HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO
3.2.6. Thực trạng môi trường du lịc hở Tam Đảo
Thực tế, trong những năm qua lượng khách đến tham quan và du lịch tại Tam Đảo đã tăng lên đáng kể. Năm 2005, số lượng khách du lịch là 843,7 nghìn lượt khách thì đến năm 2013 là 1.300,0 nghìn lượt khách. Sự tăng trưởng này đã đem lại hiệu quả đáng kể về việc tăng nguồn thu cho ngân sách, mở rộng quan
hệ giao lưu, tăng thu nhập cho người lao động trong ngành và góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương ở những khu, điểm du lịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, một vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi các cấp, các ngành của địa phương quan tâm và tìm các biện pháp để giải quyết. Đó là “Làm thế nào gắn cơng tác bảo vệ môi trường với hoạt động kinh doanh du lịch, để du lịch Tam Đảo phát triển hiệu quả, đa dạng và bền vững”. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Hoạt động phát triển của du lịch cũng như sự phát triển của các hoạt động khác sẽ gây ra những tác động tích cực và tiêu cực.
Các tác động tích cực đó bao gồm:
- Du lịch góp phần khẳng định giá trị và bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
- Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thơng qua kiểm sốt chất lượng khơng khí, nước, đất, ơ nhiễm tiếng ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác thơng qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng, duy tu bảo dưỡng các cơng trình kiến trúc.
- Việc phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch được thiết kế tốt sẽ đề cao giá trị cảnh quan tự nhiên.
- Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường xá, hệ thống cấp thốt nước, xử lý chất thải, thơng tin liên lạc được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
- Sự hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương cũng được tăng lên thông qua việc trao đổi, học tập, phục vụ khách du lịch.
Bên cạnh đó các hoạt động của du lịch cũng có thể có những tác động tiêu cực đến mơi trường như:
- Du lịch là ngành tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt cao hơn cả nước sinh hoạt của người dân. Nếu như khơng có hệ thống thu gom, xử lý nước thải cho các khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống nguồn nước ngầm, thuỷ vực lân cận làm lây truyền nhiều loại dịch bệnh, ô nhiễm thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thuỷ sản.
- Hiện tượng vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của nhiều khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan mất cảnh quan, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
- Tuy được gọi là “Ngành cơng nghiệp khơng khói”, nhưng du lịch có thể gây ra ơ nhiễm khơng khí thơng qua phát xả khí thải, động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trục đường giao thơng chính, gây hại cho cây cối, động thực vật hoang dại và các cơng trình xây dựng bằng đá, bê tơng.
- Việc tiêu thụ năng lượng trong các khu du lịch thường kém hiệu quả và lãng phí.
- Tiếng ồn của phương tiện giao thông và khách du lịch có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác.
- Việc ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu, thơ kệch, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, bảo dưỡng kém đối với các cơng trình xây dựng và cảnh quan.
- Phát triển du lịch tự phát, lộn xộn là một trong những hoạt động gây tổn hại tới môi trường nhất.
- Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ làm nhiễu loạn sinh thái như: Tác động lên đất làm xói mịn, sạt lở, biến động nơi cư trú của các loài động thực vật tự nhiên do tiếng ồn, săn bắt…
Do các yếu tố nêu trên, buộc phải có một cách nhìn đúng đắn hơn về việc phát triển các hoạt động du lịch. Phát triển du lịch nhằm đạt hiệu quả cao là phải phát triển toàn diện, đa dạng, bền vững. Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hố, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.
Trên thực tế ở Tam Đảo trong những năm qua, ngành du lịch đã có những bước tiến đáng kể về mặt thu nhập kinh tế. Đã và đang tiến tới phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Nhưng cũng cịn nhiều vấn đề cần phải quan tâm để tìm ra các biện pháp tốt nhất, giải quyết nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát
triển. Một trong những tồn tại đó là vấn đề bảo vệ, duy trì chất lượng mơi trường. Nhiều điểm du lịch hiện nay tình hình cảnh quan, mơi trường bị xuống cấp.
Ví dụ như khu du lịch Tây Thiên vào mùa lễ hội, theo thống kê thì khách về lễ hội Tây Thiên năm 2005 là 250.000 lượt người, năm 2010 thu hút trên 500.000 lượt người. Trong những ngày cao điểm, có thể lên tới 10.000 lượt người/ngày, đã gây ra hiện tượng ách tắc ở những tuyến điểm tham quan. Mọi hoạt động trở lên quá tải, nhất là vấn đề về mơi trường. Nếu tính trung bình mỗi du khách một ngày đêm thải ra 0,5 chất thải thì lượng chất thải trong khu vực này mỗi ngày đêm ở thời kỳ cao điểm sẽ là khoảng 10m3 đến 15m3 rác thải. Đây là khối lượng không nhỏ, nhưng hiện nay mới chỉ có biện pháp xử lý có tính chất tình thế là thu gom, chơn lấp tại một nơi quy định. Vì vậy để xử lý triệt để rác thải, cần phải có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống tiêu huỷ rác với công nghệ sạch ngay tại những khu lễ hội hoặc tăng cường thêm nhân lực làm nhiệm vụ thu gom để xử lý tập trung. Bên cạnh đó, việc thiếu nước sinh hoạt cùng với các hoạt động kém ý thức của một bộ phận du khách đã làm cho cảnh quan môi trường và hệ sinh thái tại khu vực Tây Thiên suy giảm.
Tại các điểm tham quan du lịch khác ở Tam Đảo tuy có khác nhau về mức độ ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cảnh quan nhưng cũng cịn nhiều tồn tại khác cần khắc phục ngay.