khác. Cịn nhân dân, đám đơng là những con người luôn luôn làm chủ lịch sử, tác giả họ Ngơ trao quyền cho họ bình luận, hay đối thoại bằng ngôn ngữ mỉa mai, châm biếm về nhân vật khác, hoặc về các sự kiện, diễn biến của một thời đại đầy bão táp.

3.2.1.1. Chức năng của ngôn ngữ nhân vật mang màu sắc trào phúng trong Hồng Lê nhất thống chí

Tác giả khóa luận chọn tiêu chí chức năng để phân loại các loại ngôn từ trào phúng trong Hồng Lê nhất thống chí là bởi đã có tác giả khác triển

khai nội dung này theo hướng đối thoại và độc thoại, điển hình là tác giả Hồng Thị Thảo, với những nhận xét khá sắc sảo, xác đáng. Ở khóa luận này, người viết khóa luận chọn cách tiếp cận khác, vấn đề sẽ được soi chiếu đa chiều hơn.

3.2.1.1.1. Chức năng xây dựng chân dung trào phúng

Các nhà văn họ Ngơ xây dựng nhân vật của mình, chủ yếu trên địa hạt trào phúng, tiếng cười như mũi tên, nhắm vào một loại đối tượng của xã hội, tương ứng với các kiểu nhân vật của Hoàng Lê nhất thống chí, để nhằm “tiễn đưa tất cả những gì lỗi thời, đi vào vương quốc của bóng tối”. Tiếng cười và nghệ thuật trào phúng nổi lên như bằng chứng điển hình cho sức sống mãnh liệt của nhân vật, những con người dù xấu hay tốt, đã được sinh ra trong tác phẩm của dịng họ Ngơ thì. Thực chất chức năng này là sự biểu hiện vai trị của ngơn từ trào phúng trong việc cá thể hóa nhân vật. Và vì vậy, có khơng ít nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng nghệ thuật xây dựng nhân vật của Hồng Lê nhất thống chí đạt đến độ điển hình. Xét riêng trong việc xây dựng nhân vật trào phúng, để làm nổi bật nhân vật, các tác giả đã vận dụng linh hoạt nhiều phương thức sử dụng ngôn từ khác nhau, tùy vào từng nhân vật, hoàn cảnh, sự kiện. Những phương thức ấy nhiều khi khơng cùng loại, cùng lớp lang, khơng có mối liên hệ với nhau nhưng tựu trung lại, cái đích cuối cùng vẫn là khắc sâu trong lịng độc giả những chân dung trào phúng độc đáo, ấn tượng.

Một điều dễ nhận thấy, trong Hồng Lê nhất thống chí, có một số nhân vật hay sử dụng những ngơn từ suồng sã, thô tục để đối thoại. Đây được xem là phương tiện nghệ thuật hữu hiệu, để tác giả lột rõ bản chất, bộ mặt thật của nhân vật. Điều thú vị ở đây là nhân vật mà các tác giả họ Ngô xây dựng dù ở mơi trường nào, vị trí nào, cao hay thấp, sang trọng hay thấp hèn, đều có sử dụng ngơn ngữ thơng tục, suồng sã, đậm chất khẩu ngữ. Và hơn thế, càng những người có địa vị, thì thứ ngơn ngữ đó càng được sử dụng rõ nét. Điều này trái với quy luật chung của xã hội và đó chính là đặc điểm để tạo nên tiếng cười, lột trần bộ mặt sấu xa, bỉ ổi của nhân vật, đặc biệt là lời thoại của

những nhân vật xấu xa, lố bịch. Chẳng hạn em trai của thị Huệ là Đăng Mậu Lân-một kẻ vũ phu, càn rỡ nhưng do có thân thích với nhà chúa nên được hưởng quyền cao chức trọng, từng thét vào mặt Sử Trung hầu rằng: “- À, mày đem chúa để doạ tao phỏng? Chúa là cái quái gì?” và tuốt gươm chém Sử Trung hầu chết ngay tại chỗ. Sử trung càng mềm mỏng, Đặng Mậu Lân càng làm lộng hành. Những câu trả lời của một ông quan đang làm nhiệm vụ không đối lại được thứ ngôn ngữ ngang ngược, thơ tục, vơ lồi của ơng rể q của nhà chúa.Qua ngơn từ suồng sã, thơ tục của y, có thể thấy tiếng cười trào phúng bật lên bởi sự đối lập giữa địa vị cao sang của “em rể” chúa với hành động, lời nói của lồi cầm thú, một loại lưu manh được quyền lực che chở.

