Lời văn trào phúng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (Trang 46 - 62)

Chương II: Chất trào phúng của ngôn ngữ kể chuyện trong Hoàng Lê nhất thống chí

2.2.1. Lời văn trào phúng

Sở dĩ tác giả khóa luận chọn phương diện này để phân tích bởi lời văn trào phúng có khả năng bao qt ngơn ngữ của người kể chuyện trong Hồng Lê nhất thống chí. Ở đây, đó chính là lời dẫn của tác giả, bằng lời văn của

mình, các tác giả họ Ngô từng bước dẫn dắt người đọc vào hịa mình vào mỗi sự kiện, bắt gặp mỗi nhân vật, mỗi con người. Đã có cơng trình, luận văn khai thác lời văn của tác giả Hồng Lê nhất thống chí theo lời dẫn một giọng, lời dẫn hai giọng ( Hoàng Thị Thảo), nên ở đây tác giả khóa luận triển khai vấn đề này trên ba bình diện: lời kể, lời tả và lời bình, bởi lẽ sự lặp lại là không cần thiết.

Mỗi một nhà văn, ở mỗi tác phẩm sẽ có ý đồ sử dụng ngôn ngữ trào phúng, đặc biệt là ngôn ngữ trần thuật ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, tùy thuộc vào đích phản ánh và âm hưởng chung của tồn tác phẩm đó. Bước đầu chúng tơi tiến hành khảo sát mức độ, tần suất sử dụng ngôn ngữ trần thuật mang sắc thái trào phúng của Hồng Lê nhất thống chí, đặt trong tương quan với ba tác phẩm: Nam triều cơng nghiệp diễn chí ( Nguyễn Khoa Chiêm) ,

Hồng Việt long hưng chí ( Ngơ Giáp Đậu) và Tam quốc diễn nghĩa ( La

Quán Trung). Kết quả thống kê như sau:

Bảng 1: Khảo sát số lượng và tỷ lệ ngôn ngữ trào phúng ( thuộc ngôn ngữ trần thuật) trong một số tác phẩm

STT Tên tác phẩm Số câu được khảo sát Số câu dùng lời kể trào phúng Tỉ lệ (%) Số câu dùng lời tả trào phúng Tỉ lệ (%) Số câu dùng lời bình trào phúng Tỉ lệ (%)

1 Nam triều cơng nghiệp diễn chí 161 18 11.1 4 4,1 3 3.1

2 Hồng Việt long hưng chí 170 11 6.4 16 9.4 4 2.3

3 Hồng Lê nhất thống chí 96 13 13.5 20 12.4 6 3.7

Chúng ta biết rằng, cảm hứng sáng tác của tiểu thuyết chương hồi chủ yếu là ngợi ca những con người có đóng góp lớn lao đối với sự nghiệp chung, hoặc phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của tầng lớp nông dân, chiến tranh nông dân trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những lãnh tụ nơng dân có cơng trong lao trong các cuộc đấu tranh đó. Trong bốn tác phẩm, Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết sử thi nên chủ âm của tác phẩm là ca ngợi những kỳ

