luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cũng như nhiều ngành khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, sản xuất, ngành Du lịch được hình thành từ rất sớm trong bối cảnh lịch sử nhất định. Bước sang thế kỉ XXI thì Du lịch đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với mọi tầng lớp trên thế giới. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, với nhiều biến động thăng trầm phức tạp thì ngày nay hoạt động du lịch là một trong những hoạt động thường xuyên và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành Du lịch chính là một mũi nhọn để nhiều quốc gia phát triển nền kinh tế của mình. Đồng thời nó còn là chiếc cầu nối tình đoàn kết quốc tế, tình đoàn kết dân tộc, cho phép tất cả mọi người trên thế giới có điều kiện tham quan học hỏi, chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh, tìm hiểu phong tục tập quán và có điều kiện nghỉ ngơi chữa trị bệnh tật. Ngay tại Việt Nam đi du lịch cũng là nhu cầu từ xa xưa và các thế hệ người Việt Nam cũng đã có những chuyến du lịch nổi danh trong lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới nền kinh tế nước ta đang phát triển ngày càng vượt bậc. Ở Việt Nam, nhờ chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách kinh tế, đối ngoại mà bộ mặt đất nước đã có những bước tiến nhất định. Và ngành Du lịch được coi là một trong những ngành có tầm quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam vốn giàu tài nguyên du lịch và đang từng bước khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên ấy. Loại hình du lịch văn hóa, du lịch môi trường sinh thái được xác định là quan trọng nhất trong việc phát triển du lịch Việt Nam, sức hấp dẫn và khả năng thực hiện các hoạt dộng du lịch theo định hướng ấy ngày nay đang được quan tâm. Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, Vĩnh Phúc cách thủ đô Hà Nội 80km về phía tây bắc, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh), có tuyến đường sắt liên vận Hà Nội – Lào Cai đi Vân Nam (Trung Quốc) và các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 2 chạy qua nối với trung tâm kinh tế, chính trị Hà Nội, cùng với hệ thống giao thông đường thủy sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Do đó, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng trong cả nước và quốc tế. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Vĩnh Phúc là một vùng đất nằm tuy nằm trong vùng đồng bằng nhưng vẫn có núi đồi xen kẽ, trong số đó quan trọng nhất là dãy núi Tam Đảo. Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng Tam Đảo là vùng đất thiêng với danh thắng Tây Thiên, với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và cũng là vùng đất với cảnh quan núi rừng xanh biếc. Con người nơi đây thân thiện, tài hoa, hiếu học. Với truyền thống lịch sử lâu đời đã tạo dựng và để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di tích lịch sử văn hóa của Tam Đảo là một tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh,… Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch của Tam Đảo trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Hoạt động du lịch chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác các tài nguyên sẵn có, đầu tư cơ sở vật chất còn ở mức khiêm tốn, thiếu đồng bộ nên chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Vì vậy mà việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tam Đảo là hết sức cần thiết và cấp bách. Là một con người yêu thiên nhiên, yêu khám phá và trên hết là yêu quê hương mình, tự bản thân thấy rằng việc đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế của quê hương không chỉ còn là nghĩa vụ mà còn là quyền và trách nhiệm của mỗi công dân. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển” để làm khóa luận tốt nghiệp. II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu Mục tiêu chủ yếu của đề tài là nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động của du lịch Tam Đảo, từ đó bước đầu đưa ra hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ Đề tài giải quyết được những nhiệm vụ: Kiểm kê, khảo sát và đánh giá tiềm năng du lịch, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển du lịch. Phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Tam Đảo trên một số chỉ tiêu chủ yếu, rút ra những mặt đạt được và chưa đạt được của du lịch Tam Đảo. Bước đầu định hướng khai thác và đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch Tam Đảo đến năm 2020. 2.3. Giới hạn của đề tài Phạm vi không gian: nghiên cứu của khóa luận giới hạn trong huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm khu du lịch Tam Đảo và khu danh thắng Tây Thiên. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 – 2013, và định hướng đến năm 2020. Đây là giai đoạn ngành du lịch Tam Đảo có sự phát triển mạnh mẽ, có những đầu tư vượt trội nhằm phát triển du lịch Tam Đảo và quảng bá thương hiệu Tam Đảo, đồng thời góp phần phát triển kinh tế của huyện Tam Đảo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. III. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Những quan điểm chủ yếu sử dụng trong đề tài 3.1.1. Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu địa lí. Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích đối tượng nghiên cứu như một hệ thống động trong các mối liên hệ biện chứng giữa đối tượng với chỉnh thể mà bản thân nó là yếu tố cấu thành. Nội dung nghiên cứu của ngành du lịch vốn đã rất phức tạp liên quan tới nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề có quy mô và bản chất khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, cần phải xem xét và đánh giá sự phát triển của hoạt động du lịch Tam Đảo trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, đường lối chính sách phát triển cũng như trong bối cảnh chung của ngành du lịch trong tỉnh Vĩnh Phúc và với cả nước. 3.1.2. Quan điểm hệ thống lãnh thổ Đối tượng nghiên cứu khoa học của địa lí là tất cả các hiện tượng, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội trong mối tác động tương hỗ, qua lại lẫn nhau. Sự biến đổi, vận động của thành phần này sẽ kéo theo sự biến đổi của thành phần khác và có thể dẫn đến sự thay đổi của cả hệ thống. Vì vậy, quan điểm này được quán triệt như là một quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu của khóa luận. Phát triển du lịch Tam Đảo là một mắt xích trong hệ thống phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, của cả nước và vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng. Mặt khác, khi nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng hoạt động ngành du lịch Tam Đảo phải tiến hành trên từng lãnh thổ cụ thể (xã, cụm di tích,…) để từ đó thấy được mối quan hệ tương quan giữa chúng với nhau. Đây là cơ sở để xác định các điểm, tuyến du lịch của Tam Đảo. 3.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Các quá trình kinh tế xã hội không ngừng vận động trong không gian và biến đổi theo thời gian. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh cho phép cắt nghĩa được sự biến động của đối tượng nghiên cứu trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển từ đó có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. Từ khi huyện Tam Đảo được thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định đây là huyện có tiềm năng du lịch lớn của Vĩnh Phúc. Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc đã, đang và sẽ có những chính sách, chiến lược phát triển đúng đắn nhằm khai thác tiềm năng này một cách hiệu quả. 3.1.4. Quan điểm sinh thái Khi đánh giá tiềm năng du lịch không thể không nói đến tài nguyên du lịch tự nhiên, một nguồn lực cơ bản để phát triển ngành. Đồng thời, quan điểm sinh thái đòi hỏi trong quá trình khai thác phát triển cần quan tâm đến tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo có hệ động – thực vật rất phong phú và đa dạng, đây là tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng trong việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu,… Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên như: nguồn nước thải gây ô nhiễm thủy vực; vứt rác bừa bãi, khí thải của phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường không khí, phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát sẽ làm nhiễu loạn sinh thái như: đất bị xói mòn, sạt lở; biến động nơi cư trú của các loài động thực vật,... Vì vậy, đây là một vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi các cấp, các ngành của huyện Tam Đảo quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu Đây là phương pháp truyền thống thường được sử dụng trong nghiên cứu Địa lý kinh tế xã hội. Khi nghiên cứu đề tài này thì việc thu thập tài liệu liên quan là rất cần thiết. Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn như: Sở Văn hóa – thể thao – du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo, Ban quản lí khu danh thắng Tây Thiên, Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo và các tài liệu liên quan: sách, báo, luận văn, luận án,… Trên cơ sở đó, chọn lọc, xử lý phục vụ cho mục đích nghiên cứu của khóa luận. Những tài liệu, thông tin luôn được bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lí, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu của khóa luận. 3.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí du lịch nói riêng. Nó giúp cụ thể hóa các số liệu, phản ánh những đặc điểm không gian và minh họa một cách chân thực các điểm du lịch. 3.2.3. Phương pháp thực địa Phương pháp thực địa rất cần thiết trong nghiên cứu Địa lí kinh tế xã hội bởi nó góp phần chính xác hóa các nhận định khoa học sao cho phù hợp với thực tế khách quan và do đó, giúp người nghiên cứu nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh hướng nghiên cứu. Đây là phương pháp chủ đạo của khóa luận do lãnh thổ nghiên cứu nhỏ, đòi hỏi có những khảo sát thực địa cụ thể mới nắm được đặc trưng lãnh thổ một cách thực tế. 3.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học Là phương pháp điều tra bằng cách làm phiếu, phát ra cho đối tượng điều tra điền, thu lại, và dùng các phần mềm thống kê để phân tích. Ở đây, tác giả đã làm một phiếu điều tra đối với khách du lịch đến Tam Đảo. Phiếu điều tra gồm 5 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan với nội dung xoay quanh lý do; các địa điểm du lịch hấp dẫn du khách nhất; mức độ hài lòng, chưa hài lòng của du khách khi tới Tam Đảo và được phát cho 120 du khách. 3.2.5. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin Ngoài phần mềm cơ bản Windows được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng các phần mềm khác như: Exel, Mapinfo,… IV. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, ảnh minh họa, nội dung chính của khóa luận được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Tam Đảo Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Tam Đảo Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2020. Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Du lịch Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như GT.TS Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiều tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Officicl Travel Oragnization IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…” 12. Tại hội nghị Liên hợp quốc về du lịch tại Roma năm 1963, các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” 12. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì “hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”. Theo I.I.Pirogionic: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” Trích theo 17. Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách, du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không làm thay đổi nơi cư trú hay làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách, du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học – công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Theo Luật Du lịch của Việt Nam, năm 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” 3. Như vậy, du lịch là một trong những ngành kinh tế có liên quan đến rất nhiều thành phần. Nó không chỉ tạo nên sự vận động của hàng triệu người từ nơi này sang nơi khác, mà còn sinh ra nhiều hiện tượng kinh tế xã hội gắn liền với nó. 1.1.1.2. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là những phân hệ quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển của hệ thống lãnh thổ du lịch. Tài nguyên du lịch tồn tại trong sự vận động, phát triển không ngừng theo những quy luật khách quan, có mối quan hệ giữa các thành phần của từng loại tài nguyên và giữa các tài nguyên 11. Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của ngành du lịch và tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của khách được ngành du lịch tân dụng, từ đó sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội thì đều gọi là tài nguyên du lịch. Nói một cách tóm tắt, hễ là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút khách thì gọi là tài nguyên du lịch 11. Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch 17. Theo Luật Du lịch của Việt Nam, năm 2005: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” 3. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và tài nguyên du lịch chưa khai thác. Mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào: khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá tiềm năng tài nguyên vốn còn tiềm ẩn, yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, trình độ phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra các phương tiện để khai thác các tiềm năng tài nguyên. Để quản lí, bảo tồn, phát triển và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch theo hướng bền vững, cần phải tiến hành phân loại tài nguyên du lịch một cách khoa học và hợp lí. Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, chia tài nguyên du lịch thành 2 loại là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch tự nhiên: là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch. Các thành phần tự nhiên: địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên sinh vật là những thành phần có tác động mạnh đến du lịch 3. Tài nguyên du lịch nhân văn: là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, có nghĩa là do con người sáng tạo ra. Đó là những sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ du lịch như: các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa – thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện… 3. 1.1.1.3. Khách du lịch Theo Luật Du lịch của Việt Nam, năm 2005: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” 3. Trên cái nhìn của địa phương đón khách, du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục đích thỏa mãn các nhu cầu: + Nâng cao hiểu biết + Phục hồi sức khỏe + Xây dựng, tăng cường tình cảm của con người với nhau hoặc với thiên nhiên + Thư giãn, giải trí… kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần và vật chất. Trong đó, khách du lịch gồm khác du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế: + Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam 3. + Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch 3. Cũng có thể chia khách du lịch thành hai loại như sau: + Khách du lịch là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo thể thao. + Khách tham quan còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày là loại khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó đưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm. 1.1.1.4. Thị trường du lịch Để đảm bảo cho hoạt động du lịch không bị ách tắc thì các dịch vụ được tạo ra, các hàng hóa dưới nhiều dạng phải được mua và bán và phải được tiêu dùng. Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể được diễn ra trên thị trường. Như vậy, du lịch cũng tồn tại thị trường. Trong quá trình phát triển của du lịch, lúc đầu du khách đến vùng nào đó rất ít ảnh hưởng đến cư dân địa phương tại điểm du lịch. Việc đi lại khách tự lo, nơi lưu trú thường do những người hảo tâm hoặc bà con của họ sắp xếp và bố trí. Dần dần du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, từ đó cũng xuất hiện những phương tiện chuyên vận chuyển khách, cơ sở lưu trú, ăn uống,…Khách du lịch chỉ cần trả tiền cho những cơ sở chăm lo cho họ việc đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ và vui chơi giải trí… Thị trường du lịch đã hình thành như vậy trong quá trình chuyển đổi tiền – hàng giữa khách du lịch và cơ sở kinh doanh. Từ đó ta có thể hiểu: “Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán; giữa cung, cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch” Trích theo 4. 1.1.1.5. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách du lịch một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và hài lòng. Nhìn từ góc độ khách du lịch, sản phẩm du lịch bao gồm tất cả những gì phục vụ cho chuyến đi từ khi dời đi đến khi trở lại. Một chỗ ngồi trên máy bay, một phòng trong khách sạn mà khách sử dụng là một sản phẩm du lịch riêng lẻ. Một tuần nghỉ trên biển, một chuyến du lịch, một cuộc hội nghị là sản phẩm du lịch trọn gói tổng hợp. Theo Luật Du lịch: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” 3. Có thể tóm tắt sản phẩm du lịch bằng công thức sau: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch 1.1.1.6. Du lịch sinh thái
Trang 1Ngay tại Việt Nam đi du lịch cũng là nhu cầu từ xa xưa và các thế hệngười Việt Nam cũng đã có những chuyến du lịch nổi danh trong lịch sử.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới nền kinh tế nước ta đang phát triểnngày càng vượt bậc Ở Việt Nam, nhờ chính sách Đổi mới của Đảng và Nhànước, đặc biệt là chính sách kinh tế, đối ngoại mà bộ mặt đất nước đã có nhữngbước tiến nhất định Và ngành Du lịch được coi là một trong những ngành cótầm quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước Việt Nam vốn giàu tài nguyên du lịch và đang từng bước khaithác, bảo vệ nguồn tài nguyên ấy Loại hình du lịch văn hóa, du lịch môi trườngsinh thái được xác định là quan trọng nhất trong việc phát triển du lịch ViệtNam, sức hấp dẫn và khả năng thực hiện các hoạt dộng du lịch theo định hướng
ấy ngày nay đang được quan tâm
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, Vĩnh Phúc cách thủ đô HàNội 80km về phía tây bắc, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu
Trang 2của quốc lộ 18 đi cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh), có tuyến đường sắt liênvận Hà Nội – Lào Cai đi Vân Nam (Trung Quốc) và các tuyến quốc lộ 1A, quốc
lộ 2 chạy qua nối với trung tâm kinh tế, chính trị Hà Nội, cùng với hệ thống giaothông đường thủy sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ Do đó,Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng trong cả nước và quốc
tế Thiên nhiên đã ưu đãi cho Vĩnh Phúc là một vùng đất nằm tuy nằm trongvùng đồng bằng nhưng vẫn có núi đồi xen kẽ, trong số đó quan trọng nhất là dãynúi Tam Đảo Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng Tam Đảo là vùng đất thiêngvới danh thắng Tây Thiên, với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và cũng là vùngđất với cảnh quan núi rừng xanh biếc Con người nơi đây thân thiện, tài hoa,hiếu học Với truyền thống lịch sử lâu đời đã tạo dựng và để lại cho thế hệ ngàynay nhiều di sản văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Các yếu
tố tự nhiên kết hợp với các di tích lịch sử văn hóa của Tam Đảo là một tàinguyên vô cùng quý giá, là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịchsinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh,…
Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch của Tam Đảo trong những nămqua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình.Hoạt động du lịch chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác các tài nguyên sẵn có,đầu tư cơ sở vật chất còn ở mức khiêm tốn, thiếu đồng bộ nên chưa có sản phẩm
du lịch hấp dẫn du khách Vì vậy mà việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịchTam Đảo là hết sức cần thiết và cấp bách
Là một con người yêu thiên nhiên, yêu khám phá và trên hết là yêu quêhương mình, tự bản thân thấy rằng việc đóng góp một phần công sức nhỏ bé củamình vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế của quê hương không chỉ còn lànghĩa vụ mà còn là quyền và trách nhiệm của mỗi công dân Chính vì vậy tác giả
đã chọn đề tài: “Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển” để làm khóa luận tốt nghiệp.
Trang 3II MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài giải quyết được những nhiệm vụ:
- Kiểm kê, khảo sát và đánh giá tiềm năng du lịch, cơ sở hạ tầng, chínhsách phát triển du lịch
- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Tam Đảo trên một số chỉ tiêuchủ yếu, rút ra những mặt đạt được và chưa đạt được của du lịch Tam Đảo
- Bước đầu định hướng khai thác và đề xuất một số giải pháp cơ bản gópphần tích cực vào sự phát triển du lịch Tam Đảo đến năm 2020
2.3 Giới hạn của đề tài
- Phạm vi không gian: nghiên cứu của khóa luận giới hạn trong huyệnTam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm khu du lịch Tam Đảo và khu danh thắngTây Thiên
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 – 2013, và định hướng đến năm
2020 Đây là giai đoạn ngành du lịch Tam Đảo có sự phát triển mạnh mẽ, cónhững đầu tư vượt trội nhằm phát triển du lịch Tam Đảo và quảng bá thươnghiệu Tam Đảo, đồng thời góp phần phát triển kinh tế của huyện Tam Đảo, gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
III QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Những quan điểm chủ yếu sử dụng trong đề tài
3.1.1 Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu địa lí Quanđiểm này đòi hỏi phải phân tích đối tượng nghiên cứu như một hệ thống độngtrong các mối liên hệ biện chứng giữa đối tượng với chỉnh thể mà bản thân nó là
Trang 4yếu tố cấu thành Nội dung nghiên cứu của ngành du lịch vốn đã rất phức tạpliên quan tới nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề có quy mô và bản chất khác nhaunhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau Do vậy, cần phải xem xét và đánh giá
sự phát triển của hoạt động du lịch Tam Đảo trong mối quan hệ với môi trường
tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, đường lối chính sách phát triển cũng nhưtrong bối cảnh chung của ngành du lịch trong tỉnh Vĩnh Phúc và với cả nước
3.1.2 Quan điểm hệ thống lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu khoa học của địa lí là tất cả các hiện tượng, các yếu
tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội trong mối tác động tương hỗ, qua lại lẫnnhau Sự biến đổi, vận động của thành phần này sẽ kéo theo sự biến đổi củathành phần khác và có thể dẫn đến sự thay đổi của cả hệ thống Vì vậy, quanđiểm này được quán triệt như là một quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu củakhóa luận
Phát triển du lịch Tam Đảo là một mắt xích trong hệ thống phát triển dulịch của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, của cả nước và vùng du lịch Bắc Bộ nóiriêng Mặt khác, khi nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng hoạt động ngành du lịchTam Đảo phải tiến hành trên từng lãnh thổ cụ thể (xã, cụm di tích,…) để từ đóthấy được mối quan hệ tương quan giữa chúng với nhau Đây là cơ sở để xácđịnh các điểm, tuyến du lịch của Tam Đảo
3.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các quá trình kinh tế - xã hội không ngừng vận động trong không gian vàbiến đổi theo thời gian Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh cho phép cắtnghĩa được sự biến động của đối tượng nghiên cứu trong quá khứ, hiện tại cũngnhư tương lai Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiệntại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển từ đó có cơ sở để đưa ra các dự báo
về xu hướng phát triển Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tíchcác giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, cácphân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ
Trang 5Từ khi huyện Tam Đảo được thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
đã xác định đây là huyện có tiềm năng du lịch lớn của Vĩnh Phúc Vì vậy, tỉnhVĩnh Phúc đã, đang và sẽ có những chính sách, chiến lược phát triển đúng đắnnhằm khai thác tiềm năng này một cách hiệu quả
3.1.4 Quan điểm sinh thái
Khi đánh giá tiềm năng du lịch không thể không nói đến tài nguyên dulịch tự nhiên, một nguồn lực cơ bản để phát triển ngành Đồng thời, quan điểmsinh thái đòi hỏi trong quá trình khai thác phát triển cần quan tâm đến tác độngcủa du lịch đối với môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vữngtrong tương lai
Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo có hệ động – thực vật rất phong phú và
đa dạng, đây là tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng trong việc phát triển cácloại hình du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu,… Tuy nhiên, trong quá trình pháttriển du lịch đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên như:nguồn nước thải gây ô nhiễm thủy vực; vứt rác bừa bãi, khí thải của phương tiệngiao thông gây ô nhiễm môi trường không khí, phát triển hoạt động du lịchthiếu kiểm soát sẽ làm nhiễu loạn sinh thái như: đất bị xói mòn, sạt lở; biến độngnơi cư trú của các loài động thực vật, Vì vậy, đây là một vấn đề cấp thiết đangđặt ra đòi hỏi các cấp, các ngành của huyện Tam Đảo quan tâm và tìm các biệnpháp giải quyết
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Đây là phương pháp truyền thống thường được sử dụng trong nghiên cứuĐịa lý kinh tế - xã hội Khi nghiên cứu đề tài này thì việc thu thập tài liệu liênquan là rất cần thiết Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn như:
Sở Văn hóa – thể thao – du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân huyện TamĐảo, Ban quản lí khu danh thắng Tây Thiên, Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo
và các tài liệu liên quan: sách, báo, luận văn, luận án,… Trên cơ sở đó, chọn lọc,
xử lý phục vụ cho mục đích nghiên cứu của khóa luận Những tài liệu, thông tinluôn được bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lí, phân tích, đánh giácác vấn đề cho nội dung nghiên cứu của khóa luận
Trang 63.2.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí dulịch nói riêng Nó giúp cụ thể hóa các số liệu, phản ánh những đặc điểm khônggian và minh họa một cách chân thực các điểm du lịch
3.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học
Là phương pháp điều tra bằng cách làm phiếu, phát ra cho đối tượng điềutra điền, thu lại, và dùng các phần mềm thống kê để phân tích Ở đây, tác giả đãlàm một phiếu điều tra đối với khách du lịch đến Tam Đảo Phiếu điều tra gồm 5câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan với nội dung xoay quanh lý do;các địa điểm du lịch hấp dẫn du khách nhất; mức độ hài lòng, chưa hài lòng của
du khách khi tới Tam Đảo và được phát cho 120 du khách
3.2.5 Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin
Ngoài phần mềm cơ bản Windows được sử dụng trong quá trình thực hiện
đề tài, tác giả còn sử dụng các phần mềm khác như: Exel, Mapinfo,…
IV CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, ảnhminh họa, nội dung chính của khóa luận được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Tam Đảo
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Tam Đảo
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Tam Đảo
đến năm 2020
Trang 7du lịch, có bao nhiều tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Officicl Travel Oragnization IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động duhành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mụcđích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm
đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [12].
