Bối cảnh thời đại-lịch sử-xã hộ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (Trang 32 - 36)

Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII diễn ra đầy rối ren và hỗn tạp. Triều đình phong kiến Lê - Trịnh rơi vào khủng hoảng trầm trọng: Một hệ thống từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, thối nát. Đất nước chia làm hai miền Đàng trong và Đàng ngoài, chiến tranh xảy ra liên miên. Với nhiệm vụ phản ánh đời sống xã hội, Hoàng Lê nhất thống chí đã góp mặt và trở thành đỉnh cao của văn học chữ Hán thời kỳ này, đánh dấu bước phát triển mới của văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm đã thể hiện một thời kỳ lịch sử sống động, hào hùng, nhưng cũng khơng kém phần bi hài.

Các tác giả của Hồng Lê Nhất Thống Chí đã tái hiện rõ nét, tường tận lịch sử của dân tộc ta trong một giai đoạn có thể nói là đen tối nhất. Bộ máy triều đình dường như khơng cịn thực hiện nổi vai trị lãnh đạo của mình: Giai cấp phong kiến thống trị, quý tộc bước vào con đường ăn chơi sa đoạ, dân chúng lầm than, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Những cuộc chiến tranh “nồi da nấu thịt”, không bao giờ tắt mà ngược lại, ngày càng gây thêm bao tang

thương nhức nhối. Bằng lối phản ánh qua các hình tượng văn học, các nhà văn họ Ngô đã thực sự phơi bày sự thối nát của bọn chúng ra ánh sáng lịch sử. Dựa trên những sự kiện lịch sử, các tác giả đã xây dựng một tác phẩm văn học nhằm phản ánh lịch sử bằng cách khai thác các mối quan hệ, các mâu thuẩn trong xã hội lúc bấy giờ. Đặc điểm văn hóa, xã hội Việt Nam đương thời đã hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của tư duy trào phúng nói chung và ngơn ngữ trào phúng nói riêng. Trong hồn cảnh xã hội đầy bão táp đó, khi mà nhà Nho thể nghiệm sự bất lực của lí tưởng trước nạn nước và chứng kiến nền văn minh Hán học cổ truyền dần dần bị mai một thì tiếng cười ra đời như một vũ khí của các nhà Nho muốn chối bỏ thực trạng bế tắc của lí tưởng. Họ dùng tiếng cười để tự trấn an tinh thần, để cứu vãn đạo lý truyền thống. Bên cạnh đó, quan niệm sáng tác văn chương của các tác giả cũng thay đổi, mở rộng phạm vi phản ánh, các phương tiện, kĩ thuật gây cười nhằm đả kích chính trị, tiêu diệt cái xấu, cái ác, đáp ứng nhu cầu giải trí, giải tỏa tâm tư của số đơng công chúng trước một thực tế xã hội nhiều bất cơng, vơ lí.

Như vậy, đặc điểm văn hóa, xã hội, thời đại đã hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của tư duy trào phúng. Trong hoàn cảnh đầy bão táp, các nhà văn Ngô gia dùng tiếng cười như một thứ vũ khí đắc lực để cơng kích những cái xấu xa, kệch cỡm trong xã hội.

1.3.2. Tác giả

Vấn đề tác giả Hồng Lê nhất thống chí cũng có nhiều điều cần phải bàn. Là một tác phẩm lớn, mà giá trị tiềm tàng của Hồng Lê nhất thống chí ngày càng được khám phá. Xác định được ai là tác giả, sẽ có điều kiện hiểu rõ hơn về tác phẩm, từ đó để hiểu thêm giá trị văn chương cũng như ngơn ngữ trào phúng của nó. Cho đến nay, đã có nhiều giả thuyết khác nhau về tác giả của Hồng Lê nhất thống chí. Những ý kiến tập trung xung quanh bốn người là Ngơ Thì Chí, Ngơ Thì Du, Ngơ Thì Nhậm, Ngơ Thì Thiến. Có bốn bản chép tay Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Có một bản ghi tác giả Ngơ Thì Ức và một bản ghi tác giả là Ngơ Thì

Sỹ. Nhưng có lẽ là do chép nhầm. Qua quá trình nghiên cứu các tư liệu lịch sử và thư tịch cổ, nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu cho rằng: “Cho tới nay, chúng ta vẫn phải để tác giả Hồng Lê Nhất thống chí gồm cả bốn người nói trên, sắp xếp theo thứ tự từ trước đến sau và mức độ chắc chắn là Thì Chí, Thì Du, Thì Nhậm, Thì Thiến”.Phạm Tú Châu cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Chưa có lý do gì chắc chắn để loại trừ một người nào trong số bốn người trên. Cấu trúc của tác phẩm cùng cách viết của các hồi cũng chứng tỏ ít nhất có ba người trở lên tham gia viết Hồng Lê nhất thống chí. Cịn vấn đề họ viết nhiều hay ít, sửa chữa, thêm bớt của nhau và sử dụng tài liệu của người khác như thế nào, cũng như những người đọc sửa chữa thêm bớt cuốn sách như thế nào thì ngồi những điều chúng tơi đã tìm ra và trình bày, các tài liệu hiệ chưa cho phép ta khẳng định một cách dứt khoát, rõ ràng, mặc dù ta biết một cách chắc chắn là có những việc đó”[7;tr.12]. Đây là nhận định hợp lí, xác đáng, giúp chúng tơi có cái nhìn tổng quan về vấn đề tác giả Hồng Lê nhất thống chí

Theo Mai Quốc Liên và Kiều Thu Hoạch trong bài viết Góp phần xác

định tác giả của Hồng Lê Nhất thống chí in trên Tạp chí Văn học (số 4 –

1981), tác giả của Hồng Lê nhất thống chí có thể là hai người, đó là Ngơ Thì Chí và Ngơ Thì Du.

