Lao động trong ngành du lịch

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 65 - 67)

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO

3.2.4.Lao động trong ngành du lịch

Nhân tố con người ln giữ vai trị quyết định trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia nói chung và đối với mỗi ngành kinh tế nói riêng. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của kinh tế du lịch đã tạo ra một nhu cầu rất lớn về việc sử dụng lao động phục vụ cho hoạt động du lịch. Điều này đã góp phần khơng nhỏ trong việc sắp xếp lại lao động, tạo công ăn việc làm cho số lượng lao động đang có xu hướng dư thừa, khắc phục tình trạng thất nghiệp ở nước ta.

Lao động của Tam Đảo có sự tăng nhanh về số lượng, kể cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động du lịch.

Bảng 3.8: Lao động trong ngành du lịch Tam Đảo

(Đơn vị: người)

Loại lao động 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Trực tiếp 280 300 350 450 525 625 735 805 875

Gián tiếp 20 20 38 50 80 65 65 70 80

Tổng số 300 320 388 500 605 690 800 875 955

Nguồn: Phịng Văn hóa, thơng tin huyện Tam Đảo

Năm 2005, lực lượng lao động trong ngành du lịch Tam Đảo còn nhỏ, chỉ 300 người, nhưng tới năm 2013, đã tăng lên 955 người, tăng 3,2 lần. Trong số đó, cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đều tăng.

Năm 2013, lao động trực tiếp trong ngành du lịch Tam Đảo chiếm 91,6% tổng số lao động, lao động gián tiếp chiếm 8,4%. Lao động gián tiếp tuy có số lượng thấp hơn lao động trực tiếp, song tốc độ tăng nhanh hơn. Năm 2005, chỉ chiếm 6,7% nhưng đến năm 2013 tăng lên 8,4%.

Cơ cấu lao động theo giới, lao động nữ nhiều hơn lao động nam và có xu hướng tăng nhanh hơn. Năm 2005, nữ giới chiếm 51,6% thì đến năm 2013 tăng lên 56,2%. Lao động nữ chủ yếu là lao động bàn, buồng, lễ tân.

3.2.4.2. Về chất lượng

Nguồn nhân lực của huyện hiện còn nhiều hạn chế. Một bộ phận cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Đa số những cán bộ này từ ngành quản lý khác chuyển sang nên chuyên môn về du lịch chưa nắm bắt được hoặc nắm bắt chưa sâu, chưa đáp ứng được tính chất yêu cầu công việc.

Bảng 3.9: Chất lượng đội ngũ lao động ngành du lịch Tam Đảo

(Đơn vị: người)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số lao động 300 320 388 500 605 690 800 875 955 Qua đào tạo 90 96 110 150 220 255 300 335 380 Chưa qua đào tạo 210 224 278 350 385 435 500 640 575

Nguồn: Phịng Văn hóa, thơng tin huyện Tam Đảo

Tỉ lệ lao động qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, năm 2005 chỉ chiếm 30%, còn lại chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao

lao động qua đào tạo tăng lên chiếm 39,8%. Tuy tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp nhưng tốc độ tăng nhanh hơn lực lượng lao động chưa qua đào tạo, từ 2005 – 2013 tăng trung bình 35,8%/ năm so với 19,3%.

Thực tế tại Tam Đảo, đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng cịn yếu về nghiệp vụ. Chỉ có một số đơn vị chuyển đổi hình thức sở hữu từ nhà nước sang cổ phần thì số nhân lực này có trình độ chun mơn. Nguồn nhân lực cịn lại phục vụ tại các nhà nghỉ nhỏ trên địa bàn hầu như chưa được qua đào tạo nào, làm việc theo tính chất thời vụ, các chủ doanh nghiệp này chưa quan tâm đến chất lượng phục vụ, cho nên thường lấy con em hay người nhà để giúp việc, mà chỉ mang tính chất dọn dẹp đơn thuần đơi khi cịn kiêm nhiệm nhiều việc, cho nên chất lượng phục vụ không cao, việc phục vụ mang tính chất gia đình, thiếu đi tính chun mơn nghiệp vụ. Do đó những cơ sở lưu trú này thường chỉ đón được khách nghỉ theo giờ, thời gian lưu trú của khách không nhiều.

Về nghiệp vụ buồng, bàn, bar: Chất lượng lao động đội ngũ buồng tại các cơ sở lưu trú hiện nay là phù hợp; tuy nhiên, chưa đáp ứng được các yêu cầu đối với các sản phẩm chất lượng cao. Đội ngũ cán bộ lao động tại các nhà hàng có nghiệp vụ nấu tốt, nhưng kỹ năng phục vụ chưa cao. Tam Đảo chưa có đội ngũ lao động chuyên nghiệp chất lượng cao phục vụ các quán bar, nhà hàng cao cấp.

Từ năm 2006 đến nay, được sự quan tâm đầu tư kinh phí của UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đã phối hợp với Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội mở tại Vĩnh Phúc một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch như: Lớp bồi dưỡng quản lý khách sạn, nhà hàng - Hội nhập kinh tế quốc tế cho đối tượng là Giám đốc, chủ cơ sở kinh doanh du lịch khách sạn; lớp buồng, bàn, bar cho đối tượng là nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn. Qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn trên đã giúp phần nào cho cán bộ công nhân viên làm việc trong các khách sạn, nhà hàng hiểu rõ và nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch, ý nghĩa vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện, đồng thời qua các lớp bồi dưỡng trình độ tay nghề của các cán bộ, cơng nhân viên đã được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 65 - 67)