tích phi thường của những anh hùng hảo hán, chất châm biếm hài hước đôi khi cũng được sử dụng nhưng khơng nhiều, chủ yếu để nói về những nhân vật phản diện. Với dung lượng đồ sộ hàng vạn chữ của nó, lời kể, lời tả mang sắc thái trào phúng chỉ thấp thoáng xuất hiện, chẳng hạn như khi tác giả kể về nhân vật Hà Hầu Mậu “ hèn nhát mà vô mưu”, “tuy Mậu được giữ binh quyền, nhưng chưa hề ra trận bao giờ”, rồi La Quán Trung bình luận thêm: “ tính khí hấp mà bủn xỉn lắm”. Cũng vậy, Nam triều cơng nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm mang một chủ đích khá rõ: nói về lịch sử khai quốc của họ Nguyễn, trần thuật lại các biến cố lịch sử. Từ chỗ đứng và cách nhìn của một quan chức gắn mình với các chúa Nguyễn, tác giả dùng những lời đẹp đẽ để ca tụng công lao, đức độ của các chúa Nguyễn. Lời kể, tả, bình mang sắc thái trào phúng không phải không xuất hiện nhưng chiếm tỉ lệ khiêm tốn, trong đó lời tả chiếm ưu thế hơn cả. Đặc sắc nhất phải kể đến đoạn tác giả miêu tả cảnh binh lính của quân Lập chạy trốn, thất thế với những chi tiết khôi hài: “ Quân phục nấp dưới hố nhất tề vùng dậy xông vào vây bắt. Quận Lập cả kinh, hồn xiêu phách lạc co chân tháo chạy, đến bên sơng thì thuyền vừa rời bãi. Quận Lập trổ hết sức bình sinh nhảy ào lên mạn thuyền, nhưng rơi tõm xuống sơng” [69;tr.178]. Nếu khơng có một nhãn quan châm biếm, đả kích sắc bén, tinh thần nhập cuộc, hịa mình vào dịng sơng lịch sử để tái hiện, để phản ánh những sự thật hài hước thì Nguyễn Khoa Chiêm khơng thể viết lên những chi tiết cụ thể và giàu màu sắc trào phúng đến vậy. Với Hoàng Việt long hưng chí, thì mức độ có khác, hai dạng thức của lời trần thuật mang sắc màu trào

Hồng Lê nhất thống chí, cịn lời bình lại ít hiện diện. Đó là khi tác giả kể về

việc nhầm lẫn giữa “một con nai ngơ ngác” với quân Đồng Nai khiến quân của Văn Dũng “sợ hãi, rối loạn bỏ chạy, ngã xuống hang hố”. Là cảnh Tôn Thất Mân bỏ chạy, đô đốc Tây sơn Lê Văn Kế sai chặt cẩu phao, Mân rơi xuống chết đuối…Qua bảng trên ta thấy, so với các tác phẩm khác, Hoàng Lê nhất

thống chí có vẻ chiếm ưu thế về mức độ sử dụng ngôn ngữ trào phúng trong

lời trần thuật của người kể chuyện, cụ thể: lời kể mang màu sắc trào phúng gấp 1,2 lần Nam triều cơng nghiệp diễn chí, gấp2,1 lần Hồng Việt long hưng chí, gấp 3,1 lần Tam quốc diễn nghĩa.Lời tả gấp 3 lần Nam triều cơng nghiệp diễn

chí, gấp 1, 3 lần Hồng Việt long hưng chí và gấp 5,9 lần Tam quốc diễn nghĩa.

Cũng vậy, tỉ lệ so sánh này với lời bình là 1,1; 1,6 và 3.

Sau đây, chúng tơi sẽ đi sâu phân tích ngơn ngữ trần thuật mang sắc thái trào phúng của Hồng Lê nhất thống chí để thấy rõ nét độc đáo của tác phẩm.

2.2.1.1. Lời kể

Hình thức trần thuật là một phương diện cơ bản của phương thức tự sự để giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối tượng. Lời người kể chuyện xuất hiện theo chiều tuyến tính, đã mở ra câu chuyện trước mắt người đọc, đưa người đọc đến với từng nhân vật, giúp người đọc nắm bắt được tâm lý của nhân vật, để từ đó có cái nhìn, sự đánh giá khách quan, đúng đắn với hình tượng nghệ thuật mà tác giả xây dựng nên.