Trong cách xưng hơ giữa các bậc qn vương và binh lính bao giờ cũng có những qui định rất nghiêm ngặt, biểu hiện quan hệ vua tôi. Nhưng không phải lúc nào những qui tắc nghiêm ngặt đó cũng được thể hiện một cách đúng mực. Đối với một ngôi chúa do đám kiêu binh lập nên, cái tôn ti trật tự kia lại càng bị vi phạm. Điển hình là khi kiêu binh xơng vào phủ chúa, nói với chúa bằng thứ ngôn ngữ xấc xược, phàm tục, trống không: “Tưởng rằng muốn làm chúa nên mới lập, cịn nếu khơng thì có ai ép?”, rồi thậm chí họ cịn ra lệnh, bắt bẻ, quát tháo chúa: “ Bẻm mép thế, thôi, xuống khỏi bệ đi” khiến cho “chúa hoảng sợ khơng dám ho he gì nữa” [39; tr.564]. Những tưởng đó là lối đối đáp ngồi đường ngồi chợ chứ khơng cịn là đối đáp của quan hệ quân - thần. Đây được xem là một vở bi kịch của triều đình phong kiến thời Lê mạt buổi suy vi, một người đứng ngang hàng và có thể nói la cao hơn cả vua Lê chính là chúa Trịnh, có thực quyền lẫn át cả nhà vua, thế lực nghiêng triều chính, lại thất bại trong chốc lát dưới tay của một nhóm lính hầu. ta thấy đám qn lính hiện lên là những kẻ lưu manh, cơn đồ, đến một chút nể vì với kẻ mà chúng lập làm chúa cũng khơng có. Đến đây, Trịnh Tơng quả đúng như một món đồ chơi, một “pho tượng Phật”, “một quả cầu” trong tay chúng.

Thái độ hèn nhát của Phan Huy Ích khi bị bắt khiến Nguyễn Hữu Chỉnh cười khẩy khinh bỉ, và nói: “Hừ! Cái bộ thầy đồ nói khốc, giết cũng vơ ích!” [39;183]. Như vậy lớp từ này góp phần khơng nhỏ tạo nên sắc thái trào phúng cho câu văn. Ngôn ngữ thông tục đã tạo nên những quan hệ “bằng vai phải

lứa” rất “dân chủ” giữa các nhân vật, Đăng Mậu Lân thẳng thừng bảo chúa “là cái quái gì”, kiêu binh ngang nhiên ngỗ ngược, xưng hô trống không với chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh trực tiếp lăng mạ, miệt thị Phan Huy Ích… điều này xóa bỏ mọi khoảng cách ngơi thứ, khiến cho các nhân vật dễ dàng lật tẩy bản chất của nhau. Qua cách nói của nhân vật, người đọc hiểu sâu hơn về tính cách của họ, nhất là những đối tượng thuộc tầng lớp trên. Nếu tước bỏ chúng, sắc thái tiếng cười sẽ bị giảm đi, tính chất trào phúng của tác phẩm cũng bị lu mờ, đồng thời nó cũng tố cáo xã hội khơng cịn trật tự trên- dưới.

Bên cạnh ngôn từ suồng sã, thô tục, ngôn từ trang trọng nhưng chứa đựng những nghịch lý đáng cười cũng góp phần khơng nhỏ vào việc bộc lộ tính cách nhân vật trào phúng. Người đọc sẽ không bao giờ quên được triết lý của tuần huyện Trang: “sợ thầy chưa bằng sợ giặc, yêu chúa chưa bằng yêu thân mình” [39;tr.105]. Những từ “vua”, “chúa”, “giặc”...đọc lên nghe có vẻ rất to tát, tơn nghiêm nhưng kì thực nội dung của câu nói lại đáng cười, đáng mỉa mai. Đối với y, nghĩa vua-tơi, tình thầy-trị, cũng như những giá trị đạo đức khác đều khơng có nghĩa lý gì so với quyền lợi ích kỉ của bản thân. Mọi chuẩn mực đều bị đảo lộn trong xã hội bát nháo, trong một thời kì khói lửa của dân tộc. Cả câu là những so sánh liên tiếp và cái khôi hài ở đây là “thầy” và “chúa” không những được đặt ngang hàng mà còn lép vế hơn hẳn so với “giặc”, “bản thân mình” trong quan niệm sống, tơn chỉ sống của một viên quan đương triều. Hai chữ “chưa bằng” cứ trở đi trở lại, nhấn nhá càng tô đậm thêm sắc thái của tiếng cười. Sự phi lý trong lập luận là để làm nổi bật sự phi lí trong xã hội. Phi lí, ngược đời nhưng đấy lại là sự thật-một sự thật tàn nhẫn đáng lên án, phê phán. Chính vì triết lý ấy mà tuần huyện Trang đã bắt chúa Đoan Nam Vương đem nộp cho Tây Sơn.