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì “hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạtquan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở,lấy chủ thể du lịch, khách du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”
Theo I.I.Pirogionic: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thờigian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trúthường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nângcao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá
trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [Trích theo 17].
Trang 8Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách, du lịch là một trongnhững hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nước nàysang một nước khác mà không làm thay đổi nơi cư trú hay làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụphục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với cáchoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách, du lịch là một sản phẩm tất yếu của
sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhấtđịnh Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bìnhquân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học – công nghệ, phươngtiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉngơi, tham quan du lịch của con người
Theo Luật Du lịch của Việt Nam, năm 2005: “Du lịch là các hoạt động cóliên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” [3].
Như vậy, du lịch là một trong những ngành kinh tế có liên quan đến rấtnhiều thành phần Nó không chỉ tạo nên sự vận động của hàng triệu người từ nơinày sang nơi khác, mà còn sinh ra nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với nó
1.1.1.2 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là những phân hệ quan trọng, có tính chất quyết địnhtrong việc phát triển của hệ thống lãnh thổ du lịch Tài nguyên du lịch tồn tại trong
sự vận động, phát triển không ngừng theo những quy luật khách quan, có mối quan
hệ giữa các thành phần của từng loại tài nguyên và giữa các tài nguyên [11].
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của ngành dulịch và tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của khách được ngành dulịch tân dụng, từ đó sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội thì đều gọi là tài nguyên
du lịch Nói một cách tóm tắt, hễ là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể
thu hút khách thì gọi là tài nguyên du lịch [11].
Trang 9Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thànhphần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực của con người,khả năng lao động và sức khỏe của họ Những tài nguyên này được sử dụng trực
tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch [17].
Theo Luật Du lịch của Việt Nam, năm 2005: “Tài nguyên du lịch là cảnhquan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao độngsáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằmđáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [3].
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và tàinguyên du lịch chưa khai thác Mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộcvào: khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá tiềm năng tài nguyên vốn còntiềm ẩn, yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu củakhách du lịch, trình độ phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra các phươngtiện để khai thác các tiềm năng tài nguyên
Để quản lí, bảo tồn, phát triển và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịchtheo hướng bền vững, cần phải tiến hành phân loại tài nguyên du lịch một cáchkhoa học và hợp lí Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, chia tài nguyên du lịchthành 2 loại là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn:
Tài nguyên du lịch tự nhiên: là các thành phần và các thể tổng hợp tự
nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm dulịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch Các thành phần tự nhiên: địa hình,khí hậu, nguồn nước, tài nguyên sinh vật là những thành phần có tác động mạnh
đến du lịch [3].
Tài nguyên du lịch nhân văn: là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc
nhân tạo, có nghĩa là do con người sáng tạo ra Đó là những sản phẩm văn hóa
có giá trị phục vụ du lịch như: các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, làng nghề
Trang 10thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng
văn hóa – thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện… [3].
1.1.1.3 Khách du lịch
Theo Luật Du lịch của Việt Nam, năm 2005: “Khách du lịch là người đi
du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam [3].
+ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ởnước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch [3].
Cũng có thể chia khách du lịch thành hai loại như sau:
+ Khách du lịch là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia hoặc mộtvùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đíchnghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo thể thao
+ Khách tham quan còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày là loại kháchthăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó đưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm
1.1.1.4 Thị trường du lịch
Để đảm bảo cho hoạt động du lịch không bị ách tắc thì các dịch vụ đượctạo ra, các hàng hóa dưới nhiều dạng phải được mua và bán và phải được tiêu
Trang 11dùng Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể được diễn ra trên thị trường Nhưvậy, du lịch cũng tồn tại thị trường.
Trong quá trình phát triển của du lịch, lúc đầu du khách đến vùng nào đórất ít ảnh hưởng đến cư dân địa phương tại điểm du lịch Việc đi lại khách tự lo,nơi lưu trú thường do những người hảo tâm hoặc bà con của họ sắp xếp và bốtrí Dần dần du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, từ đó cũng xuất hiệnnhững phương tiện chuyên vận chuyển khách, cơ sở lưu trú, ăn uống,…Khách
du lịch chỉ cần trả tiền cho những cơ sở chăm lo cho họ việc đi lại, ăn uống, ngủnghỉ và vui chơi giải trí… Thị trường du lịch đã hình thành như vậy trong quátrình chuyển đổi tiền – hàng giữa khách du lịch và cơ sở kinh doanh
Từ đó ta có thể hiểu: “Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung,một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn
bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán; giữa cung, cầu và toàn bộ cácmối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực
du lịch” [Trích theo 4].
1.1.1.5 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chấttrên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách du lịch mộtkhoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và hài lòng
Nhìn từ góc độ khách du lịch, sản phẩm du lịch bao gồm tất cả những gìphục vụ cho chuyến đi từ khi dời đi đến khi trở lại Một chỗ ngồi trên máy bay,một phòng trong khách sạn mà khách sử dụng là một sản phẩm du lịch riêng lẻ.Một tuần nghỉ trên biển, một chuyến du lịch, một cuộc hội nghị là sản phẩm dulịch trọn gói tổng hợp
Theo Luật Du lịch: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để
thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [3].
Có thể tóm tắt sản phẩm du lịch bằng công thức sau:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch
Trang 121.1.1.6 Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái bắt nguồn từ những quan niệm về du lịch dựa vào tự nhiên,bảo vệ tự nhiên và thưởng ngoạn thiên nhiên Có rất nhiều các tên gọi và khái niệmđược đưa ra để thể hiện loại hình du lịch gắn với thiên nhiên, có liên quan và gầngũi về ý nghĩa với du lịch sinh thái như: du lịch tự nhiên, du lịch xanh, du lịch thânthiện với môi trường, du lịch có trách nhiệm, du lịch đạo đức,…
Theo Wood, 1991: “Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích đến các khu
tự nhiên nhằm hiểu biết về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa, quan tâm đếnviệc không làm thay đổi sự toàn vẹn của hệ sinh thái Đồng thời tạo ra những cơhội về kinh tế, ủng hộ bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và mang lại lợi
ích về tài chính cho nhân dân địa phương” [Trích theo 4].
Theo Buckley, 1994 đã tổng quan các định nghĩa và mô tả như sau: “Chỉ
có du lịch dựa vào tự nhiên, được sự quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáodục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái” Trong đó, yếu tố bền vững
bao hàm cả nội dung phát triển cộng đồng [Trích theo 4].
Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế định nghĩa: “Du lịch sinh thái là việc đilại có trách nhiệm tới các khu thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải
thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [Trích theo 4].
Ở Việt Nam, định nghĩa về Du lịch sinh thái được đưa ra trong Luật Dulịch Việt Nam là: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắnvới bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển
bền vững” [3].
Về hình thức, du lịch sinh thái là loại hình tham quan, thám hiểm, hợp vớithị hiếu của du khách, những người ưa đến những nơi môi trường còn tương đốinguyên vẹn, các vùng tự nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệsinh thái tự nhiên và nền văn hóa bản địa độc đáo, du lịch sinh thái làm thức dậymỗi du khách tình yêu và trách nghiệm bảo tồn đối với tự nhiên và cộng đồng
[Trích theo 4].
Trang 13Về mục tiêu, khác với các loại hình du lịch khác, du lịch sinh thái có một
sứ mệnh cao cả là nhằm tới sự phát triển bền vững Điều đó có nghĩa là pháttriển du lịch sinh thái đích thực phải đảm bảo mang lại hiệu quả cả về kinh tế, xã
hội và môi trường [Trích theo 4].
