Giọng điệu trào phúng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (Trang 62 - 66)

Chương II: Chất trào phúng của ngôn ngữ kể chuyện trong Hoàng Lê nhất thống chí

2.2.2.Giọng điệu trào phúng

Bàn về chất trào phúng trong tiểu thuyết, Kundera cho rằng:“Tiểu thuyết sinh ra không phải từ tinh thần lí thuyết mà từ tinh thần hài hước” [19; tr.6]. Còn Bakhtin nhấn mạnh tinh thần của tiểu thuyết là yếu tố trào tiếu: “ Chính tiếng cười đã xóa bỏ khoảng cách sử thi và nói chung mọi khoảng cách ngôi thứ- giá trị- ngăn chia”. Khảo sát tiểu thuyết như một thể loại văn học, Bakhtin đã nêu lên mối quan hệ giữa tiếng cười và tiểu thuyết, mà theo cách nói của dịch giả Phạm Vĩnh Cư: “Tiếng cười đúng là môi sinh của tiểu thuyết: ở nền văn học nào vắng tiếng cười thì ở đó tiểu thuyết hoặc khơng thể trưởng thành, hoặc thui chột”. Và giọng điệu trào phúng là phương tiện đắc lực nhất giúp các nhà văn biểu hiện tiếng cười.

Giọng điệu như một phạm trù thẩm mỹ “có vai trị rất lớn trong việc xác lập phong cách nhà văn” ( Từ điển thuật ngữ văn học-nhóm Trần Đình Sử biên soạn). Giọng điệu làm nên bản sắc riêng của một trào lưu, một trường phái hay một thời đại.

Dịng văn xi tự sự Việt Nam trung đại từ Lý Tế Xuyên (nửa đầu thế kỉ XIV), Trần Thế Pháp (nửa cuối thế kỉ XIV), Nguyễn Hàng (nửa đầu XVI) đến Nguyễn Khoa Chiêm (cuối thế kỉ XVII-đầu thế kỉ XVIII..) chủ yếu viết về cái hào hùng, bi tráng, do đó ngợi ca là giọng điệu nổi bật. Nhưng bước vào cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam khơng chỉ có cái hào

hùng, bi tráng mà còn tồn tại cái hài, cái bi xen lẫn cái hài. Xã hội đó đã đi vào Hồng Lê nhất thống chí. Bởi thế, trong tác phẩm, cái hào hùng, cái hài hước và cái bi đều xuất hiện. Giọng điệu ngợi ca và trào lộng dường như song hành hỗ trợ cho nhau tạo thành tiếng cười riêng vừa mới mẻ vừa độc đáo.

Có thể nói Hồng Lê nhất thống chí là bản hợp xướng của những giọng điệu đa dạng: giọng hoài nghi, giọng chất vấn đay đả,giọng trầm buồn, suy ngẫm, dí dỏm, khách quan, giọng trung tính…quen thuộc của văn xi truyền thống. Nhưng ở đây, vì mục đích của khóa luận là tìm hiểu ngơn ngữ trào phúng của tác phẩm nên chúng tơi chỉ tìm hiểu giọng hài hước mỉa mai và giọng châm biếm đả kích.

Giọng hài hước có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu để gây cười, mua vui, trên cơ sở vạch ra sự mất hài hịa, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là giữa lý tưởng và thực tế. Ở mức độ trào phúng này, nhà văn tỏ ra khéo léo, nhẹ nhàng vạch ra mâu thuẫn, tạo ra tiếng cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phân biệt đúng-sai. Giọng điệu này được thể hiện qua lối nói theo kiểu so sánh ví von. Chẳng hạn, cũng trong đoạn Trịnh Tông lên ngôi chúa, tác giả Ngơ gia đã sử dụng những hình ảnh so sánh liên tiếp: so sánh “sân phủ chúa đông như họp chợ”,so sánh cảnh rước chúa với cảnh người ta “giỡn quả cầu và rước pho tượng Phật”, và so sánh việc phị chúa lên ngơi với việc “bày một mâm cỗ ngon” ( trong suy nghĩ của quận Thạc).. đem lại một hiệu quả trào phúng đặc biệt, tạo nên sắc thái hài hước cho ngôn ngữ trần thuật, vạch trần chân tướng, bản chất kệch cỡm, nhố nhăng của cảnh tượng. Dưới ngòi bút trào phúng, Trịnh Tông chỉ như một pho tượng, một thứ đồ lạ mắt mà dân chúng kinh kì tranh nhau kéo đến xem. Rồi khi miêu tả diện mạo của binh tướng nhà Thanh, tác giả kể: họ “hùng hổ tiến vào Thăng Long, không mất một mũi tên, như vào chỗ đông người”. Hai chữ “hùng hổ”, cách so sánh việc tiến quân vào kinh thành với việc đi vào chốn đông đúc, tấp nập, như không khiến ta cười vào sự chủ quan, mất cảnh giác, lại huênh hoang, ngông nghênh của quân tướng nhà Thanh.

