Thành tựu nghệ thuật

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (Trang 37 - 41)

Hồng Lê nhất thống chí xuất hiện như một cuốn tiểu thuyết trường

thiên nổi tiếng đầu tiên bằng văn xuôi trong lịch sử văn học Việt Nam. Điều kỳ lạ là cuốn tiểu thuyết ấy cũng đã đạt tới trình độ nghệ thuật rất cao mà cho đến bây giờ vẫn vô cùng hấp dẫn người đọc

Trước hết, ta không thể không kể đến nghệ thuật tự sự đặc sắc: Hồng

Lê nhất thống chí quả thực đã rất thành công trong việc lựa chọn một cốt

truyện hợp lý trong việc miêu tả hàng loạt sự kiện và nhân vật lịch sử. Trong đó, cốt truyện được xây dựng theo kết cấu chương hồi và theo dòng hồi tưởng của tác giả với nghệ thuật dồn nén sự kiện. Kết cấu chương hồi cho phép nhà văn có quyền dẫn dắt câu chuyện theo ý của mình để khai thác triệt để nội dung lịch sử. Truyện chia thành nhiều hồi, mỗi hồi thường dừng ở những nơi sự việc đang phát triển ở mức độ căng thẳng nhất, người đọc muốn biết sự việc tiếp theo ra sao xem hồi sau sẽ rõ. Một điểm độc đáo của Hồng Lê nhất

thống chí là khơng chỉ ghi chép đại lược một số sự kiện to lớn, mà trong nhiều

hồi, nhiều đoạn, tác giả còn đưa vào những chi tiết khá tỉ mỉ về cuộc sống thường ngày. Phải chăng đó là một đặc điểm quan trọng của nghệ thuật tiểu thuyết? Trong mỗi hồi, tác giả đã làm nổi lên một vài sự kiện lớn, thông qua những sự kiện nối tiếp từ hồi này sang hồi khác mà hình thành nên sợi dây phát triển của lịch sử. Nhưng cuốn truyện không dàn theo một đường thẳng cứng nhắc, trong khi mô tả sự tiến triển của lịch sử, tác giả trong nhiều trường hợp đã kết hợp trình bày những con người hoạt động trong sự kiện. Giữa con người và sự kiện ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự kiện nhờ yếu tố con người mà trở nên cụ thể, phong phú hơn nhưng đồng thời sự kiện cũng khơng che lấp con người, trái lại nó làm rõ thêm về con người. Tính chất minh xác của sự kiện kết hợp với tính sinh động trong miêu tả con người làm cho tác phẩm có sức thuyết phục mạnh mẽ. Một sự kiện lớn trong hồi I, hồi II là việc Trịnh Sâm bỏ con trưởng lập con thứ làm chúa. Xoay quanh sự kiện trung tâm ấy , tác giả đã kết hợp nhiều chi tiết, chẳng hạn chuyện Đặng Thị Huệ hờn dỗi , Đặng Mậu Lân hồnh hành giữa chốn kinh kì, chuyện Lân lấy cơng chúa Ngọc Lan, chuyện Trịnh Cán có cốt tướng nhà nòi nhưng mắc bệnh cam sài, chuyện các thầy lang được thăng thưởng, kể cả một tên khách buôn cũng được phong tước hầu…Bấy nhiêu chi tiết có tác dụng tơ đậm sự kiện, đồng thời cũng miêu tả được nhiều mặt trong tính cách của con người Trịnh Sâm.

Đặc biệt, về bút pháp, Hồng Lê nhất thống chí trở thành một cuộc giao duyên tuyệt đẹp giữa văn bút và sử bút. Bút pháp này thể hiện rõ việc khắc họa tính cách các nhân vật và trong việc miêu tả sự kiện. Hiếm có một tác phẩm nào trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại lại có một khối lượng nhân vật lớn như Hồng Lê nhất thống chí mà hầu như nhân vật nào cũng ra nhân vật nấy, đều có hành động và tính cách riêng. Nếu chỉ có vai trị của sử bút như thường gặp trong các sách sử khác thì hẳn khơng có điều đó. Các tác giả không chỉ nắm bắt sự kiện mà quan trọng hơn là thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ. Từ cốt cách đến cá tính nhân vật, thơng qua việc lựa chọn, tạo dựng những chi tiết có tư tưởng thẩm mỹ cao. Nếu như sử học, vai trò của sự kiện là quan trọng nhất, thì với văn học, quan trọng hơn là vai trò các chi tiết của sự kiện. Bởi chính điều đó mà tạo ra tính cá thể sinh động, hấp dẫn của tác phẩm.