1.1.1.7 Du lịch tâm linh
Tâm linh thường gắn liền với yếu tố “thiêng” Du lịch tâm linh là việcthỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi trường tự nhiên, xã hội và giao tiếp với thầnlinh tâm linh, hưởng thụ sinh hoạt văn hóa… làm cho con người gần gũi với tựnhiên hơn Mô hình du lịch này hiện đang rất phát triển tại nhiều nước trên thếgiới như Italia, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ…
Du lịch tâm linh bao hàm cả hành trình tìm kiếm các giá trị văn hóatruyền thống lẫn tìm lại chính mình Với khách du lịch, các thánh tích, Phật tích
là những nơi giác ngộ, nơi có thể trao tặng cho họ các thông điệp tuyệt vời, chứađựng sự hòa hợp giữa con người với thế giới thông qua khóa tu thiền tại chỗ.Theo Cựu tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam: “Du lịch tâm linh cónghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết…”
Tại Việt Nam, khái niệm du lịch tâm linh đã và đang tiếp tục được pháttriển Các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng cả nước có thể kể tên như: ĐềnHùng (Phú Thọ, )Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Phủ Dầy(Nam Định), chùa Từ Đàm (Huế)… Cả nước hiện có hơn 44.000 địa danh, danhthắng và di tích lịch sử, trong đó hơn một nửa là nơi có thể khai thác mô hình dulịch tâm linh
Nếu như du lịch tâm linh ở các nước trên thế giới gắn liền với du lịch tôngiáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổtiên Tục thờ cúng tổ tiên vốn có từ lâu đời, đặc biệt trong những năm gần đây,chùa chiền, đền, miếu là tâm điểm thu hút khách hành hương và du khách nướcngoài Mặc dù chưa có khái niệm du lịch tâm linh nhưng đối với nhiều người
Trang 14Việt Nam, việc đi lễ chùa như một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng,với mong muốn những điều tốt đẹp cho gia đình.
Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảotồn tín ngưỡng Việt Nam: “Phát triển du lịch tâm linh chính là khai thác yếu tốtruyền thống với tầm phát triển cao hơn Trong bối cảnh kinh tế thị trường, việcđầu tư cho du lịch tâm linh phải đề cao chất lượng, hình thức phục vụ, vừa đạtđược nhu cầu thưởng thức tự nhiên của du khách, vừa thu được lợi nhuận, tạocông ăn việc làm cho người dân bản địa”
1.1.1.8 Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai [3].
1.1.1.9 Môi trường du lịch
Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn
nơi diễn ra các hoạt đông du lịch [3].
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch
vị trí khó khăn thì địa tô thấp
Yếu tố quyết định của vị trí địa lý đối với hoạt động du lịch là điểm dulịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du lịch đếncác nguồn gửi khách du lịch ngắn
Vì vậy, khi phân tích, đánh giá vai trò của vị trí địa lý đối với việc pháttriển các ngành kinh tế cần đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với cácyếu tố khác
Trang 151.1.2.2 Tài nguyên du lịch
“Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt.Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành dulịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế
của hoạt động dịch vụ” [17].
Có thể nói tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố quan trọng nhấtquyết định việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia,
nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch
Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng, song có thể chia thành
2 loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
a Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình: Đặc điểm địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình góp phần
tạo nên vẻ đẹp và sự đa dạng của cảnh quan du lịch, tạo nên sự hấp dẫn đối vớikhách du lịch Địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo thì sức hấp dẫncàng cao
- Miền núi: Địa hình miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch vì:
+ Do địa hình chia cắt, tạo nên sự tương phản cho nên miền núi có nhiềuphong cảnh đẹp và đa dạng
+ Khí hậu mát mẻ, do chịu tác động của quy luật giảm nhiệt theo độ cao.+ Nhiều suối, thác nước, hang động
+ Miền núi là nơi sinh sống của nhiều sinh vật hoang dã, tập trung nhiềuvườn quốc gia, có tính đa dạng sinh học cao Mặt khác đây là nơi sinh sống củacác dân tộc ít người với nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, rất thích hợp
để tổ chức loại hình du lịch sinh thái
+ Địa hình, khí hậu, động – thực vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp,
có thể tổ chức nhiều loại du lịch ngắn và dài ngày khác nhau
Trang 16Ở Việt Nam, nhiều khu vực núi có độ cao khoảng 1.500m, từ cuối thế kỉXIX, đầu thế kỉ XX đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng: Mẫu Sơn, Sa Pa, TamĐảo, Ba Vì, Đà Lạt…
Trong dạng địa hình miền núi, được quan tâm nhiều đối với du lịch là cácdạng hang động Karst Các cảnh quan thiên nhiên của hang động đá vôi rất hấpdẫn khách du lịch Chúng được coi là một nguồn tài nguyên đặc biệt, là loạihàng hóa tự nhiên cơ thể sinh lợi dễ dàng Hiện nay trên thế giới có khoảng 650hang động đã được sử dụng phục vụ du lịch và thu hút khoảng 15 triệu khách dulịch mỗi năm Nổi bật là hệ thống hang Flint Mammauth ở Hoa Kỳ, hangOptimisticeskaya ở Ucraina, hang Oescau Jecau Bernard ở Pháp,… Ở Việt Nam,nổi tiếng nhất là Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Bình
- Đồng bằng: Địa hình đơn điệu, tuy nhiên kết hợp với sông, hồ, ao, kênh
rạch, tài nguyên sinh vật nuôi trồng cũng tạo nên những phong cảnh đồng quêyên ả, nên thơ đó là tài nguyên du lịch Ngoài ra, địa hình đồng bằng, còn thuậnlợi cho việc cơ trú của con người từ lâu, vì vậy ở đây có nhiều di tích văn hóa –lịch sử, nhiều đô thị, cho nên cũng là nơi thu hút nhiều du khách, đặc biệt là đốivới loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái ngắn ngày hoặc cuối ngày
Khí hậu: Khí hậu rất quan trọng trong hoạt động du lịch, nó là một nhân
tố quyết định mức hấp dẫn của địa bàn đối với khách du lịch, là nguyên nhânchính làm nên tính mùa trong du lịch Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: gió, bão,gió mùa, gió phơn, lũ lụt, mùa mưa… ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch
Tài nguyên khí hậu phục vụ du lịch là tổng hợp các yếu tố: nhiệt độ,lượng mưa, độ ẩm, gió, ánh nắng mặt trời…
Các nhà khí hậu học đã xây dựng các chỉ tiêu sinh khí hậu để xác địnhmức độ thích nghi của khí hậu đối với con người Dựa trên các chỉ tiêu nàyngành du lịch khai thác tài nguyên khí hậu thích hợp cho từng loại hình du lịchnhất định ỏ mỗi khu vực
Trang 17Nói chung những điểm du lịch có khí hậu ôn hòa, không quá nóng, quálạnh, quá ẩm, quá khô hay quá nhiều gió… thường thu hút được nhiều khách dulịch Tuy nhiên, mỗi loại du lịch đòi hỏi khí hậu khác nhau.
Tài nguyên nước: Nước mặt là nhân tố tạo cảnh quan, có giá trị đặc biệt
trong du lịch, nhất là các hồ, dòng sông, thác nước… Theo quan niệm phươngĐông, khi xây dựng công trình cần theo phong thủy trong Kinh dịch, vì thế các
hồ, sông, suối rất cần thiết khi xây dựng các di sản lịch sử - văn hóa, tạo ra cácdanh lam thắng cảnh Nước mặt còn có tác dụng gián tiếp qua các thành phầnkhác ven bờ, các bãi biển hoặc bãi ven hồ khí hậu mát mẻ, có thể sử dụng đểtắm, dạo chơi, hoạt động thể thao
Nước khoáng: Nhờ các nguyên tố hóa học, các khí và nguyên tố phóngxạ…hoặc một số tính chất vật lí như nhiệt độ và độ pH…có tác dụng đến sinh lícon người, có ý nghĩa đối với du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng và chữa bệnh
Nguồn nước khoáng ở nước ta phong phú, có khoảng 400 nguồn nướckhoáng tự nhiên với nhiệt độ từ 270C – 1050C, thành phần hóa học từbicarbonate natri đến clorua natri với độ khoáng hóa cao
Tài nguyên động, thực vật: Tài nguyên sinh vật bao gồm thực vật, động
vật, các hệ sinh thái tự nhiên hay do con người nuôi trồng trên lục địa hay dướiđáy biển Tài nguyên này thường tập trung ở các vườn quốc gia, các khu dự trữsinh quyển, các khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường và các khu bảo tồn thiênnhiên dạng khác
Sinh vật tự nó là một tài nguyên du lịch hấp dẫn, có ý nghĩa lớn đối vớiphát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, vừa góp phần cùng thành phần tựnhiên khác tạo thành cảnh quan đẹp, vừa có vài trò tích cực trong bảo vệ môitrường trong lành Tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên, dù trên cạn hay dướinước, đều có đối tượng là động, thực vật
Để trở thành tài nguyên du lịch, động thực vật cần có các tiêu chí sau:+ Phong phú, độc đáo, điển hình
Trang 18+ Đặc hữu, quý hiếm
+ Có thể tiếp cận được, khu vực dễ đi lại, nhất là rừng gần thành phố
b Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con ngườitạo ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, được khai thác để phục vụ chocác hoạt động du lịch
Các tài nguyên du lịch nhân văn thường có ý nghĩa nhận thức hơn là giảitrí và thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyênnày, khách du lịch có thể hiểu được các đặc trưng cơ bản về văn hóa của dântộc, địa phương nơi mình đến
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử - văn hóa, các lễhội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học và các đối tượng văn hóa, thể thaocùng với hoạt động nhận thức khác
Di tích lịch sử - văn hóa: Trong cuốn “Địa lý du lịch” do PTS Nguyễn
Minh Tuệ chủ biên, xuất bản năm 1996 đã định nghĩa: “Di tích lịch sử - văn hóa
là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trịđiển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong
Đối với việc đánh giá các di tích phục vụ cho mục đích du lịch cần quantâm đến 4 tiêu chí: số lượng di tích, mật độ di tích, số di tích được xếp hạng và
số di tích đặc biệt quan trọng
Trang 19Lễ hội: Các lễ hội là tài nguyên nhân văn quan trọng, vì lễ hội rất đa dạng
và phong phú, là quốc hồn, quốc túy của mỗi quốc gia, là giá trị văn hóa của mỗiđịa phương, thu hút nhiều người tham gia, hấp dẫn nhiều du khách
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống: Đây là những đặc trưng riêng
