Chương II: Chất trào phúng của ngôn ngữ kể chuyện trong Hoàng Lê nhất thống chí
2.1. Ngơn ngữ kể chuyện trong tác phẩm trào phúng
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, nhà văn là nghệ sĩ ngôn từ. Nhà văn biết chọn những định ngữ cụ thể, độc đáo, chính xác và sức biểu hiện. Nói như M.Gorki: “Phải nắm ngơn ngữ thật chặt để quả đấm nghệ thuật có sức mạnh tối đa”. Nếu như kịch chủ yếu dùng ngôn ngữ đối thoại, thơ trữ tình dùng ngơn ngữ thấm đẫm tính chủ quan của chủ thể trữ tình để bộc lộ cảm xúc, thì trong tự sự, ngơn ngữ trần thuật là "chủ âm" chính. Ngơn ngữ trần thuật là sự tổ chức tất cả những yếu tố từ vựng khác nhau trong tác phẩm, lại thành một cơ cấu hồn chỉnh thống nhất. Người kể chuyện khơng những chỉ tổ chức ngơn ngữ, mà có khi cịn đóng vai trị quan trọng cả về mặt kết cấu.
Như vậy, đó là ngơn ngữ mà nhà văn dùng để miêu tả bối cảnh, nhân vật, tổ chức cốt truyện, xây dựng kết cấu tác phẩm, trong đó bao gồm ngơn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.
Ngôn ngữ kể chuyện chính là ngơn ngữ của nhân vật kể chuyện, ngôn ngữ của vai kể, là lời kể, lời dẫn chuyện có nhiệm vụ thuật lại những diễn biến của câu chuyện cho người đọc, thuyết minh, dẫn dắt người đọc vào tình huống cụ thể và xem xét đánh giá các nhân vật, sự kiện trong tác phẩm tự sự.
Trong tác phẩm trào phúng, ngôn ngữ kể chuyện chiếm một vai trị hết sức quan trọng. Nó đóng vai trị tổ chức tất cả các yếu tố từ vựng khác nhau trong tác phẩm, hợp thành một cơ cấu hồn chỉnh, thống nhất. Nó là phương tiện bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, khắc tính cách nhân vật trào phúng, dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, thực hiện nhiệm vụ kết cấu tác phẩm trào phúng. Do vậy nó có tác động rõ rệt đến thái độ của người đọc đối với đối tượng trào phúng trong tác phẩm.
Ngơn ngữ kể chuyện cịn có vai trị tạo tình huống trào phúng. Nhà văn sử dụng ngơn ngữ kể chuyện để trình bày các chi tiết, sự kiện, tình huống,
quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Ngơn ngữ kể chuyện khơng chỉ là kể lại mà nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hồn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả. Nhà văn dùng ngôn ngữ kể chuyện tổ chức các sự kiện cụ thể theo một kết cấu nhất định để tạo nên cốt truyện mang tính chất hài hước, châm biếm.
Miêu tả ngoại cảnh cũng là một trong những nhiệm vụ của ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm trào phúng nói riêng và tác phẩm tự sự nói chung. Nó là lời tả tái hiện thế giới vật thể, thiên nhiên và con người từ đời sống hiện hữu vào trong tác phẩm, tạo tính chân thực cho tác phẩm. Qua lời tả, quan điểm, thái độ của tác giả được bộc lộ, bởi nó ngầm chứa một thơng điệp, ý đồ của người kể chuyện, thể hiện nhãn quan trào phúng sắc bén. Gorki nói: “Trong truyện, những con người được tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ, tác giả mách cho người đọc biết rõ cần phải hiểu nhân vật như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn ở phía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả, tô đậm thêm cho tâm trạng của họ bằng những đoạn mơ tả thiên nhiên, trình bày hồn cảnh, và nói chung là ln ln giật dây cho họ thực hiện những mục đích của mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất khéo léo nhưng lại rất võ đốn. Mặc dù người đọc khơng khơng nhận thấy những hành động, những lời lẽ, những việc làm, những mối tương quan của họ…” [26;tr.58]
Ngồi ra, ngơn ngữ kể chuyện cịn giúp tác giả khắc hoạ thành công nhân vật, chân dung trào phúng. Bởi lẽ, sự thể hiện nhân vật văn học trong tác phẩm trào phúng, bao giờ cũng nhằm khái quát một nội dung đời sống xã hội và một quan niệm sâu sắc. Trong khi khắc hoạ nhân vật tính cách, việc miêu tả tâm lí, cá tính đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Ngơn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật là một yếu tố của quá trình miêu tả tâm lí nhân vật và qua đó, khái qt mối quan hệ biện chứng giữa tính cách và hồn cảnh.
Đặc biệt, ngơn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm văn xi trào phúng có khả năng biểu hiện, miêu tả tính cách nhân vật. Dẫu vậy, trong tác phẩm văn xuôi trào phúng, nhân vật cũng như người kể chuyện đều có ngơn ngữ riêng của mình. Tác giả Vinơgađốp trong tác phẩm Về ngôn ngữ văn
nghệ đã viết: “Người kể chuyện đó là sản phẩm tiếng nói của nhà văn và hiện
tượng người kể chuyện (anh ta mạo nhận là tác giả), đó là hình thức ngơn ngữ văn học của nhà văn. Trong hình tượng của người kể chuyện thì hình thượng thời gian mà được coi là là hình tượng diễn viên trong vai sân khấu mà anh ta sáng tạo ra… Diện mạo của người kể chuyện và tác giả bao trùm, thay thế nhau có những quan hệ khác nhau với ngơn ngữ nhân vật” [17;tr.168]. Đây là những quan điểm đặc biệt quan trọng, để hiểu biết được vai trị của ngơn ngữ kể chuyện trong tác phẩm văn xi trào phúng cũng như với bất kì tác phẩm tự sự nào.
Mỗi một nhà văn, nhất là những nhà văn lớn thường có những cách thức tổ chức cú pháp nghệ thuật kể và ngôn ngữ kể riêng biệt. Họ ln có ý thức làm mới mình, tạo cho mình một cách nói, cách diễn đạt riêng khơng lặp lại, khơng bắt chước người khác. Với tác phẩm trào phúng, lời kể thường mang tính hài hước, giễu cợt, châm chọc, đã kích… tuỳ thuộc vào thái độ cụ thể của nhà văn đối với đối tượng trào phúng. Quả thật, năng lực cá nhân của nhà văn trào phúng được thể hiện rõ qua lời kể. Ở những tác phẩm xuất sắc, lời kể thường rất linh hoạt, biến hóa, cầm giữ tiết tấu câu chuyện, tạo nên tiếng cười cho người đọc. Dĩ nhiên để có được điều này địi hỏi nhà văn khả năng vận dụng ngơn ngữ, sử dụng các thủ pháp nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn.
Có thể nhận định rằng, ngơn ngữ kể chuyện là một phương tiện đắc lực giúp nhà văn xây dựng tác phẩm , bộc lộ các cung bậc trào phúng.