2.2.2.1. Địa hình
Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính phía Tây Bắc của dãy
núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sơng Cà Lồ. Địa hình của Tam Đảo khá phức
tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do VQG Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích cịn lại bao gồm các
vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng. Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch.
Dãy núi Tam Đảo có đặc điểm chung là đỉnh nhọn, sườn dốc, độ chia cắt sâu và dầy. Chiều dài khối núi gần 80km, có trên 20 đỉnh cao từ 1.000m trở lên so với mực nước biển. Cao nhất là đỉnh Tam Đảo cao 1.592m nằm ở trung tâm và là giao điểm của các đường ranh giới của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Chiều ngang biến động trong khoảng 10 – 15km, bề ngang lại hẹp nên sườn dốc và chia cắt mạnh. Độ dốc trung bình từ 260 – 350, nhiều nơi độ dốc lớn hơn 350.
Dựa vào độ cao, độ dốc, địa mạo có thể phân chia dãy núi Tam Đảo thành bốn kiểu địa hình chính:
+ Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông suối: độ cao tuyệt đối <100m, độ dốc cấp I (<70). Phân bố dưới chân núi và ven sông suối.
+ Đồi cao trung bình: độ cao tuyệt đối 100 – 400m. Độ dốc cấp II (8 - 150) trở lên. Phân bố xung quanh chân núi và tiếp giáp đồng bằng.
+ Núi thấp: độ cao tuyệt đối 400 – 700m. Độ dốc cấp III (16 – 260). Phân bố giữa hai kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình.
+ Núi trung bình: độ cao tuyệt đối 700 – 1.590m. Độ dốc trên cấp III. Phân bố ở phần trên của khối núi. Các đỉnh đều sắc nhọn.
Tam Đảo với địa hình núi có giá trị về du lịch rất lớn. Cũng giống như dãy Ba Vì có 3 đỉnh cao nhất thì Tam Đảo từ rất xa có thể nhận ra dãy núi với 3 đỉnh cao là Thiên Thị, Thạch Bàn, Phù Nghĩa giống như 3 hòn đảo nổi bật giữa biển mây, xung quanh là những hòn núi thấp. Trên cả ba ngọn núi, rừng xanh tốt um tùm, rất nhiều cây gỗ quý.
Đỉnh Thiên Thị ở phía đơng nam, cao 1.375m, từ dưới nhìn lên thấy nhìn nhưng lên đến đỉnh lại thấy một khoảng bằng phẳng rải rác nhiều tảng đá lô nhô như những người trời đang xuống họp chợ, nên có tên Thiên Thị nghĩa là “Chợ Trời”.
Đỉnh thứ hai cao 1.388m, trên đỉnh có có một tảng đá rất lớn, phẳng như mặt bàn nên được gọi là Thạch Bàn, nghĩa là “Bàn Đá”. Từ đỉnh này, có thể đến
Đỉnh cao nhất 1.400m, có tên Phù Nghĩa tức là “Giúp việc nhà”, tên này có người cho là Quận Hèo đặt khi đóng bản doanh trại ở núi này chống vui Lê, chúa Trịnh vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, cũng có người cho rằng do một viên tướng đời Trần tên Phù Nghĩa đã đến đây chiêu binh đóng trại. Đỉnh cịn có tên là Rùng Rình, từ trung tâm khu nghỉ mát leo lên đỉnh Rùng Rình hết khoảng 3 giờ đồng hồ. Trước kia, người Pháp đã xếp đá làm đường lên đỉnh. Trên đỉnh Rùng Rình là kiểu rừng lùn độc đáo với những vành đai đỗ quyên nở hoa rất đẹp vào dịp tết.
2.2.2.2. Khí hậu
Khí hậu Tam Đảo mang đầy đủ những nét của chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhưng do đây là một dãy núi lớn, cao đồ sộ nên khí hậu của Tam Đảo thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm vùng núi cao.
Dựa vào số liệu quan trắc bình quân nhiều năm của các đài khí tượng Đại Từ, Vĩnh Yên và trạm Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo), có thể rút ra những đặc điểm khí hậu của Tam Đảo.