của các nền văn hóa, có sức hấp dẫn lớn với du khách vì nơi đây thường tạo racác sản phẩm độc đáo, không chỉ thể hiện tài khéo léo của người dân lao động,
mà còn thể hiện tư duy triết học, tâm tư, tình cảm của con người
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi một dân tộc có quá trình
phát triển và địa bàn sinh sống khác nhau, từ đó hình thành đặc điểm văn hóa,phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng
Các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiếntrúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dântộc… chính là sức hút trong du lịch dân tộc học
Việt Nam với 54 dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạtđộng văn hóa văn nghệ đặc sắc, những làng nghề truyền thống, nghệ thuật ẩmthực phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, đó là tài nguyên du lịch rất giá trị để tổchức những tuor du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu
Ngoài ra, còn có những tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể khácnhư: làng nghề thủ công, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, thơ ca văn học, vănhóa ứng xử, phong tục tập quán, các đối tượng dân tộc học, các sự kiện vănhóa thể thao,…
Các đối tượng văn hóa, thể thao và các hoạt động nhận thức khác: như
các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, các bảo tàng, cáctrung tâm thi đấu thể thao lớn… có tác dụng thu hút khách du lịch với mục đíchtham quan, nghiên cứu
1.1.2.3 Dân cư và lao động
Dân cư là nhân tố quan trọng đối với hoạt động du lịch: vừa là lực lượngsản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ gắn với nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch
Trang 20Dân số càng đông, lực lượng tham gia càng nhiều thì du lịch càng có điềukiện phát triển Trong quy hoạch tổng thể để phát triển lãnh thổ du lịch cần phân tích:
+ Các đặc điểm của dân cư: nhân khẩu, cấu trúc, mật độ, thành phần dân tộc+ Kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi, sự gia tăng dân số, sự pháttriển đô thị hóa và tỷ lệ dân đô thị
1.1.2.4 Sự bùng nổ khoa học kĩ thuật và phát triển của các ngành kinh tế
Sự bùng nổ cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp phát triển và tựđộng hóa quá trình sản xuất là những nguyên nhân vừa trực tiếp vừa gián tiếpcho việc phát triển du lịch Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vậntải và dịch vụ phát triển tạo điều kiện nhiều mặt cho du lịch phát triển
1.1.2.5 Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa, kéo dài tuổi thọ … là những nguyênnhân của nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Đô thị hóa tạo nên lối sống đặc biệt, lối sống “thành thị” Quá trình đô thịhóa tạo điều kiện thay đổi đời sống vật chất và văn hóa cho con người theohướng tích cực Tuy nhiên quá trình này còn dẫn tới sự thay đổi điều kiện tựnhiên, tách con người ra khỏi thiên nhiên bao quanh, làm thay đổi khí hậu, ônhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của con người.Mật độ dân số cao, lượng thông tin quá nhiều, tần số tiếp xúc lớn, giao thôngách tắc…là những nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh, bệnh stress
Các nghiên cứu cho thấy cư dân tại các đô thị và các khu có mật độ tậptrung cao, nhu cầu du lịch cao hơn nhiều so với nông thôn Họ muốn đến nhữngnơi có môi trường trong lành, yên tĩnh để nghỉ dưỡng, thư giãn nhằm phục hồisức khỏe thể chất và tinh thần
Cần nghiên cứu nhu cầu nghỉ ngơi để có kế hoạch phát triển ngành du lịch
1.1.2.6 Thời gian rỗi
Được sự trợ giúp của máy móc, năng suất lao động tăng cao, con người cóthể hoàn thành khối lượng các công việc sản xuất, phục vụ một cách nhanhchóng và phần thời gian còn lại dành cho du lịch, nghỉ ngơi
Trang 21Hiện nay thời gian làm việc giảm, ở nhiều nước trong đó có Việt Namquy định mỗi tuần chỉ làm việc 5 ngày, mỗi năm có số ngày nghỉ tổng cộng cóthể đạt 120 – 130 ngày Mặt khác, xã hội đang phát triển các ngành dịch vụ, sảnxuất nhiều máy móc phục vụ trong đời sống và công việc gia đình, nội trợ nhưmáy giặt, thức ăn chế biến sẵn, máy móc hỗ trợ khác… cho nên con người càngngày càng có nhiều thời gian hơn để đi du lịch.
1.1.2.7 Cơ quan điều khiển và lực lượng lao động du lịch
Tổ chức quản lý nhà nước và nguồn lao động du lịch là nguồn tài nguyêngiữ vai trò quan trọng và mang tính quyết định của sự phát triển du lịch mỗiquốc gia, mỗi địa phương
Ở các địa phương, các quốc gia có bộ máy quản lý nhà nước du lịch hoànhảo, chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất làm việc tốt, làm việc hiệu quả thìngành du lịch phát triển tốt
Số lượng, chất lượng, phẩm chất của con người lao động trong ngành dulịch cũng rất quan trọng, họ quyết định đẳng cấp của sản phẩm du lịch và thu hútcủa khách du lịch
Chính vì điều đó mỗi quốc gia và mỗi địa phương cần có chiến lược pháttriển, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực phù hợp, đứng đắn để phát triển du lịch
1.1.2.8 Các hoạt động makerting du lịch
Do đặc điểm sản phẩm du lịch thường không thể trưng bày, vận chuyểnđến nơi nguời tiêu dùng, mà công tác marketing du lịch đóng một vai trò quantrọng để giới thiệu cho khách du lịch biết được thông tin để lựa chọn nơi đến vàcác nhà kinh doanh biết để họ quyết định địa điểm đầu tư
Hoạt động marketing có thể nói là cầu nối giữa khách, nhà đầu tư và địabàn du lịch, cung cấp cho khách và nhà đầu tư du lịch những thông tin về tàinguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,các dịch vụ du lịch, giá cả, môi trường du lịch…
Trang 22Những nước có nền du lịch phát triển tốt thường trích khoảng 6 – 8%doanh thu du lịch để xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch.
+ Đảm bảo sự di chuyển của con người trong quá trình du lịch
+ Tạo điều kiện khai thác sớm và có hiệu quả các tài nguyên du lịch
+ Du lịch có điều kiện trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội
Ở các nước phát triển, các nước mới phát triển hệ thống giao thông đồng
bộ, hệ thống thông tin hiện đại, đã tạo ra tiện ích, rút ngắn khoảng cách vềkhông gian, giảm giá thành sản phẩm cho du khách Đây là những điều kiệnthuận lợi, hấp dẫn du khách và hoạt động kinh doanh du lịch
Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, hệ thống giao thông chưatốt làm hạn chế việc khai thác tài nguyên du lịch và triển khai hoạt động du lịch
1.1.2.10 Các nhân tố chính trị, chính sách
Để phát triển du lịch, ngoài tài nguyên là cơ sở quan trọng, thì yếu tố conngười và cơ chế có ý nghĩa quyết định Một chính sách đúng đắn, phù hợp,thuận lợi cho việc phát triển du lịch mới có thể đưa ngành du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn mang lại hiệu quả cao
Các nước phát tiển du lịch tốt trên thế giới đều có chính sách phát triển dulịch đúng đắn Nước ta coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều chính sáchvăn bản pháp luật ra đời theo hướng càng ngày càng thông thoáng hơn, tạo hànhlang pháp lý để kiểm tra, giám sát, triển khai hoạt động du lịch Tuy nhiên cácchính sách này cần luôn được điều chỉnh thích ứng để thúc đẩy hoạt động dulịch phát triển
Trang 23Ngành du lịch là ngành mang tính chất quốc tế hóa cao, cần có sự liên kếtcác nước, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc Không thể phát triển du lịch trongmột nước, một khu vực mà tình hình an ninh chính trị thiếu ổn định.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Về sơ sở thực tiễn, khóa luận đề cập tới sự phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.Vĩnh Phúc được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Tam Đảo – một nguồn tàinguyên thiên nhiên phong phú, có hệ động thực vật rừng quý hiếm có giá trị kinh
tế cao, vừa phục vụ cho nghiên cứu khoa học vừa có điều kiện để phát triển loạihình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Khu du lịch Tam Đảo I được đánh giá là nơinghỉ dưỡng hấp dẫn cho du khách Khu du lịch Tam Đảo II trong tương lai sẽđược đầu tư thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế, mở ra nhiều triển vọng tốt cho pháttriển du lịch
Vĩnh Phúc cũng có nhiều tiềm năng du lịch tâm linh chứa đựng tính nhânvăn, cả văn hóa vật thể và phi vật thể với hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa, căn
cứ địa cách mạng Theo thống kê của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tính đếnnăm 2013, toàn tỉnh có 967 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 92 di tích đượcxếp hạng quốc gia, 208 di tích được tỉnh xếp hạng Đến Vĩnh Phúc, không thểkhông biết đến Khu Di tích danh thắng Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm TâyThiên, thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức Ngoài ra, còn có đề thờ Tả tướng quốcTrần Nguyên Hãn, tháp Bình Sơn – chùa Vĩnh Khánh, chà Hà Tiên, cụm đìnhHương Canh, đình Thổ Tang, Khu di tích khảo cổ học Đồng Đậu,…các lễ hộitruyền thống (lễ hội Tây Thiên, lễ hội Chọi trâu, lễ hội đền Thính…), các lànđiệu dân ca, dân vũ độc đáo (hát Trống Quân, hát Sọong cô, hát Sịnh ca…) vàcác sản phẩm thủ công, làng nghề truyền thống (làng gốm Hương Canh, làngmộc Thanh Lãng, làng rắn Vĩnh Sơn, làng Rèn Lý Nhân, nghề đá Hải Lựu…);trò chơi dân gian đặc sắc cùng nhiều món ăn đặc sản mang đậm màu sắc địaphương của Vĩnh Phúc cũng là sức hút du khách Bên cạnh đó, du lịch khám pháleo núi, du lịch đồng quê, du lịch gắn với các hình thức vui chơi giải trí đanghình thành và phát triển như đua ngựa, chơi Golf…hứa hẹn những tiềm năng
Trang 24phát triển ở ngành công nghiệp không khói ở Vĩnh Phúc Không chỉ thế, VĩnhPhúc cũng có hệ thống sông, hồ đa dạng, đã và đang được quy hoạch và đầu tưthành những khu, điểm du lịch như: Hồ Đại Lải (TX Phúc Yên), Hồ Bò Lạc,vườn cò Hải Lựu (Lập Thạch), Đầm Vạc (Vĩnh Yên), hồ Thanh Lanh, thác BảnLong (Tam Đảo), đầm Dưng (Vĩnh Tường)… vườn cò Hải Lựu, vườn cò ĐạoTrù,…là điểm du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hấp dẫn gắn liền vớinhững tour du lịch đồng quê.