Các nhà văn họ Ngô rất chú ý đến việc sử dụng trần thuật để xây dựng tính cách nhân vật trào phúng và tình huống trào phúng. Tuy kể lại những sự kiện lịch sử, nhưng Hồng Lê nhất thống chí khơng phải là cuốn sách ghi chép lịch sử khô khan mà tác phẩm thiên về phản ánh, tái hiện muôn mặt của đời sống xã hội đương thời với những giai thoại, tình tiết khơi hài. Không ồn ào, cứ nhẹ nhàng, tác giả bắt đầu dẫn dắt người đọc đi vào nội dung chính của từng hồi, với tư cách một người đọc chứng kiến, quan sát. Giọng điệu kể chuyện có tính chất trần thuật khách quan, ít bộc lộ cảm xúc, tình cảm với số phận nhân vật. Các tác giả thường đặt các nhân vật trong các tình thế éo le,

hài ước, đáng buồn cười, để từ đó làm bật lên những mâu thuẫn, những nghịch lý, những điều trái khuáy ở đời. Nhưng đằng sau tất cả những điều đó là tiếng cười chua xót, về kiếp sống cùng quẫn, bi thảm của tầng lớp người dưới đáy cùng của xã hội cũ. Đặc biệt, các tác giả một mặt vẫn theo sát các diễn biến sự kiện, nhân vật được ghi trong sử sách, mặt khác các chi tiết còn được hư cấu, sáng tạo thêm làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn và cũng chân thực hơn, tiếng cười trào phúng cũng vì thế mà trở nên sâu sắc hơn.

Ở phần đầu của tác phẩm, các tác giả Ngô gia kể lại việc Thị Huệ giận dỗi, nũng niu chúa Trịnh Sâm. Lời kể vẫn tuân thủ nguyên tắc khách quan, nhưng đậm chất hài hước. Chỉ một nét mày “xây xẩm” của Thị Huệ cũng khiến chúa rối lòng, chỉ một hành động nũng nịu ném viên ngọc xuống đất của Huệ cũng khiến chúa phải dùng nhiều cách dỗ dành, “phải tìm nhiều cách dỗ dành cho ả vui lòng”. Cách tác giả gọi nhân vật là “ả” cũng không mấy thiện cảm, mà đầy mỉa mai. Ở đây, sự tương phản giữa một vị tướng đã lập nên bao nhiêu thành tích với một vị quân vương mê muội chốn phòng the , phải đau đầu suy nghĩ vì những giận hờn vu vơ của người thiếp yêu tạo nên tiếng cười nhẹ nhàng, hài hước. Chính tiếng cười châm biếm kín đáo ấy đã lột tả nguyên nhân sâu xa dẫn đến kết cục thảm hại của nhà chúa.

Giây phút lâm chung của Trịnh Sâm là một màn bi hài kịch mà Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ, thánh mẫu, ba nhân vật chính, mỗi người đeo đuổi một tâm trạng riêng. Trịnh Sâm khóc, xúc động vì ngỡ mẹ, vợ xót mình, lo sợ hai người thân yêu quá vì mình mà phải đau đớn, hết dặn mẹ lại quay ra dặn vợ, đừng q đau lịng, đừng q xót thương. Thánh mẫu khóc thương con thì ít mà lo nghĩ về ngơi Thế tử thì nhiều nên cứ dùng dằng khơng ra ngồi. Đặng Thị Huệ khóc lóc, lại cịn cắt tóc thề, địi chết theo chúa nhưng thực tế thì lại chỉ vì tờ cố mệnh, tờ sắc phong Tuyên phi chưa xong. Trịnh Sâm thật đáng thương vì đến chết vẫn cơ đơn, chết mà vẫn bị lừa dối, hiểu lầm sự giả dối của người khác là thực. Trong vở kịch ấy, chỉ có Trịnh Sâm là nói, nghĩ thực lịng

mình, là nghĩ đến mọi người. Cịn cuộc đối đầu ngấm ngầm của mẹ với Trịnh Sâm thì thật hồn chỉnh, kín đáo mà người được chính là Đặng Thị Huệ tuy khóc mà hả hê, người thua là thánh mẫu, mẹ chúa nhưng cũng phải thua cô con dâu mà cắn răng rút lui trước cuộc tranh giành có vẻ khơng cân sức.