Quận Viêm đường đường là một vị quốc cữu nhưng ông ta quá thờ ơ với việc nước, với phương châm: “Con vua thì lại làm vua. Ai làm chúa ta cũng không mất đi cái chân là quốc cữu tiên triều”[39;45] Bản thân chức vị “quốc cữu tiên triều” thật oai nghiêm, thật trang trọng nhưng toàn bộ câu phát

ngôn lại chứa đựng triết lý sống vơ trách nhiệm. Triết lí đó bắt nguồn từ câu ca dao quen thuộc: “Con vua thì lại làm vua-Con sãi ở chùa thì quét lá đa”, nhưng câu tiếp theo mới lột trần chân tướng của một kẻ tầm thường, an phận, và chỉ biết nghĩ cho mình. Như lời quận Viêm có thể thấy quan niệm, thái độ , cách nhìn của ơng ta về cuộc sống xã hội, về hành động bạo loạn của lính kiêu binh. Nó cũng ngược hồn tồn với suy nghĩ, mưu toan của con trai ơng ta. “Con vua thì lại làm vua” dường như là một quy luật. Quan niệm ấy ăn sâu vào nếp nghĩ của tầng lớp thống trị, của những kẻ như Viêm quận công. Cái chân quốc cữu là do may mắn, nên ơng ta bằng lịng với nó, thỏa mãn về nó, chấp nhận an phận trong khi xu hướng chung của thời đại ông ta đã bắt đầu và đang lật ngược quan niệm ấy.

Lê Hiển Tông sẵn sàng lôi sang cho nhà chúa trị tội những kẻ nào dám bàn đến việc tôn thờ nhà vua để lật nhà chúa, bởi một lẽ thật giản đơn: “ Trời sai nhà chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa, tức là cái lo lại về ta, ta cịn vui gì” [39;tr.125]. Dường như ơng vua này ln tự hào, thỏa mãn với triết lý sống đó của mình nên tuy bị Trịnh Sâm đè nén, lấn lướt đủ đường, “có quyền mà khơng được hành”, vậy mà “vẫn vui vè như thường”. Và hơn thế nữa, ơng cịn cho rằng “mất thiên hạ chẳng phải điều ta mừng” [39;tr.100], điều đáng lo nhất đối với ơng chính là sự nhất thống, vì nhất thống đồng nghĩa với việc nhà chúa bị huỷ diệt, tức là mất niềm vui của mình. Vì sợ hãi, khơng dám làm mất lịng nhà chúa để tránh tai họa, để được hưởng cái vui, cái nhàn mà Lê Hiển Tông ngày càng bị lép vế, nên con trai của chính ơng là Lê Duy Vĩ mới bị mắc oan, chúa sai người vào tận cung bắt thái tử, sau đó bị ép thắt cổ. Vậy mà Lê Hiển Tơng cũng khơng biết làm gì hơn ngồi sự im lặng “chúa muốn làm gì thì làm”. Ngịi bút trào phúng ở đây hướng vào đả kích người nắm giữ quyền uy mà khơng có uy quyền, tất cả là do lối suy nghĩ, tư duy thích hưởng lạc , vơ trách nhiệm với nước, với dân.