Những năm gần đây, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh
có bước tăng trưởng vượt bậc, nhiều dự án đã đi vào hoạt động như: sân GolfTam Đảo, câu lạc bộ văn hóa – du lịch Trại ổi, một phần dự án du lịch Bắc đầmVạc Trong năm 2010, tổng số vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các dự án
du lịch trên địa bàn tỉnh là 55 triệu USD, trong giai đoạn 2011 – 2015 tổng sốvốn được nâng lên 106 triệu USD
Tính đến 30/6/2013, trên địa bàn toàn tỉnh có 214 cơ sở lưu trú với 3.528buồng đạt chuẩn (khách sạn 80, nhà nghỉ 134), trong đó có 42 khách sạn đạt tiêuchuẩn từ 1-4 sao như: khách sạn Melia, Hương Rừng, Hoàng Quy… Nếu nhưnăm 2005, lượng khách đến Vĩnh Phúc chỉ 986.000 lượt khách, trong đó có18.500 lượt khách quốc tế, danh thu du lịch đạt 358 tỷ đồng, thì đến năm 2013, 6tháng đầu năm đạt 1.008.049 lượt khách (trong đó quốc tế đạt 16.347 lượt,khách nội địa đạt 991.702 lượt) Doanh thu kinh doanh từ du lịch đạt khoảng
429 tỷ đồng Doanh thu du lịch tăng bình quân 12% - 15%/năm Lượng kháchquốc tế bình quân 17.500 lượt người/năm; khách du lịch nội địa tăng bình quân
14 – 16%/năm Kể từ ngày tái lập tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997 đến nay, ngành Dulịch Vĩnh Phúc đã từng bước khẳng định ví trí là ngành kinh tế tổng hợp quantrọng, rồi kinh tế mũi nhọn, một hướng chiến lược trong sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc Từ chỗ chưa có vị thế trong tỉnh, Du lịch VĩnhPhúc đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế, thiếtlập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các địa phương lân cận,các tỉnh có du lịch phát triển và các tổ chức du lịch quốc tế
Trang 25TIỂU KẾT
Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tếquốc dân Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm tới sự phát triểncủa ngành này Khóa luận này đã hệ thống một cách rõ ràng nhất những kháiniệm liên quan tới du lịch như: Du lịch, khách du lịch, tài nguyên du lịch, dulịch sinh thái, du lịch tâm linh…cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới sự pháttriển du lịch: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, dân cư và lao động, các nhân tốchính trị, chính sách Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triểnngành du lịch Tận dụng nguồn lực này, Vĩnh Phúc đã có những chủ trương,chính sách phát triển du lịch Vì vậy, số lượng khách và doanh thu du lịch ngàycàng tăng, đóng góp lớn vào ngân sách của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế Với cơ sở lí luận và thực tiễn phân tích trong chương này là những cơ sở
để phân tích những nhân tố ảnh hưởng và hiên trạng phát triển du lịch của huyệnTam Đảo trong những chương tiếp theo
Trang 26Chương 2:
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TAM ĐẢO
2.1 Giới thiệu về Tam Đảo
Tam Đảo là một huyện miền núi được thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm
2004, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của các huyện Lập Thạch, TamDương, Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên Huyện có tổng diện tích tự nhiên là23.589,9ha; có 9 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 8 xã, 1 thị trấn; có 6 xãthuộc vùng khó khăn, trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135của Chính phủ
Sau 10 năm thành lập được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp, tạo điều kiện của cáccấp, các ngành chức năng và sự phấn đấu nỗ lực của đảng bộ và nhân dân cácdân tộc trong huyện, kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển mới, tươngđối toàn diện trên các lĩnh vực Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, nếu nhưnăm 2004, giá trị sản xuất của huyện chỉ đạt hơn 70 tỷ thì năm 2013 đạt hơn 400
tỷ Tương tự thương mại – dịch vụ từ 34,02% năm 2004 tăng lên 48,51% năm
2013 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng trung bình trên 14% Các lĩnhvực văn hóa – xã hội tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư; đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, an ninh quốc phòng đượcđảm bảo, hệ thống chính trị ngày càng được củng cố
Về tự nhiên, Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh Thiên Thị, Thạch Bàn và PhùNghĩa nổi lên trên biển mây trắng trong dãy núi Tam Đảo Dãy Tam Đảo rộng
từ 10 – 15km, chạy dài trên 80km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam trên địa bàn
3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang
Tam Đảo có diện tích rất lớn chính vì vậy nó giữ vai trò quan trọng trongđiều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, bảo vệ môi trường sống cho một phầnđồng bằng Bắc Bộ trong đó bao gồm cả thủ đô Hà Nội
Trang 27Đầu thế kỉ XX, người Pháp đã chọn Tam Đảo xây dựng thành khu nghỉmát ở độ cao 950m so với mực nước biển với nhiều biệt thự kiểu dáng châu Âu.Khí hậu nơi đây mát mẻ, trong lành, mang sắc thái như vùng ôn đới.
Rừng Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu trữ sự đa dạng sinh họccao với rất nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu quý hiếm; là nơi dự trữ, bảo tồn
và phục hồi các nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, học tậpcho các nhà khoa học và sinh viên trong nước cũng như quốc tế Chính vì vậy,ngày 06/08/1996, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra quyết định số136/TTg phê duyệt xây dựng Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch của Tam Đảo
2.2.1 Vị trí địa lí
Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao (so mặt nước biển): Thiên Thị(1.375m), Thạch Bàn (1.388m) và Phù Nghĩa (1.400m) Dãy núi Tam Đảo kéodài trên 80km, với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc(1.592m) Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.589,9ha
Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giớicủa Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên Tam Đảo nằm trongkhoảng: 21020’B – 21033’B và 105029’Đ – 105041’Đ Với tọa độ địa lí trên, ranhgiới của huyện được giới hạn như sau:
+ Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên.+ Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương
+ Phía Tây giáp huyện Lập Thạch
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên
Với vị trí như vậy, Tam Đảo trở thành một khu du lịch hấp dẫn nằm trongvùng du lịch Bắc Bộ Đây là điều kiện để kết nối các tour, tuyến du lịch củahuyện với các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên nơi có các di tích lịch sử cáchmạng Lại gần các địa bàn giàu có về tiềm năng du lịch như: Quảng Ninh, BắcCạn, Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình,…
Trang 28Hơn nữa, Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố
Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng độngnhất cả nước, có sức lan tỏa lớn, nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng cuối tuần cao
đó là những điều kiện thuận lợi trong việc khai thác các tiềm năng du lịch và cáchoạt động kinh tế của huyện Bên cạnh đó, Tam Đảo cách sân bay quốc tế NộiBài 60km, đây là nơi vận chuyển hàng hóa, hành khách nhanh, chất lượng cao,
có tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua giáp với huyện đây là điều kiệnthuận lợi để thu hút khách quốc tế đến với Tam Đảo để phát triển du lịch nóiriêng và kinh tế xã hội nói chung của huyện
2.2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.2.1 Địa hình
Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính phía Tây Bắc của dãynúi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ Địa hình của Tam Đảo khá phứctạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi vensông. Vùng miền núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu doVQG Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý Diện tích còn lại bao gồm cácvùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng Các vùng của huyện chạydài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tựnhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong pháttriển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch
Dãy núi Tam Đảo có đặc điểm chung là đỉnh nhọn, sườn dốc, độ chia cắtsâu và dầy Chiều dài khối núi gần 80km, có trên 20 đỉnh cao từ 1.000m trở lên
so với mực nước biển Cao nhất là đỉnh Tam Đảo cao 1.592m nằm ở trung tâm
và là giao điểm của các đường ranh giới của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,Tuyên Quang Chiều ngang biến động trong khoảng 10 – 15km, bề ngang lạihẹp nên sườn dốc và chia cắt mạnh Độ dốc trung bình từ 260 – 350, nhiều nơi độdốc lớn hơn 350
Trang 29Dựa vào độ cao, độ dốc, địa mạo có thể phân chia dãy núi Tam Đảo thànhbốn kiểu địa hình chính:
+ Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông suối: độ cao tuyệt đối
<100m, độ dốc cấp I (<70) Phân bố dưới chân núi và ven sông suối
+ Đồi cao trung bình: độ cao tuyệt đối 100 – 400m Độ dốc cấp II (8 - 150)trở lên Phân bố xung quanh chân núi và tiếp giáp đồng bằng
+ Núi thấp: độ cao tuyệt đối 400 – 700m Độ dốc cấp III (16 – 260) Phân
bố giữa hai kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình
+ Núi trung bình: độ cao tuyệt đối 700 – 1.590m Độ dốc trên cấp III.Phân bố ở phần trên của khối núi Các đỉnh đều sắc nhọn
Tam Đảo với địa hình núi có giá trị về du lịch rất lớn Cũng giống nhưdãy Ba Vì có 3 đỉnh cao nhất thì Tam Đảo từ rất xa có thể nhận ra dãy núi với 3đỉnh cao là Thiên Thị, Thạch Bàn, Phù Nghĩa giống như 3 hòn đảo nổi bật giữabiển mây, xung quanh là những hòn núi thấp Trên cả ba ngọn núi, rừng xanh tốt
um tùm, rất nhiều cây gỗ quý
