HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO
3.2.2. Doanh thu du lịch
Triệu lượt người
Với đặc trưng của du lịch là hưởng thụ, tận hưởng nên theo xu thế chung, mức chi tiêu của du khách sẽ tăng lên. Sự tăng lên của số lượng khách kéo theo sự tăng nhanh về doanh thu ngành du lịch. Du lịch Tam Đảo khơng nằm ngồi quy luật chung đó. Hiện nay với sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, với việc nâng cao chất lượng phục vụ, doanh thu của ngành du lịch Tam Đảo trong những năm gần đây khơng ngừng gia tăng, đóng góp đáng kể cho ngân sách của tỉnh và góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế.
3.2.2.1. Doanh thu du lịch qua các năm
Trước năm 2005, thu nhập từ du lịch cịn q ít ỏi, trong giai đoạn này, do cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém, đời sống nhân dân còn thấp. Nền kinh tế chậm phát triển nên khách đi du lịch cịn ít, số lượng khách du lịch tới Tam Đảo cũng rất ít. Tuy nhiên, từ sau khi tái lập huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định xây dựng Tam Đảo thành huyện du lịch của tỉnh. Từ đó, huyện đầu tư xây dựng phát triển du lịch vùng với sự phát triển của nền kinh tế, khách du lịch tới Tam Đảo ngày càng đông, doanh thu du lịch cũng tăng lên đáng kể.
Bảng 3.4: Doanh thu từ ngành du lịch Tam Đảo
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh thu 81,2 86,1 126,3 160,0 289,8 298,5 274,9 280,0 299,0
Nguồn: Phịng Văn hóa, thơng tin huyện Tam Đảo
Biểu đồ 3.4: Doanh thu từ ngành du lịch Tam Đảo (2005 – 2013)
Doanh thu du lịch của Tam Đảo không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005, doanh thu mới đạt 81,2 tỷ đồng, nhưng tới năm 2010, doanh thu đã là 298,5 tỷ đồng, tăng trung bình 36,2 tỷ đồng/ năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 44,6%/ năm. Tới năm 2011, doanh thu du lịch có sự biến động nhẹ, do sự biến động của lượng khách tới Tam Đảo. Tuy nhiên, tới năm 2012 doanh thu bắt đầu tăng trở lại ổn định và đạt mức 299,0 tỷ đồng.
3.2.2.2. Cơ cấu doanh thu
Hầu hết, các điểm du lịch trên địa bàn huyện đều chưa bán vé tham quan. Doanh thu du lịch ở đây chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú, ăn uống và bán hàng hóa. Doanh thu từ dịch vụ thuê phòng chiếm 61,3%, doanh thu ăn uống chiếm 31,2%, doanh thu từ dịch vụ khác chỉ chiếm 7,5%.
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu doanh thu ngành du lịch Tam Đảo năm 2013
Doanh thu nội địa chiếm phần lớn tổng doanh thu vì khách du lịch đến Tam Đảo chủ yếu là nội địa. Khách nội địa đến Tam Đảo nhiều nhưng mức chi tiêu của khách du lịch thấp nên doanh thu từ khách nội địa khơng nhiều. Nguồn thu từ khách nước ngồi góp một tỷ lệ đáng kể (khoảng 40%). Tuy số lượng khách quốc tế thấp hơn nhiều so với khách nội địa nhưng mức chi tiêu của họ cao hơn rất nhiều.
Bảng 3.5: Chi tiêu trung bình mỗi ngày của khách du lịch tới Tam Đảo
(Đơn vị: USD)
Loại khách 2010 2011 2012 2013
Nội địa 15 20 20 22
Quốc tế 58 60 65 70
Nguồn: Phịng Văn hóa, thơng tin huyện Tam Đảo
Có thể nói, doanh thu du lịch của Tam Đảo vẫn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Một mặt do đối tượng du khách chủ yếu là học sinh, sinh viên, những người chưa làm ra tiền nên mức chi tiêu thấp. Mặt khác, do chất lượng du lịch chưa cao, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu du lịch.