Hiện trạng khách du lịch đến Tam Đảo

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 54 - 58)

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO

3.2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Tam Đảo

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế - xã hội, Tam Đảo đã có nhiều chính sách thiết thực, khuyến khích sự phát triển của ngành du lịch. Thực tế, những năm qua, khách du lịch đến Tam Đảo không ngừng tăng lên, cả về số lượng lẫn chất lượng. Hằng năm, du lịch Tam Đảo đón một lượng lớn du khách từ khắp mọi miền đất nước và từ các nước trên thế giới.

3.2.1.1. Về lượng khách

Trong 9 năm, từ năm 2005 đến năm 2013, số khách du lịch đến Tam Đảo tăng từ 843.700 lượt khách lên 1.300.000 lượt khách, trung bình tăng 6%/năm. Tuy nhiên vẫn có sự biến động, giai đoạn từ 2005 – 2010 tăng nhanh, trung bình tăng 8.5%. Đến năm 2011, lượng du khách giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhưng từ năm 2012, du khách tới Tam Đảo bắt đầu tăng lên nhanh.

Bảng 3.2: Hiện trạng khách du lịch đến Tam Đảo giai đoạn 2005 – 2013

(Đơn vị: nghìn lượt khách)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng lượt khách 843,7 895,0 919,9 1.200,0 1.233,0 1.272,0 1.027,0 1.200,0 1.300,0 Khách quốc tế 3,0 5,5 5,9 10,0 11,5 12,7 13,0 14,0 15,0 Khách nội địa 840,7 889,5 914,0 1.190,0 1.221,5 1.259,3 1.014,7 1.186,0 1.285,0

Nguồn: Phịng Văn hóa, thơng tin huyện Tam Đảo

Biểu đồ 3.2: Hiện trạng khách du lịch đến Tam Đảo

3.2.1.2. Cơ cấu nguồn khách

Cơ cấu nguồn khách tới Tam Đảo bao gồm: khách nội địa và khách quốc tế.

Bảng 3.3: Cơ cấu khách du lịch đến Tam Đảo (Đơn vị: %) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng lượt khách 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100, 0 100,0 100,0 Khách quốc tế 0,36 0,61 0,64 0,83 0,93 1,00 1,27 1,17 1,15 Khách nội địa 99,64 99,39 99,36 99,17 99,07 99,00 98,7 3 98,83 98,85

Nguồn: Phòng Văn hóa, thơng tin huyện Tam Đảo

 Khách quốc tế

Số liệu thống kê của ngành du lịch những năm qua cho thấy lượng khách quốc tế đến Tam Đảo tuy khơng lớn nhưng có sự tăng trưởng đều và ổn định, tăng trung bình 44,4%/ năm. Điều đó cũng có nghĩa rằng, trong tương lai gần thị trường khách quốc tế sẽ đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của du lịchTam Đảo.

Số khách quốc tế đến Tam Đảo trung bình hàng năm chiếm 40% số khách quốc tế tới Vĩnh Phúc.

Khách quốc tế đến huyện chủ yếu là khách đến từ các nước Đông Nam Á (58%), Bắc Mĩ (17%), còn lại chủ yếu là các quốc tịch khác (25%).

Khách quốc tế đến chủ yếu với mục đích du lịch – nghỉ dưỡng thuần túy (chiếm 45,5%). Với mục đích nghiên cứu, học tập, tham quan có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

 Khách nội địa

Khách du lịch nội địa vẫn là nguồn khách chủ yếu của huyện, trung bình hàng năm chiếm trên 99% tổng lượng khách đến. Khách nội địa đến ngày một nhiều hơn do điều kiện đi lại thuận tiện, gần Hà Nội.

Nguyên nhân một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân trong tỉnh và cả nước, đặc biệt là từ Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận... ngày càng cao; bên cạnh đó là việc ngành du lịch Tam Đảo chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch về nguồn cội... phù hợp với thị hiếu khách du lịch trong nước.