Bảng 2.1: Số liệu khí tượng của các trạm trong vùng
Yếu tố Vĩnh YênTrạm Đại TừTrạm Tam ĐảoTrạm
Nhiệt độ trung bình năm (0C) 23,7 22,9 18,0 Nhiệt độ tối cao trung bình (0C) 41,5 41,3 33,1 Nhiệt độ tối thấp trung bình (0C) 3,2 3,0 - 0,2 Lượng mưa trung bình năm (mm) 1603,5 1906,2 2630,9 Số ngày có mưa trong năm (mm) 142,5 193,4 193,7 Lượng mưa tối đa/ ngày (mm) 284,0 352,9 295,5
Độ ẩm trung bình (%) 81 82 87
Độ cẩm cực tiểu (%) 14,0 16,0 6,0
Lượng bốc hơi nước (mm) 1040,1 985,5 561,5
Nguồn: [7]
Có thể nói rằng trạm Vĩnh Yên đặc trưng cho khí hậu sườn phía tây, trạm Đại Từ đặc trưng cho khí hậu sườn phía đơng, trạm Tam Đảo ở độ cao gần 900m trên mực nước biển đặc trưng cho khí hậu trên cao.
+ Sườn Tây có vũ lượng trên 1600mm/năm, vào loại trung bình. Sườn Đơng có vũ lượng trên 1900mm/năm, vào loại nhiều. Đó là sườn đón được gió mang hơi ẩm thổi từ biển vào. Trên đỉnh lượng mưa còn lên tới trên
2.600mm/năm, vào loại mưa rất nhiều vì ngồi lượng mưa giống như vùng thấp nó cịn được hưởng lượng nước do mưa địa hình mang lại.
+ Tổng lượng mưa trong mùa hè và mùa thu rất cao (>90%) tổng lượng mưa cả năm, mùa mưa kéo dài hơn 7 tháng (từ tháng 4 tới tháng 10). Về mùa đông và mùa xuân, lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa năm.
+ Số ngày mưa khá nhiều, sườn tây trên 140 ngày/ năm, sườn đông và vùng đỉnh trên 190 ngày/năm.
+ Cường độ mưa rất lớn, có nhiều trận mưa trên 350mm/ ngày.
+ Tần suất xuất hiện những trận mưa to và rất to trong mùa mưa trên 20%, tập trung vào các tháng 6,7,8,9; cao nhất là vào các tháng 8 và 9 (đỉnh đều nằm trong tháng 8), xói mịn và những trận lũ lớn đều tập trung vào những thời gian này.
+ Do điều kiện địa hình, địa mạo đã chi phối mạnh mẽ đặc điểm khí hậu trong vùng nên nhiệt độ vùng thấp biến động từ 22,90C đến 23,70C, tháng lạnh nhất trên 150C (tháng 1), tháng nóng nhất trên 280C (tháng 7). Riêng vùng đỉnh có nền nhiệt độ thấp hơn cả, bình quân 180C (tháng 1), nóng nhất 230C (tháng 7). Vùng thấp số giờ nắng đều trên 1600 giờ/năm, lượng bức xạ dồi dào. Riêng Tam Đảo chỉ có 1200 giờ/năm vì thường có mây che phủ trong mùa xuân – hè.
+ Đầu mùa đơng thường có dạng thời tiết khơ hanh, cộng với gió mùa đơng – bắc mạnh làm cho lượng bốc hơi tăng. Sang xuân có mưa phùn làm giảm đáng kể lượng bốc hơi.
+ Độ ẩm bình quân vùng thấp >80%, vùng cao >87%. Mùa mưa, nhất là khi có thời tiết mưa phùn độ ẩm lên tới trên 90%, nhưng mùa khơ chỉ cịn 70 – 75%, cá biệt có ngày chỉ 6%, vì vậy thời tiết rất khơ hanh, dễ gây ra cháy rừng.
Chính sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với đồng bằng thấp ven sơng nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt (các tiểu vùng về khí hậu, khơng trùng với địa giới hành chính cấp xã). Cụ thể:
+ Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù... có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan đẹp. Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ơn đới, tạo lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ơn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.
+ Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và tồn bộ diện tích của các xã cịn lại. Tiểu vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng Đơng Bắc Bắc Bộ. Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 220C -230C, độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85 - 86%, lượng mưa trung bình 2.570 mm/năm và thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm.
Tuy nhiên, Tam Đảo cũng chịu tác động của mưa bão; chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đơng Nam, mùa đơng chủ đạo là gió mùa Đơng Bắc nên đã tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống.
2.2.2.3. Rừng và hệ sinh thái
Sự đa dạng của rừng và các hệ sinh thái của Tam Đảo được thế hiện rõ nét nhất ở VQG Tam Đảo. Tài nguyên sinh vật của VQG Tam Đảo rất đa dạng với các hệ động thực vật rất phong phú: khoảng 2.000 loài thực vật, 840 loài động vật, nhiều lồi đặc hữu và q hiếm. Chính sự đa dạng sinh học là giá trị to lớn đã đưa Tam Đảo thành một trong những địa danh nổi tiếng được cả thế giới biết đến trong nghiên cứu sinh học và có giá trị cho phát triển du lịch sinh thái.
a. Khu hệ thực vật
Đặc điểm chung và giá trị sử dụng
Do có sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng cộng với sự tác động của con người đã tạo ra các hoàn cảnh lập địa khác nhau. Đây là nguyên nhân chính để tạo ra sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học và đa dạng về loài của rừng Tam Đảo.
Đặc điểm chung của thảm thực vật rừng Tam Đảo vẫn là nền thực vật nhiệt đới với các cây họ Đậu, Dầu, Re, Xoan, Trám, Bò Hòn, Dâu Tằm chiếm ưu thế với các cây thường gặp ở đai dưới 700m là: Vang, Sâng, Trám, Sau Sau, Chò nâu, De Gai,… Nhưng do có sự phân hóa về độ cao địa hình nên ở đây cịn có các lồi thực vật á nhiệt đới ở độ cao trên 700m với các họ: Long não, Thích, Đỗ Quyên chiếm ưu thế rõ rệt; đặc biệt trong đai này xuất hiện nhiều cây thuộc ngành thực vật hạt trần thân gỗ mọc tự nhiên: Sam Bông, Pơ mu, Thông Yên Tử, Kim Giao, Thơng Tre,…
Thực vật rừng Tam Đảo có giá trị sử dụng cao và đa dạng. Các loài cây này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau.
Nhóm Giá trị sử dụng Số lồi Tỷ lệ (%)
I Cây lấy gỗ 379 41,92
II Cây cho quả 25 2,76
III Cây cho sợi 20 2,21
IV Cây làm thuốc 311 34,40
V Cây cho tinh dầu 32 3,54
VI Cây làm rau ăn 30 3,32
VII Cây làm cảnh 102 11,28
VIII Cây cho tinh bột 5 0,55
Nguồn: [Trích theo 4]
Giá trị sử dụng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến thực vật rừng Tam Đảo trở thành đối tượng khai thác của nhân dân quanh vườn, đặc biệt với các loài thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế. Sự khai thác bừa bãi gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên của rừng, làm giảm chất lượng của rừng. Do đó, cần phải có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên quý giá này.
Sự đa dạng về thành phần lồi
Theo GS. TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn (Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội) thì VQG Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật. Đến nay tổng hợp số liệu điều tra của Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia); Đại học khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội); Đại học lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng và một số cơ quan, tổ chức khác cho thấy đã thống kê được 904 cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 5 ngành khác nhau.
Bảng 2.3: Sự đa dạng về thành phần loài VQG Tam Đảo
Ngành thực vật Số họ Số chi Số lồi Ngành Thơng đất 1 1 2 Ngành Dương xỉ 22 27 57 Ngành Hạt trần 7 7 12 Ngành Hạt kín 182 442 832 Ngành Hạt tháp bút 1 1 1 Nguồn: [7]
Trong các lồi thực vật trên có 42 lồi đặc hữu và 66 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), trà
hoa dài (Camellia longicaudata), trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii), chuỳ hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi)...