Tiến sâu hơn vào địa hạt trào phúng, các tác giả Ngơ gia cịn để cho nhân vật phát ngơn những lời nói, ngơn từ khơng phù hợp với ngữ cảnh, đó là lời được sử dụng khi nhân vật nghĩ một đằng mà nói ra một nẻo, nghĩ nhiều mà nói ít, hoặc nghĩ ít mà nói nhiều, hoặc vừa nói vừa giải thích ý nghĩ định

nói, hoặc dùng lời nói để che đậy ý nghĩ. Trong cuộc đối thoại giữa Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Hữu Chỉnh, đáp lại lời Chỉnh (“ Người tài ở Bắc Hà chỉ có một Chỉnh này mà thơi! Nay tôi đã đi rồi ấy là cái nước trống rỗng, xin ngài chớ nghi ngại), Bình nhại lại lời Chỉnh và bắt bẻ lại ( “Không nghi ngại người nào khác hóa ra chỉ có ơng là đáng nghi ngại thôi ư?”). Thực ra Chỉnh muốn dùng lời lẽ của mình để mượn tay Nguyễn Huệ dọn đường cho mình quay về với nhà Lê và chống lại nhà Tây Sơn. Nhưng chỉ một câu lỡ miệng của Chỉnh đã khiến Nguyễn Huệ thẳng thắn vạch trần chân tướng làm Chỉnh phải tái mặt vì sợ hãi. Nhân vật đã dùng lời bơng đùa để đối đáp nhằm che đậy suy nghĩ thực của lịng mình.

Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu Chỉnh ngay cả khi bị quân Tây Sơn bỏ rơi vẫn cịn “giở giọng bơng đùa mà rằng: “ Ta đã đi khắp bốn biển chin châu, chẳng lẽ khi trở về xó bếp, lại bị chuột chù gặm chân ư? Không sợ! Không sợ! Ta cứ ở đây xem sao” [39;tr.142]. Thêm một lần, tác giả để cho nhân vật sử dụng lời khơng phù hợp, dùng lời nói để che giấu sự sợ hãi cao độ của mình. Cái đáng cười là người nhà Chỉnh nghe Chỉnh nói vậy thì cảm thấy rất vững dạ, mà khơng hề biết rằng Chỉnh đang bí mật cho người ra bến tìm thuyền để đuổi theo quân Tây Sơn. Những hình ảnh ẩn dụ hài hước như “xó bếp”, “chuột chù gặm chân” trong lời nói của Chỉnh chỉ nhằm che đậy sự hoang mang của y khiến người đọc bật cười.

Khơng dừng lại ở đó, một phương thức khác của ngơn từ được các nhà văn dịng họ Ngơ thì vận dụng để làm nổi bật đối tượng trào phúng là việc sử dụng ngơn từ bình luận gián tiếp, tức là để cho các nhân vật bình luận lẫn nhau, và từ đó tiếng cười trào phúng được bật ra.

Nếu để ý, ta sẽ thấy sự kiện Trịnh Tơng lên ngơi khơng chỉ có sự quan sát của tác giả Ngơ gia, mà cịn được soi chiếu qua mắt nhìn của quận Thạc: “Người khó nhọc lắm mới làm được mâm cỗ ngon, mình bỗng xơng đến chọc ngay đũa vào mà ăn, còn ra mặt mũi gì nữa”. Với cách sử dụng ngơn ngữ đầy hình tượng, tác giả đã tạo ra cho người đọc một trường liên tưởng đa dạng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phong phú về con người, xã hội, thời đại .Qua phát ngơn của quận Thạc, có thể thấy dưới mắt Ngơ gia, ngôi chúa chẳng qua chỉ là một mâm cỗ để lũ tiểu nhân tranh nhau chọc đũa vào…Chính bởi lẽ đó Trịnh Tơng là người được nói đến khá nhiều trước khi lên ngơi chúa, cịn sau khi đăng quang, Trịnh Tông lại khơng được nhắc đến nhiều nữa. Điều đó cho thấy việc Trịnh Tơng lên ngơi chúa chẳng có gì quan trọng, chẳng có ý nghĩa gì trong triều đình.

Trịnh Tơng kế vị ngơi chúa chẳng bao lâu thì bị phế truất, cuối cùng lại chịu cái chết thảm khốc-tự sát và bị phơi xác ngoài cửa Tun Vũ. Sau đó khơng bao lâu thì Trịnh Lệ, Trịnh Bồng lăm le lên làm ngôi chúa, lại chém giết lẫn nhau. Trịnh Lệ (tức Thụy Quận công) vốn là một kẻ khôn ngoan, mưu mô, cả một đời chỉ chăm chăm việc cướp ngôi chúa, nhưng không thành. Các

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (Trang 68 - 84)