Khác với khách quốc tế, khách nội địa có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, trung bình đạt 5,9%/năm.

Theo báo cáo của Phịng văn hóa, thơng tin huyện Tam Đảo cùng kết quả điều tra cho thấy, khách du lịch tới Tam Đảo chủ yếu là sinh viên, học sinh trong

nước chiếm tới 60 – 70% số khách đến. Loại khách này thường đi tập trung theo đoàn với số lượng đơng từ 50 – 60 người, có khi tới hàng trăm người. Thời gian tham quan thường là vào các ngày lễ, các ngày cuối tuần, sau các kì thi đặc biệt vào dịp nghỉ hè (tới khu nghỉ mát Tam Đảo) và vào dịp đầu năm (tới Tây Thiên – Thiền Viện). Trong đó, chủ yếu là khách từ Hà Nội (chiếm 46%) và các tỉnh Bắc Bộ với mục đích du lịch thuần túy là chính.

Khách du lịch nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về động thực vật nhiệt đới thường đi theo nhóm nhỏ, một vài người, đi vào quanh năm và có thời gian lưu trú lâu, có khi kéo dài hàng tháng.

Khách tham quan của các cơ quan, các tổ chức ở các cấp, ngành, các địa phương được tổ chức theo đoàn với số lượng khoảng từ 20 – 30 người.

Khách du lịch là những người hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí,…

Khách du lịch tự do với những nhóm từ 5 – 10 người với loại xe ca nhỏ hoặc xe máy.

3.2.1.3. Thời gian lưu trú

 Thời gian tham quan tương đối tập trung theo mùa

Do sản phẩm du lịch đa dạng nên du lịch Tam Đảo gần như khơng có mùa rõ rệt. Tuy nhiên, đối với những điểm du lịch nhất định thì có sự tập trung khách khác nhau:

- Mùa hè, số lượng khách đến thị trấn Tam Đảo để nghỉ mát chiếm số lượng đáng kể so với tổng lượng khách trong năm. Đặc biệt vào những ngày cuối tuần.

- Mùa lễ hội (sau Tết), Tam Đảo lại đón một lượng lớn du khách tới các điểm du lịch như Tây Thiên, Thiền viện.

- Ngoài ra, vào các thời điểm khác nhau trong năm (các ngày lễ, ngày rằm, mồng một…) vẫn rải rác có khách đến thăm.

Biểu đồ 3.3: Số khách du lịch đến Tam Đảo phân theo các tháng trong năm 2013

 Thời gian lưu trú của khách ngắn

So với các điểm du lịch khác, Tam Đảo có vị trí tương đối gần với Hà Nội, điều kiệnđi lại cũng khơng khó khăn. Chính điều này lại khiến cho du khách khi đến Tam Đảo thường chỉ trong ngày (chiếm khoảng 80% tổng lượng khách). Số khách lưu trú lại đây tỉ lệ nhỏ và thời gian lưu trú không quá 3 ngày, thường chỉ từ 1 – 2 ngày. Thời gian lưu trú của khách ít, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi các nhà quản lí du lịch, các nhà kinh doanh du lịch cần lưu tâm.

3.2.1.4. Mục đích du lịch

Theo kết quả điều tra cùng với những báo cáo của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, khách quốc tế đến Tam Đảo với mục đích du lịch - nghỉ dưỡng thuần túy là 45,5%, với mục đích thương mại trung bình chiếm 13,5%; với mục đích thăm thân chiếm 10%; cịn lại là các mục đích khác. Trong những năm gần đây khách du lịch có mục đích thương mại có tăng nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức 14-15% thị phần, khách đi với các mục đích khác như nghiên cứu, học tập, cơng tác, tham quan... có xu hướng ngày càng tăng. Như vậy cần xem xét những nhu cầu, thị hiếu của khách và xu hướng trong tương lai để định hướng thị trường.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w