Dân cư, lao động và tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 39 - 42)

b. Hệ động vật

2.2.3. Dân cư, lao động và tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.3.1. Dân cư và lao động

Theo kết quả thống kê ngày 31/12/2010, tổng dân số của huyện Tam Đảo là: 71.528 người thuộc 17.447 hộ, trong đó thành thị: 231 hộ, nơng thơn: 17.216 hộ.

Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em sinh sống, có các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Lào, Mường, Hoa, Mơng, Dao, Khơ me, trong đó hai dân tộc Kinh và Sán Dìu chiếm phần lớn dân số của huyện, các dân tộc khác (Lào, Mường, Hoa) chiếm một phần rất nhỏ. Phân theo cơ cấu dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 57,79%, dân tộc Sán Dìu chiếm 41,76%, các dân tộc khác chỉ chiếm 0,14%. Sau nhiều đời chung sống có sự giao thoa nhất định giữa các dân tộc đã tạo nên nhiều nét phong tục, tập quán, bản sắc đa dạng.

So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp với mật độ dân số trung bình là: 303 người/ km2. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thơn, xóm vùng ven núi của các xã vùng đồng bằng.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong huyện là 1,1%, cao nhất là 1,87% (xã Hợp Châu), thấp nhất là 1,03% (xã Tam Quan). Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên như vậy, hàng năm dân số trong vùng tăng thêm khoảng 800 người.

Dân số đông, quy mô dân số trẻ nên lực lượng lao động của huyện khá dồi dào. Số người trong độ tuổi lao động là 34.579 người. Tuy nhiên, chất lượng lao động còn thấp. Số người lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn (91,3% năm 2010). Lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào đội ngũ công chức cấp xã, huyện và viên chức các ngành giáo dục, y tế...

Bảng 2.7: Chất lượng nguồn lao động huyện Tam Đảo

Chất lượng nguồn lao động Năm 2010

Lao động chưa qua đào tạo 29.392

Cơng nhân kĩ thuật 2.974

Trình độ trung cấp 1.176

Cao đẳng, đại học trở lên 1.037

Tổng 34.579

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Đảo

Kinh tế của người dân Tam Đảo chủ yếu dựa vào nông nghiệp (52,6% số lao động hoạt động trong nơng nghiệp). Trong khi đó, bình qn đất nơng nghiệp trên đầu người chỉ đạt 0.077 ha. Ruộng đất ở đây lại manh mún, bạc màu. Vì vậy, chất lượng cuộc sống của dân cư trong huyện còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.3.2. Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng

Di tích lịch sử - văn hóa được hiểu như là “những cơng trình xây dựng, địa điểm, đồ vật tài liệu và các tác phẩm cổ có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác hoặc liên quan tới các sự kiện lịch sử, q trình phát triển văn hóa – xã hội”.

Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và danh thắng là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn hàng đầu, có sức thu hút cao đối với du khách.

a. Số lượng và chất lượng các di tích

Tam Đảo cịn có tiềm năng du lịch nhân văn lớn. Đây là huyện có hệ thống di tích tương đối dày đặc và phong phú. Tồn huyện có 107 di tích. Xét về loại hình bao gồm: 24 đình, 34 chùa, 28 đền, 7 miếu, 9 di tích lịch sử, 1 di tích lưu niệm Bác Hồ. Trong số đó có Khu di tích danh thắng Tây Thiên được xếp hạng cấp Quốc gia với 5 di tích lớn nhỏ; có 10 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Xét về quy mơ, đa phần các di tích ở Tam Đảo có tuy có quy mơ nhỏ, kiến trúc khơng q phức tạp cầu kỳ như các kiến trúc gỗ vùng đồng bằng nhưng giá trị của di tích cao, có ý nghĩa sâu sắc, có tính mở rộng, phổ biến, chứa đựng tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh, du lịch hồi niệm lịch sử lớn.

Hệ thống các di tích ở thị trấn Tam Đảo khơng nhiều và khá rải rác, quy mô nhỏ, nội dung và kiến trúc đơn giản. Xét theo tiêu chí và định nghĩa của Luật di sản văn hóa sẽ rất khó để phân loại. Tựu trung có hai dạng: Một là, các di tích

lịch sử cách mạng, lưu niệm danh nhân, ghi nhận những sự kiện trọng đại và có ý nghĩa trong lịch sử dân tộc nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.

Bảng 2.8: Các di tích lịch sử - văn hóa được Nhà nước và tỉnh xếp hạng ở Tam Đảo

STT Tên Xếp hạng Địa chỉ

1 Đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên Cấp Quốc gia Đại Đình

2 Đền Thõng Cấp Quốc gia Đại Đình

3 Đền Cậu Cấp Quốc gia Đại Đình

4 Đền Cơ Bé Cấp Quốc gia Đại Đình

5 Đền Cơ Chín Cấp Quốc gia Đại Đình

6 Đền bà Chúa Thượng Ngàn Cấp Tỉnh TT Tam Đảo

7 Đền Mẫu Sinh Cấp Tỉnh Đại Đình

8 Đình Ngị Cấp Tỉnh Đại Đình

9 Đền Mẫu Hóa Cấp Tỉnh Đại Đình

10 Đền Chân Suối Cấp Tỉnh Hồ Sơn

11 Đền Cả Cấp Tỉnh Tam Quan

12 Đền thờ Đức Thánh Trần Cấp Tỉnh TT Tam Đảo

13 Đình Làng Mạ Cấp Tỉnh Tam Quan

14 Đình Cửu Yên Cấp Tỉnh Hợp Châu

15 Đình Bồ Lý Cấp Tỉnh Bồ Lý

Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc b. Các lễ hội truyền thống

Tam Đảo có hệ thống di tích lịch sử văn hố và các lễ hội truyền thống nằm phân bố ở hầu khắp các địa phương trong huyện, hàng năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách đến thăm quan, vãn cảnh.

Bảng 2.9: Các lễ hội tiêu biểu ở Tam Đảo

STT Lễ hội Các hoạt động chính Địa điểm

1 Lễ hội đền Chân Suối Vật dân tộc, chọi gà, cờ tướng, kéo co… Xã Hồ Sơn2 Hội vật Làng Hà Thi vật của các đấu sĩ Làng Hà 2 Hội vật Làng Hà Thi vật của các đấu sĩ Làng Hà

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w