Các loài thực vật ở VQG Tam Đảo có nhiều lồi cổ xưa, hiếm có như: Dương xỉ thân gỗ (Cyathee Podophylla), các chi của thực vật Đại Tân Sinh có các họ: De (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Xoan (Meliaceae),… Một vài lồi hoa thường gặp chính ở Kỷ Đệ Tam như: Long não, Sau Sau,…
Nguyên nhân của sự đa dạng thực vật ở Tam Đảo là do Tam Đảo nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam, là một trong những vùng có đa dạng cao về thành phần loài thực vật. Nằm trên đường di lưu và di cư của khu hệ Nam Trung Hoa, Hoàng Liên Sơn, và Bắc Trung Bộ. Mặt khác, dưới sự tác động của con người, thành phần loài thực vật ở đây cũng có phần đa dạng hơn.
Sự đa dạng về kiểu quần xã thực vật và phân bố
Theo kết quả điều tra cho thấy ở Tam Đảo có 8 loại rừng và thực bì khác nhau, mà mỗi kiểu rừng đó thường đại diện cho một loại hình lập địa và tương ứng có một tổ thành lồi cây nhất định như sau:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán. Thực vật trong rừng phần lớn là những cây họ Dẻ, Long não, Trám, Xoan,… với những cây thân gỗ cao từ 20 - 30 m. Ngồi ra, cịn có những cây thân gỗ nhỏ 8 – 15m thuộc các loài trong họ Măng cụt, họ Na; hoặc cây bụi thấp 2 – 8m thuộc họ Cà phê, Trúc Đào. Các cây thân thảo cao dưới 2m, thuộc các họ Ráy, họ Hành và nhiều loại cây Dương xỉ. Kiểu rừng này có những lồi cây có giá trị kinh tế như: Chị chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomum Ital), trường mật (Pavviesia annamensis) …
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân bố từ độ cao 800m trở lên và trong quần hệ thực vật của kiểu rừng này khơng cịn các loài thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Thực vật ở đây gồm các loài trong họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan (Magroliaceae), họ sau sau (Hamamelidocene) … Từ độ cao 1.000m trở lên xuất
hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: Thông nàng (Dacrycarpus imbrricatus), pơ mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi) … Trên các đỉnh núi thường gặp các lồi: Đỗ qun có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt và gió mạnh. Dưới tán kiểu rừng này thường có các lồi như: Vầu đắng, sặt gai, các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), đơn nem (Myrsiraceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae) …
- Rừng lùn trên đỉnh núi: Là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp mà thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên (Ercaceae), họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ hồi (Illiciaceae), họ thích (Aceraceae) … Kiểu rừng này xuất hiện ở các đỉnh núi cao khoảng 1.000m trở lên.
- Rừng tre nứa: ở VQG Tam Đảo rừng tre nứa khơng có nhiều (chỉ có 884 ha) và thường phân bố ở độ cao trên 800 m, có các lồi tiêu biểu là: Vầu, sặt gai ở độ cao 500 - 800m là cây giang và dưới 500m là nứa.
- Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác: Trước khi thành lập VQG Tam Đảo, rừng ở đây chỉ được bảo vệ từ độ cao 400m trở lên, dưới 400m là rừng kinh tế, nên rừng ở đây các lâm trường đã khai thác gỗ với cường độ cao và một phần diện tích ở đây được dân làm nương rẫy. Ngày nay diện tích này được bảo vệ phục hồi rừng với các loài cây: Dung (Symplocos SP), màng tang (Litsea cubeba), dền (Xylopia vielana), ba soi (Macarauga denticulata)...
- Rừng trồng: Rừng trồng ở Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc, lồi cây chủ yếu của thời kỳ này là thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana), lim xanh (Erythropholenm fordii). Sau này được trồng thêm các loài: Bạch đàn, keo, thơng Caribee và một số lồi cây bản địa có nguồn gốc tại Tam Đảo.
- Trảng cây bụi: Loại này thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khơ hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là: Thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật (Bridelia