Vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 52 - 54)

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO

3.1.2. Vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế huyện Tam Đảo

Huyện Tam Đảo được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Việc thành lập huyện Tam Đảo nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được xác định là huyện có tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung. Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh; sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự phấn đấu nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, kinh tế - xã hội trong huyện có bước phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực.

Sự phát triển của nền kinh tế biểu hiện trước hết ở sự gia tăng liên tục của giá trị sản xuất của huyện, từ 366,25 tỉ đồng năm 2005 lên 1.269,34 tỉ đồng năm 2010 và đến năm 2013 là 1.758,799 tỉ đồng, tăng trung bình 42,22%.

Kinh tế du lịch đã tạo động lực cho kinh tế - xã hội của huyện phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy các tiềm năng lợi thế.

Năm 2005 2006 2008 2010 2012 2013

Nông nghiệp 53,85 47,25 52,40 50,80 48,12 45,05 Công nghiệp 15,10 24,65 19,11 20,04 21,03 22,51

Dịch vụ 31,05 28,10 28,49 29,16 30,85 32,44

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Đảo

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế huyện Tam Đảo

Sự chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu ngành diễn ra chậm song vẫn theo xu hướng phát triển chung. Khu vực dịch vụ đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Tam Đảo. Trong khu vực dịch vụ, ngành du lịch chiếm một vị trí hết sức quan trọng, đây là ngành có sức tăng trưởng mạnh mẽ và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành dịch vụ của huyện. Năm 2005, doanh thu ngành du lịch đạt 81,20 tỉ đồng, chiếm 71,4% doanh thu khu vực dịch vụ và 22,2% tổng sản phẩm toàn huyện. Đến năm 2010, doanh thu ngành du lịch tăng lên 298,51 tỉ đồng, chiếm 81,7% doanh thu dịch vụ và 23,5% tổng sản phẩm tồn huyện.

Bên cạnh đó, kinh tế du lịch cũng góp phần quan trọng trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo trên địa bàn huyện (năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 24,67%, đến năm 2013 tỉ lệ này giảm còn 9,29%); ngành du lịch

của huyện đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho dân cư (riêng năm 2012 chiếm 20,6%).

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w