Lời kể giới thiệu khái quát về triều Lê dưới sự thống trị của vua Lê Hiển Tông (Lê Cảnh Hưng) cũng mang đậm chất châm biếm: “Truyền đến đời Hiển Tơng vinh hồng đế, niên hiệu Cảnh hưng (1740-1786) thì Thánh tổ Thịnh Vương chuyên quyền cậy thế, làm oai làm phúc, vua Lê chỉ cịn biết chắp tay rủ áo mà thơi” [39;tr.13]. Đó vừa là lời kể, nhưng đồng thời cũng là lời bình. Mởi dừng lại ở đó, nó đã gợi ra trạng thái bất bình thường trên đấu trường chính trị của xã hội lúc bấy giờ, nước ta vừa có vua vừa có chúa, nhưng chúa nắm quyền lực, cịn vua giữ ngơi “hờ”. Cách nói hình tượng “chắp tay rủ áo” khẳng định mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh đã được giải quyết theo cách vua chấp nhận cảnh “bù nhìn”, mặc chúa muốn làm gì thì làm, như chính ơng vua này từng nói “Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui” [39;tr.155].

Đằng sau cái vẻ bề ngoài mà tác giả họ Ngơ miêu tả “râu rồng, mũi rồng, tóc hạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước ngồi vững như non” thì Lê Hiển Tơng thực chất chỉ là một ơng vua bù nhìn, vơ tích sự khơng hơn khơng kém. Ơng là người tại vì lâu nhất trong dịng tộc nhà Lê kể từ khi triều đình được thiết lập (1428) đến lúc diệt vong (1789) trải qua 27 đời vua với 362 năm trị vì. Lê Cảnh Hưng cũng là người sống thọ nhất, nhưng cũng là vị vua vô dụng nhất. Như vậy, chỉ qua một lời kể tưởng như khách quan mà hàm chứa rất nhiều thơng tin trào phúng trong đó. Tiếng cười bật lên thâm trầm, sâu sắc, kín đáo mà khơng kém phần mãnh liệt, đả kích sự nhu nhược, yên phận, thích hưởng lạc của vị vua một nước-đường đường là một hoàng đế-người nắm quyền hành trong tay, nhưng thực chất lại khơng có uy quyền gì. Và đằng sau tiếng cười ấy ta cịn cảm nhận được sự xót xa, đắng lịng, trăn trở của người cầm bút trước sự đớn hèn của người đứng đầu một nước. Ông ta chẳng khác

gì một con rối để người khác giật giây, suốt một đời chỉ biết “chắp tay rủ áo” để hoàng gia mỗi ngày một suy yếu dần, và nhà vua tồn tại như một cái bóng bên cạnh nhà chúa.

Đây là cảnh chạy loạn của vua Lê Chiêu Thống: “Vua cũng lập tức đi bộ về cung (..), có kẻ giữ lấy vua, sờ nắn trong lưng khơng có gì mới tha cho đi (…) Rồi nhà vua lập tức gọi lính thị vệ, nhưng chỉ được mười bảy, mười tám người, cịn thì đều lẩn tránh khơng đến” [39;tr.268]. Các tác giả Ngô gia đã tạo nên một cảnh tượng với hai nét vẽ đối lập: bọn vô lại nhân lúc hỗn loạn cướp bóc nhà vua. Đường đường là một vị hoàng đế nhưng lúc cùng đường chạy loạn thì tình cảnh cũng khốn đốn chẳng khác dân cùng: cũng bị cướp bóc, cũng vợ con bìu ríu. Vua giờ đây khơng cịn là một chỗ dựa chắc chắn để người khác lợi dụng, bấu víu, tranh giành nên bị bỏ rơi là điều tất yếu. Tiếng cười ở đây không chỉ nhằm vào tầng lớp vua chúa, giai cấp thống trị trong xã hội mà còn hướng tới phê phán, đả kích cả một xã hội rối ren, khơng kỉ cương, không nề nếp, nơi mà vua không ra vua, tôi không ra tôi.