Lối nói phóng đại cũng phát huy tối đa vai trị của nó để đem lại tiếng cười nhẹ nhàng cho độc giả, đó là khi Ngơ gia viết về Trịnh Cán-một đứa trẻ quá non nớt, lại cam sài luôn năm, đến khi sắp lên ngơi vua mà vẫn cịn “bụng ỏng, rốn lồi hơn một tấc”. Sự hài hước này đã làm dịu đi phần nào khơng khí ngột ngạt, căng thẳng của bức tranh lịch sử, hiện thực đời sống mà Hồng Lê

nhất thống chí tái hiện.

Nếu như giọng hài hước bông lơn thiên về sự phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu để gây cười thì giọng châm biếm lại mang một mức độ khác, tức là thiên về dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của những hiện tượng trong xã hội.Giọng văn châm biếm trong Hồng Lê nhất

thống chí thể hiện sự phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt của các cây bút đối với xã

hội đương thời. Khi nhắc đến nhân vật Dương Khng, nhà văn Ngơ gia miêu tả đó là “một người dung tục, bỉ ổi, khơng có tài năng gì hết!”, “nhờ ngu si mà được hưởng thái bình”. Đọc câu văn trên ta thấy nhà văn đã bày tỏ thái độ chế giễu, phơi bày những cái phi lí, bất cơng, mặt trái của xã hội đương thời, đó là phần lớn những kẻ bất tài đều được hưởng quyền cao chức trọng do có quan hệ thân thích với hồng tộc, tha hồ mà lộng hành, làm nhiều điều phi nghĩa. Vua Lê Chiêu Thống được miêu tả là một kẻ vừa lắm tham vọng nhưng lại vừa đại bất tài, vừa “tham vọng lại dốt nát và nhỏ nhen”, “hành động và nói năng chẳng khác gì đứa trẻ ngồi đường đang cãi nhau”. Cũng vẫn là hình ảnh so sánh, nhưng ở đây khơng đơn thuần là tiếng cười hài hước nữa, mà là sự đả kích, lên án thẳng thừng, trực diện sự thiếu thốn về nhân cách, uy đức của một vị vua. Những từ “dốt nát”, “nhỏ nhen”, “tham vọng” đặt sát cạnh nhau, những chữ “vừa”, chữ “lại”…như muốn kể tội, vạch mặt bản chất của đối tượng trào phúng. Như trên đã đề cập, Hồng Lê nhất thống chí được viết theo quan điểm chính thống, tơn phù nhà Lê. Với quan điểm đó đáng lẽ các tác giả phải thể hiện thái độ đau xót trước sự mục nát và sụp đổ tất yếu của vương triều nhà Lê nhưng một lần nữa ngôn ngữ trào phúng được sử dụng đã thể hiện thái độ mỉa mai, khinh bỉ, châm biếm đối với số phận của vị vua Lê cuối cùng, và trong đó cịn chất chứa một nỗi xót xa, ngậm ngùi. Có thể xem đây là “thắng lợi tự vượt mình của Ngơ gia văn phái” [39,tr.84].

Tiểu kết:

Qua khảo sát ngơn ngữ trần thuật mang đậm tính trào phúng trong

Hồng Lê nhất thống chí, có thể thấy tiếng cười trào phúng được biểu hiện,

âm vang trong cả hai yếu tố: từ ngữ và giọng điệu.Với một tác phẩm được coi là đỉnh cao của nghệ thuật tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam như

Hồng Lê nhất thống chí, thì ngơn ngữ trần thuật không chỉ giúp tái hiện,

miêu tả hệ thống sự kiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, mà cịn là nơi óc khơi hài, nhãn quan chính trị nhạy bén, sắc sảo, thái độ yêu-ghét của tác giả dành cho các triều đại được bộc lộ. Ngôn ngữ trần thuật phát huy được hết vai trị của nó trong việc tơ đậm, xốy sâu những sắc điệu trào phúng, từ nhẹ nhàng, hài hước, u mua đến đả kích sâu cay. Những chi tiết trào phúng khi thì được sắp xếp cạnh nhau, lúc lại được đặt cách xa nhau, tạo nên một hình thức tác phẩm nghiêm túc nhưng lại mang giọng điệu châm biếm, hài hước.

Qua cái nhìn của các tác giả Ngơ gia văn phái, những sự kiện lịch sử thời phong kiến Lê – Trịnh đã trở nên sinh động hơn. Nó vừa là một tấn bi hài kịch của một triều đại phong kiến trong buổi suy vi vừa là bức tranh hiện thực của lịch sử Việt Nam nơi kinh thành Thăng Long. Loạn kiêu binh chỉ là một trong sự kiện lịch sử nổi bật trong rất nhiều những sự kiện lịch sử được phản ánh trong tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí, nó nói lên bản chất thối nát của một triều đại phong kiến như một căn nhà mục ruỗng, khơng cịn khả năng chống đỡ trước một cơn gió nhẹ như “kiêu binh”.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (Trang 62 - 66)