Đỉnh Thiên Thị ở phía đông nam, cao 1.375m, từ dưới nhìn lên thấy nhìnnhưng lên đến đỉnh lại thấy một khoảng bằng phẳng rải rác nhiều tảng đá lô nhô nhưnhững người trời đang xuống họp chợ, nên có tên Thiên Thị nghĩa là “Chợ Trời”
Đỉnh thứ hai cao 1.388m, trên đỉnh có có một tảng đá rất lớn, phẳng nhưmặt bàn nên được gọi là Thạch Bàn, nghĩa là “Bàn Đá” Từ đỉnh này, có thể đếnlàng Sơn để vãn cảnh Tây Thiên thờ Phật và vợ vua Hùng thứ 10
Đỉnh cao nhất 1.400m, có tên Phù Nghĩa tức là “Giúp việc nhà”, tên này
có người cho là Quận Hèo đặt khi đóng bản doanh trại ở núi này chống vui Lê,chúa Trịnh vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, cũng có người cho rằng do một viêntướng đời Trần tên Phù Nghĩa đã đến đây chiêu binh đóng trại Đỉnh còn có tên
là Rùng Rình, từ trung tâm khu nghỉ mát leo lên đỉnh Rùng Rình hết khoảng 3giờ đồng hồ Trước kia, người Pháp đã xếp đá làm đường lên đỉnh Trên đỉnhRùng Rình là kiểu rừng lùn độc đáo với những vành đai đỗ quyên nở hoa rất đẹpvào dịp tết
Trang 302.2.2.2 Khí hậu
Khí hậu Tam Đảo mang đầy đủ những nét của chế độ khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa Nhưng do đây là một dãy núi lớn, cao đồ sộ nên khí hậu của TamĐảo thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm vùng núi cao
Dựa vào số liệu quan trắc bình quân nhiều năm của các đài khí tượng Đại
Từ, Vĩnh Yên và trạm Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo), có thể rút ra những đặcđiểm khí hậu của Tam Đảo
Bảng 2.1: Số liệu khí tượng của các trạm trong vùng
Vĩnh Yên
Trạm Đại Từ
Trạm Tam Đảo
Nhiệt độ trung bình năm (0C) 23,7 22,9 18,0Nhiệt độ tối cao trung bình (0C) 41,5 41,3 33,1Nhiệt độ tối thấp trung bình (0C) 3,2 3,0 - 0,2Lượng mưa trung bình năm (mm) 1603,5 1906,2 2630,9
Số ngày có mưa trong năm (mm) 142,5 193,4 193,7Lượng mưa tối đa/ ngày (mm) 284,0 352,9 295,5
+ Sườn Tây có vũ lượng trên 1600mm/năm, vào loại trung bình SườnĐông có vũ lượng trên 1900mm/năm, vào loại nhiều Đó là sườn đón được giómang hơi ẩm thổi từ biển vào Trên đỉnh lượng mưa còn lên tới trên2.600mm/năm, vào loại mưa rất nhiều vì ngoài lượng mưa giống như vùng thấp
nó còn được hưởng lượng nước do mưa địa hình mang lại
Trang 31+ Tổng lượng mưa trong mùa hè và mùa thu rất cao (>90%) tổng lượng mưa
cả năm, mùa mưa kéo dài hơn 7 tháng (từ tháng 4 tới tháng 10) Về mùa đông vàmùa xuân, lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa năm
+ Số ngày mưa khá nhiều, sườn tây trên 140 ngày/ năm, sườn đông vàvùng đỉnh trên 190 ngày/năm
+ Cường độ mưa rất lớn, có nhiều trận mưa trên 350mm/ ngày
+ Tần suất xuất hiện những trận mưa to và rất to trong mùa mưa trên 20%,tập trung vào các tháng 6,7,8,9; cao nhất là vào các tháng 8 và 9 (đỉnh đều nằmtrong tháng 8), xói mòn và những trận lũ lớn đều tập trung vào những thời gian này
+ Do điều kiện địa hình, địa mạo đã chi phối mạnh mẽ đặc điểm khí hậutrong vùng nên nhiệt độ vùng thấp biến động từ 22,90C đến 23,70C, tháng lạnhnhất trên 150C (tháng 1), tháng nóng nhất trên 280C (tháng 7) Riêng vùng đỉnh
có nền nhiệt độ thấp hơn cả, bình quân 180C (tháng 1), nóng nhất 230C (tháng7) Vùng thấp số giờ nắng đều trên 1600 giờ/năm, lượng bức xạ dồi dào RiêngTam Đảo chỉ có 1200 giờ/năm vì thường có mây che phủ trong mùa xuân – hè
+ Đầu mùa đông thường có dạng thời tiết khô hanh, cộng với gió mùađông – bắc mạnh làm cho lượng bốc hơi tăng Sang xuân có mưa phùn làm giảmđáng kể lượng bốc hơi
+ Độ ẩm bình quân vùng thấp >80%, vùng cao >87% Mùa mưa, nhất làkhi có thời tiết mưa phùn độ ẩm lên tới trên 90%, nhưng mùa khô chỉ còn 70 –75%, cá biệt có ngày chỉ 6%, vì vậy thời tiết rất khô hanh, dễ gây ra cháy rừng
Chính sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với đồng bằng thấp vensông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt(các tiểu vùng về khí hậu, không trùng với địa giới hành chính cấp xã) Cụ thể:
+ Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn TamĐảo và các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù có khíhậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mùtạo cảnh quan đẹp Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới,tạo lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành cáckhu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè
Trang 32+ Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã MinhQuang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xãcòn lại Tiểu vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chítuyến vùng Đông Bắc Bắc Bộ Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 220C -
230C, độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85 - 86%, lượng mưa trung bình 2.570mm/năm và thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm
Tuy nhiên, Tam Đảo cũng chịu tác động của mưa bão; chế độ gió theomùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắcnên đã tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống
2.2.2.3 Rừng và hệ sinh thái
Sự đa dạng của rừng và các hệ sinh thái của Tam Đảo được thế hiện rõ nétnhất ở VQG Tam Đảo Tài nguyên sinh vật của VQG Tam Đảo rất đa dạng vớicác hệ động thực vật rất phong phú: khoảng 2.000 loài thực vật, 840 loài độngvật, nhiều loài đặc hữu và quý hiếm Chính sự đa dạng sinh học là giá trị to lớn
đã đưa Tam Đảo thành một trong những địa danh nổi tiếng được cả thế giới biếtđến trong nghiên cứu sinh học và có giá trị cho phát triển du lịch sinh thái
a Khu hệ thực vật
Đặc điểm chung và giá trị sử dụng
Do có sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng cộng với sự tácđộng của con người đã tạo ra các hoàn cảnh lập địa khác nhau Đây là nguyênnhân chính để tạo ra sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học
và đa dạng về loài của rừng Tam Đảo
Đặc điểm chung của thảm thực vật rừng Tam Đảo vẫn là nền thực vậtnhiệt đới với các cây họ Đậu, Dầu, Re, Xoan, Trám, Bò Hòn, Dâu Tằm chiếm
ưu thế với các cây thường gặp ở đai dưới 700m là: Vang, Sâng, Trám, Sau Sau,Chò nâu, De Gai,… Nhưng do có sự phân hóa về độ cao địa hình nên ở đây còn
có các loài thực vật á nhiệt đới ở độ cao trên 700m với các họ: Long não, Thích,
Đỗ Quyên chiếm ưu thế rõ rệt; đặc biệt trong đai này xuất hiện nhiều cây thuộcngành thực vật hạt trần thân gỗ mọc tự nhiên: Sam Bông, Pơ mu, Thông Yên
Tử, Kim Giao, Thông Tre,…
Trang 33Thực vật rừng Tam Đảo có giá trị sử dụng cao và đa dạng Các loài câynày được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau.
Bảng 2.2: Giá trị sử dụng của thực vật ở Tam Đảo
Sự đa dạng về thành phần loài
Theo GS TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn (Đại học khoa học tự nhiên - Đạihọc quốc gia Hà Nội) thì VQG Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật Đến naytổng hợp số liệu điều tra của Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (Trung tâm khoahọc tự nhiên và công nghệ quốc gia); Đại học khoa học tự nhiên (Đại học quốcgia Hà Nội); Đại học lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng và một số cơquan, tổ chức khác cho thấy đã thống kê được 904 cây có ích ở Tam Đảo thuộc
478 chi, 213 họ thuộc 5 ngành khác nhau
Trang 34Bảng 2.3: Sự đa dạng về thành phần loài VQG Tam Đảo
Trong các loài thực vật trên có 42 loài đặc hữu và 66 loài quý hiếm cần
được bảo tồn và bảo vệ như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), trà hoa dài (Camellia longicaudata), trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii), chuỳ hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim
tiền (Paris delavayi)
Các loài thực vật ở VQG Tam Đảo có nhiều loài cổ xưa, hiếm có như:
Dương xỉ thân gỗ (Cyathee Podophylla), các chi của thực vật Đại Tân Sinh có các họ: De (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Xoan (Meliaceae),… Một vài loài hoa
thường gặp chính ở Kỷ Đệ Tam như: Long não, Sau Sau,…
Nguyên nhân của sự đa dạng thực vật ở Tam Đảo là do Tam Đảo nằmtrong vùng Đông Bắc Việt Nam, là một trong những vùng có đa dạng cao vềthành phần loài thực vật Nằm trên đường di lưu và di cư của khu hệ Nam TrungHoa, Hoàng Liên Sơn, và Bắc Trung Bộ Mặt khác, dưới sự tác động của conngười, thành phần loài thực vật ở đây cũng có phần đa dạng hơn
Sự đa dạng về kiểu quần xã thực vật và phân bố
Theo kết quả điều tra cho thấy ở Tam Đảo có 8 loại rừng và thực bì khácnhau, mà mỗi kiểu rừng đó thường đại diện cho một loại hình lập địa và tươngứng có một tổ thành loài cây nhất định như sau:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này bao phủ phầnlớn dãy núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán Thực
Trang 35vật trong rừng phần lớn là những cây họ Dẻ, Long não, Trám, Xoan,… vớinhững cây thân gỗ cao từ 20 - 30 m Ngoài ra, còn có những cây thân gỗ nhỏ 8 –15m thuộc các loài trong họ Măng cụt, họ Na; hoặc cây bụi thấp 2 – 8m thuộc
họ Cà phê, Trúc Đào Các cây thân thảo cao dưới 2m, thuộc các họ Ráy, họHành và nhiều loại cây Dương xỉ Kiểu rừng này có những loài cây có giá trịkinh tế như: Chò chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (CinamomumItal), trường mật (Pavviesia annamensis) …
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân
bố từ độ cao 800m trở lên và trong quần hệ thực vật của kiểu rừng này khôngcòn các loài thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae) Thực vật ở đây gồm các loài trong
họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan(Magroliaceae), họ sau sau (Hamamelidocene) … Từ độ cao 1.000m trở lên xuấthiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: Thông nàng (Dacrycarpusimbrricatus), pơ mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolicy), kimgiao (Nageia fleuryi) … Trên các đỉnh núi thường gặp các loài: Đỗ quyên có khảnăng chịu được khí hậu khắc nghiệt và gió mạnh Dưới tán kiểu rừng nàythường có các loài như: Vầu đắng, sặt gai, các loài cây bụi thuộc họ cà phê(Rubiaceae), đơn nem (Myrsiraceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae) …
- Rừng lùn trên đỉnh núi: Là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanhmưa ẩm á nhiệt đới núi thấp mà thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗquyên (Ercaceae), họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ hồi (Illiciaceae), họthích (Aceraceae) … Kiểu rừng này xuất hiện ở các đỉnh núi cao khoảng 1.000mtrở lên
- Rừng tre nứa: ở VQG Tam Đảo rừng tre nứa không có nhiều (chỉ có 884ha) và thường phân bố ở độ cao trên 800 m, có các loài tiêu biểu là: Vầu, sặt gai
ở độ cao 500 - 800m là cây giang và dưới 500m là nứa
- Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác: Trước khi thành lập VQGTam Đảo, rừng ở đây chỉ được bảo vệ từ độ cao 400m trở lên, dưới 400m là
Trang 36rừng kinh tế, nên rừng ở đây các lâm trường đã khai thác gỗ với cường độ cao
và một phần diện tích ở đây được dân làm nương rẫy Ngày nay diện tích nàyđược bảo vệ phục hồi rừng với các loài cây: Dung (Symplocos SP), màng tang(Litsea cubeba), dền (Xylopia vielana), ba soi (Macarauga denticulata)
- Rừng trồng: Rừng trồng ở Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc, loài câychủ yếu của thời kỳ này là thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana), lim xanh(Erythropholenm fordii) Sau này được trồng thêm các loài: Bạch đàn, keo,thông Caribee và một số loài cây bản địa có nguồn gốc tại Tam Đảo
- Trảng cây bụi: Loại này thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khôhạn, nhiều ánh sáng, điển hình là: Thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật (Brideliatomentosa), thao kén (Helicteres SP), me rừng (Phyllanthus embrica)…
- Trảng cỏ: Loại này được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác,đất bị thoái hoá mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: Trảng cỏ cao, có chiềucao khoảng 2m và mọc thành từng bụi như: Lách (Saccharum spontaneum), cỏchít (Thysamolema maxima), cỏ lào (Chromolaena odorata) … Trảng cỏ thấp,gồm các loài cỏ thấp dưới 2m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác, điểnhình là cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), cỏ sâuróm (Setaria viridis)…
Nhìn chung hệ thực vật ở Tam Đảo khá phong phú và phân bố trên nhiềusinh cảnh khác nhau từ trảng cỏ, cây bụi đến các loài cây gỗ trên núi đất, núi đá.Chính sự đa dạng về thành phần loài và sự phân bố của chúng là một trongnhững tài nguyên hấp dẫn du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái
Bảo vệ đa dạng thực vật ở Tam Đảo
Hiện nay, ở VQG Tam Đảo đã phát hiện được 66 loài thực vật quý vàhiếm được xếp loại theo các mức độ nguy cơ bị tiêu diệt cần được bảo vệ
Trang 37Bảng 2.4: Mức độ nguy hiểm của các loài thực vât ở vQG Tam Đảo
Nhìn chung, các loài quý hiếm ở VQG Tam Đảo đang bị khai thác hoặc
có phạm vi hẹp nên có nhiều loài có nguy cơ bị tiêu diệt, một số loài có nguy cơ
bị đe dọa Vì vậy, cần có sự đầu tư thích đáng về mọi mặt để bảo vệ nguồn gencủa những loài thực vật quý hiếm này
b Hệ động vật
Đặc điểm chung và giá trị sử dụng
Cũng như hệ thực vật, hệ động vật của VQG Tam Đảo rất phong phú, đadạng, có nhiều loài đặc hữu tiêu biểu cho hệ động vật nhiệt đới của địa phương
và của Việt Nam
Tính chất nhiệt đới biểu hiện ở số lượng loài nhiều, sống xen kẽ nhưng sốlượng của mỗi cá thể loài ít Thành phần loài hơn hẳn các đới khác nhưng sốlượng cá thể lại nghèo Các loài động vật đặc trưng cho vùng nhiệt đới: cheocheo (Tragulus Javanicus), Cầy mực (Arctictis), Cu li lớn (Nyticebus coucang),Vượn (Hylobates)
Hệ động vật VQG Tam Đảo có sự phong phú về thành phần loài thuộcnhiều lớp như: Thú (Mamomalia), Chim (Aves), Bò sát (Reptilia), Ếch nhái(Amphibia), Côn trùng (Insceta) Trong mỗi lớp có số bộ, họ, loài phong phú và
đa dạng
Hệ động vật Tam Đảo còn có sự đa dạng cao về giá trị sử dụng Giá trịlớn nhất là giá trị về khoa học, có nhiều loài đặc hữu quý hiếm, nó trở thành nơibảo tồn nguồn gen rất quan trọng của Việt Nam Nhiều loài trở thành đối tượngnghiên cứu và thực nghiệm: Voọc đen má trắng, Voọc mũi hếch, Vượn đen, Cá
Trang 38cóc Tam Đảo,… Ngoài những giá trị khoa học, động vật ở Tam Đảo còn có giátrị cao về kinh tế Nhiều loài có xương, da, lông có giá trị xuất khẩu: Gấu, ngựa,vọoc, vượn, báo,… Nhiều loài động vật dược dùng làm dược liệu: Mật gấu, cácóc Tam Đảo, vẩy Tê tê, rắn các loại,… có nhiều loại chim, thú cảnh, nhiều loại
có màu sắc đẹp: Phượng hoàng đất, Gà lôi trắng, Công, Vàng anh,…
Sự đa dạng về thành phần loài
Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu
và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như: Delacour (1931),Osgood (1932), Bourret (1943) Sau năm 1954 các nhà khoa học Việt Nam đãbắt đầu thực hiện các nghiên cứu động vật tại Tam Đảo Tổng hợp các kết quảđiều tra, đã thống kê được 840 loài, thể hiện ở bảng:
Bảng 2.5: Đa dạng thành phần động vật VQG Tam Đảo
Trong số 840 loài động vật trên thì có 39 loài đặc hữu, gồm:
+ Những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở VQG Tam Đảo gồm 11 loài: Rắn sãi
angen (Amphiesma angeli); rắn dáo thái dương (Boiga multitempolaris); cá cóc Tam Đảo (Paramerotriton deloustali) và 8 loài côn trùng.
+ Những loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam có ở VQG Tam Đảo: 22 loài
và phân loài, trong đó: Chim có 9 loài; bò sát có 4 loài; ếch nhái có 3 loài; côntrùng có 6 loài
+ Những loài đặc hữu của Việt Nam , ở VQG Tam Đảo có 6 loài, trong đóchim 5 loài; ếch nhái 1 loài
Trang 39Trong số động vật ở Tam Đảo hiện có: 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽnguy cấp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa.
Với số thành phần phân loại như trên, so với các VQG khác như: Ba Bể, Ba
Vì, Cát Bà, Cúc Phương cho thấy thành phần loài (chỉ tính riêng bốn lớp Thú, Chim,
Bò sát, Ếch Nhái) ở VQG Tam Đảo phong phú nhất cả về số bộ, họ, loài
So với khu hệ thú, chim, bò sát, ếch nhái của Việt Nam thì khu hệ thú, bòsát, chim, ếch nhái của VQG Tam Đảo có số bộ 76,6%, số họ chiếm 66,2% và
số loài chiếm 35,4%
Qua những con số trên, chứng tỏ sự đa dạng và phong phú về thành phầnloài động vật của VQG Tam Đảo
Sự đa dạng về kiểu quần xã động vật và phân bố
Các kiểu quần xã động vật có quan hệ chặt chẽ với các kiểu quần xã thựcvật Các kiểu rừng là giá đỡ cho động vật Với 2 kiểu rừng chính là: kiểu rừngkín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm ánhiệt đới đã tạo nên sự đa dạng, phong phú cho giới động vật, với nhiều kiểuthực bì nên có nhiều thức ăn tạo điều kiện cho các loài động vật sinh sống ởnhiều tầng khác nhau, đỉnh tầng, tầng giữa hay tầng sát mặt đất Do cây cối rậmrạp nên có nhiều loài động vật sinh sống như: Khỉ mốc, Khỉ vàng, Vượn đen.Đây là những loài leo trèo giỏi Đây còn là môi trường thuận lợi cho các loàichim sinh sống: Vàng anh, Bách thanh, Gà lôi, Gà tiền, Sáo Những loài Vượn,Khỉ, Chim là những loài sống ở đỉnh tầng và tầng giữa Tầng sát mặt đất là nơi
cư trú của các loài thú: Báo, Sói đỏ, Cầy, Chuột và các loại bò sát như: Rắn,Trăn, Kì đà, Tắc kè…, ở các con suối là nơi cư trú của Cá Cóc Tam Đảo, RùaNúi, Ếch…
Chính sự đa dạng sinh học này đã hấp dẫn đối với nhiều nhà khoa học vàkhách du lịch thích khám phá Vì vậy, trong những năm gần đây ở Tam Đảo đãphát triển một loại hình du lịch khám phá rừng mới, đó là du lịch Trecking
Trang 40 Bảo vệ đa dạng động vật ở Tam Đảo
Tam Đảo là khu vực gặp gỡ của nhiều loài, nơi có nhiều nguồn gen vềđộng vật rất lớn, thể hiện ở vai trò quan trọng của Tam Đảo trong việc bảo tồnnhững loài đặc hữu, bảo tồn sự phong phú và đa dạng của giới động vật ở ViệtNam Tuy nhiên, cũng như nhiều VQG khác của Việt Nam, nhiều động vật ởTam Đảo đã bị khai thác, săn bắn bừa bãi, đặc biệt là những loài có giá trị kinh
tế như Hổ, Báo đã bị tiêu diệt cho đến nay không thấy xuất hiện Nhiều loàiđộng vật bị suy giảm về số lượng, nhất là với Voọc mũi hếch, Voọc má trắng,
Cá cóc Tam Đảo
Như vậy, VQG Tam Đảo là tài sản quý của quốc gia, có nhiều lợi ích chocộng đồng cư dân trong khu vực Vườn đem lại nhiều giá trị to lớn trong việcbảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học,cung cấp lâm sản, dược liệu Đồng thời Tam Đảo là khu vực có tính đa dạngsinh học cao với sự độc đáo của các loài đặc hữu, quý hiếm và vẻ nguyên sinhcủa các thảm rừng tự nhiên có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch sinh thái
2.2.2.4 Thủy văn
Trong khu vực có hai hệ thống sông chính, đó là sông Phó Đáy ở phía Tây(Tuyên Quang, Vĩnh Phúc) và sông Công ở phía đông (Thái Nguyên) Đườngphân thủy rõ rệt nhất của hai hệ thống sông này là đường nối các đỉnh núi suốt
Mỹ Khê ở cực nam đến Đèo Khế ở điểm cực bắc
Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống hai hệ thống sông này
có dạng chân rết khá dày đặc và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuốngchân núi Từ chân núi trở đi sông lại có dạng uốn khúc phức tạp trên mặt cánhđồng khá bằng phẳng, tương ứng với dạng địa hình nó đã tạo nên
Mật độ sông suối khá dày (trên 2km/km2), các suối có thung lũng hẹp, đáynhiều thác ghềnh, độ dốc lớn, khả năng điều tiết nước kém, chúng là kết quả củaquá trình xâm thực