Không chỉ tham gia vào việc tái hiện lại các sự kiện lịch sử một cách đậm chất khôi hài, lời kể cịn phát huy tối đa vai trị của nó trong việc xây dựng tính cách nhân vật. Dưới con mắt của các tác giả Ngô gia, trong xã hội nhốn nháo, vô thường, con người trở nên đáng cười hơn bao giờ hết. Dĩ nhiên, khơng phải nhân vật nào của Hồng Lê nhất thống chí cũng đáng chê cười, nhưng có thể nói, hầu hết các nhân vật phản diện trong tác phẩm đều mang tính hài.

Tính cách luồn cúi đê hèn của Lê Chiêu Thống được thể hiện ngay từ khi nghe tin vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc tuần du ra Bắc, ông ta định làm theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh “sắp sẵn ngọc tỷ (…), giục các quan trong triều thảo gấp một tờ biểu xin hàng”. Câu văn như một lời cáo trạng vạch trần bản chất hèn nhát của vị vua nhà Lê, trong tình cảnh đất nước lâm nguy, người đứng đầu tối cao của cả một dân tộc không lo nghĩ cách cứu nước mà chỉ ích kỉ nghĩ đến quyền lợi và sự an nguy của giai cấp thống trị...Còn gỉ mỉa mai và chua xót hơn! Chỉ một lời kể ấy thơi cũng đủ phá tan vẻ uy nghi, oai vệ của một ông quan, và lộ ra bản chất bất tài, vô dụng của nhân vật.

Tuân thủ theo nguyên tắc khách quan-đặc trưng tư duy nghệ thuật của thể văn trào phúng nhưng các tác giả cũng khai thác triệt để tính hình tượng, sắc thái biểu cảm của ngôn ngữ để xây dựng nên những chi tiết biếm họa. Những gương mặt tiêu biểu của hàng ngũ đại thần tin cẩn trong phủ chúa lúc bấy giờ được khái qt khá đầy đủ. Trong bảy người thì có ba viên quan hoạn và gia thần tin cẩn. Nhưng do lâu ngày luẩn quẩn trong cung, ít hiểu việc đời nên “dốt nát”, chỉ biết “khôn vặt”, cịn việc lớn thì “lép vế, phải chiều theo ý đồng liêu”. Người thứ tư từng làm Thượng thư bộ Lại nhưng đã nghỉ hưu, “chìm nổi theo đời, nhưng gặp việc thường khơng quyết đốn” . Người thứ năm từng là Tả thị lang bộ Hộ, “học vấn rộng rãi nhưng lại hay nương nhờ vào bọn quyền thế”. Người thứ sáu là bậc chú của chúa nhỏ, “tính tình thật thà, đối với công việc nên hay không cũng mặc, chẳng có ý kiến gì”. [39;tr.132]. Cái tài của tác giả là đã sắp đặt những chi tiết tương phản ở ngay trong cùng một câu văn, nhằm giễu cợt sự tồn tại vơ nghĩa lí của những viên đại thần này trong triêù đình. Vận mệnh của quốc gia, dân tộc nhiều khi được quyết định bởi những con người này, nhưng họ lại là những con người ba phải, dễ ngả nghiêng nhất, khơng có chủ kiến. Và tác giả để cho dân chúng gọi họ là “sáu ông cố mệnh ngẩn ngơ”.

Có lúc, lời kể lại cú đập mạnh vào sự khoác lác của nhân vật tướng lĩnh, điển hình là Phan Huy Ích qua chi tiết “cái trống trận”. Theo mạch kể của tác giả, Ích ba hoa giữa triều đình rằng phải làm cái trống trận “cho rõ lớn, có thể

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (Trang 46 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w