Tác phẩm tuy miêu tả những sự kiện lịch sử, câu chuyện lịch sử, nhưng bức tranh lịch sử của tiểu thuyết Hồng Lê nhất thống chí thiên về miêu tả cục diện chính trị và những mặt nổi bật của đời sống xã hội với những chuyện, những giai thoại khôi hài. Từ chuyện Vương Phi Đặng Thị Huệ làm nũng Chúa, chuyện phế con cả lập con thứ, chuyện Trịnh Tông mưu loạn bị truất ngôi rồi lên ngôi, đến chuyện kiêu binh nổi loạn, Trịnh Bồng đi tu rồi mất tích, hay chuyện vua Lê Chiêu Thống hèn hạ “rước voi về giày mả tổ” và biết bao chuyện từ trong cung, ngoài phủ đều được các tác giả miêu tả, khắc hoạ thật sinh động, hấp dẫn khiến người đọc phải suy ngẫm và cảm thấy thú vị. Những chuyện, sự kiện được kể trong tác phẩm vừa theo trình tự thời gian, vừa sắp xếp theo ý đồ của tác giả, khơng hồn tồn như trong thực tế lịch sử. Với cách viết này, người kể chuyện chú trọng trong việc dẫn dắt người đọc đi theo những vấn đề, sự kiện đang được kể. Nghĩa là các nhà văn họ Ngơ Thì khơng tuân thủ nguyên tắc biên niên, do đó cốt truyện tác phẩm của họ khơng phát triển theo trục tuyến tính thời gian. Những hồi ức ngược dòng về quá khứ đã tạo thành chất keo quyện kết các sự kiện, các nhân vật và các tình tiết thành một hệ thống chặt chẽ, khiến câu chuyện hấp dẫn. Đó là một bước

chuyển quan trọng về nhận thức thời gian nghệ thuật, và chính điều đó đã đưa tiểu thuyết chương hồi Việt Nam lên đến đỉnh cao và tiến gần tới tiểu thuyết cận hiện đại.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng là một thành cơng của Hoảng Lê

nhất thống chí. Đối với mỗi nhân vật trong mỗi hoàn cảnh cụ thể, tác giả rất

chú ý nhấn mạnh những nét đột xuất nhất, độc đáo nhất, gây nên ấn tượng rất sâu sắc cho người đọc về bản chất của từng con người trong truyện. Tuy chỉ nói thống qua trên một vài trang giấy, nhưng tất cả cái hung bạo của Đặng Mậu Lân, cái tráo trở của thời Trung, cái khí tiết gàn dở của Lý Trần Quán, cái khơn ngoan giàu tính thực tiễn của Ngơ Thì Nhậm đều được thể hiện rất rõ ràng, cụ thể như những bức tượng điêu khắc. Trong số hàng trăm con người được đưa vào tác phẩm, có những nhân vật được miêu tả tương đối kĩ lưỡng như Trịnh Sâm, Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Chiêu Thống… Dù được viết bằng Hán văn, theo lối cổ, nhưng được phản ánh với một bút pháp linh hoạt động, với cảm quan nhạy bén, nên những sự kiện, nhân vật ở trong sử sách khơ cứng, trần trụi bao nhiêu thì ở Hồng Lê nhất thống chí lại sinh động, hấp dẫn bấy nhiêu. Hơn nữa, tác phẩm lại được dựng lên bởi những gì mà các tác giả mắt thấy tai nghe, hoặc đích thân tham dự tiếp xúc... nên bên cạnh nghệ thuật, các tác giả cịn có dũng khí nhìn thẳng vào hiện thực xã hội đang tồn tại với một tâm huyết phản ánh trung thực những vấn đề lớn lao của thời đại... đúng như nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc từng nói: “trong tác phẩm này, tất cả những sự kiện lịch sử chính xác như trong một tác phẩm sử học nhưng nó khơng phải được kể lại một cách khơ khan, trần trụi, mà được nhà văn dựng lên thành những bức tranh cụ thể, sinh động có ý nghĩa khái qt hố và được đánh giá như những gì xứng đáng về mặt mỹ học” [30, tr.240-241].

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, đặc biệt sử dụng điển tích, điển cố, sử dụng nguồn chất liệu văn học dân gian (bao gồm thành ngữ, tục ngữ, ca dao...) là sự kết hợp hài hịa phong cách ngơn ngữ văn chương bác học và phong cách ngơn ngữ văn chương bình dân trong một sáng tác nghệ thuật bằng chữ Hán.

Tóm lại, Hồng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao trong văn xuôi chữ Hán trung đại Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu về nội dung và nghệ thuật. Xét riêng về đặc sắc nghệ thuật, nghệ thuật trào phúng là một điểm độc đáo của tác phẩm, đánh dấu bước phát triển trong trình độ nhận thức của tầng lớp trí thức phong kiến, đánh dấu bước ngoặt của văn xuôi chữ Hán.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (Trang 37 - 41)