Ngơ Thì Chí tên tự là Học Tốn, hiệu là Un Mật, là con thứ hai của Ngơ Thì Sỹ và là em ruột của Ngơ Thì Nhậm, ơng đỗ Á Ngun hương tiến, làm quan đến chức Thiêm Thư Bình Chương tình sự. Về năm sinh của ơng gia phả không ghi, nhưng căn cứ vào bài thơi khai bút năm ất Tị (1885) của ông ghi trong Học phi thi tập có câu Ngơ niên tam thập tam (Tuổi ta năm nay ba mươi ba) mà suy ngược lên thì có thể đốn ơng sinh năm 1752. Năm 1784, Nguyễn Huệ sai Võ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, trong khi Ngơ Thì Nhậm ở lại cộng tác với nhà Tây Sơn, thì Ngơ Thì Chí bỏ Thăng Long chạy theo Lê Chiêu Thống (Lê Chiêu Thống đóng qn tại vùng Chí Linh – Hải Dương). Ngơ Thì Chí dâng bản Sách lược trung hưng toả ra rất tha thiết với công cuộc phục hưng cơ nghiệp nhà

Lê. Sau đó ơng được Lê Chiêu Thống cử đi công tác ở Lạng Sơn, nhưng mới tới huyện Phượng Nhãn thì bị ốm nặng, sau ráng về đến huyện Gia Bình thì chết, lúc đó vào khoảng năm 1788. Những sự việc này, chính hồi X và hồi XI trong Hồng Lê nhất thống chí đã ghi chép khá rõ ràng. Ngơ Thì Chí là một người có tài thơ văn, lại làm quan Nội hàn viện (chức quan văn trong nội các), do đó ơng có điều kiện để sáng tác thơ văn. Ơng cịn đẻ lại Học phí thi tập, Học phí văn tập, hồ mầu khoa sở được tập hợp trong Ngô gia văn phái với cái tên Học tốn công di thảo...

Theo gia phả, ông viết sách Tân đàm tâm kính và gia phả cũng ghi ơng viết sách An Nam nhất thống chí bảy hồi. Từ thực tiễn sáng tác của Ngơ Thì Chí như vậy càng cho phép chúng ta tin rằng, điều mà gia phả ghi và Vũ trung tuỳ bút đã ghi khơng phải là khơng có căn cứ. Hơn nữa có một số bản sao cũng đều ghi rõ Ngơ Thì Chí là tác giả của Hồng Lê nhất thống chí cũng là một căn cứ. Như vậy, Ngơ Thì Chí là một trong số tác giả của Hồng Lê nhất thống chí.

Ngơ Thì Du tự xưng là Trưng Phủ, hiệu là Văn Bác, sinh năm 1772, mất năm 1840, là con Ngơ Thì Đạo và cháu Ngơ Thì Sỹ, ơng từng làm đến Đốc học Hải Dương vào đầu thời Gia Long, là tác gỉả của Trưng phủ thi văn

tập trong Ngô gia văn phái và cũng chính người soạn Ngơ gia thế phả ký. Ngơ

Thì Du cũng là đồng tác giả của Hồng Lê nhất thống chí, mà nếu Ngơ Thì Chí là tác gỉa của phần “chính biên”, thì Ngơ Thì Du là tác giả của phần “tục biên”. Nhưng do gia phả chỉ ghi ông viết bảy hồi mà không ghi rõ là bảy hồi nào cho nên nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm và dịch giả Ngơ Tất Tố đều có thắc mắc là khơng biết Ngơ Thì Du có phải là tác giả của phần tục biên hay không? Sở dĩ như vậy là vì phần tục biên có những mười hồi, chứ khơng phải là bảy hồi. Nếu Ngơ Thì Du là tác gải của bảy hồi, lưu ý và cần phải tìm hiểu sâu hơn.

Từ những băn khoăn của nhà nghiên cứu trong việc trả lời câu hỏi ai là tác giả của Hồng Lê nhất thống chí, ngày nay chúng ta vẫn hay sử dụng cách gọi chung là Ngô Gia văn phái để thay tên cho từng tác giả cụ thể. Đấy là cách làm hợp lý, ngắn gọn nhưng lại rất đầy đủ cho đến khi chúng ta tìm kiếm

được một bước mới trong việc xác định tác giả Hồng Lê nhất thống chí. Nếu khơng, chỉ cịn cách là nêu tên tất cả bốn người, mà như vậy thì khơng tiện lợi chút nào.

1.3.3. Tác phẩm

Tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí được viết trong khoảng trên 70 năm, từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, gồm 17 hồi (7 hồi chính biên, 10 hồi tục biên). Phần chính biên, chép việc nhà Lê từ đời chúa Trịnh Sâm đến lúc họ Trịnh mất nghiệp Chúa, (tức là từ 1767 đến 1787). Phần tục biên, chép các sự việc tiếp theo cho đến lúc Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu Gia Long, lập ra triều Nguyễn và việc thi hài của Lê Chiêu Thống (vị vua cuối cùng của nhà Lê) được đưa từ Trung Quốc trở về an táng tại nguyên quán (Thanh Hố). Có thể tóm tắt nội dung các hồi như sau:

Tác phẩm đã được dịch 4 lần: Bản dịch của Cát Thành năm 1912 Bản dịch của Ngô Tất Tố năm 1942

Bản dịch của Nguyễn Đăng Tấn và Nguyễn Công Liên năm 1950 Bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch năm 1964

Tác phẩm được tái bản nhiều lần và ngày càng được nhiều bạn đọc biết đến

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w